Đánh Giá Tiềm Năng Du Lịch Và Hiện Trạng Du Lịch Tỉnh Phú Yên.

khu du lịch tỉnh Phú Yên, định hướng chiến lược quy hoạch, quản lý và phát triển du lịch hiện nay của tỉnh Phú Yên.


­ Phương pháp phỏng vấn, khảo sát thực địa.


­ Phương pháp phân tích lợi thế so sánh CPM (Competitive Profile Matrix): Ma trận EFE dùng để thu thập thông tin cạnh tranh từ môi trường bên ngòai, không chú ý yếu tố bên trong. CPM khác với EFE, nó xem xét thông các yếu tố bên trong và nó

dùng để

so sánh giữa các tổ

chức cạnh tranh nhau dựa trên các yếu tố

chủ

đạo

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 88 trang tài liệu này.

quyết định thành công. Các bước thực hiện: liệt kê các yếu tố chủ đạo quyết định thành công, gán trọng số tùy vào tầm quan trọng của yếu tố đó với sự thành công của tổ chức ( trọng số sẽ phân bố từ 0­1, tổng trọng số bằng 1), đánh giá điểm đáp ứng cho các yếu tố (điểm từ 1­4, trong đó 1:kém, 2: có đáp ứng, 3: đáp ứng khá, 4: đáp ứng tốt), nhân điểm đáp ứng với trọng số và tính tổng điểm trọng số. Trung bình của tổng điểm trọng số là 2.5 nên tố chức nào có tổng điểm < 2.5 thì xem là yếu trong cạnh tranh.


Đánh giá tiềm năng du lịch sinh thái và đề xuất các giải pháp phát triển du lịch sinh thái bền vững - 4

­ Phương pháp đánh giá tính bền vững theo 23 tiêu chí của Hiệp hội Du lịch thế giới ( UNWTO): để đánh giá sự bền vững ngành du lịch của tỉnh ta dựa theo 23 tiêu chí của UNWTO đưa ra. Đánh giá tính bền vững theo các tiêu chí bằng cách cho điểm 1­5, trong đó: 1:đạt <= 30%, 2: đạt 31­ 60% , 3: đạt: 61 ­80%, 4: đạt 61 ­ 80%, 5: đạt

81 – 100%.

­ Phương pháp ma trận SWOT: Áp dụng phương pháp phân tích SWOT để xác định điểm mạnh (S: Strengths), điểm yếu (W: Weaknesses), cơ hội (O: Opportunities), thách thức (T: Threats) và xác định các chiến lược phù hợp khi phát triển du lịch sinh thái bền vững. Sau khi phân tích SWOT, thực hiện theo bảng 3.1 và vạch ra 4 chiến lược sau: Chiến lược S/O: phát huy điểm mạnh để tận dụng thời cơ; Chiến lược W/O: không để điểm yếu làm mất cơ hội; Chiến lược S/T: phát huy điểm mạnh để khắc phục vượt qua thử thách; Chiến lược W/T: không để thử thách làm phát triển điểm yếu. Sau đó sắp xếp thứ tự ưu tiên thực hiện các giải pháp trong các chiến lược đã đề ra.

­ Phương pháp ma trận quy hoạch chiến lược định lượng QSPM ( Quantitative Strategic Planning Matrix): bao gồm ma trận đánh giá các yếu tố bên ngoài EFE (External Factor Evaluation Matrix) và ma trận đánh giá các yếu tố bên trong IFE ( Internal Factor Evaluation). Phương pháp này đánh giá từng điểm yếu, điểm mạnh quan trọng cho sự thành công xuất phát từ các yếu tố bên trong và các yếu tố bên ngoài. Gán trọng số cho các yếu tố. Tổng trọng số của các điểm yếu, điểm mạnh bằng 1. Đánh giá điểm cho các điểm yếu, điểm mạnh từ 1­4, trong đó: 1: yếu, 2: khá yếu, 3: khá mạnh, 4: mạnh. Nhân trọng số với điểm đánh giá để có điểm trọng số. Tính tổng điểm trọng số phân bố từ 1 – 4, tổng điểm càng cao (gần 4) thì hệ thống càng mạnh.


Chương 4


KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN


Trong chương 2 đã nêu ra các thông tin cơ bản của tỉnh Phú Yên. Trên cơ sở phân tích tài liệu và khảo sát thực tế, trong chương này trình bày các kết quả nghiên cứu bao gồm: Đánh giá tiềm năng du lịch, phân tích các lợi thế so sánh và các yếu tố ảnh hưởng đến sự phát triển ngành du lịch, đánh giá tính bền vững các hoạt động du lịch sinh thái và phân tích yếu tố ảnh hưởng và đề xuất các giải pháp phát triển bền vững du lịch sinh thái tại tỉnh Phú Yên.


4.1. Đánh giá tiềm năng du lịch và hiện trạng du lịch tỉnh Phú Yên.

4.1.1. Tiềm năng du lịch Phú Yên.

Phú Yên là vùng đất duyên hải miền trung được thiên nhiên ưu đãi có nguồn tài nguyên du lịch thiên nhiên, nhân văn phong phú và đa dạng.


Các tài nguyên du lịch đẹp nổi tiếng như Gành Đá Dĩa, Bãi Môn­ mũi Điện… được nhiều du khách quan tâm và tìm đến, tuy nhiên ở các nơi này hầu như chưa có đầu tư về cơ sở hạ tầng, dịch vụ… phục vụ cho nhu cầu du lịch của du khách. Du khách đến đây chỉ thưởng thức cảnh đẹp rồi phải quay về vì không đáp ứng được các nhu cầu thiết yếu ăn, ở, đi lại cho du khách. Do đó, nguồn tài nguyên du lịch quý giá này chỉ nằm ở mức là tiềm năng, chưa được đánh giá đúng và khai thác.


Phú Yên có các khu BTTN Bắc Đèo Cả, khu BTTN Krông Trai chủ yếu phục vụ hoạt động bảo tồn, các hoạt động du lịch tại đây rất kém phát triển. Trong khi đó, nơi này có hệ sinh thái rừng đặc trưng, có hệ động thực vật phong phú, … rất thích hợp cho các hoạt động du lịch sinh thái, học tập, nghiên cứu.


Biển Phú Yên có rất nhiều băi tắm đẹp: bãi Xép, bãi Tiên, bãi biển Long Thủy, bãi Tràm, bãi biển Từ Nham, bãi Vuông… nhiều đảo và bán đảo: đảo Nhất

Tự Sơn, đảo hòn Chùa, đảo hòn Nưa, bán đảo Tuy Phong – Vĩnh Cửu (còn gọi là bán đảo Cù Mông)… là nơi thích hợp phát triển du lịch biển với các sản phẩm du lịch: nghĩ dưỡng, vui chơi giải trí, lặn biển, du lịch sinh thái…


Các suối nước khoáng như mỏ nước khoáng Phú Sen, suối nước nóng Triêm Đức, suối nước khoáng Lạc Sanh, vực phun Hòa Mỹ… thích hợp cho du lịch nghĩ dưỡng, tham quan. Tuy nhiên, hiện tại vẫn chưa được đầu tư phát triển du lịch.


Phú Yên có hơn 30 dân tộc anh em đang sinh sống tại nơi đây (Kinh, Hoa, Ê Ðê, Ba Na, Chăm, Tày, Nùng, ...) đã tạo nên một nền văn hóa vô cùng phong phú và đa dạng. Một số nét văn hóa đặc trưng của một số dân tộc thiểu số đang sống tại Phú Yên:

­ Dân tộc Êđê nói tiếng Ma­lay­Po­ly­nê­xi­a, sống thành từng buôn làng trong những ngôi nhà kiểu nhà sàn. Nguồn sống chủ yếu bằng nương rẫy, chăn nuôi, .... Người Êđê có sắc phục đặc sắc. Con trai giản dị, khỏe mạnh, con gái uyển chuyển, duyên dáng. Người Êđê có nền văn học, nghệ thuật giàu có. Văn học có hùng ca,

trường ca (Đam san, Đam gi); Ngâm thơ; Kể chuyện; Âm nhạc có Tù và, đàn,

chiêng, đồng ca hát đối, hát lễ, hát ru; Múa có múa Xoang, múa Khiên cùng nghệ thuật điêu khắc khá phát triển.


­ Dân tộc Bana nói tiếng Môn­Khme. Sống thành gia đình lớn gồm nhiều thế hệ trong những ngôi nhà dài 50 ­ 100m. Nhiều nhà hợp thành buôn, mỗi buôn đều có nhà Rông ­ Nhà Rông của đồng bào Bana là một công trình kiến trúc độc đáo với những hoa văn trang trí, những tượng người, chim, thú bằng gỗ được chạm khắc rất đẹp. Người Bana sinh sống chủ yếu bằng nghề làm rẫy, trồng lúa, hoa màu và chăn nuôi cùng với nghề dệt vải, rèn sắt thép, đan lát và hái lượm. Người Bana có kho tàng chuyện cổ tích thần thoại phong phú, đời sống âm nhạc sôi nổi với đủ loại nhạc cụ: chiêng đồng, trống gỗ, đàn T.rưng, kèn, sáo, .... Điệu múa "Rông chiêng" tiêu biểu cho nghệ thuật múa dân gian Bana.


­ Dân tộc Hrê nói tiếng Môn­Khme. Sống theo từng gia đình nhỏ trên nhà sàn; nguồn sống chính là nông nghiệp. Phụ nữ Hrê thường đeo kiềng bạc có buộc thêm những

đồng bạc hoặc những chuỗi cườm bằng bột màu hay hổ phách trên cổ. Ngày Tết, ngày hội đồng bào thường thăm nhau, uống rượu cần, tấu nhạc, kể chuyện và ca hát. Nhạc cụ của người Hrê có bộ cồng 3 chiếc, trống cơm, đàn Bro 8 dây. Mọi người đều biết kể chuyện cổ tích, hát dân ca, hát ví. Trai gái ưa trò chơi khỏe mạnh như: Thi chạy, thi đẩy gậy, ...


­ Các dân tộc Tày, Nùng có nhiều nét văn hóa giống nhau, người Tày, Nùng nói tiếng Tày­Thái, chữ viết sáng tạo trên cơ sở chữ Hán. Người Tày, Nùng ở nhà sàn, họ giàu kinh nghiệm làm mương, trồng lúa trên ruộng bậc thang và sống chủ yếu bằng nông nghiệp, dệt thổ cẩm. Người Tày, Nùng thường mặc quần áo vải màu Chàm, may giản dị, ít thêu thùa. Họ có các làn điệu dân ca truyền thống như: hát Then, hát Lượn với các nhạc cụ kèn, sáo, trống, thanh la, nhị, đàn tính, ...

Ngoài ra, Phú Yên còn có nhiều nét văn hóa độc đáo của cư dân sống trên vùng đất này như lễ hội của người dân chài vùng ven biển với làn điệu hò bá trạo, hò kéo lưới, hô bài chòi, hò khoan... Kết hợp với nét văn hóa dân tộc thiểu tạo nên nguồn tài nguyên du lịch nhân văn phong phú, đậm đà bản sắc dân tộc.


Phú Yên có nhiều di tích Lịch sử ­ Cách mạng ­ Văn hóa và danh lam thắng cảnh như: Nơi thành lập Chi Bộ Ðảng đầu tiên ở Phú Yên; Vụ thảm sát Ngân Sơn Chí Thạnh; Chiến thắng Ðường Năm, Tàu không số Vũng Rô; Mộ và đền thờ Lê Thành Phương, Lương Văn Chánh; Tháp Nhạn; Ðầm Ô Loan; Gành Ðá Ðĩa, Chùa Ðá Trắng đã được Nhà nước công nhận và xếp hạng là các di tích lịch sử ­ Cách

mạng ­ Văn hóa và danh lam thắng cảnh cấp Quốc gia.


Tóm lại, Phú Yên là vùng đất được thiên ưu đãi. Với nhiều danh lam thắng cảnh quốc gia, nhiều cảnh quan tự nhiên đẹp, nhiều hệ sinh thái có ý nghĩa quan trọng như hệ sinh thái đất ngập nước vùng cửa sông, cửa biển… Phú Yên có tiềm năng thích hợp cho phát triển du lịch sinh thái. Kết hợp với văn hóa dân tộc và các lễ hội văn hóa truyền thống độc đáo, Phú Yên có đủ điều kiện để phát triển đa dạng các loại hình du lịch. Tuy nhiên hiện nay, các nguồn tài nguyên này vẫn còn nằm ở dạng tiềm năng, chưa được khai thác đúng và hợp lý để phát triển du lịch.

4.1.2. Đánh giá tình hình hoạt động du lịch tỉnh Phú Yên.

Với nguồn tài nguyên du lịch phong phú, Phú Yên đã phát triển một số khu du lịch, địa điểm du lịch được phân bố đều trong tỉnh như sau:


­ Thành phố Tuy Hòa gồm có các địa điểm : Tháp Nhạn, Sông Ba – Cầu Đà Rằng, Bãi biển thành phố Tuy Hòa, Chùa Bảo Lâm, Khu du lịch sinh thái Sao Việt, Khu du lịch Gió Chiều, Núi Chóp Chài, Khu du lịch sinh thái Thuận Thảo, KDL Đá Bàn, Chùa Bảo Tịnh, Chùa Hồ Sơn.


­ Huyện Đông Hòa: Bãi Tiên, Bãi Vàng và Bãi Gốc, KDL Đập Hàn, Khu rừng cấm Bắc đèo Cả, Di tích núi Hiềm, Biển Hồ, Di tích đường Hồ Chí Minh trên biển, Vũng Rô, Mũi Điện – Bãi Môn, KDL núi Đá Bia.


­ Huyện Phú Hòa: Mộ và đền thờ Lương Văn Chánh, Nhà thờ Mằng Lăng, Di tích khảo cổ quốc gia Thành Hồ, Mỏ nước khoáng Phú Sen, đập Đồng Cam.


­ Huyện Tuy An: Bãi biển Long Thủy và đảo Hòn Chùa, Bãi Xép, Địa đạo gò Thì Thùng, đập Tam Giang, Di tích lịch sử vụ thảm sát Ngân Sơn – Chí Thạnh, di tích khảo cổ quốc gia Thành An Thổ, Gành Đá Dĩa, Mộ và đền thờ Lê Thành Phường, rừng dương Thành Lồi, Đầm Ô Loan.


­ Thị xã Sông Cầu: Vịnh Xuân Đài, Bãi biển Từ Nham, Đầm Cù Mông, Bãi Nồm.


­ Huyện Đồng Xuân: Di tích lịch sử nơi thành lập chi bộ ĐCSVN đầu tiên ở Phú Yên, Suối nước nóng Triêm Đức.


­ Huyện Sơn Hòa: Khu bảo tồn thiên nhiên Krông Trai, Căn cứ của tỉnh Phú Yên trong kháng chiến chống Mỹ, Khu du lịch sinh thái Sơn Nguyên, Thủy điện Sông Ba Hạ.


­ Huyện Sông Hinh: Công trình thủy điện và hồ Sông Hinh.


­ Huyện Tây Hòa:

Di tích lịch sử

Nơi diễn ra cuộc Đồng Khởi Hòa Thịnh, suối

nước khoáng Lạc Sanh, Vực phun, Di tích lịch sử Quốc gia Đường số 5.

Khách du lịch trong và ngoài nước dần đã biết đến hình ảnh Phú Yên thông qua lượt khách đến du lịch tại tỉnh qua các năm đều tăng được thể hiện trong biểu đồ 4.1 với tốc độ tăng bình quân hằng năm là 34.9%

Lượt khách quốc tế du lịch đến Phú Yên nằm 2005 đạt 2.700 lượt khách, đến năm 2007 đạt 4.773 lượt và đạt được 10.000 lượt khách trong năm 2009. Tốc độ tăng bình quân hằng năm nhanh đạt 49.3%.


Nguồn: Sở Văn hóa – Thể thao & Du lịch tỉnh Phú Yên

Biều đồ 4.1: Thống kê lượt khách du lịch đến Phú Yên từ năm 2005 – 2009.

Tổng doanh thu hoạt động kinh doanh du lịch tỉnh Phú Yên từ năm 2005 – 2009 bao gồm các doanh thu lữ hành, thuê phòng, bán hàng & ăn uống, phục vụ vui chơi giải trí và các doanh thu khác được thể hiện chi tiết trong biểu đồ 4.2. Doanh thu các hoạt động kinh doanh du lịch qua các năm đều tăng, đạt doanh thu cao nhất

là năm 2009 bao gồm các doanh thu của các hoạt động lữ hành, thuê phòng, bán

hàng ăn uống, phục vụ vui chơi giải trí và các doanh thu khác. Tốc độ tăng trưởng bình quân hằng nằm đạt 77.4%. Trong đó, doanh thu của bán hàng, ăn uống cao nhất, tiếp theo là doanh thu thuê phòng, lưu trú. Hoạt động lữ hành, vui chơi giải trí đạt doanh thu thấp cho thấy các hoạt động lữ hành, các khu vui chơi giải trí vẫn chưa được đầu tư tốt, ít thu hút được sự quan tâm của du khách. Do đó cần phải đầu tư mạnh về cơ sở hạ tầng, mở thêm nhiều tuyến điểm du lịch mới, hấp dẫn thu hút khách du lịch.


Nguồn lao động trong ngành du lịch Phú Yên ngày càng tăng về số lượng và chất lượng chuyên môn dần đáp ứng nhu cầu phục vụ du lịch cho du khách. Năm 2005 ngành có 569 lao động thì đã tăng lên 2000 lao động trong năm 2009.


Số cơ sở lưu trú cũng tăng lên từ 24 cơ sở năm 2005, năm 2007 là 35 cơ sở và đến năm 2009 đạt 67 cơ sở với tổng số phòng là 1.484 phòng và 2.380 giường.


Từ kết quả hoạt động du lịch của tỉnh Phú Yên qua các năm ta có thể rút ra

được một số nhận xét:

­ Du lịch Phú Yên đang dần được hình thành và phát triển qua sự hình thành một số khu du lịch và lượt khách đến du lịch trong tỉnh qua các năm đều tăng.


­ Các loại hình du lịch trong tỉnh chủ yếu là tham quan, vui chơi giải trí, nghĩ dưỡng … do đó chưa thu hút được sự quan tâm của du khách.


­ Nguồn lao động trong ngành du lịch ngày càng tăng lên về số lượng và chất lượng, tuy nhiên hiện tại vẫn chưa đáp ứng được nhu cầu của du khách.


­ Cơ sở hạ tầng chưa được quan tâm đầu tư, không đáp ứng được nhu cầu thiết yếu của du khách, đặc biệt là đường vào các danh lam thắng cảnh rất xấu, xuống cấp, thậm chí là chưa có đường nên các doanh nghiệp lữ hành rất khó khăn trong việc đưa du khách đến tham quan, khám phá. Bên cạnh đó, cơ sở lưu trú của địa phương còn rất ít, thậm chí có địa điểm không có cơ sở lưu trú cho khách ở lại, điển hình là khu vực Gành Đá Dĩa, bãi Môn – mũi Điện…


Nguồn: Sở Văn hóa – Thể thào & Du lịch tỉnh Phú Yên


Biều đồ 4.2: Thống kê doanh thu kinh doanh du lịch Phú Yên từ năm 2005 ­2009.


­ Do thiếu về cơ sở hạ tầng nên các tour du lịch đến Phú Yên chủ yếu là tham quan, đến xem rồi đi chứ không khám phá và lưu trú. Làm nghèo các sản phẩm du lịch.


­ Vấn đề môi trường tại một số điểm du lịch chưa được quan tâm, quản lý nên vấn đề ô nhiễm do du khách vứt rác bừa bãi, do nhà hàng, khách sạn xả thải nước sinh hoạt chưa qua xử lý… làm mất mỹ quan và ô nhiễm môi trường.


4.2. Các lợi thế so sánh và các yếu tố ảnh hưởng đến sự phát triển ngành du lịch tỉnh Phú Yên.

4.2.1. Phân tích các yếu tố bên ngoài ảnh hưởng đến ngành du lịch tỉnh Phú Yên

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 19/11/2023