Thiết Kế Chủ Đề Stem “Xe Robot Tự Dò Đường”


TỔNG KẾT CHƯƠNG 1

Trong chương này, tác giả đã tìm hiểu và làm rõ một số nội dung sau:

+ Khái niệm, mục tiêu của GD STEM và vị trí của GD STEM ở Việt Nam hiện nay.

+ Quy trình dạy học STEM dựa trên hoạt động thiết kế kĩ thuật.

+ Khái niệm của GD khoa học robot, mối quan hệ giữa GD khoa học robot và GD STEM.

+ Công cụ và cấu trúc của robot trong dạy học Robotics.

+ Khái niệm, cấu trúc của năng lực giải quyết vấn đề.

+ Sự tương quan giữa NL GQVD và tư duy máy tính (Computational thinking).

+ Khung NL GQVD trong giáo dục khoa học robot.

Trên cơ sở này, tác giả tiếp tục nghiên cứu và vận dụng vào thiết kế chủ đề STEM “Xe robot tự dò đường” dựa trên quy trình EDP và giáo dục khoa học robot nhằm phát triển NL GQVD cho HS Trung học cơ sở.


Chương 2. THIẾT KẾ CHỦ ĐỀ STEM “XE ROBOT TỰ DÒ ĐƯỜNG”

2.1. Bối cảnh và ý nghĩa thực tiễn chủ đề


Bối cảnh:

Từ khi Việt Nam bước vào giai đoạn phát triển công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước, nền kinh tế của Việt Nam có nhiều điểm sáng, mức sống của người dân được cải thiện từng bước, đạt nhiều thành tựu đổi mới trong quá trình xây dựng đất nước. Tuy có nhiều sự cải tiến đáng kể nhưng đi liền với nó là vấn đề về tai nạn giao thông và


Hình 2 1 Giao thông ở việt nam ùn tắc giao thông đặc biệt là giao thông đường 1

Hình 2.1. Giao thông ở việt nam

ùn tắc giao thông, đặc biệt là giao thông đường bộ, khi số vụ giao thông không ngừng tăng cả về quy mô và số lượng.

An toàn giao thông luôn là một vấn đề nhức nhối trong nhiều năm qua, đã có rất nhiều biện pháp được đề xuất nhưng vẫn không cải thiện tình hình.

Nguyên nhân chủ yếu dẫn tới tình trạng này thì có rất nhiều như:

+ Do sự gia tăng quá nhanh của các phương tiện giao thông cá nhân.

+ Ý thức của người tham gia giao thông còn quá kém và chưa được cải thiện nhiều trong những năm gần đây.

+ Cơ sở hạ tầng yếu kém: đường xá của chúng ta quá nhỏ hẹp, chất lượng đường xá không tăng theo số lượng các phương tiện giao thông, vỉa hè thì bị lấn chiếm, nhiều đoạn đường xuống cấp quá nhanh có nguy cơ tiềm ẩn tai nạn giao thông.

Những nguyên nhân trên là một trong số ít dẫn đến vấn đề tai nạn và ùn tắc giao thông hiện nay. Theo thống kê (báo Thanh niên), mỗi năm số vụ tai nạn giao thông dao động từ 16.000 – 20.000, gây thiệt mạng 6000-8000 người và bị thương hàng chục ngàn người.


Chính vì thế mà đảm bảo an toàn giao thông trong cộng đồng nói chung trong môi trường học đường nói riêng là một vấn đề rất quan trọng, đặc biệt là đối với các đối tượng học sinh nhỏ tuổi còn chưa đủ nhận thức.

Ý nghĩa thực tiễn:

Nhận thấy vấn đề an toàn giao thông là một trong những vấn đề hiện nay, một trong những biện pháp khả thi trong tương lai gần của con người là thiết kế các phương tiện tham gia giao thông tự động như xe robot, các phương tiện này có rất nhiều lợi ích so với phương tiện hiện nay như:

+ Tự động di chuyển trên đường một cách có trật tự, giúp hạn chế ùn tắc giao thông, và di chuyển nhanh chóng, ổn định từ nơi này đến nơi khác

+ Không cần sự điều khiển của con người, tránh được sự thiếu ý thức của con người khi tham gia giao thông dẫn đến tai nạn giao thông.

+ Có thể ứng dụng để vận chuyển hàng hoá, hạn chế được nguồn nhân lực lao động.

+ Sử dụng nguồn năng lượng tái tạo, giúp bảo vệ môi trường tốt hơn.

Thông qua việc tìm hiểu những lợi ích của các phương tiện robot tự động so với phương tiện hiện hành, với tư cách là kĩ sư tương lai, học sinh cảm nhận được sự cần thiết của các phương tiện này, từ đó đề xuất và thiết kế phương tiện xe robot tự động dò đường giúp khắc phục và hạn chế vấn nạn giao thông hiện nay.

Thành tố

Biẻu hiện hành vi


Phát hiện vấn đề

HS nhận ra và trình bày được bối cảnh vấn đề cần giải quyết bằng ngôn ngữ cá nhân: thiết kế xe robot tự dò đường theo vạch kẻ nhằm nâng cao chất lượng giao thông hiện nay.


GQ1.1

HS nhận ra được và liên hệ được vấn đề với thực tiễn: trình bày được những ưu thế của việc sử dụng xe robot tự động so với các phương tiện hiện hành.


GQ1.2

Phân tích vấn đề

HS xác định rõ được các thông tin cần thiết theo nguyên lí hoạt động cơ bản của xe robot: thông tin đầu vào, các yêu cầu trong

GQ2.1

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 216 trang tài liệu này.

2.2. Mục tiêu dạy học phát triển năng lực giải quyết vấn đề Bảng 2.1. Bảng mục tiêu năng lực giải quyết vấn đề trong chủ đề‌



việc xử lí thông tin, và thông tin tín hiệu đầu ra hay thao tác robot cần thực hiện.


HS làm rõ được nhiệm vụ cụ thể của xe robot cần thực hiện để giải quyết vấn đề trên cơ sở nguyên lí chung của robot.

GQ2.2

HS có khả năng hệ thống hoá nhiệm vụ cụ thể của xe robot để thể hiện mối liên hệ giữa các thông tin cần thiết của xe robot một cách khoa học.


GQ2.3


Nghiên cứu và lựa chọn thông tin

HS phân tích và lựa chọn được các linh kiện phù hợp với từng bộ phận của robot dựa trên cơ sở nhiệm vụ của xe robot.

GQ3.1

HS phân tích và lựa chọn được các kiến thức liên quan cần sử dụng để vận dụng cho việc thiết kế, chế tạo xe robot.

GQ3.2

HS tìm hiểu, trình bày được các nội dung kiến thức liên quan đến: nguồn điện một chiều, động cơ điện một chiều, tốc độ và chuyển động, ánh sáng và sự phản xạ ánh sáng.


GQ3.3

HS tìm hiểu cấu tạo cơ bản của một chiếc xe chạy bằng điện: thực hành lắp ráp xe điện đơn giản sử dụng nguồn điện một chiều và động cơ điện một chiều. Từ đó HS hiểu được về bộ phận cơ bản đầu tiên của robot: bộ phận thực hiện nhiệm vụ.


GQ3.4

HS tìm hiểu về cách sử dụng vi điều khiển Arduino (kết hợp mạch L293D) để điều khiển các bộ phận của robot và lập trình trực quan bằng mBlock. Từ đó HS hiểu được về bộ phận quan trọng nhất của robot: bộ não xử lí, điều khiển và lập trình cho bộ não.


GQ3.5

HS tìm hiểu nguyên lí hoạt động của cảm biến hồng ngoại và vận dụng để xác định được vạch kẻ đen. Từ đó HS hiểu được về bộ phận cơ bản đầu tiên của robot: bộ phận thu nhận thông tin.


GQ3.6


Đề xuất giải pháp

HS vận dụng kiến thức đã tìm hiểu để trình bày được sơ đồ kết nối các bộ phận của robot với nhau nhằm thiết kế được xe robot đi theo vạch kẻ.


GQ4.1

HS trình bày được sơ đồ khối hay sơ đồ lập trình mBlock thể hiện các bước “xử lí thông tin” của bộ não cho xe robot đi theo vạch kẻ.


GQ4.2

Thiết kế sản phẩm.

HS đề xuất được phương án thiết kế xe robot và nguyên lí hoạt động của xe robot vận dụng các nội dung kiến thức đã tìm hiểu.

GQ5.1



HS trình bày bản thiết kế sản phẩm hoàn thiện gồm các nội dung chính: cấu tạo và kích thước, nguyên vật liệu sử dụng, sơ đồ mạch điện, sơ đồ khối lập trình, cách vận hành sản phẩm.


GQ5.2


Chế tạo sản phẩm

HS thiết lập được kế hoạch chế tạo, lắp ráp xe robot, gồm đầy đủ các nội dụng: chuẩn bị nguyên vật liệu, các bước lắp ráp, các bước lập trình điểu khiển bằng phần mềm mBlock.


GQ6.1

HS thực hiện lắp ráp và chế tạo xe robot theo kế hoạch đã đề xuất để ra được sản phẩm hoàn thiện.

GQ6.2


Vận hành và điều chỉnh

HS vận hành thử nghiệm sản phẩm, ghi nhận được các trường hợp chạy thử đúng và chạy thử sai của sản phẩm.

GQ7.1

HS phát hiện được các lỗi sai trong các lần chạy thử sai của xe robot và đề xuất được các giải pháp nhằm khắc phụ lỗi để tiến hành cải tiến và điều chỉnh phù hợp.


GQ7.2



2.3. Phân tích nội dung kiến thức trong chủ đề


Chủ đề STEM “Xe robot tự dò đường” có nội dung kiến thức đầy đủ ở cả 4 môn học: Khoa học tự nhiên, Công nghệ, Tin học, Toán học. Các nội dung kiến thức này gắn liền với từng bộ phận riêng lẻ của robot, robot sẽ đóng vai trò vừa là đối tượng học tập vừa là công cụ học tập.

+ Robot đóng vai trò là một đối tượng học tập khi HS tìm hiểu về các nội dung kiến thức liên quan đến robot và nguyên lí hoạt động của robot, các kiến thức này sẽ nằm chủ đạo trong môn Công nghệ và Tin học.

+ Robot đóng vai trò là một công cụ học tập khi HS vừa tìm hiểu kiến thức mới vừa vận dụng các kiến thức đã học vào việc thiết kế, sử dụng robot để giải quyết vấn đề. Các kiến thức này sẽ tập trung chủ đạo ở các môn Khoa học tự nhiên và Toán học.

Thông qua nghiên cứu nguyên lí hoạt động của xe robot tự dò đường, tác giả đề xuất các nội dụng kiến thức liên quan để áp dụng trong chủ đề dựa trên Chương trình Tổng thể 2018. Trong đó tác giả không tập trung mục tiêu kiến thức mà chỉ phân tích các nội dung kiến thức HS có thể đạt được khi thực hiện chủ đề. Ngoài ra, có thể lưu ý là vì đối tượng HS cho chủ đề là HS khối lớp 8, tuy nhiên có một số nội dung kiến thức liên quan đến


chủ đề Ánh sáng thuộc khối lớp 9, nên có thể xem các nội dung kiến thức này là kiến thức mới HS cần tìm hiểu.

Mối liên hệ giữa các kiến thức STEM và các bộ phận của robot được thể hiện thông qua sơ đồ dưới đây.

Hình 2 2 Sơ đồ mối liên hệ kiến thức và các bộ phận của robot Ghi chú Dấu 2

Hình 2.2. Sơ đồ mối liên hệ kiến thức và các bộ phận của robot

*** Ghi chú:

+ Dấu mũi tên xám thể hiện sự tương tác giữa các bộ phận của robot.

+ Mũi tên màu đỏ thể hiện các nội dung cơ bản tìm hiểu về một robot và robot chính là đối tượng họctập.

+ Mũi tên màu xanh thể hiện các nội dung thông qua thiết kế robot giải quyết vấn đề, HS sẽ tìm hiểu và vận dụng kiến thức để đưa vào cho robot, khi này robot đóng vai trò công cụ học tập


2.3.1. Môn Khoa học tự nhiên


Bảng 2.2. Phân tích nội dung kiến thức môn KHTN


Mạch nội dung

Nội dung

Yêu cầu cần đạt

Môn học

Lực và chuyển động

Tốc độ

chuyển động

– Nêu được ý nghĩa vật lí của tốc độ, xác định được tốc độ qua quãng đường vật đi được trong khoảng thời gian tương ứng, tốc độ = quãng đường vật đi/thời gian đi quãng đường đó.

– Liệt kê được một số đơn vị đo tốc độ thường dùng.

KHTN 7

Ánh sáng

Sự phản xạ ánh sáng

– Vẽ được hình biểu diễn và nêu được các khái niệm: tia sáng tới, tia sáng phản xạ, pháp tuyến, góc tới, góc phản xạ, mặt phẳng tới, ảnh.

– Vận dụng được định luật phản xạ ánh sáng trong một số trường hợp đơn giản.

KHTN 7

Sự tán sắc và Màu sắc

- Nêu được khái niệm ánh sáng trắng là ánh sáng tổng hợp từ vô số màu sắc khác nhau từ đỏ đến tím.

– Nêu được màu sắc của một vật được nhìn thấy phụ thuộc vào màu sắc của ánh sáng bị vật đó hấp thụ và phản xạ.

– Vận dụng kiến thức về sự truyền ánh sáng, màu sắc ánh sáng, giải thích được một số hiện tượng đơn giản thường gặp trong thực tế.

KHTN 9

Điện học

Dòng điện

– Định nghĩa được dòng điện là dòng chuyển dời có hướng của các hạt mang điện.

KHTN 8

Nguồn điện

– Nêu được nguồn điện có khả năng cung cấp năng lượng điện và liệt kê được một số nguồn điện thông dụng trong đời sống.

Mạch điện đơn giản

– Vẽ được sơ đồ mạch điện với kí hiệu mô tả: điện trở, biến trở, chuông, ampe kế (ammeter), vôn kế (voltmeter), đi ốt (diode) và đi ốt phát quang.

– Mắc được mạch điện đơn giản với: pin, công tắc, dây nối, bóng đèn, động cơ điện.


2.3.2. Môn Công nghệ


Bảng 2.3. Phân tích nội dung kiến thức môn Công nghệ


Mạch nội dung

Nội dung

Yêu cầu cần đạt

Môn học

Công nghệ và đời sống

Tìm hiểu thiết kế

– Nhận thức được muốn tạo ra sản phẩm công nghệ cần phải thiết kế; thiết kế là một quá trình sáng tạo.

– Vẽ phác thảo, nêu được ý tưởng thiết kế một sản phẩm công nghệ đơn giản.

– Thiết kế được một sản phẩm thủ công kĩ thuật đơn giản theo hướng dẫn.

Công nghệ 5

Thủ công kĩ thuật

Lắp ráp mô hình xe điện

– Kể tên, nhận biết được các chi tiết của bộ lắp ghép mô hình xe điện chạy bằng pin.

– Lắp ráp, vận hành được được mô hình xe điện chạy bằng pin.

Công nghệ 5

Công nghệ và thiết kế kĩ thuật

Vẽ kĩ thuật

– Đọc được bản vẽ chi tiết, bản vẽ lắp đơn giản

Công nghệ 8

Kĩ thuật điện

– Trình bày được cấu trúc chung của mạch điện, thành phần và chức năng của các bộ phận chính trên mạch điện.

– Vẽ và mô tả được sơ đồ khối của mạch điện điều khiển đơn giản.

– Lắp ráp được các mạch điện điều khiển đơn giản có sử dụng một mô đun cảm biến.

Thiết kế kĩ thuật

– Mô tả được các bước cơ bản trong thiết kế kĩ thuật.

– Thiết kế được một sản phẩm đơn giản theo gợi ý, hướng dẫn


2.3.3. Môn Tin học


Bảng 2.4. Phân tích nội dung kiến thức môn Tin học


Mạch nội dung

Nội dung

Yêu cầu cần đạt

Môn học

Giải quyết vấn

Lập trình trực quan

– Mô tả được kịch bản đơn giản dưới dạng thuật toán và tạo được một chương trình đơn giản.

Tin học 8

Xem tất cả 216 trang.

Ngày đăng: 28/02/2024
Trang chủ Tài liệu miễn phí