Các nhà nghiên cứu cho rằng, có thể xây dựng hình mẫu bằng hai cách [2; 10] Cách 1: Xây dựng hình mẫu tượng trưng bằng cách mô tả bằng lời hoặc bằng văn bản hình mẫu. Cách 2: Xây dựng hình mẫu tri giác bằng cách cho người quan sát thấy hình mẫu thông qua một phương tiện tái hiện bằng hình ảnh hoặc âm thanh. Các hình mẫu được đưa ra phải rõ ràng, đa dạng, phong phú về chủng loại, có cấu trúc và khả năng sao chép sau khi được quan sát để SV có nhiều lựa chọn phù hợp với phong cách sư phạm của bản thân. Từ phân tích trên, chúng tôi cho rằng việc áp dụng mô hình dạy học dựa trên việc quan sát hình mẫu là nền tảng cơ bản của các PPDH nhằm mục đích hình thành kĩ năng dạy học cho SV. Cụ thể: Vào giai đoạn đầu tiên của quá trình rèn luyện, giảng viên sẽ cung cấp hình mẫu về KN, trực tiếp biểu diễn mẫu KN hoặc cho SV xem đoạn băng thể hiện KN, mô tả bằng lời KN. Mô hình này có khả năng sao chép do mang tính cấu trúc và rất rõ ràng. Ngoài ra, trong quá trình rèn luyện, SV sẽ quan sát các hình mẫu là những SV tập giảng, từ đó lựa chọn những hình mẫu thích hợp với đặc điểm cá nhân của mình.
Ngoài ra, những phương pháp rèn luyện KN đề xuất trong luận án cũng áp dụng lý thuyết củng cố gián tiếp của Bandura trong việc hình thành hành vi của con người. Bên cạnh củng cố trực tiếp, mỗi SV cũng nhận được củng cố gián tiếp thông qua quá trình quan sát hành vi giảng tập của SV khác, những nhận xét đóng góp cho hành vi giảng tập đó. Những củng cố này có tác dụng rất lớn trong việc hình thành KNDH cho SV, cho phép rút ngắn quá trình rèn luyện KN so với việc chỉ sử dụng những củng cố trực tiếp.
4.1.2. Những nguyên tắc cần đảm bảo khi hình thành KNDH cho SV ngành sư phạm Lịch sử - Trường ĐHSPHN
- Đảm bảo tính hệ thống, toàn diện: Quá trình ĐTGV ở trường ĐHSP Hà Nội bao gồm nhiều mặt, nhiều bộ phận gắn kết với nhau tạo thành một thể thống nhất. Mỗi thành tố trong hệ thống có mối quan hệ chặt chẽ với những thành tố khác. Quá trình ĐTGV phải thực hiện nhiều nhiệm vụ cùng một lúc nhằm đào tạo những GV có đầy đủ phẩm chất, năng lực và KN. Việc rèn luyện KNDH chỉ là một mắt xích trong hệ thống năng lực, KN của một GV. Bên cạnh KNDH, cần hình thành cho SV rất nhiều KN khác: KN giáo dục, KN phát triển chương trình và SGK, KN định hướng sự phát triển của HS...Vì vậy, khi rèn luyện, phải xem xét tổng thể những nhân tố có liên quan đến quá trình hình thành KNDH cho SV khoa Lịch sử để đảm bảo tính hệ thống và lôgic. Trong quá trình hình thành KN nghề nghiệp tại
khoa Lịch sử, SV không chỉ được hình thành một, hai KN mà là một hệ thống các KNDH có mối quan hệ biện chứng chặt chẽ với nhau, bổ sung cho nhau, hỗ trợ nhau để hoàn thiện năng lực nghề. Do đó GV phải có biện pháp phối hợp rèn luyện, chú ý đến tính hệ thống, lô gic của các KN, làm nổi bật được những KNDH cơ bản, cốt lõi nhất, nhưng cũng không quá chú trọng vào KN này mà bỏ quên hoăc xem nhẹ các KN khác..
- Đảm bảo phù hợp với thực tiễn dạy học: Xuất phát từ thực tiễn, chúng tôi cho rằng việc rèn luyện KNDH cho SV sư phạm LS là một yêu cầu cấp thiết nhằm nâng cao chất lượng ĐTGV môn LS hiện nay. Trong quá trình đề xuất các biện pháp hình thành KNDH cho sinh viên, tác giả luôn đối chiếu những vấn đề lí luận với thực tiễn ĐTGV ở VN nói chung, ở khoa LS - Trường ĐHSP Hà Nội nói riêng. Việc khảo sát thực tiễn, gắn liền với thực tiễn không chỉ làm vững chắc cơ sở lí luận khoa học của đề tài mà còn định hướng đề xuất những biện pháp cụ thể để tổ chức rèn luyện KNDH cho SV và triển khai thực nghiệm sư phạm.
- Đảm bảo nguyên tắc lấy người người học làm trung tâm: Trong quá trình nghiên cứu, chúng tôi xác định đối tượng SV đang học tại khoa LS - Trường ĐHSP HN là trung tâm, hạt nhân chính của việc hình thành kĩ năng. Do đó, SV phải được tham gia vào quá trình rèn luyện và được tạo điều kiện để tự rèn luyện càng nhiều càng tốt. Muốn thành thạo KN phải trải qua quá trình rèn luyện lâu dài, từ quan sát giảng viên làm mẫu, đến “làm thử” -> “sai” -> nghe nhận xét, góp ý -> “làm thật” -
> lặp lại nhiều lần. SV phải tự mình thực hiện, rèn luyện trong một khoảng thời gian nhất định tùy thuộc vào khả năng của từng người. Quy trình rèn luyện được tổ chức theo cách thức từ đơn giản đến phức tạp, từ dễ đến khó, phù hợp với đặc điểm nhân cách và trình độ nhận thức của từng cá nhân. Mục đích là giúp SV có KNDH thuần thục nhằm đáp ứng nhu cầu của bản thân người học, thích nghi được với môi trường giáo dục thực tế ở PT.
Dựa trên nguyên tắc lấy HS làm trung tâm, việc hình thành KNDH cho SV được thiết kế là một quá trình liên tục của việc tự học, tự đánh giá, tự rèn luyện, tự cải tiến để giúp các em không ngừng hoàn thiện mình. KN nghề nghiệp không thể một sớm một chiều mà có ngay được, nó phải được hình thành thông qua QTĐT lâu dài. Điều này đã được Bộ trưởng giáo dục các nước Châu Âu khẳng định: “Không một khóa học ĐTGV ban đầu nào, kể cả xuất sắc có thể trang bị cho GV tất cả các năng lực mà họ đòi hỏi trong suốt quá trình hoạt động nghề nghiệp” [46; 53].
- Đảm bảo tính khả thi: Hình thành KNDH cho SV là một công việc lâu dài, khó khăn, đòi hỏi sự nỗ lực cố gắng của cả Giảng viên và SV. Vì vậy, khi thiết kế quy trình hình thành KN, chúng tôi chú ý đến nguyên tắc khả thi, đảm bảo các KNDH đều phù hợp với mặt bằng chung trình độ nhận thức của tất cả SV, từ đối tượng SV lớp đại trà hệ chính quy đến SV hệ chất lượng cao, đào tạo chính quy theo địa chỉ. Trên cơ sở điều kiện vật chất kĩ thuật hiện có phục vụ cho việc rèn luyện NVSP, các bước hình thành KNDH cho SV đi từ dễ đến khó, từ đơn giản đến phức tạp, từ kĩ năng đơn lẻ đến kĩ năng tổng hợp. Đồng thời, chúng tôi cũng lên kế hoạch rèn luyện lâu dài, từng bước, từ mức độ thấp đến mức độ cao, từ bước đầu “có” KN đến “thành thạo” KN, có khả năng sáng tạo linh hoạt trong từng điều kiện, hoàn cảnh. SV càng thành thạo KN, hiệu quả dạy học càng cao.
4.1.3. Quy trình hình thành kĩ năng dạy học cho SV ngành sư phạm Lịch sử - Trường ĐHSP Hà Nội
Quy trình rèn luyện KNDH cho SV sư phạm LS được tiến hành theo quy trình rèn luyện KN nói chung trong tâm lí học và theo những đặc trưng của PPDH Lịch sử, bao gồm 3 giai đoạn: Giai đoạn cung cấp định hướng chung, giai đoạn hình thành KN đơn lẻ và giai đoạn rèn luyện kết hợp nhiều KN. Việc phân chia giai đoạn rèn luyện KNDH thành hai giai đoạn nhỏ là do dựa trên quan điểm rèn luyện KN phải tiến hành từ ít đến nhiều, từ đơn giản đến phức tạp, từ dễ đến khó.
(1) Giai đoạn 1 – Cung cấp định hướng chung: là giai đoạn rất quan trọng, được thực hiện vào thời gian đầu tiên của quá trình rèn luyện, bao gồm: giảng viên nêu mục đích rèn luyện KN, các KN cần rèn luyện, cung cơ sở lý thuyết của KN, các bước tiến hành rèn luyện KN, cách thức rèn luyện. GV sẽ biểu diễn (làm thị phạm) KN mẫu hoặc cho SV xem một đoạn băng ghi hình một hành động mẫu. Các nhóm SV quan sát, phân tích, thảo luận và đưa ra nhận xét về KN vừa quan sát.
(2) Giai đoạn 2 – Hình thành KN đơn lẻ: sử dụng PPDH vi mô, cụ thể giai đoạn này gồm các bước: SV lập kế hoạch cho một bài giảng 45 phút, GV chỉ định ngẫu nhiên 1 SV trong nhóm lên thực hành tập giảng lần thứ nhất một phần, một mục của bài giảng đã chuẩn bị trong thời gian 10-20 phút. Những SV khác có nhiệm vụ quan sát để đưa ra nhận xét. Kết thúc bài giảng, SV cả lớp xem lại đoạn băng ghi hình của SV tập giảng, thảo luận và đưa ra phản hồi để SV vừa giảng tập sửa lại kế hoạch bài giảng của mình. Vẫn SV đó sẽ giảng tập lần thứ hai trong một buổi rèn luyện khác, theo hình thức tự rèn luyện, không có GV hướng dẫn thực
hành và cũng không cần thiết phải ghi hình. SV luyện tập nhiều lần đến khi đạt yêu cầu, tự xác lập KN được rèn luyện vào hệ thống KN đã có của bản thân.
(3) Giai đoạn 3 – Rèn luyện kết hợp nhiều KN: Được thực hiện bằng các bài tập soạn bài, giảng thử, thực tập, thực hành sư phạm. Các bước tiến hành giống giai đoạn 2, chú trọng rèn luyện kết hợp một số KNDH đã được hình thành ở giai đoạn 2. Các phiếu đánh giá cũng được thay đổi cho phù hợp với mục đích đánh giá tổng hợp nhiều kĩ năng. Chu trình “Lập kế hoạch -> dạy -> phản hồi -> lập lại kế hoạch -> dạy lại ->phản hồi lại” cho cả giai đoạn rèn luyện KN đơn lẻ và kết hợp, sẽ lặp lại cho đến khi SV đạt được kết quả nhất định. SV có thể tự rèn luyện trong nhóm để rút ngắn thời gian của quá trình luyện tập mà vẫn đảm bảo các yêu cầu rèn luyện KN. Trong quá trình luyện tập KNDH cho SV, giai đoạn thứ hai và thứ ba được tiến hành đan xen với nhau, sau một chu trình rèn luyện KN đơn lẻ là một chu trình rèn luyện kết hợp nhiều KN. KN đơn lẻ được rèn luyện sẽ lặp lại với một tần suất nhất định, hòa quyện với nhau trong một bài giảng, từ đó KNDH được hình thành sẽ có chất lượng tốt và gần hơn với thực tế dạy học ở trường PT [91; 66]
SV tiến hành lập kế hoạch cho một bài giảng | |
Bước 1 | |
Có thể bạn quan tâm!
- Những Tiêu Chí Để Đánh Giá Hệ Thống Kĩ Năng Dạy Học Của Sv Ngành Sư Phạm Lịch Sử - Trường Đhsphn
- Nhóm Kĩ Năng Thực Hiện Bài Học Lịch Sử:
- Kĩ Năng Đánh Giá Kết Quả Học Tập Lịch Sử Của Hs
- Hình Thành Khuynh Hướng Nghề Nghiệp, Phong Cách Sư Phạm Cho Sinh Viên Dưới Sự Hướng Dẫn Của Giảng Viên
- Kĩ Năng: Rèn Luyện Kn Làm Việc Nhóm, Thuyết Trình, Khả Năng Phản Xạ Nhanh, Biết Lắng Nghe, Thu Thập Và Xử Lí Thông Tin. Phát Triển Tư Duy Lịch Sử, Tranh
- Mục Đích: Quá Trình Thực Nghiệm Nhằm Mục Đích: Chứng Minh Tính Hiệu Quả Của Các Biện Pháp Hình Thành Kndh Cho Sv Sư Phạm Lịch Sử. Minh
Xem toàn bộ 209 trang tài liệu này.
Bước 2
SV giảng tập lần 1 (5-15p)
Quan sát,
ghi hình
Quan sát đoạn băng ghi hình và đưa ra phản hồi | Phiếu đánh giá |
SV chỉnh sửa lại kế hoạch bài giảng |
SV tiến hành giảng tập các lần tiếp theo liên tục | |
Đánh giá kết quả rèn luyện kĩ năng |
Sơ đồ 2. Quy trình rèn luyện kĩ năng trong giai đoạn 2 và 3
Ví dụ: Trong hệ thống các KNDH Lịch sử, KN xác định mục tiêu bài học, KN trình bày miệng (thuyết trình, miêu tả, tường thuật, giải thích, kể chuyện...), kKNtrình bày bảng, kĩ năng sử dụng đồ dùng trực quan (sơ đồ, bản đồ, tranh ảnh, biểu đồ...) có thể đưa vào giai đoạn 2 (rèn từng KN đơn lẻ). KN tổ chức hoạt động dạy học, kĩ năng kiểm tra đánh giá, kĩ năng lập kế hoạch dạy học...là những kĩ năng tổng hợp, đưa vào giai đoạn 3 trong của quy trình. Tuy nhiên, việc rèn luyện KN nào, vào thời điểm nào còn phụ thuộc vào nội dung các môn học được sắp xếp trong CTĐT của khoa Lịch sử, trường ĐHSPHN. Chúng tôi sẽ đề xuất kế hoạch tổ chức rèn luyện các KNDH cụ thể cho SV khoa Lịch sử ở chương 4 của Luận án
4.2. Một số biện pháp hình thành kĩ năng dạy học cho SV sư phạm Lịch sử
4.2.1. Sử dụng phương pháp dạy học vi mô để hình thành kĩ năng dạy học cho sinh viên sư phạm Lịch sử
4.2.1.1. Phương pháp dạy học vi mô là gì
Phương pháp dạy học vi mô ra đời vào năm 1963, được khởi xướng bởi một số giáo sư của Trường Đại học Stanford (Hoa Kì) sử dụng trong khóa đào tạo giáo sinh vào dịp hè, sau đó Trường ĐH Giáo dục (thuộc ĐH Stanford) đã phát triển nó thành một chương trình ĐTGV. Bản chất của PPDH vi mô là mỗi SV tập trung vận dụng một hoặc vài KNDH để thực hiện bài giảng trong khoảng thời gian ngắn (khoảng 10-15 phút) cho một nhóm nhỏ HS. Khi kết thúc, những SV trực tiếp tham gia vào quá trình rèn luyện KN sẽ nhận được ý kiến phản hồi dựa trên việc quan sát trực tiếp hoặc quan sát đoạn băng ghi hình bài giảng. Thông qua biện pháp này, SV sẽ nhận thức đầy đủ và chính xác nhất về quá trình luyện tập của mình trong giờ thực hành. Trên cơ sở đó các em sẽ có những điều chỉnh phù hợp cho bài giảng tiếp theo.
Đặc điểm của PPDH vi mô: là phương pháp chỉ được áp dụng tại các cơ sở ĐTGV, chưa được áp dụng tại trường phổ thông. Khi sử dụng phương pháp này, GV dạy học dựa trên các tình huống mô phỏng lớp học bình thường, tạo điều kiện cho bài giảng diễn ra giống như lớp học thực sự ở trường phổ thông. Sau khi bài giảng kết thúc, GV hướng dẫn thực hành hoặc SV trong nhóm rèn luyện đưa ra nhận xét. Phương pháp này khuyến khích sử dụng camera để ghi hình và phát lại bài giảng của SV như một phương tiện quan sát có mục đích. Môi trường rèn luyện bao gồm các yếu tố: bài giảng, HS, KN được rèn luyện, các SV tham gia vào quá trình rèn luyện. Quá trình rèn luyện được tiến hành độc lập đối với từng cá nhân. PPDH
vi mô hướng tới việc hình thành KN cho từng SV, vì vậy mỗi SV đều phải tham gia một các tính cực, độc lập và tự giác.
Phương pháp dạy học vi mô bao gồm các thành phần chủ yếu sau đây: Một SV đóng vai trò là GV để thực hiện bài giảng với giáo án đã chuẩn bị sẵn. Một nhóm từ 5 đến 10 SV đóng vai HS, 10-15 SV là người quan sát. Giảng viên sẽ định hướng nội dung của một hay nhóm KN cần rèn luyện, chuẩn bị phiếu quan sát bài giảng và máy ghi hình. Bài học vi mô là bài giảng một đơn vị kiến thức nhỏ, diễn ra trong thời gian ngắn (khoảng 10 – 15 phút) chỉ tập trung vào một KNDH, thể hiện sự giới hạn về kiến thức, thời gian và kĩ năng được sử dụng, do đó những SV chưa có kinh nghiệm sẽ cảm thấy dễ dàng hơn trong khâu rèn luyện KN.
4.2.1.2. Vì sao lựa chọn phương pháp dạy học vi mô để hình thành kĩ năng dạy học cho sinh viên
PPDH vi mô có nhiều ưu thế trong hình thành KNDH cho SV:
Thứ nhất: PPDH vi mô phân tích hoạt động dạy học thành những KN riêng biệt, các mục tiêu rèn luyện được xác định rõ ràng nên giảng viên dễ dàng kiểm tra các mục tiêu đạt được. Kết quả thu được hoàn toàn khách quan cho phép SV nhìn lại những điều đã lĩnh hội được, còn giảng viên dựa vào đó để điều chỉnh lại phương pháp đào tạo của mình. Sự kết hợp giữa khoa học chuyên ngành và khoa học sư phạm trong một bài giảng làm cho kiến thức lý thuyết gắn với những tình huống cụ thể trong lớp học, giúp SV thực hành những KN đã được trang bị về mặt lý luận. Quá trình hình thành KN không chỉ dừng lại ở việc luyện tập và tiếp nhận những phản hồi trực tiếp, mà còn thông qua quan sát và những phản hồi gián tiếp.
Thứ hai: Muốn hình thành KNDH SV phải cần tham gia trực tiếp vào quá trình rèn luyện. Sử dụng PPDH vi mô tạo điều kiện cho SV tham gia vào quá trình rèn luyện một cách tích cực, chủ động. Việc hình thành KNDH được tiến hành trên cơ sở lặp lại nhiều lần nhằm hình thành mô hình đúng, chuẩn mực về KN mà SV cần rèn luyện. Trên cơ sở đó, hành vi không đúng sẽ bị loại trừ, hành vi chính xác thuộc KN được tăng cường thêm. Đây là áp dụng cơ chế thử - sai trong thuyết hành vi của Skinner, thông qua các lần thử - sai, SV sẽ dần hoàn thiện một KN nào đó. PPDH vi mô tạo điều kiện cho một nhóm nhỏ SV tự rèn luyện trong những hoàn cảnh phù hợp một cách chủ động mà không cần sự giám sát của giảng viên. Các đoạn băng ghi hình ý kiến phản hồi sẽ cung cấp những phản hồi sẽ cung cấp những “mẫu” về công việc giảng dạy giúp SV lựa chọn được “mẫu” phù hợp với phong
cách của bản thân mình. Do đó, PPDH vi mô không làm cho quá trình giảng dạy trở thành rập khuân, cứng nhắc.
Trong môi trường của PPDH vi mô, SV được luyện tập với những tình huống đa dạng của lớp học, từ đó họ được cách áp dụng linh hoạt, mềm dẻo các KNDH vào thực tiễn. Khi nhận phản hồi về bài giảng của mình hay đưa ra phản hồi về bài giảng của SV khác, mỗi SV sẽ phát triển khả năng nhận xét, góp ý mang tính xây dựng, đánh giá khả năng dạy học của bản thân cũng như của những thành viên khác. Trong quá trình thảo luận dưới sự hướng dẫn của giảng viên, SV học được cách phân tích tình huống sư phạm dựa trên cơ sở lý thuyết được trang bị. Việc luyện tập, quan sát và phân tích hành động, thao tác sư phạm tạo điều kiện cho SV thích nghi với mọi tình huống ở lớp học bình thường trong tương lai. Như vậy, các em có thể thay đổi nhanh hơn về thái độ, cách ứng xử sư phạm so với phương pháp đào tạo truyền thống.
Thứ ba: Sử dụng PPDH vi mô giúp phát triển năng lực của mỗi SV trong quá trình rèn luyện KN. Tổ chức lấy phản hồi sau khi bài giảng kết thúc khiến SV trở nên bao dung hơn, cởi mở hơn khi nhìn nhận ưu và nhược điểm của bản thân cũng như của bạn học. Từ đó các em sẽ cố gắng phát huy tiềm năng vốn có và khắc phục những tồn tại của mình, tự tin hơn trong rèn luyện. PPDH vi mô khuyến khích sử dụng cho cả GV mới vào nghề cũng như GV đã có kinh nghiệm giảng dạy. Vì thế, phương pháp này không chỉ sử dụng trong QTĐT ban đầu, mà còn rất hiệu quả trong đào tạo lại và bồi dưỡng GV.
Tuy nhiên, PPDH vi mô cũng có những hạn chế nhất định. Đây là phương pháp rèn luyện mất nhiều thời gian, việc tập trung vào một hoặc một vài KNDH với môi trường giảng dạy được đơn giản hóa (mô phỏng) làm cho quá trình luyện tập xa rời với môi trường lớp học trong thực tiễn. Vì vậy, cần sử dụng kết hợp nhiều phương pháp khác nhau, tùy theo hoàn cảnh học tập của SV, điều kiện của cơ sở đào tạo để hình thành KNDH cho SV. Tuy nhiên, để có bước tiến mới trong chất lượng ĐTGV, thì việc đưa vào thực tiễn các phương pháp đào tạo mới là hết sức cần thiết, trong đó có PPDH vi mô.
Thứ tư: PPDH vi mô phát huy tác dụng trong kiểm tra – đánh giá, cung cấp những công cụ đánh giá hiệu quả và có hệ thống, cho phép giảng viên và SV tham dự trong lớp học đưa ra những nhận xét dựa trên cơ sở xác thực là đoạn băng ghi hình. Đây là công cụ đánh giá hiệu quả hơn bất kì những nhận xét và phân tích nào
khác. Việc quan sát đoạn băng ghi hình bài giảng giống như một cuộc giải phẫu, giảng viên sẽ thấy được bài dạy diễn ra như thế nào, cần phải làm gì, điều chỉnh những gì để SV sử dụng được hết những kĩ thuật, thao tác đã được rèn luyện. Phản hồi từ giảng viên và các SV khác rất hữu ích cho SV được quan sát để các em sửa chữa, hoàn thiện trong lần tập giảng kế tiếp. Những phản hồi này đôi khi được lặp lại với tần suất nhất định giúp SV sửa chữa các lỗi hay mắc phải của mình. Việc ghi hình lại bài giảng của SV cho phép đánh giá từng hành động nhỏ của các em, nhờ thế mà sau nhiều lần luyện tập lặp đi lặp lại một KN nào đó, các ưu điểm sẽ được phát huy, những hạn chế, nhược điểm sẽ được loại bỏ dần, KNDH từ đó mà hình thành từng bước như mong muốn.
4.2.1.3. Tổ chức hình thành kĩ năng dạy học cho SV sư phạm Lịch sử bằng phương pháp dạy học vi mô
Sử dụng PPDH vi mô để hình thành KNDH cho SV sư phạm Lịch sử, chúng tôi thực hiện theo quy trình sau:
- Bước 1 - chuẩn bị của giảng viên: Trước tiên, giảng viên cung cấp định hướng chung cho SV: Khái niệm KNDH, các KNDH cần hình thành cho SV, những cơ sở lí thuyết của KN cần rèn luyện. Sau đó, giảng viên làm mẫu bằng một ví dụ cụ thể hoặc cho SV xem đoạn băng ghi hình một hành động mẫu về KN các em đang rèn luyện. Cả nhóm sẽ cùng phân tích, thảo luận về KN vừa được quan sát.
- Bước 2 – chuẩn bị của sinh viên: Giảng viên giao cho SV lập kế hoạch cho một bài học vi mô để giảng tập trong 10 – 15 phút, chọn một đơn vị kiến thức bất kì trong chương trình SGK Lịch sử ở bậc THPT, sau đó tiến hành soạn giáo án cho bài giảng giống như tiết học bình thường. Giảng viên sẽ gợi ý, định hướng cho SV cách soạn giáo án, lựa chọn sử dụng những PPDH nào để tạo điều kiện thuận lợi cho việc hình thành KNDH. Ví dụ: hình thành KN sử dụng ngôn ngữ nói thì sử dụng phương pháp trình bày miệng như tường thuật, miêu tả, giải thích, kể chuyện lịch sử...Giáo án của bài giảng phải được giảng viên hướng dẫn thực hành thông qua trước khi SV thực hiện. SV được giao nhiệm vụ thực hiện bài học vi mô sẽ tự tiến hành giảng tập ở nhà nhiều lần.
Do điều kiện về thời gian và không gian tiến hành bài giảng, việc huy động HS phổ thông vào quá trình rèn luyện KNDH cho SV là không thể thực hiện được. Vì vậy, chúng tôi sử dụng SV đóng vai HS, nhóm SV này nghiên cứu trước nội dung bài học trong SGK, đóng vai là HS để lắng nghe, đưa ra những câu hỏi, thắc