Phân tích kết quả từ bảng 4.7 thu được, cho thấy điểm trung bình của lớp TN 1 cao hơn lớp ĐC1 (Chênh lệch 0.77), lớp TN 2 cao hơn lớp ĐC 2 (chênh lệch 0.48). So sánh điểm trung bình giữa lần 1 và 2 của các lớp TN cho thấy điểm trung bình lần 2 cao hơn lần 1 (TN1: 6.06 – 6.98, chênh lệch 0.92), (TN 2: 5.98 – 6.48, chênh lệch 0.5). Đối với các lớp ĐC, điểm trung bình lần 2 cao hơn so với lần 1 nhưng giá trị chênh lệch thấp hơn so với các lớp TN. (ĐC 1: 6.20 – 6.21), (ĐC 2:
5.81 – 6.00). Giá trị độ lệch chuẩn ở các lớp TN và lớp ĐC đều thấp, điều này thể hiện sự tập trung của các giá trị quanh điểm trung bình.
Kiểm nghiệm T với 2 mẫu độc lập, chúng tôi nhận thấy có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê về điểm trung bình giữa 2 lớp TN 1 và ĐC 1 ở lần kiểm tra thứ hai – vòng 1 (t = 2.607 và sig. = 0.011 < 0.05) và lớp TN 2 và ĐC 2 ở lần kiểm tra thứ hai – vòng 1 (t = 2.275 và sig. = 0.025 < 0.05).
Ngoài ra, hệ số biến thiên của các lớp TN thấp hơn lớp ĐC (TN1: 18.1%, ĐC 1: 21.3 %; TN2: 17.6 %, ĐC 2: 20.7%). Từ số liệu này khẳng định thêm kết quả kiểm tra của SV các lớp TN1, TN 2 chụm hơn và phân tán quanh giá trị trung bình nhiều hơn các lớp ĐC 1, ĐC 2.
Kết luận: Có sự khác biệt có ý nghĩa về điểm trung bình giữa các lớp TN 1,
và ĐC 1, TN 2 và ĐC 2 ở lần kiểm tra thứ hai – vòng 1.
Đánh giá chung: Qua kết quả bài kiểm tra lần 2 (vòng 1) cho thấy: Điểm trung bình cộng và tần suất (%) SV đạt điểm ở các lớp TN cao hơn các lớp ĐC. Điều này chứng tỏ việc sử dụng BT GDH cùng những tác động sư phạm mà chúng tôi đã tiến hành thử nghiệm bước đầu đã đem lại hiệu quả trong việc giúp SV lĩnh hội tri thức nhanh hơn, dễ hiểu hơn, rèn luyện và củng cố kỹ năng thực hành môn học, phát triển tính sáng tạo trong GQVĐ.
Sau khi dạy xong chương III: Mục đích và nhiệm vụ GD, chúng tôi tiếp tục cho SV của các lớp TN và ĐC làm bài kiểm tra lần 3 nhằm kiểm chứng hiệu quả của việc sử dụng BT GDH, kết quả thu được như sau:
Bảng 4.8: Phân phối tần suất điểm kiểm tra lần 3 (vòng 1) của lớp TN và ĐC
N | Điểm | X | |||||||||
2 | 3 | 4 | 5 | 6 | 7 | 8 | 9 | 10 | |||
TN 1 | 43 | 0 | 0 | 0 | 4 | 10 | 11 | 14 | 4 | 0 | 7.09 |
ĐC 1 | 34 | 0 | 0 | 1 | 6 | 11 | 8 | 6 | 2 | 0 | 6.53 |
TN 2 | 77 | 0 | 0 | 1 | 12 | 16 | 35 | 10 | 3 | 0 | 6.65 |
ĐC 2 | 53 | 0 | 1 | 2 | 9 | 19 | 18 | 3 | 1 | 0 | 6.21 |
Có thể bạn quan tâm!
- Thiết Kế Hệ Thống Bài Tập Học Phần Giáo Dục Học
- Khái Quát Chung Về Quá Trình Thực Nghiệm
- Bảng Thống Kê Các Tham Số Kết Quả Lần 1 (Tn Vòng 1).
- Phân Phối Tần Suất Điểm Bài Kiểm Tra Thứ 2 (Vòng 2) Của Các Lớp Thực Nghi Ệm Và Lớp Đối Chứng
- Đánh Giá Mức Độ Phù Hợp Của Qui Trình Thiết Kế Một Bài Tập
- Ph Ạm Minh Hạc (1999), “Giáo D Ục Việt Nam Tr Ước Ngưỡng Cửa Thế Kỷ Xxi”
Xem toàn bộ 274 trang tài liệu này.
Bảng 4.9 Phân phối tần suất (%) SV đạt điểm
Số bài kiểm tra | Tần suất (%) SV đạt điểm | ||||||||||
Yếu | Kém | Trung bình | Khá | Giỏi | |||||||
SL | % | SL | % | SL | % | SL | % | SL | % | ||
TN 1 | 43 | 0 | 0 | 0 | 0 | 14 | 32.56 | 25 | 58.14 | 4 | 9.30 |
ĐC1 | 34 | 0 | 0 | 1 | 2.94 | 17 | 50 | 14 | 41.18 | 2 | 5.88 |
TN 2 | 77 | 0 | 0 | 1 | 1.30 | 28 | 36.36 | 45 | 58.44 | 3 | 3.90 |
ĐC 2 | 53 | 0 | 0 | 3 | 5.66 | 28 | 52.83 | 21 | 39.62 | 1 | 1.89 |
Bảng 4.10: Bảng thống kê các tham số kết quả lần 3 (TN vòng 1)
Mean (Điểm TB) | Std. Deviation (Độ lệch chuẩn) | Median (Trung vị) | Std.Error of Mean (Sai số TBC) | Variance (Phương sai) | Cv% (Hệ số biến thiên) | |
TN 1 | 7.09 | 1.151 | 7.00 | 0.176 | 1.324 | 16.2% |
ĐC 1 | 6.53 | 1.237 | 6.00 | 0.212 | 1.529 | 18.9% |
TN 2 | 6.66 | 1.059 | 7.00 | 0.121 | 1.121 | 15.9% |
ĐC 2 | 6.21 | 1.098 | 6.00 | 0.151 | 1.206 | 17.7% |
58,14
50
41,18
32,56
9,30
2,94
5,88
0
70
60
50
ĐC1
TN1
40
30
20
10
0
Kém Trung bình Khá Giỏi
Biểu đồ 4.5: So sánh kết quả bài kiểm tra lần thứ 3 (vòng 1) giữa lớp TN1 và ĐC 1
58,44
52,83
39,62
36,36
5,66
3,90
1,30 1,89
70
60
50
ĐC2
TN2
40
30
20
10
0
Kém Trung bình Khá Giỏi
Biểu đồ 4.6: So sánh kết quả điểm kiểm tra thứ 3 (vòng 1) giữa lớp TN 2 và ĐC 2
Từ kết quả bảng 4.8 và 4.9 và nhìn vào biểu đồ 4.5, 4.6 chúng tôi đi đến kết luận: Tỷ lệ SV đạt điểm yếu, kém ở các lớp TN và lớp ĐC đều giảm, trong đó tỷ lệ
SV đạt điểm kém ở lớp TN 1 không còn, tuy nhiên ở lớp TN 2 vẫn còn, mặc dù so với những lần kiểm tra trước mức độ này có giảm (TN2: 1.30). Ở những lớp ĐC tỷ lệ SV đạt điểm kém có giảm, song so với các lớp TN thì vẫn cao hơn (ĐC 1: 2.94%, ĐC 2: 5.66%).
Tỷ lệ SV đạt điểm trung bình ở các lớ p ĐC cao hơn so với các lớp TN, SV đạt điểm khá ở các lớp TN cao hơn so với các lớp ĐC . Đối với mức độ giỏi thì tỷ lệ SV ở lớp TN 1 và TN 2 đều cao hơn so với các lớp ĐC và khá ổn định.
So sánh kết quả bài kiểm tra lần 2 và 3, chúng tôi nh ận thấy: Tỷ lệ SV đạt điểm kém ở bài kiểm tra lần 3 ở cả lớp TN và lớp ĐC đều giảm, đối với điểm trung bình thì ở lớp TN 2 và lớp ĐC 1 có chiều hướng giảm (lớp TN 2: 40.26 % – 36.36%), (Lớp ĐC 1: 52.94 – 50). Đối với điểm khá thì ở các lớp TN và lớp ĐC đều tăng hơn so với bài kiểm tra lần 2, song kết quả ở các lớp thực nghiệm cao hơn các lớp ĐC. Tỷ lệ SV đạt điểm giỏi ở các lớp TN và lớp ĐC ở bài kiểm tra số 2 và 3 về cơ bản là ổn định, mặc dù tỷ lệ SV đạt điểm này chưa cao so với mong muốn của GV.
Phân tích kết quả từ bảng 4.10 cho thấy: Điểm trung bình của lớp TN 1 cao
hơn lớp ĐC1 (Chênh lệch 0.56), lớp TN 2 c ao hơn lớp ĐC 2 (chênh lệch 0.44). So sánh điểm trung bình giữa lần 1, 2 và 3 của các lớp T N cho thấy điểm trung bình giữa các lần kiểm tra đều tăng, cụ thể điểm trung bình lần 3 cao hơn lần 2 và điểm trung bình lần 2 cao hơn lần 1. (TN1: 6.06 – 6.98 - 7.09), (TN 2: 5.98 – 6.48 – 6.65). Đối với các lớp ĐC, điểm trung bình lần 3 cũng cao hơn so với thực nghiệm lần 1 và 2. (ĐC 1: 6.20 – 6.21 – 6.53), (ĐC 2: 5.81 – 6.00 – 6.21). So sánh giá trị
độ lệch chuẩn ở các lớp TN và lớp ĐC đều thấp, điều này thể hiện s ự tập trung của
các giá trị quanh điểm trung bình.
Kiểm nghiệm T với 2 mẫu độc lập, chúng tôi nhận thấy có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê về điểm trung bình giữa 2 lớp TN1 và ĐC1 ở trong lần kiểm tra thứ 3 – vòng 1 (.t = 2.065 và sig. = 0.042 < 0.05) và giữa lớp TN 2 - ĐC 2 trong lần kiểm tra thứ 3 – vòng 1 (t = 2.370 và sig. = 0.019 < 0.05), ở đây t= 1.99 (tra từ bảng phân phối Student)
Ngoài ra, hệ số biến thiên của các lớp TN thấp hơn lớp ĐC (TN1: 16.2%, ĐC 1: 18.9 %; TN2: 15.9 %, ĐC 2: 17.7%). Từ số liệu này khẳng định, kết quả kiểm tra của SV các lớp TN1, TN 2 chụm hơn và phân tán quanh giá trị trung bình nhiều hơn các lớp ĐC 1, ĐC 2.
Kết luận: Từ kết quả thực nghiệm lần thứ 3 (vòng 1) cho thấy c ó sự khác
biệt có ý nghĩa về điểm trung bình giữa các lớp TN 1 và ĐC 1, TN 2 và ĐC 2.
4.2.3 Đánh giá chung về kết quả thực nghiệm sau vòng 1
- Về mức độ lĩnh hội kiến thức của HS:
Nhìn chung SV đã xác định được các dữ kiện và yêu cầu của BT, bước đầu biết vận dụng tri thức đã học để giải quyết nhiệm vụ học tập. Đối với lớp TN, SV đã trình bày được những nội dung cơ bản của BT lý thuyết, trong đó thể hiện sự phân tích, lập luận vấn đề có ví dụ minh hoạ kèm theo. Đối với lớp ĐC, SV cũng trình bày được những nội dung cơ bản của BT lý thuyết, song mới dừng ở mức độ tái hiện tri thức một cách thuần thục, chưa có t ính sáng tạo trong trình bày, còn nhiều lúng túng khi lấy ví dụ cụ thể minh hoạ để làm rõ vấn đề mà bài kiểm tra đặt ra.
- Đánh giá thái độ đối với môn học:
GDH là một môn học mới ở nhà trường sư ph ạm, nội dung của môn GDH thường là những phạm trù, khái niệm rộng, có tính trừu tượng. Vì vậy, SV thường
cảm thấy khó khăn trong học tập và không hứng thú với môn học này. T uy nhiên, tiến hành thử nghiệm sử dụng HTBT trong các giờ lên lớp ở các lớp TN, chúng tôi nhận thấy sự tập trung trong giờ học của SV cao hơn, SV có hứng thú tham gia giải quyết các BT GDH, mức độ hiểu bài và vận dụng kiến thức vào giải quyết các vấn đề tương tự tốt hơn so với lớp ĐC. Ở lớp ĐC, SV thường chỉ thực hiện các nhiệm vụ học tập khi GV yêu cầu, sự chủ động trong tìm tòi các nguồn tài liệu giải quyết các BT còn nhiều hạn chế. Hiện tượng làm BT có tính chất đối phó, trông chờ vào sự hỗ trợ của bạn bè còn xảy ra trong các giờ thảo luận nhóm, xêmina.
- Đánh giá về kỹ năng thực hành môn học:
Qua thực nghiệm lần 1 kết quả cho thấy nhìn chung bước đầu SV đã biết xác định các dữ kiện và yêu cầu của BT, tuy nhiên kỹ năng sàng lọc các dữ kiện, xây dựng giả thuyết, phán đoán hướng giải quyết vấn đề của SV chưa tốt. Do vậy, khi vận dụng kiến thức vào giải quyết một số tình huống cụ thể thì SV thường lúng túng, chưa linh hoạt, kỹ năng trình bày vấn đề chưa mạch lạc, logic. Đối với lớp TN, do BT GDH được GV sử dụng thường xuyên trong giờ học do vậy kỹ năng sàng lọc các dữ kiện, định hướng và giải quyết vấn đề được tốt hơn so với lớp ĐC. Tuy nhiên, hiện tượng thụ động vào sự định hướng của GV trong giải BT vẫn còn xảy ra, tính sáng tạo trong giải BT ở SV chưa cao.
4.3. Thực nghiệm vòng 2
4.3.1. Phân tích kết quả trước thực nghiệm
Giai đoạn này, quy trình tổ chức thực nghiệm được thực hiện như vòng 1, trước khi đi vào thực nghiệm lần 2, chúng tôi cũng tiến hành kiểm tra đầu vào của SV thông qua một bài kiểm tra số 1 (phụ lục 3), kết quả thu được như sau:
Bảng 4.11: Phân phối tần xuất điểm kiểm tra đầu vào của các lớp TN và ĐC
N | Điểm | X | |||||||||
2 | 3 | 4 | 5 | 6 | 7 | 8 | 9 | 10 | |||
TN 3 | 72 | 0 | 0 | 4 | 20 | 23 | 11 | 11 | 3 | 0 | 6.19 |
ĐC 3 | 84 | 0 | 0 | 5 | 18 | 35 | 14 | 10 | 2 | 0 | 6.14 |
TN 4 | 36 | 0 | 0 | 1 | 12 | 9 | 12 | 2 | 0 | 0 | 6.05 |
ĐC 4 | 33 | 0 | 1 | 2 | 6 | 12 | 11 | 1 | 0 | 0 | 6.00 |
Bảng 4.12: Phân phối tần suất (%) SV đạt điểm. (Vòng 2)
Số bài kiểm tra | Tần suất (%) SV đạt điểm | ||||||||||
Yếu | Kém | Trung bình | Khá | Giỏi | |||||||
SL | % | SL | % | SL | % | SL | % | SL | % | ||
TN 3 | 72 | 0 | 0 | 4 | 5.56 | 43 | 59.72 | 22 | 30.56 | 3 | 4.17 |
ĐC 3 | 84 | 0 | 0 | 5 | 5.95 | 53 | 63.09 | 24 | 28.57 | 2 | 2.38 |
TN 4 | 36 | 0 | 0 | 1 | 2.78 | 21 | 58.33 | 14 | 38.89 | 0 | 0 |
ĐC 4 | 33 | 0 | 0 | 3 | 9.09 | 18 | 54.55 | 12 | 36.36 | 0 | 0 |
Bảng 4.13: Bảng thống kê các th am số kết quả lần 1 (TN vòng 2)
Mean (Điểm TB) | Std. Deviation (Độ lệch chuẩn) | Median (Trung vị) | Std.Error of Mean (Sai số TBC) | Variance (Phương sai) | Cv% (Hệ số biến thiên) | |
TN 3 | 6.19 | 1.274 | 6.00 | 0.150 | 1.624 | 20.6% |
ĐC 3 | 6.14 | 1.142 | 6.00 | 0.125 | 1.305 | 18.6% |
TN 4 | 6.06 | 1.013 | 6.00 | 0.169 | 1.025 | 16.7% |
ĐC 4 | 6.00 | 1.090 | 6.00 | 0.190 | 1.188 | 18.2% |
63,09
59,72
28,57
30,56
5,95 5,56
4,17
2,38
70
60
50
ĐC3
TN3
40
30
20
10
0
Kém Trung bình Khá Giỏi
Biểu đồ 4.7: So sánh kết quả kiểm tra trước thực nghiệm (vòng 2) của lớp TN 3 và ĐC 3
58,33
54,55
38,89
36,36
9,09
2,78
0
0
70
60
50
ĐC4
TN4
40
30
20
10
0
Kém Trung bình Khá Giỏi
Biểu đồ 4.8: So sánh kết quả kiểm tra trước thực nghiệm (vòng 2) của lớp TN 4 và ĐC 4
Phân tích kết quả trước thực nghiệm vòng 2:
- Về mặt định tính: Kết quả làm bài của SV ở các lớp TN và lớp ĐC trước thực nghiệm vòng 2 cho thấy: Đối với BT lý thuyết thì đa số S V còn lúng túng khi giải thích những cơ sở để xác định một khoa học độc lập và chứng minh GDH là một khoa học độc lập. Một số SV định hướng đúng hướng giải quyết vấn đề, song trình bày chưa rõ ràng, mạch lạc, câu từ sử dụng còn tối nghĩa, do vậy kết quả bài kiểm tra số 1 chủ yếu tập trung ở mức trung bình kém. Điều này cho thấy, việc hiểu và nắm vững tri thức chương I của SV chưa tốt. Giải thích cho kết quả trên, chúng tôi nhận thấy, đây là nội dung đầu tiên trong chương I của học phần GDH, do vậy SV gặp phải những khó khăn trong học tập môn học này.
Đối với BT thực hành, chúng tôi yêu cầu SV vận dụng những hiểu biết về nội dung: GD là một hiện tượng XH đặc biệt để phân biệt hiện tượn g GD với một số hiện tượng xã hội khác, qua đó khẳng định GD chỉ có ở xã hội loài người. Từ kết quả của bài kiểm tra số 1, chúng tôi nhận thấy đa số SV lúng túng khi vận dụng lý thuyết để giải BT và trình bày chưa logic, khoa học. Những SV này chúng tôi cho rằng kỹ năng định hướng vấn đề kém.
So sánh kết quả làm bài kiểm tra số 1 giữa lớp TN và lớp ĐC cho thấy: Đa
số SV ở lớp TN và lớp ĐC đạt mức độ trung bình, tỷ lệ SV đạt điểm khá – giỏi ở
lớp TN cao hơn lớp ĐC song không chênh lệch nhiều.
- Về mặt định lượng: Từ kết quả bảng 4.11 cho thấy: Điểm trung bình kết quả kiểm tra đầu vào của các cặp TN và ĐC tương đương nhau, trong đó điểm TB của lớp TN 3 là: 6.19, lớp ĐC 3: 6.14, lớp TN 4: 6.05, lớp ĐC 4: 6.00. Do vậy, việc lựa chọn những lớp TN và lớp ĐC tr ên hoàn toàn phù hợp trong thực nghiệm lần 2.
Xem xét kết quả đạt được trên các mức độ yếu, kém, trung bình, khá, giỏi cho thấy: Đối với điểm yếu các lớp đều không có, điểm kém thì hầu hết đều có, tuy nhiên tỷ lệ này là thấp . Kết quả điểm tập trung ở mức trung bình trong đó điểm lớp ĐC 3 cao hơn TN 3 (63.09 % – 59.72%), còn ở lớp TN 4 – ĐC 4 thì gần như tương đương nhau (58.33% – 54.55%). Tỷ lệ SV đạt điểm khá ở các lớp TN cao hơn các lớp ĐC nhưng không chênh lệch đáng kể, đối với điểm giỏi thì ở lớp TN 3 và ĐC 3 có nhưng tỷ lệ còn thấp (TN 3: 4.17%, ĐC 3: 2.38%), còn lớp TN 4 và ĐC 4 thì không có SV nào cả.
Giá trị độ lệch chuẩn ở 2 nhóm (TN 3 – ĐC 3) và (TN 4 – ĐC 4) đều thấp dao động từ 1.142 và 1.274 (Nhóm TN3, ĐC 3), từ 1.013 – 1.090 (nhóm TN4, ĐC 4), thể hiện sự tập trung của các giá trị quanh điểm trung bình.
Kiểm định T-Test với 2 mẫu độc lập cho thấy: Không có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê về điểm trung bình trong lần kiểm tra th ứ 1 – vòng 2 giữa 2 lớp TN3 và ĐC3 (t = 0.267 và sig. = 0.790 > 0.05) với t= 1.97 (tra từ bảng phân phối Student) và lần kiểm tra thứ 1 – vòng 2 giữa lớp TN 4 và ĐC 4 (t = 0.220 và sig. = 0.827 > 0.05), ở đây t= 1.99 (tra từ bảng phân phối Student) [66].
Kết luận: Không có sự khác biệt về ý nghĩa điểm trung bình trong lần kiểm
tra thứ 1 – vòng 2 giữa 2 lớp TN3 và ĐC3, TN 4 – ĐC4.
Đánh giá chung: Từ phân tích định tính và định lượng về kết quả đầu vào của các lớp TN và lớp ĐC cho thấy: Kết quả của các lớp TN và lớp ĐC tương đương nhau, điều này khẳng định việc lựa chọn các lớp TN và lớp ĐC trên là hoàn toàn phù hợp để tổ chức quá trình thực nghiệm tác động.
4.3.2. Thực nghiệm vòng 2
Sau khi kiểm chứng sự tương quan giữa các lớp TN và các lớp ĐC, chúng tôi tiến hành tổ chức thực nghiệm theo qui trình đã thử nghiệm ở lần 1 đó là: Đối với lớp ĐC chúng tôi tiến hành giảng dạy bình thường, theo đúng lịch trình nhà trường