TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG KHOA KINH TẾ VÀ KINH DOANH QUỐC TẾ
CHUYÊN NGÀNH KINH TẾ ĐỐI NGOẠI
---------***-------
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
Đề tài:
Thị trường vàng việt nam thực Trạng và giải pháp
Có thể bạn quan tâm!
- Thị trường vàng Việt Nam thực trạng và giải pháp - 2
- Nguồn Cung Cấp Vàng Trung Bình Trong 5 Năm Từ Năm 2004-2008
- Sản Lượng Vàng Thế Giới Theo Khu Vực Từ Năm 1980 - 2007
Xem toàn bộ 92 trang tài liệu này.
Sinh viên thực hiện : Nguyễn Mỹ Linh
Lớp :
Khóa 45
Giáo viên hướng dẫn : TS. Lê Thị Thu Thủy
Hà Nội, tháng 5 năm 2010
MỤC LỤC
LỜI NÓI ĐẦU 2
CHƯƠNG I 4
TỔNG QUAN VỀ VÀNG VÀ THỊ TRƯỜNG VÀNG 4
1. GIỚI THIỆU CHUNG VỀ VÀNG 4
1.1. Các đặc tính của vàng 4
1.1.1. Tính chất hoá học 4
1.1.2. Tính chất vật lý 4
1.1.3. Tính thẩm mỹ 5
1.2. Ứng dụng của vàng 5
1.2.1. Làm đồ trang sức 6
1.2.2. Là một loại kim loại thiết yếu 7
1.2.3. Là tiền loại tiền tệ thế giới chung duy nhất 7
1.3. Đơn vị đo lường và cách quy đổi của Vàng 8
2. VAI TRÒ CỦA VÀNG TRONG NỀN KINH TẾ 8
2.1. Vàng với vai trò là một loại tiền tệ 9
2.2. Vai trò của vàng trong các chế độ tiền tệ 10
2.2.1. Chế độ đồng bản vị 10
2.2.2. Chế độ bản vị vàng 12
2.2.3. Chế độ lưu thông tiền giấy 15
3. TỔNG QUAN VỀ THỊ TRƯỜNG VÀNG 18
3.1. Khái niệm về thị trường vàng 18
3.2. Các yếu tố tác động đến thị trường vàng 19
3.3. Một số thị trường vàng phát triển trên thế giới 24
CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG THỊ TRƯỜNG VÀNG VIỆT NAM 26
1. BỨC TRANH TOÀN CẢNH VỀ THỊ TRƯỜNG VÀNG VIỆT NAM HIỆN NAY 26
1.1. Các bước phát triển của thị trường vàng Việt Nam 26
1.2. Thực trạng về tình hình hoạt động thị trường vàng giai đoạn 2007-2009..30
1.3. Phân tích những nguyên nhân gây biến động đến thị trường vàng 38
1.4. Những yếu tố ảnh hưởng đến thị trường vàng Việt Nam 40
1.4.1. Chính sách nhà nước 40
1.4.2. Biến động thị trường vàng thế giới 42
1.3.3. Những yếu tố khác ảnh hưởng đến thị trường vàng Việt Nam 49
2. TÁC ĐỘNG CỦA THỊ TRƯỜNG VÀNG ĐẾN NỀN KINH TẾ VIỆT NAM 52
2.1. Ảnh hưởng đến hoạt động xuất nhập khẩu 52
2.2. Ảnh hưởng đến hoạt động đầu tư 53
2.3. Ảnh hướng đến thị trường bất động sản 54
2.4. Ảnh hưởng đến hàng hoá khác 55
2.5. Ảnh hưởng đến tâm lý và cuộc sống của nhân dân 56
3. ĐÁNH GIÁ CHUNG VỀ THỊ TRƯỜNG VÀNG VIỆT NAM 58
3.1. Thành công 58
3.2. Những vấn đề còn tồn tại và nguyên nhân 58
CHƯƠNG III: GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN THỊ TRƯỜNG VÀNG VIỆT NAM 60
1. DỰ BÁO XU HƯỚNG PHÁT TRIỂN THỊ TRƯỜNG VÀNG THẾ GIỚI VÀ VIỆT NAM 60
1.1. Thị trường vàng thế giới 60
1.2. Thị trường vàng Việt Nam 61
1.3. Những chính sách của nhà nước tác động đến thị trường vàng trong thời gian tới 62
2. GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN THỊ TRƯỜNG VÀNG VIỆT NAM TRONG GIAI ĐOẠN HỘI NHẬP 63
2.1. Hoàn thiện công tác quản lý nhà nước về thị trường vàng 63
2.2. Đảm bảo môi trường cạnh tranh lành mạnh 67
2.3. Phát huy hiệu quả kho ngoại quan vàng 68
2.4. Phát triển kế hoạch xây dựng sàn vàng quốc gia 70
2.5. Quản lý việc kinh doanh vàng bất hợp pháp qua mạng 72
2.6. Xây dựng các dịch vụ tư vấn đầu tư vàng 74
2.7. Xây dựng các công cụ phân tích kỹ thuật và thông tin thị trường 75
2.8. Đẩy mạnh nghiên cứu đào tạo đồng thời phổ biến rộng rãi kiến thưc về giá vàng và thị trường vàng 76
KẾT LUẬN 77
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 79
DANH MỤC BẢNG BIỀU SỬ DỤNG TRONG BÀI
Biểu đồ 1: Nguồn cung cấp vàng trung bình trong 5 năm từ 2004- 2008
Biểu đồ 2: Sản lượng vàng thế giới theo khu vực từ năm 1980 – 2007
Biểu đồ 3: Nhu cầu trung bình vàng trên thế giới 5 năm từ năm 2004 - 2008
Biểu đồ 4: Giá vàng 10 tháng đầu năm 2008
Biều đồ 5: Giá vàng trong nước so với giá vàng thế giới ngày 11/11/2009
Biều đồ 6: Diễn biến giá vàng từ lúc khởi điểm khủng hoảng kinh tế đến cuối năm 2008
Biểu đồ 7: Nhu cầu vàng trang sức quý 3 năm 2008 tại một số quốc gia
Biểu đồ 8: Nhu cầu vàng công nghiệp (Đơn vị: tấn)
Biểu đồ 9: Biểu đồ giá vàng trong nước và quốc tế 18/3/2008 đến 20/2/2009
LỜI NÓI ĐẦU
1. Tính thiết yếu của đề tài
Từ xưa đến nay vàng vẫn luôn được coi là biểu tượng của quyền lực và của cải, luôn được lưu giữ như một khoản tiết kiệm trong mỗi gia đình. Vàng tượng trưng cho vẻ đẹp, sự giàu có thịnh vượng của mỗi con người, của mỗi quốc gia. Mọi người luôn quan tâm đến vàng vì nó là công cụ chính để bảo vệ tài sản, chống rủi ro kinh tế và biến động chính trị. Những năm gần đây, giá vàng liên tục biến đổi theo chiều hướng gia tăng, làm cho thị trường vàng Việt Nam nói riêng, thị trường vàng Thế giới nói chung trở nên sôi nổi, và sự biến động không ngừng của nó kéo theo những ảnh hưởng không nhỏ đến nền kinh tế Việt Nam. Và Vàng trở thành một kênh đầu tư hẫp dẫn thu hút nhiều nhà đầu tư với một số vốn khổng lồ. Thị trường vàng với rất nhiều vấn đề từ vĩ mô đến vi mô của nó đã trở thành một mối quan tâm lớn, thu hút sự chú ý của rất nhiều người. Xuất phát từ thực tế đó em quyết định chọn đề tài: “Thị trường vàng Việt Nam - Thực trạng và giải pháp phát triển” làm đề tài cho khoá luận tốt nghiệp của mình.
2. Mục đích nghiên cứu
Mục đích nghiên cứu của khoá luận là tìm hiểu thực trạng thị trường Việt Nam những năm vừa qua, những yếu tố tác động đến thị trường vàng cũng như những ảnh hưởng của nó đến nền kinh tế đất nước. Từ đó khoá luận cũng đưa ra một số dự báo cũng như giải pháp nhằm phát triển thị trường vàng Việt Nam trong những năm hội nhập.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu là: những vấn đề lý luận chung về thị trường vàng Việt Nam.
Phạm vi nghiên cứu do trình độ và thời gian có giới hạn nên khóa luận chỉ nghiên cứu thực trạng phát triển thị trường vàng trong giai đoạn từ năm 2007 đến nay.
4. Phương pháp nghiên cứu
Đề tài sử dụng các phương pháp nghiên cứu khoa học truyền thống và hiện đại như: phương pháp logic, thu thập dữ liệu, so sánh, tổng hợp, thống kê từ các bảng biểu, báo cáo thường niên của các cơ quan ban ngành và tổ chưc quốc tế, phân tích kỹ thuật.
5. Nội dung khoá luận
Ngoài lời mở đầu kết luận mục lục và danh mục tham khảo, khoá luận tốt nghiệp được chia làm ba chương:
Chương I : Tổng quan về vàng và thị trường vàng Chương II : Thực trạng thị trường vàng Việt Nam
Chương III : Giải pháp phát triển thị trường vàng Việt Nam
Nội dung của khoá luận hướng tới khá rộng và phức tạp. Mặc dù đã có nhiều cố gắng và nỗ lực song do những hạn chế về tài liệu, thời gian và kinh nghiệm nên không tránh khỏi các thiếu sót. Vì vậy em rất mong nhận được sự đóng góp ý kiến của các thầy cô và các bạn để khoá luận được hoàn thiện hơn.
Cuối cùng em xin được gửi lời cảm ơn tới các thầy cô giáo trường Đại học Ngoại thương đã trang bị cho em những kiến thức quý báu trong thời gian học tập tại trường. Đặc biệt em xin chân thành cảm ơn TS. Lê thị Thu Thuỷ, người đã hết lòng hướng dẫn, tận tình chỉ bảo em trong suốt quá trình làm khoá luận.
Hà Nội, ngày…..tháng…..năm 2010
CHƯƠNG I:
TỔNG QUAN VỀ VÀNG VÀ THỊ TRƯỜNG VÀNG
1. GIỚI THIỆU CHUNG VỀ VÀNG
1.1. Các đặc tính của vàng
1.1.1. Tính chất hoá học
Vàng là một nguyên tố hoá học với ký hiệu Au ( L.aurum ) và số nguyên tử là 79 trong nhóm I hệ thống tuần hoàn Mendeleep, khối lượng nguyên tử từ 197, 967. Hàm lượng trong vỏ trái đất chiếm 4,3 x 10 -7% khối lượng. Vàng không bị ảnh hưởng về mặt hoá học bởi nhiệt, độ ẩm, ôxy và hầu hết chất ăn mòn, vì vậy nó thích hợp để đúc tiền kim loại và trang sức.Các halogen có tác dụng hoá học với vàng, còn nước cường toan thì hoà tan nó. Màu của vàng rắn cũng như dung dịch keo từ vàng (có màu đậm) được tạo ra bởi tần số plasmon của nguyên tố này nằm trong khoảng thấy được, tạo ra ánh sáng vàng và đỏ khi phản xạ và ánh sang xanh khi hấp thụ.[21] Vàng nguyên thuỷ có chứa khoảng 8 đến 10% bạc, nhưng thường nhiều hơn thế. Hợp kim tự nhiên với thành phần bạc cao (hơn 20%) được gọi là electrum. Khi lượng bạc tăng, màu trở nên trắng hơn và trọng lượng riêng giảm. Trạng thái ôxi hoá thường gặp của vàng gồm +1 (vàng(I) hay hợp chất aurous) và + 3(vàng (III) hay hợp chất auric), lon vàng trong dung dịch sẵn sàng được khử và kết tủa thành vàng kim loại nếu thêm hầu như bất cứ kim loại nào khác làm tác nhân khử. Kim loại thêm vào được ôxi hoá và hoà tan cho phép vàng có thể được lấy khỏi dung dịch và được khôi phục ở dạng kết tủa rắn. Kim loại này có ở dạn quặng hoặc hạt trong đá và trong các mỏ bồi tích.[22]
1.1.2. Tính chất vật lý
Vàng là nguyên tố kim loại có màu vàng khi thành khối, nhưng có thể có màu đen, hồng ngọc hay tía khi được cắt nhuyễn. Nó là kim loại dễ uốn dát