Yếu Tố Liên Quan Tới Động Cơ Học Tập Bên Trong Của Học Sinh Trung Học Cơ Sở ‌


trường học mạnh mẽ và có thể có nguy cơ thích ứng xã hội và học tập kém hơn [55], [56].

Điều quan trọng là khi hiểu được các cách thức mà bạn bè đồng trang lứa thúc đẩy cảm nhận thân thuộc với trường học ở cấp THCS sẽ giúp cho HS trong những bối cảnh này cảm thấy an toàn, không bị bạn bè quấy rối, gây phiền toái và không cảm thấy cô đơn [134].

Sự hỗ trợ của GV và bạn bè có thể cho thấy những đóng góp khác biệt trong việc tác động đến ĐCHT của HS vì những nhân tố xã hội này ngày càng trở nên độc lập trong giai đoạn vị thành niên [56],[108]. Sự hỗ trợ của GV có thể có mối quan hệ chặt chẽ hơn với động cơ và gắn bó với các hoạt động học tập do GV có vai trò to lớn trong việc thúc đẩy học tập và thành tích. Sự hỗ trợ của bạn bè có thể có mối quan hệ chặt chẽ/ mạnh mẽ hơn với sự thân thuộc/ nhu cầu kết nối, vì HS thường có mối quan hệ thân thiết hơn, bình đẳng hơn với các bạn cùng lớp so với với GV.

Như vậy, mặc dù sự hỗ trợ của bạn bè là quan trọng, song sự hỗ trợ của GV là rất thiết yếu để thúc đẩy ĐCHT một cách tích cực ở học sinh THCS [108].

c. Nội dung tài liệu học tập

Các hoạt động học tập là một trong những trọng tâm của việc trải nghiệm tại trường học tác động mạnh mẽ đến ĐCHT bên trong thông qua sự chú ý, hứng thú và nỗ lực nhận thức của HS. Hai khía cạnh cốt lõi của nhiệm vụ, hoạt động học tập là: nội dung của chương trình giảng dạy và thiết kế, cách thực hiện giảng dạy. Nội dung của hoạt động học tập nếu không đủ đủ bao quát cả những vấn đề trong đời sống thông thường như sức khỏe hoặc vấn đề xã hội đặc biệt khi các em học sinh THCS bước qua tuổi dậy thì và đối mặt với việc khám phá bản sắc liên quan đến tuổi vị thành niên, ĐCHT bên trong của các em không thể phát triển mạnh mẽ [58]. Liên quan đến cách thức dạy học, học sinh THCS cho thấy tỷ lệ chán học cao nhất, ĐCHT bên trong thấp nhất khi phải thực hiện các nhiệm vụ học tập theo cách thụ động như ngồi nghe GV thuyết giảng và cụ thể nhất trong các lớp học như nghiên cứu xã hội, toán và khoa học [135]. Các chuyến đi thực tế, chương trình giảng dạy tích hợp và tài liệu liên quan đến những gì học sinh


đã biết là những kết nối để giúp HS có thể thành công trong học tập [136] do hứng thú của các em tăng lên. Có thể thấy, động cơ bên trong được duy trì khi các nhà trường tổ chức các nhiệm vụ học tập có ý nghĩa thực tế và đủ thách thức với nhu cầu nhận thức và cảm xúc với các em HS.

d. Mục tiêu lớp học

Trong các đặc điểm khác nhau của môi trường học tập, mục tiêu lớp học cho thấy liên hệ mật thiết với ĐCHT bên trong của học sinh. Mục tiêu lớp học là nhận thức chủ quan, sự nhìn nhận một cách chủ động của HS về mục đích học tập mà chính bản thân HS và các bạn trong tập thể lớp đang theo đuổi. Ở một góc khác, mục tiêu lớp học là nhận thức của HS về mục tiêu mà GV của các em định hướng cho lớp học thực hiện.

Mục tiêu lớp học đã được chứng minh là tạo điều kiện thuận lợi cho việc áp dụng và phát triển các mục tiêu kết quả hoặc mục tiêu thành tích [137]. Ví dụ, cho HS sự lựa chọn giữa các nhiệm vụ, cung cấp thông tin phản hồi sự nỗ lực và cải thiện, và nhấn mạnh sự hợp tác được cho là để tạo điều kiện nâng cao các mục tiêu kết quả. Trong khi nhấn mạnh vào tốc độ thực hiện hơn là xử lý sâu, công nhận và đánh giá công khai về những kết quả đó, và khuyến khích sự cạnh tranh giữa các HS về điểm số được cho là để tạo điều kiện cho các mục tiêu kết quả phát triển [137],[138].

Trên cơ sở những phát hiện từ nghiên cứu trước, giả thuyết rằng mục tiêu lớp học ảnh hưởng đến ĐCHT bên trong của HS khi nó được trung gian bởi sự tương tác giữa HS với HS cũng như giữa HS và GV [85]. Một số HS có xu hướng né tránh hơn trong tiết học có sự tham gia của cả lớp so với việc tham gia trong nhóm nhỏ bởi ở các nhóm nhỏ, bởi ở các nhóm nhỏ, cấu trúc của các hoạt động học tập linh hoạt và thân thiện hơn nên sự đe dọa đối với các em cũng ít hơn [86]. Vì vậy, các hoạt động học tập theo nhóm nhỏ nên được thúc đẩy với mục đích giảm bớt xu hướng né tránh.

1.2.5.4. Yếu tố về nhân khẩu- xã hội

Một loạt các bằng chứng thực nghiệm rằng cho thấy rằng tình trạng kinh tế xã hội của trẻ vị thành niên ảnh hưởng đến ĐCHT bên trong và việc sử dụng các chiến lược học tập đa dạng. Học sinh THCS ở những gia đình có tình trạng kinh tế xã hội cao thường


nỗ lực hơn, có xu hướng định hướng theo mục tiêu tiếp cận học tập và kiểm soát nội tại tốt hơn, và họ đã sử dụng hiệu quả các chiến lược nhận thức, siêu nhận thức và xã hội hiệu quả [139]. HS có tình trạng kinh tế xã hội thấp thường định hướng theo mục tiêu kết quả và thể hiện điều đó theo ba cách: coi khó khăn là thất bại và bất kỳ nỗ lực nào trong tương lai sẽ là vô ích; thể hiện giá trị bản thân tiêu cực khi gặp trở ngại; và theo đuổi các mục tiêu dựa trên kết quả, dựa trên phản hồi tích cực [81].

Các bậc CM có tình trạng kinh tế từ trung bình trở lên hiểu rằng tất cả các nhu cầu của con cái họ không thể được đáp ứng một cách đầy đủ trong một bối cảnh giáo dục chính quy. Con cái của họ sẽ học về địa lý khi đi du lịch; họ sẽ học về vấn đề chính trị bằng những cuộc trò chuyện thân mật với CM và bạn bè đồng trang lứa. Con cái của họ cũng sẽ học về phim và sách từ những trải nghiệm cá nhân được chia sẻ với những người khác [136]. Bandura và các CS (1996) cũng phát hiện ra rằng các yếu tố kinh tế xã hội có ảnh hưởng trực tiếp đến kỳ vọng của CM đối với việc học tập của con cái, do đó có ảnh hưởng đáng kể đến niềm tin vào năng lực học tập của HS [140]. Hơn nữa, vì một nguồn thúc đẩy đáng kể của niềm tin về năng lực bản thân là những trải nghiệm gián tiếp, đó là quan sát những người khác thực hiện một nhiệm vụ tương tự thành công, HS từ các tầng lớp xã hội trung lưu và thượng lưu có thể được tiếp xúc nhiều hơn các ví dụ về những người có động cơ bên trong cao so với những HS có điều kiện kinh tế xã hội thấp hơn.

Về giới tính, các nghiên cứu cũng chỉ ra sự khác biệt ở học sinh THCS nam và nữ ở những môn học khác nhau. Khi nhìn nhận thanh thiếu niên nam và nữ có lực học môn Toán tương đương nhau, HS nữ cho thấy tính kiên trì thấp hơn, ít cởi mở hơn khi giải quyết vấn đề và ĐCHT bên trong thấp hơn và thường có xu hướng quy chụp lỗi sai về bản thân mình hơn là các yếu tố ngoại lại so với HS nam [141]. Sự khác biệt về giới tính là một trong những biến số quan trọng trong loại động lực. Các tài liệu cho thấy rằng, “trẻ em trai thể hiện mức độ định hướng động cơ bên ngoài cao hơn” [142], trong khi trẻ em gái cho thấy động cơ bên trong lớn hơn [143]. Xét về kết quả học tập, “thành tích học tập của nam sinh tương đồng cao với mức độ quan tâm của họ tới lĩnh vực họ đạt


được thành tích tốt hơn là SV nữ” [144]. Đặc biệt, “thành tích học tập của HS nữ ít gắn liền với sở thích của họ hơn thành tích học tập của học sinh nam” [144]. Nói cách khác, những môn mà HS nữ yêu thích thì các em thường có thành tích học tập cao hơn.

bầu không khí học tập

nội dung tài liệu học tập

mục tiêu lớp học

bạn bè

phong cách làm cha mẹ

Các yếu tố môi tường

Các yếu tố cá nhân và môi trường liên quan đến ĐCHT bên trong của học sinh THCS được khái quát trong Sơ đồ 1.3. Các yếu tố từ bản thân HS, các yếu tố liên quan đến nhà trường và các yếu tố liên quan đến gia đình trình bày trong Sơ đồ tổng quát này sẽ được chọn lọc để nghiên cứu tiếp tục trên nhóm mẫu mà đề tài lựa chọn.

tư duy

niềm tin vào năng lực bản thân

nhân khẩu - xã hội

nhu cầu tâm lý

mục tiêu học tập

đặc điểm nhân cách

Các yếu tố cá nhân

Động cơ học tập bên trong

Học để hiểu biết

Học để tiến bộ

Học để trải nghiệm kích thích

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 240 trang tài liệu này.

Động cơ học tập bên trong của học sinh trung học cơ sở - 10

Sơ đồ 1.3. Yếu tố liên quan tới động cơ học tập bên trong của học sinh Trung học cơ sở‌

Tiểu kết chương 1

Ở chương này, tổng quan tình hình nghiên cứu các công trình quốc tế và trong nước để làm rõ mục đích nghiên cứu và đưa ra một số nhận định khoa học. Thứ nhất, động cơ học tập là một động lực thúc đẩy, định hướng, tạo sức mạnh và duy trì hoạt động học tập nhằm mục đích đáp ứng nhu cầu và kích thích hứng thú học tập của người học. Thứ hai, động cơ học tập bên trong của học sinh Trung học cơ sở là sự thỏa mãn và hài lòng đến từ bên trong khi tham gia vào hoạt động học tập với mức độ tự chủ cao, được biểu hiện thông qua ba khía cạnh chính (1) học để hiểu biết, (2) học để tiến bộ và

(3) học để trải nghiệm kích thích. Ba là, ĐCHT bên trong chịu sự tác động từ các yếu tố đến từ bản thân HS, yếu tố nhà trường và yếu tố gia đình. Tuy nhiên, mối quan hệ


giữa các biến tác động và biến phụ thuộc nêu trên ở học sinh THCS chưa được chứng minh trong các nghiên cứu khoa học chính thức tại Việt Nam.

Kết quả từ tổng quan tài liệu và phân tích khái niệm, biểu hiện nhằm xác định khoảng định khoảng trống trong nghiên cứu và hình thành mô hình lý thuyết của đề tài. Cụ thể, biến phụ thuộc là ĐCHT bên trong và 7 nhóm biến độc lập bao gồm ba nhu cầu tâm lý, mục tiêu học tập, tư duy, bầu không khí học tập, mục tiêu lớp học và phong cách làm CM. Bên cạnh đó, có một số mô hình biến trung gian được giả định như sau nhu cầu tâm lý là cầu nối giữa phong cách làm CM và ĐCHT bên trong, nhu cầu tự chủ trong nhu cầu tâm lý là cầu nối giữa bầu không khí học tập và ĐCHT bên trong, mục tiêu học tập là cầu nối giữa mục tiêu lớp học và ĐCHT bên trong.


CHƯƠNG 2. TỔ CHỨC VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ĐỘNG CƠ HỌC TẬP BÊN TRONG CỦA HỌC SINH TRUNG HỌC CƠ SỞ‌

2.1. Tổ chức nghiên cứu‌

2.1.1. Địa bàn nghiên cứu‌

Nghiên cứu được thực hiện trên 03 trường THCS thuộc thành phố Hà Nội. Các trường nằm ở vùng trung tâm thành phố và ven đô. Trong đó có 01 trường công lập, 01 trường tư thục và 01 trường bán công. Việc lựa chọn các địa bàn nghiên cứu khác nhau gồm nội thành và ngoại thành nhằm tìm hiểu và so sánh dữ liệu xem liệu rằng có sự khác biệt về ĐCHT bên trong ở các học sinh THCS đang sinh sống và học tập tại các địa bàn khác nhau.

2.1.1.1. Trường THCS1

Trường THCS1 được thành lập năm 1993 theo Quyết định số 141/QĐ-TCUB ngày 31/7/1993 của UBND huyện Gia Lâm. Đến năm 2007 trường được UBND thành phố công nhận trường đạt chuẩn quốc gia; năm 2013 được công nhận lại đạt trường chuẩn quốc gia.

Về chất lượng giáo dục toàn diện của nhà trường đạt kết quả xuất sắc, được duy trì ổn định và không ngừng được nâng cao, HS luôn có ý thức phấn đấu vươn lên trong học tập, kết quả có 84,2 % đạt loại khá trở lên. Hàng năm đều có HS giỏi đạt giải cấp huyện và thành phố. Tỉ lệ HS tốt nghiệp THCS hàng năm đạt 100%. Ngoài ra nhà trường còn quan tâm tổ chức nhiều hoạt động ngoài giờ lên lớp giúp HS rèn kĩ năng sống và phát triển toàn diện. Công tác hướng nghiệp cho HS được thực hiện có hiệu quả thông qua tiết dạy và lồng ghép trong các bộ môn văn hoá khác. Bên cạnh đó, nhà trường quan tâm đặc biệt tới HS có hoàn cảnh kinh tế gia đình khó khăn thông qua việc: (1) Tổ chức tốt cuộc vận động “Nhà giáo đỡ đầu HS có hoàn cảnh khó khăn đặc biệt” với nhiều nội dung và hình thức phong phú như tặng sách giáo khoa, đồ dùng, dụng cụ học tập; (2) Tổ chức bồi dưỡng, phụ đạo HS yếu, kém (miễn phí), quan tâm, chia sẻ, tìm hiểu tâm tư nguyện vọng, gặp gỡ, trao đổi thường xuyên với gia đình, đoàn thể, tổ chức xã hội nơi


HS có hoàn cảnh khó khăn sinh sống để có các biện pháp giúp đỡ HS vượt khó. Vì vậy, liên tục trong những năm học vừa qua, trường không có HS bỏ học giữa chừng; công tác phổ cập giáo dục đạt hiệu quả cao.

Về cơ cấu tổ chức, nhà trường có 29 lớp với 1295 HS. Tổng số cán bộ, GV và nhân viên là 61; trong đó, 55 GV có trình độ Đại học, 5 GV có trình độ Cao đẳng. Với 100% GV, nhân viên đạt chuẩn, trong đó 95% GV trên chuẩn và nhiều thầy, cô giáo tiếp tục được đào tạo nâng cao trình độ chuyên môn.

Về cơ sở vật chất, diện tích nhà trường là 1150m2. Nhà trường đã xây dựng được cảnh quan, môi trường xanh - sạch - đẹp, môi trường thân thiện và có đầy đủ các phòng học, phòng chức năng, khu hiệu bộ... Cở sở vật chất của trường được công nhận đạt chuẩn quốc gia.

2.1.1.2. Trường THCS2

Trường THCS2 được thành lập từ năm 1993. Đến 2015, trường được UBND thành phố ra quyết định 6057/QĐ-UBND công nhận trường THPT chất lượng cao của thành phố. Tại đây, HS được đào tạo liên cấp 12 năm theo hệ chương trình xuyên suốt với triết lý giáo dục “Dạy học làm người”. Mô hình giáo dục luôn được cập nhật theo xu hướng toàn cầu. Nhà trường nhấn mạnh việc phát triển năng lực bản thân, HS đến trường không chỉ để học mà còn để sống và hạnh phúc. Tập thể GV, cán bộ công nhân viên Nhà trường luôn lấy 6 giá trị “Nhân ái – Trung thực – Tôn trọng – Trách nhiệm – An toàn – Sáng tạo” làm thước đo hạnh phúc, làm tôn chỉ để hoàn thành mọi sứ mệnh, tầm nhìn và phương châm giáo dục.

Trong lĩnh vực quản lý nhân lực, trường có đội ngũ GV đạt chuẩn về trình độ đào tạo, trẻ, nhiệt huyết, không ngừng học tập nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ. Nhà trường luôn tạo điều kiện tốt cho cán bộ, GV yên tâm công tác; phân công, bố trí chuyên môn hợp lý nên phát huy được năng lực của từng cán bộ, GV. Cán bộ, GV được bồi dưỡng, nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ theo kế hoạch ngắn và dài hạn, nhờ vậy chất lượng chuyên môn của nhà trường ngày càng được nâng cao.



Với diện tích 7100m2 và cơ sở vật chất hiện đại và đạt chất lượng cao, nhà trường có 25 lớp tiểu học, 20 lớp THCS với 700 HS và 55 lớp THPT. Bên cạnh đó, nhà trường con có Trung tâm Trải nghiệm và Sáng tạo Vĩnh Yên và Trung tâm Trải nghiệm và Sáng tạo Hoài Đức để giáo dục HS lao động, dạy kĩ năng sống, đưa HS gần với lao động sản xuất và đời sống xã hội. Phòng tâm lý học đường cũng là một điểm nhấn của nhà trường với nhiệm vụ chính là (1) Lập kế hoạch, xây dựng và triển khai các chương trình phòng ngừa, cụ thể và trọng tâm nhất là chương trình giáo dục GTS-KNS toàn hệ thống, chuỗi các chuyên đề về TL-GD, giáo dục lối sống – ước mơ – lý tưởng, giáo dục Hướng nghiệp dành cho HS; (2) Tổ chức tham vấn, tư vấn cho HS, CM và GV về các vấn đề của HS gặp khó khăn trong học tập, các mối quan hệ, kiểm soát cảm xúc- hành vi và các vấn đề đặc trưng của lứa tuổi.

2.1.1.3. Trường THCS3

Trường THCS3 thuộc hệ phổ thông chất lượng cao của trường ĐHSP Hà Nội, thành lập ngày 04/07/1998, bao gồm hai cấp THCS và THPT. Mục tiêu, chương trình, nội dung giáo dục của nhà trường bao gồm: (1) Trang bị cho HS những kiến thức khoa học phổ thông vững vàng, đáp ứng được các yếu cầu, tiêu chí kiểm tra đánh giá của Bộ GDvàĐT. Đồng thời nâng cao các môn học chính, nâng cao trình độ Tiếng Anh để HS dự tuyển vào các lớp Chuyên, thi vào các trường Đại học và có đủ các điều kiện để đi du học; (2) Chú trọng giáo dục toàn diện về Đức, Trí, Thể, Mỹ, giáo dục giá trị sống- kĩ năng sống, tổ chức cho HS tham gia nghiên cứu khoa học và phát triển năng khiếu; (3) Xây dựng phương pháp học tập, tự học, khuyến khích năng lực sáng tạo, khả năng hoạt động tự chủ và độc lập của HS; (4) Đào tạo những công dân tương lai được phát triển toàn diện, khoẻ mạnh về thể chất, dồi dào về trí tuệ, lành mạnh về tinh thần, có kỹ năng sống, có trách nhiệm với bản thân, với gia đình, với xã hội, phù hợp với những tiêu chí giáo dục theo định hướng của UNESCO: Học để hiểu biết – Học để làm – Học để làm người – Học để cùng chung sống.

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 17/05/2022