CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG THỊ TRƯỜNG VÀNG VÀ QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỚI HOẠT ĐỘNG KINH DOANH VÀNG TẠI VIỆT NAM
1. Quá trình phát triển của thị trường vàng Việt Nam dưới tác động của quản lý Nhà nước
1.1 Giai đoạn từ năm 1993 trở về trước
1.1.1 Thị trường vàng Việt Nam giai đoạn 1954-1975 (trước giải phóng)
Miền Bắc:
Trong thời kỳ này Nhà nước thực hiện chính sách quản lý vàng hết sức chặt chẽ. Chỉ có một số người còn giữ được vàng từ thời kháng chiến chống thực dân Pháp hoặc được thừa kế như một thứ của gia bảo. Trong hoàn cảnh như vậy, vàng trở nên xa lạ với tất cả mọi người. Tuy ai cũng biết vàng rất quý và vàng vẫn có giá trị trên thị trường nhưng hầu như vàng không được sử dụng trong thanh toán, cũng như buôn bán. Thời gian đó gần như không ai định giá trị hàng hoá (kể cả nhà, đất) ra vàng như ngày nay.Chỉ có một bộ phận số ít người dân vẫn có thể mua lén lút một vài chỉ vàng cho mục đích trang sức hoặc cất trữ. Những hoạt động liên quan đến vàng bao gồm một vài cửa hàng mỹ nghệ của Nhà nước bày mẫu đồ mỹ ký cho mọi người tham quan là chính, ngoài ra cũng chỉ có một số tiệm vàng của tư nhân sửa chữa vặt, vừa cân thử vàng, vừa buôn bán vàng hợp pháp với khối lượng rất nhỏ. Do đó, thị trường vàng hầu như không có cơ hội phát triển với những chính sách như vậy.
Miền Nam:
Chính quyền Sài Gòn áp dụng chính sách tự do kinh doanh vàng, xuất nhập khẩu vàng, nhưng chỉ người có vốn lớn, có tay nghề mới mở được cửa hàng kim hoàn, các cửa hàng phải mua, bán vàng theo giá Ngân hàng công bố, khi bán, cửa hàng phải cấp cho khách hàng một hoá đơn có đóng dấu tên cửa hàng và ghi rõ loại vàng, trọng lượng, giá công. Trong thời kỳ này rất nhiều các ngân hàng thương mại hoạt động kinh doanh vàng là người cung cấp vàng chính trên thị trường. Thời gian đó tại Sài Gòn cũng chỉ có khoảng 500-600 cửa hàng kim hoàn vừa kinh doanh vàng, vừa sản xuất và gia công sửa chữa, ở mỗi tỉnh thành phố khác cũng chỉ có vài cửa
hàng nhỏ. Tuy vậy, thời kỳ này ở miền Nam đã xuất hiện 4,5 cửa hàng lớn có uy tín sản xuất ra các loại vàng miếng được lưu thông tại khắp các nước Đông Dương, như vàng miếng nhãn hiệu Kim Thành.
1.1.2 Thị trường vàng Việt Nam giai đoạn sau giải phóng miền Nam:
Có thể bạn quan tâm!
- Tóm Tắt Biến Động Của Thị Trường Vàng Thế Giới Qua Các Thời Kì Biểu Đồ 1.1: Biến Động Giá Vàng Thế Giới Giai Đoạn 2000-2010
- Quản Lý Nhà Nước Đối Với Hoạt Động Kinh Doanh Vàng Trên Thế Giới
- Đối Với Chế Độ Thuế Khoá Với Các Giao Dịch Về Vàng
- Thực Trạng Quản Lý Nhà Nước Đối Với Hoạt Động Kinh Doanh Vàng Tại Việt Nam Từ Năm 2000 Trở Lại Đây
- Các Văn Bản Pháp Lý Điều Chỉnh Hoạt Động Kinh Doanh Vàng
- Quản Lý Nhà Nước Về Hoạt Động Kinh Doanh Vàng Trên Tài Khoản
Xem toàn bộ 105 trang tài liệu này.
Giai đoạn 1975 – 1985:
Sau khi miền Nam giải phóng, vàng đã được biết đến nhiều hơn dưới dạng đơn vị tính là “lượng (cây), chỉ”. Cũng từ thời điểm này, do ảnh hưởng của tiền Nguỵ (Chính quyền Sài Gòn cũ) bị mất giá nghiêm trọng, người dân miền Nam đã bắt đầu quen với việc quy giá cả ra vàng và nhận thanh toán bằng vàng. Sau đó dần dần tập quán này cũng trở thành phổ biến ở miền Bắc. Việc dùng vàng trong thanh toán phổ biến dần lên do việc buôn bán những hàng hoá đắt tiền chủ yếu mang từ miền Nam ra, mà những hàng hoá này lại được mua với giá gốc tính bằng vàng. Vì vàng được sử dụng nhiều nên bắt đầu xuất hiện buôn bán vàng từ những hiệu sửa chữa vàng trước đây (do các cá nhân ở những hiệu này đã có những hiểu biết nhất định về vàng - một lĩnh vực hầu như xa lạ với tất cả mọi người).
Trong thời kỳ này, Nhà nước đang áp dụng cơ chế quản lý kinh tế kế hoạch hoá tập trung, thực hiện độc quyền ngoại thương và ngoại hối. Với quan điểm coi vàng, kim khí quý, đá quý là ngoại hối, toàn bộ chính sách quản lý kinh doanh vàng của Nhà nước chỉ thể hiện ở hai Quyết định 38/CP và 39/CP ban hành ngày 9/2/1979 quy định các cơ quan xí nghiệp Nhà nước và cá nhân phải kê khai số lượng vàng bạc, bạch kim, kim cương cho NHNN. Đối với cá nhân còn quy định cụ thể số vàng, bạc, kim cương được sở hữu (mang theo người). NHNN thực hiện quản lý chặt chẽ, toàn diện việc cất trữ, sử dụng và kinh doanh vàng. Chỉ có các cửa hàng kinh doanh vàng quốc doanh được mua bán với số lượng hạn chế, tư nhân không được mua bán và tích trữ vàng. Những chính sách này thể hiện tính quản lý rất nghiêm ngặt của Nhà nước đối với hoạt động kinh doanh vàng (cấm tư nhân buôn bán vàng), tuy nhiên trên thực tế hoạt động buôn bán vàng bất hợp pháp khá phổ biến.
Giai đoạn 1985 – 1993:
Trong giai đoạn này, do lạm phát vẫn ở mức cao trong khi việc tổ chức thị trường mới ở giai đoạn sơ khai. Nhà nước chưa có quy định cụ thể về hoạt động kinh
doanh vàng. Hệ thống doanh nghiệp nhà nước kinh doanh vàng đã hình thành song chưa thể hiện được vai trò lãnh đạo của mình, khả năng điều tiết và chi phối thị trường yếu. Cơ chế quản lý xuất nhập khẩu vàng chưa được quy định chặt chẽ, một số quy định về sở hữu, mức vốn ban đầu, phạm vi kinh doanh chưa phù hợp với tình hình thực tế nên NHNN mới chỉ cấp được 2.276 giấy phép kinh doanh vàng trên tổng số khoảng 4.500 đơn vị kinh doanh vàng. Mặc dù nhu cầu về vàng vẫn lớn nhưng nguồn cung chính thức từ phía Nhà nước chỉ có một số cửa hàng của NHNN tại Hà Nội và TP. Hồ Chí Minh thực hiện việc mua bán vàng theo thủ tục giấy tờ được quy định chặt chẽ. Trong khi đó để đáp ứng nhu cầu về vàng của thị trường thì mạng lưới kinh doanh vàng của tư nhân hoạt động bất hợp pháp phát triển mạnh và họ đã thực sự làm chủ và chi phối hoàn toàn thị trường vàng. Tình trạng trên đã dẫn đến hiện tượng vào thời kì cuối năm 1990 đầu 1991 thị trường vàng đã diễn ra những cơn sốt giá vàng do tư thương lũng đoạn thị trường gây nên ảnh hưởng nghiêm trọng tới mặt bằng giá cả chung của nền kinh tế. Để kìm giữ giá vàng và thu hút tiền mặt trong lưu thông, giải quyết vấn đề thiếu hụt phương tiện thanh toán, NHNN đã trực tiếp bán vàng can thiệp thị trường để hỗ trợ tích cực cho việc thực thi chính sách tiền tệ, đặc biệt là chính sách tỷ giá. [12]
Như vậy thời kỳ này mặc dù Nhà nước đưa ra các quy định nhằm quản lý chặt chẽ thị trường vàng, nhưng do nhu cầu mua vàng tích trữ lớn, lại không có nguồn cung chính thức nên thị trường vàng chợ đen phát triển mạnh, việc mua bán, trao đổi vàng lậu vẫn diễn ra phổ biến, tư nhân thao túng lũng đoạn thị trường vàng gây nên những cơn sốt về giá vàng làm ảnh hưởng mạnh tới mặt bằng giá cả chung. Thực tế cũng đã chứng minh trong thời kì lạm phát cao giá vàng có ảnh hưởng lớn đến sự ổn định tiền tệ. Chính vì vậy để chống lạm phát, ổn định tiền tệ cần phải có sự quản lý, can thiệp của Nhà nước đối với thị trường.
1.2 Giai đoạn 1993 – 2000
Trong giai đoạn này vàng vẫn được sử dụng cho các mục đích cất trữ, mặc dù không còn phổ biến nhưng tại các vùng nông thôn (chiếm gần 80% dân số) do có thói quen cố hữu và ít có điều kiện tiếp xúc với các dịch vụ Ngân hàng nên người dân vẫn quen dùng vàng là tài sản dự trữ đáng tin cậy. Mặt khác vàng vẫn được sử dụng trong
thanh toán mua bán bất động sản, sử dụng làm nguyên liệu sản xuất vàng trang sức đặc biệt là vàng trang sức chất lượng cao vừa có thể trang sức vừa có thể cất trữ giá trị. Một phần vàng khác thì được giới buôn lậu sử dụng cho việc thanh toán hàng lậu từ Campuchia.
Sau thời kì thực hiện thành công việc bình ổn giá cả, ổn định tiền tệ kiềm chế lạm phát, thực tế đã minh chứng vai trò quan trọng của vàng, vừa là một loại tiền tệ, một công cụ dự trữ an toàn trong điều kiện lạm phát cao, vừa là loại hàng hoá cao cấp phục vụ nhu cầu trang sức, một loại nguyên liệu đáp ứng nhu cầu cho công nghiệp sản xuất thiết bị điện tử, viễn thông. Để có chính sách thích hợp, đảm bảo vừa tạo cơ sở pháp lý cho các tổ chức, cá nhân phát triển hoạt động sản xuất kinh doanh vàng, đồng thời tăng cường vai trò của NHNN trong việc điều tiết cung cầu vàng ổn định giá cả hỗ trợ cho việc thực thi chính sách tiền tệ, ngày 24/9/1993 Chính phủ đã ban hành Nghị định 63/CP về quản lý Nhà nước đối với hoạt động kinh doanh vàng. Đây là một bước thay đổi lớn trong chính sách quản lý hoạt động kinh doanh vàng, lần đầu tiên Nhà nước có chính sách lớn về quản lý hoạt động kinh doanh vàng rõ ràng, minh bạch bằng một Nghị định của Chính phủ. Qua Nghị định này Nhà nước đã công khai cho phép mọi đối tượng thuộc mọi thành phần kinh tế nếu đủ điều kiện đều được phép kinh doanh vàng trên thị trường nhưng phải chịu sự quản lí chuyên ngành của NHNN. Tuy nhiên việc xuất nhập khẩu vàng vẫn được Nhà nước quản lý chặt chẽ, nhằm tạo chủ động cho Ngân hàng trong việc điều hành chính sách tiền tệ, chính sách tỷ giá.
Nghị định 63/CP về quản lý Nhà nước đối với hoạt động kinh doanh vàng đã tạo ra các cơ sở pháp lý và định hướng quản lý thị trường vàng phù hợp với điều kiện giá cả thị trường còn nhiều biến động, lạm phát cao góp phần giúp NHNN thu được những thành công đáng kể trong việc ngăn chặn và dập tắt những cơn sốt giá vàng, đưa giá vàng ổn định trong mức biến động chung của giá cả thị trường, góp phần tích cực hỗ trợ cho việc điều hành tỷ giá, ổn định giá trị đồng Việt Nam.
Việc ban hành Nghị định 63/CP là một bước đi cần thiết để dỡ bỏ những hạn chế về phạm vi kinh doanh vàng, quyền sở hữu hợp pháp về vàng và tạo ra một cơ
chế xuất nhập khẩu vàng phù hợp với tình hình cung cầu ngoại tệ đã ở mức thấp có thể đáp ứng kịp thời nhu cầu của thị trường.
1.3 Giai đoạn từ năm 2000 đến nay
Kể từ khi Nghị định 174 được ban hành, nhìn chung thị trường vàng đã bước đầu đi vào nề nếp theo đúng định hướng và mục tiêu đề ra. Do cơ chế quản lý đã thông thoáng hơn trước rất nhiều nên số lượng doanh nghiệp, cá nhân đăng kí kinh doanh vàng đã tăng lên đáng kể, trong đó chủ yếu là các doanh nghiệp, cá nhân hoạt động trong lĩnh vực gia công, mua – bán. Nhiều doanh nghiệp kinh doanh vàng đã huy động tiềm lực tài chính, tự nguyện tăng vốn để đầu tư sản xuất vàng trang sức mỹ nghệ. Hoạt động sản xuất vàng trang sức, mỹ nghệ đã được các doanh nghiệp quan tâm, chủ trọng hơn nhằm nâng cao uy tín của mình. Hoạt động gian lận thương mại trong kinh doanh vàng đã giảm bớt. Năm 2003 đánh dấu sự giải thể của Tổng công ty VBĐQ Việt Nam bằng Nghị định 655/2003/QĐ-NHNN về việc chấm dứt hoạt động và sáp nhập Tổng công ty VBĐQ Việt Nam vào Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam,và Ngân hàng Phát triển Nhà đồng bằng sông Cửu Long.
Doanh số xuất khẩu sản phẩm vàng trang sức mỹ nghệ đã tăng lên đáng kể. Đặc biệt, đối với khu vực doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, do cơ chế quản lý thông thoáng, ngay trong năm 2000, năm đầu của giai đoạn này, doanh số xuất khẩu đã tăng trên 30%, đạt trên 33 triệu USD, năm 2001 cũng tăng trên 30% đạt 41 triệu USD. [27]
Tại Việt Nam, trong thời gian dài, hoạt động kinh doanh vàng như mua bán vàng trang sức mỹ nghệ, vàng miếng được coi là hoạt động kinh doanh bình thường giống như các loại hàng hoá khác, phần lớn doanh nghiệp kinh doanh vàng là mua bán vàng trang sức, mỹ nghệ đáp ứng nhu cầu tiêu dùng của xã hội. Nhìn chung, hoạt động kinh doanh vàng diễn ra khá ổn định và hầu như không ảnh hưởng đến việc điều hành chính sách tiền tệ của NHNN. Tuy nhiên, từ năm 2006 đến nay, giá vàng thế giới biến động theo xu hướng ngày càng tăng và vàng trở thành hàng hoá đặc biệt thu hút sự quan tâm của nhiều đối tượng và hấp thụ một lượng tiền khổng lồ từ nền kinh tế, ảnh hưởng tiêu cực đến hoạt động kinh tế và hiệu quả điều hành chính sách tiền tệ. Ngoài hoạt động kinh doanh truyền thống, giá vàng tăng mạnh đã thúc đẩy sự hình
thành các loại hình kinh doanh vàng với quy mô ngày càng lớn, điển hình là các sàn giao dịch vàng.
Về hoạt động của các sàn vàng, sàn giao dịch vàng đầu tiên tại Việt Nam là sàn giao dịch vàng của Ngân hàng Á Châu, được hình thành vào ngày 25/5/2007 với tên gọi ban đầu là Trung tâm giao dịch vàng Sài gòn và gồm 9 thành viên, là các NHTM và doanh nghiệp kinh doanh vàng quy mô lớn. Từ tháng 12/2007, sàn giao dịch này mở rộng sang các khách hàng cá nhân. Từ đó, khối lượng giao dịch trên sàn đã gia tăng đột biến.
Do nhu cầu tham gia giao dịch vàng của các cá nhân tăng mạnh và sức hấp dẫn về lợi nhuận thu được từ việc tổ chức sàn giao dịch vàng, nhiều NHTM và một số doanh nghiệp kinh doanh vàng đã thành lập các sàn giao dịch vàng như sàn giao dịch vàng của các NHTM Việt Á, Phương Nam, Đông Á, Sacombank, sàn vàng Phố Wall, sàn vàng Thế giới. Hoạt động trên sàn vàng là kinh doanh chênh lệch giá, không phải là hoạt động sản xuất vật chất để tạo ra giá trị gia tăng cho nền kinh tế nhưng thu hút một lượng vốn khổng lồ với giá vàng biến động thất thường, điều này tiềm ẩn rủi ro rất cao cho cả nhà đầu tư và các đơn vị kinh doanh sàn vàng. Tại thời điểm giao dịch sôi động nhất, sàn giao dịch vàng Sài gòn của Ngân hàng Á Châu thường đạt doanh số trên 8.000 tỷ đồng/ngày. Đến nay, mặc dù hoạt động của các sàn vàng đã chững lại, dư nợ cho vay trên các sàn giao dịch vàng tại Hà Nội và Tp. Hồ Chí Minh vẫn đạt trên 2.000 tỷ đồng. [27]
Từ năm 2006, kinh doanh vàng không dừng lại ở trong nước, mà tiếp tục vươn ra nước ngoài sau khi nhà nước cho phép các doanh nghiệp kinh doanh vàng được kinh doanh vàng trên tài khoản ở nước ngoài. Tuy nhiên, hoạt động kinh doanh vàng trên tài khoản ở nước ngoài thời gian qua đã bộc lộ một số nhược điểm như: các đơn vị được phép kinh doanh vàng trên tài khoản ở nước ngoài cũng kinh doanh trên các sàn vàng quốc tế đã đứng ra thành lập các sàn giao dịch vàng trong nước, mà thực chất là mua bán vàng trên tài khoản ở trong nước, gây nhiều biến động trên thị trường vàng trong thời gian qua.
Kinh doanh vàng có mức rủi ro rất cao khi giá vàng thế giới biến động thất thường và tăng cao quá mức, nhưng không bền vững do lượng vàng trên thế giới hạn
hẹp và vàng chỉ là thị trường nhỏ. Vì thế, một thay đổi nhỏ của giá vàng cũng tạo ra động lượng thay đổi mạnh mẽ trên thị trường vàng thế giới, chẳng hạn sau khi Ấn Độ mua 200 tấn vàng từ IMF hay việc Trung Quốc tranh thủ mua vàng khi giá vàng hạ nhiệt sau sự kiện Dubai. Tuy nhiên, giá vàng sau khi vượt qua ngưỡng kháng cự
1.200 USD và lên tới 1.225 USD/oz đã làm dấy lên lo ngại là thị trường này đã tăng quá mức và quá nhanh, gây ra tác động tâm lý về khả năng có những đợt điều chỉnh giảm giá vàng, nếu có tăng thì cũng dè dặt. Mặt khác, chỉ cần một NHTW lớn như Mỹ, EU, Trung Quốc, Nhật Bản điều chỉnh lãi suất đến mức độ nào đó là có thể gây hiệu ứng trực tiếp hay gián tiếp đến giá vàng, mặc dù chỉ gây tác động ngắn hạn, nhưng nếu có một thay đổi mạnh nào đó như tăng lãi suất tại Mỹ một cách bền vững thì có thể chấm dứt được chu kỳ đầu cơ.
Về mặt pháp lý, Luật NHNN năm 1997 qui định NHNN có chức năng quản lý hoạt động kinh doanh vàng, nhưng chức năng này còn có sự khác biệt so với Pháp lệnh ngoại hối và các qui định của chính phủ như nghị định 174/1999/CP, nghị định 64/2003/CP, nghị định 59/2006/CP, nghị định 160/2006/CP. Do các qui định pháp lý không điều chỉnh kịp so với yêu cầu phát triển kinh doanh vàng trong điều kiện hội nhập, nên các sàn giao dịch vàng đã tự đề ra quy chế giao dịch riêng và không thể bao hàm đầy đủ những nội dung cần thiết. Nhiều nhà đầu tư, đặc biệt là các nhà đầu tư cá nhân chưa nhận biết rõ những rủi ro có thể gặp phải khi kinh doanh vàng trên tài khoản, thời gian qua đã xảy ra những tranh chấp, khiếu kiện giữa nhà đầu tư và đơn vị tổ chức sàn vàng.
Theo kết quả rà soát của các cơ quan quản lý nhà nước, việc thành lập và hoạt động của các sàn giao dịch vàng là chưa có cơ sở pháp lý, đồng thời hoạt động của các sàn giao dịch vàng trong thời gian vừa qua tiềm ẩn một số yếu tố có thể gây bất ổn kinh tế – xã hội, điều này đòi hỏi phải có khung pháp lý đầy đủ cho hoạt động kinh doanh vàng nói chung và sàn giao dịch vàng nói riêng.
Vì thế, tại cuộc họp Thường trực Chính phủ về quản lý nhà nước đối với hoạt động kinh doanh vàng tổ chức vào cuối tháng 12/2009, Thủ tướng Chính phủ đã yêu cầu chấm dứt việc tổ chức và thực hiện việc kinh doanh vàng trên tài khoản ở trong nước dưới mọi hình thức, đồng thời giao NHNN chủ trì, phối hợp với các bộ, ngành
liên quan rà soát lại tất cả các quy định hiện hành về quản lý vàng để trình Chính phủ ban hành thành một qui định đầy đủ về quản lý kinh doanh vàng theo hướng Nhà nước tập trung, thống nhất quản lý hoạt động kinh doanh vàng. [21]
Trong tình hình hiện nay, giá vàng đã tăng quá mức và tiềm ẩn nhiều rủi ro trong khi chưa có môi trường pháp lý vững chắc về loại hình kinh doanh này, ý kiến kết luận của Thủ tướng Chính phủ là chỉ đạo đúng đắn và kịp thời, góp phần ngăn chặn rủi ro, ổn định thị trường ngoại hối và hỗ trợ tăng trưởng kinh tế.
2. Thực trạng thị trường vàng tại Việt Nam trong những năm gần đây
2.1 Đặc điểm của thị trường vàng tại Việt Nam
2.1.1 Các đặc điểm chung
Với vị trí địa lý đặc biệt, ở giao điểm của nhiều con đường buôn bán quốc tế, Việt Nam có điều kiện rất thuận lợi để phát triển kinh tế. Lịch sử cho thấy Việt Nam từ xa xưa đã là địa bàn chiến lược quan trọng, một cửa ngõ và đầu mối trong giao dịch quốc tế.
Việt Nam với dân số 86 triệu người (Số liệu của Tổng cục thống kê, năm 2008) đứng thứ 13 trên thế giới là một thị trường có sức cầu khá lớn với bất kì một nhà sản xuất nào. Dân số cao lại đang bước vào giai đoạn có cơ cấu “dân số vàng” nên sức mua của thị trường là rất lớn. Mức tăng tiêu dùng của Việt Nam trong những năm qua tính theo % thường xuyên đạt 2 con số. Trong 10 năm qua, tốc độ tăng trưởng trung bình của tổng mức lưu chuyển bán lẻ hàng hoá và dịch vụ trên thị trường trong nước khoảng 23% và có xu hướng tăng cao trong những năm gần đây. Nếu không tính tới hệ số trượt giá thì tốc độ tăng tiêu dùng cũng đã vượt tốc độ tăng GDP.
Việt Nam là một thị trường có nhu cầu cao về vàng. Việt Nam nằm trong khu vực Đông Nam Á, chịu ảnh hưởng chung của hệ tư tưởng Phật giáo và Nho giáo. Vàng ở Việt Nam mang cả hai yếu tố giá tri: giá trị thanh toán và giá trị tài sản tích luỹ. Ngoài ra, vàng cũng mang trong mình giá trị xã hội, là một thứ “của hồi môn” không thể thiếu trong các đám cưới. Chính từ sự khác biệt này, mà vàng nữ trang được chế biến tại Việt Nam nói riêng và các nước Châu Á nói chung thường có hàm