nước và quốc tế, vừa có thể tìm kiếm thị trường và cơ hội hợp tác làm ăn. Festival Du lịch Biển mà VNA tham dự cuối tháng 4/2009 vừa qua là một thành công rất lớn không chỉ đối với bản thân hãng, mà còn là một thành tích đáng mừng cho ngành du lịch Việt Nam, cũng như việc thu hút nguồn vốn đầu tư phát triển ngành du lịch. Điều đó không chỉ dừng lại ở chỗ hình ảnh của VNA xuất hiện trong suốt thời gian festival, mà còn là cơ hội lớn hơn cho hãng khi những mối quan hệ hợp tác kinh tế, văn hóa, xã hội bắt đầu và tiến triển, bởi khi đó, khả năng đối tác nước ngoài lựa chọn VNA đến với đất nước Việt Nam là rất lớn.
Để có thể phát triển thị trường vận tải hành khách trên các thị trường, VNA cần có những quy hoạch phát triển mạng đường bay quốc tế và quốc nội theo mô hình trục - nan, ưu tiên phát triển đường bay đến các thị trường nguồn, trọng điểm, phục vụ phát triển kinh tế và du lịch của Việt Nam.
3. Giải pháp tiết kiệm, tăng thu:
Trong bối cảnh các hãng HK cạnh tranh bằng mọi cách như giảm giá vé, khuyến mại… thì VNA phải chuẩn bị cho mình một khả năng sẵn có vững mạnh. Tiết kiệm, tăng thu là hai phương pháp đi đôi với nhau để có được một nguồn lực đủ mạnh, sẵn sàng cho các giải pháp cạnh tranh.
Các giải pháp tiết kiệm được thực hiện trên nhiều phương diện. Thứ nhất, hãng có thể xem xét tổng thể kế hoạch đầu tư, cắt giảm và dãn tiến độ đối thực hiện với các dự án đầu tư chưa thực sự cần thiết. Thứ hai, kiểm soát chặt chẽ việc tuyển biên chế cán bộ công nhân viên, tạm dừng tuyển dụng lao động mới, trừ lao động có chuyên môn sâu, phục vụ cho nhu cầu dài hạn; thực hiện tổ chức lại lao động tại từng cơ quan đơn vị, thực hiện các biện pháp tiết kiệm nguồn lực, sử dụng có hiệu quả nguồn lao động hiện có, điều chỉnh và hợp lý hóa tiền lương, có chính sách khen thưởng do tiết kiệm. Thứ ba, triển khai quyết liệt việc cắt giảm chi phí và thực hành tiết kiệm với định lượng cụ thể trên từng nội dung, chẳng hạn như việc thực hiện chương trình tiết kiệm nhiên liệu bay; điều chỉnh chính sách phục vụ hành khách phù hợp với tình hình, nhưng vẫn đảm bảo chất lượng dịch vụ và uy tín của VNA; cắt giảm từ 10-20% chi phí thường xuyên trên tất cả các khoản mục, nghiên
cứu chương trình hợp lý hóa trong lĩnh vực sửa chữa, bảo dưỡng máy bay, động cơ, vật tư, phụ tùng máy bay.
Về giải pháp tăng thu, trước hết hãng cần giải quyết tình trạng ghế còn trống khi khởi hành, tình trạng từ chối chuyên chở hay chậm, hủy chuyến bay, tình trạng mất cân bằng hệ số sử dụng ghế giữa các tuyến bay vào các mùa cao điểm hay tình trạng chỗ của khách thu nhập cao lại được sử dụng cho khách thu nhập thấp. Để làm được điều đó, VNA cần tái cơ cấu và hợp lý hóa mạng đường bay trong nước và quốc tế, điều chỉnh sản phẩm mạng đường bay trên cơ sở nghiên cứu kỹ biến động của thị trường. Ngoài ra, hãng cần điều hành linh hoạt giá bán, khai thác hiệu quả tải cung ứng để tăng thu bán vé cho hành khách và hàng hóa. Đồng thời, VNA cũng cần tăng cường công tác nghiên cứu, phân tích hiệu quả đường bay phục vụ tốt cho công tác quản trị, điều hành.
4. Giải pháp tăng cường quan hệ hợp tác trong và ngoài nước:
Trên phạm vi nội địa, sự phát triển của một ngành luôn nằm trong mối quan hệ kinh tế qua lại với các ngành khác trong nền kinh tế. Hoạt động của ngành vận tải HK có mối tương tác đặc biệt với các hình thức vận tải khác và với ngành du lịch. Việc liên kết khai thác hình thức vận tải đa phương thức, đi kèm với các dịch vụ ăn uống, nghỉ ngơi, nghỉ dưỡng, du lịch sẽ là một điều kiện lý tưởng để một hãng HK có thể phát triển hoạt động của mình, cũng như đa dạng hóa các sản phẩm dịch vụ mang lại cho hành khách. Vì thế, một liên minh HK – du lịch sẽ hứa hẹn đem đến một thị trường vận tải hành khách trong nước và quốc tế sôi động hơn, phát triển hơn.
Có thể bạn quan tâm!
- Những Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Thị Trường Vận Tải Hành Khách Của Vna Trong Thời Kỳ Hội Nhập Kinh Tế Quốc Tế :
- Phương Hướng Phát Triển Thị Trường Vận Tải Hành Khách:
- Thị trường vận tải khách hàng của Vietnam Airlines trong thời kỳ hội nhập kinh tế quốc tế - 13
Xem toàn bộ 112 trang tài liệu này.
Trong một vài năm gần đây, một hình thức du lịch mới đanh trở nên phổ biến và phát triển. Đó là hình thức du lịch MICE – viết tắt của Meeting (hội họp), Incentive (khen thưởng), Convention (hội nghị, hội thảo) và Exhibition (triển lãm). Đây là loại hình du lịch tiềm năng của Việt Nam, và nếu được phát triển, nó sẽ mang lại lợi ích không chỉ cho ngành du lịch mà còn cho cả ngành HK và thương mại. Tiềm năng phát triển của loại hình du lịch này rất khả thi đối với ngành vận tải HK Việt Nam nói chung, và với VNA nói riêng. Tăng cường tìm kiếm và duy trì
mối quan hệ hợp tác với các công ty lữ hành, đại lý du lịch, nhà hàng, khách sạn, khu nghỉ dưỡng… sẽ giúp VNA khai thác một thị trường “không hề mới” nhưng rất hứa hẹn nhiều tiềm năng.
Bên cạnh các quan hệ hợp tác về kinh doanh, thương mại, việc liên kết với các hội luật gia trong nước, hay hợp tác làm việc với các luật sư nước ngoài nhằm tăng cường khả năng am hiểu luật pháp trong nước và quốc tế, giảm thiểu rủi ro pháp lý trong hoạt động kinh doanh cũng cần được đẩy mạnh. Những vụ kiện trong hơn một thập kỷ qua đã bộc lộ rõ “lỗ hổng pháp lý” của VNA trong hoạt động kinh doanh và khai thác vận tải HK, mà hậu quả là sự ảnh hưởng đến uy tín, hình ảnh, thị trường, cũng như doanh thu của hãng. Để giải quyết vấn đề này một cách về lâu về dài, hãng cần tự trang bị những kiến thức pháp lý cần thiết, nhằm tránh khỏi những sai sót đáng tiếc và những hậu quả khôn lường.
5. Giải pháp liên minh liên kết:
Bài học về sự liên minh liên kết giữa các hãng HK đã được kiểm nghiệm bởi rất nhiều hãng trên toàn thế giới. Đây không chỉ là bài học mang tính chiến lược, giúp cho các hãng HK tồn tại và phát triển, phù hợp với hoàn cảnh và điều kiện của môi trường kinh doanh mang tính toàn cầu, mà còn có khả năng đem lại hiệu quả kinh doanh cao hơn nhờ sự giảm bớt chi phí, cung cấp dịch vụ khách hàng tốt hơn, đảm bảo an toàn, an ninh cho các chuyến bay, phân chia lại thị phần, mở rộng thị trường, hỗ trợ xúc tiến thương mại, chia sẻ kinh nghiệm… so với khi hãng đó còn độc lập kinh doanh trên thị trường. Bởi vậy, việc VNA tham gia vào các tổ chức HK, các liên minh HK sẽ mang lại rất nhiều lợi ích cho hãng.
Hãng cần chủ động tìm hiểu, nghiên cứu các hình thức hợp tác giữa các thành viên trong một liên minh toàn cầu trên thế giới, để có thể lựa chọn hình thức phù hợp với điều kiện và khả năng của hãng. Các hình thức hợp tác hiện nay trên thế giới rất đa dạng: từ sự hợp tác về mạng đường bay và kế hoạch bay; hợp tác phân bổ và quản lý số ghế trên máy bay; hợp tác về dịch vụ khách hàng cho đến sự hợp tác quản lý chất lượng; hợp tác về phân chia chi phí, giá vé và doanh thu; hợp tác trong marketing, duy trì bảo dưỡng, sử dụng các dụng cụ tại sân bay, kiểm soát mặt
đất và hợp tác trong các chương trình khách hàng thường xuyên của các hãng. Lợi ích mà VNA có thể có được từ việc tham gia liêm minh HK toàn cầu không chỉ là vấn đề tiết kiệm chi phí (chi phí phát triển thị trường, chi phí đầu tư vật chất kỹ thuật HK…), mở rộng thị trường, chia sẻ kinh nghiệm giữa các hãng HK, mà khách hàng của VNA sẽ có cơ hội hưởng các dịch vụ chất lượng tốt hơn, sự an toàn, an ninh cho các chuyến bay sẽ được đảm bảo hơn.
Hãng cũng có thể thực hiện liên danh với các hãng HK quốc tế khác để có thể quảng bá hình ảnh của mình tới thị trường HK thế giới rộng lớn. Đơn cử như sự liên danh giữa VNA và hãng HK Hoa Kỳ American Airlines đã cho phép hai bên đưa hình ảnh, biểu tượng của mình lên các chuyến bay của nhau. Điều này không chỉ thể hiện một sự liên danh đơn thuần, mà còn là sự khẳng định về chất lượng của HK Việt Nam, rằng hãng HK quốc gia VNA có đủ khả năng để đáp ứng nhu cầu đa dạng, phong phú và khắt khe của khách hàng trên thị trường quốc tế.
Việc liên minh, liên kết không chỉ diễn ra giữa VNA với các hãng HK quốc tế, mà các hãng HK trong nước cũng có thể áp dụng phương pháp này. Qui mô và tiềm lực của ngành HK nước ta còn yếu và thiếu, điều kiện để phát triển hãng vẫn còn hạn chế. Vì thế, việc liên kết với các hãng HK trong nước cũng có thể là một giải pháp hiệu quả cho từng hãng trong trường hợp tình hình kinh doanh càng ngày càng gặp khó khăn do sự cạnh tranh quá khốc liệt trên thị trường.
KẾT LUẬN
Thị trường vận tải hành khách của hãng hàng không quốc gia Việt Nam – Vietnam Airlines trong thời kỳ hội nhập kinh tế quốc tế của đất nước đã có những thành tựu đáng tự hào, bên cạnh đó, không ít hạn chế còn tồn tại. Tổng Công ty hàng không Việt Nam đã và đang nỗ lực đổi mới hệ thống quản lý theo mô hình công ty mẹ - con của mình, duy trì và phấn đấu tăng trưởng bền vững, chủ động khai thác các lợi thế để nâng cao hiệu quả kinh doanh, tăng năng lực cạnh tranh trên thị trường trong nước và quốc tế nhằm phát triển thị trường vận tải hành khách theo qui mô rộng lớn hơn nữa. Mặc dù vậy, chúng ta cũng không thể phủ nhận những đóng góp đáng kể mà ngành hàng không nói chung, và hãng hàng không quốc gia Việt Nam nói riêng vào sự phát triển kinh tế, chính trị, xã hội, văn hóa của đất nước trong thời gian qua.
Qua kết cấu và nội dung của bài khóa luận, người viết đã tập trung tìm hiểu, phân tích, so sánh và trình bày những nội dung sau:
- Những vấn đề khái quát về vận tải hành khách bằng đường hàng không của Vietnam Airlines, những nhân tố ảnh hưởng tới hoạt động vận tải hành khách bằng đường hàng không, cũng như vai trò, vị trí quan trọng của ngành vận tải hàng không nói chung và của vận tải hành khách bằng đường hàng không nói riêng trong nền kinh tế quốc dân.
- Bài khóa luận đã đi sâu phân tích, tìm hiểu hoạt động của thị trường vận tải hành khách bằng đường hàng không của Vietnam Airlines những năm sau đổi mới, trong đó nhấn mạnh kết quả thị trường trong 5 năm trở lại đây, đưa ra những đặc điểm cụ thể cho từng thị trường quốc tế và nội địa, tìm hiểu các yếu tố ảnh hưởng trực tiếp cũng như gián tiếp tới thị trường này.
- Đánh giá, phân tích điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội, thách thức của thị trường vận tải hành khách bằng đường hàng không của Vietnam Airlines, qua đó đưa ra các giải pháp nhằm phát triển thị trường trong thời gian tới.
Về đề tài được đề cập, người viết mong muốn tiếp cận và nghiên cứu sâu hơn các vấn đề liên quan tới đối tượng nghiên cứu, song trong phạm vi của bài khóa luận này, người viết chưa có điều kiện nêu ra và phân tích kỹ lưỡng những phương
pháp thống kê, phương pháp toán học, kinh tế mang tính định lượng và cụ thể để minh chứng rõ ràng cho thực trạng, cũng như giải pháp cho thị trường vận tải hành khách của Vietnam Airlines; chưa có điều kiện nghiên cứu, trình bày về các hệ thống chỉ tiêu đánh giá, quản lý chất lượng sản phẩm dịch vụ vận tải hàng không của hãng, các hệ thống đánh giá hiệu quả hoạt động kinh doanh, cũng như các tiêu chí đánh giá hoạt động quản lý điều hành của Vietnam Airlines nhằm thúc đẩy thị trường vận tải hành khách của hãng phát triển. Tuy nhiên, những vấn đề được nêu ra trong khóa luận này sẽ là nền tảng cho những tìm hiểu, nghiên cứu tiếp theo của người viết, để tiếp tục hoàn thiện đề tài này, cũng như việc đó là một nguồn tài liệu hữu ích giúp độc giả có được những thông tin cần thiết đáp ứng nhu cầu của mình.
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
I. Danh mục các tài liệu Tiếng Việt:
[1]: GS. TS. Hoàng Văn Châu (2005) – Vận tải và giao nhận trong ngoại thương – Nhà xuất bản Lý luận Chính trị, Hà Nội.
[2]: PGS. TS. Nguyễn Văn Dần (2008), Bài giảng kinh tế vĩ mô 1, Nhà xuất bản Đại học Kinh tế quốc dân, tr. 268, Hà Nội.
[3]: Nguyễn Thy Sơn (2000), Các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả kinh doanh vận tải hàng không của hãng hàng không quốc gia Việt Nam (Vietnam Airlines) - Luận án Tiến sĩ kinh tế, Hà Nội.
[4]: Nguyễn Tiến Sâm (2005), Hàng không Việt Nam đẩy nhanh hội nhập để phát triển – Tạp chí Thương mại, Số 3+4+5, tr. 50-51.
[5]: Tổng công ty hàng không Việt Nam (1995-2005), Số liệu thống kê thực trạng 1995-2005, Ban Kế hoạch – Thị trường, Hà Nội.
[6]: Tổng công ty hàng không Việt Nam (2003), Tình hình sản xuất kinh doanh năm 2003 của hãng HK quốc gia Việt Nam, Ban Kế hoạch – Thị trường, Hà Nội.
[7]: Tổng công ty hàng không Việt Nam (2006, 2007, 2008), Báo cáo điều tra thị trường năm 2006, 2007, 2008, Hà Nội.
[8]: Tổng công ty hàng không Việt Nam (2006), Tình hình sản xuất kinh doanh năm 2006 của hãng hàng không quốc gia Việt Nam, Ban Kế hoạch – Thị trường, Hà Nội.
[9]: Tổng công ty hàng không Việt Nam (2007), Tình hình sản xuất kinh doanh năm 2007 của hãng hàng không quốc gia Việt Nam, Ban Kế hoạch – Thị trường, Hà Nội.
[10]: Tổng công ty hàng không Việt Nam (2008), Tình hình sản xuất kinh doanh năm 2008 của hãng hàng không quốc gia Việt Nam, Ban Kế hoạch – Thị trường, Hà Nội.
[11]: Tổng công ty hàng không Việt Nam (2008), Sơ đồ mạng đường bay của Vietnam Airlines, Ban Kế hoạch – Thị trường, Hà Nội.
[12]: Tổng công ty hàng không Việt Nam (2008), Số liệu thống kê nhân lực, Ban Kế hoạch – Thị trường, Hà Nội.
[13]: Viện Khoa học Hàng không (2007), Thị trường hàng không Việt Nam vững bước vượt qua giai đoạn khó khăn, Tạp chí thông tin Kinh tế - kỹ thuật Hàng không, số 1-2, tr.2, Hà Nội.
[14]: Viện Khoa học Hàng không (2008), Đoàn bay 919, Bản tin Thông tin hàng không, số 22, tr. 13, Hà Nội.
II. Danh mục các website:
[15]: http://www.doisongphapluat.com.vn/Story/tieudiem/2009/3/12091.html
[16]: http://www.giaothongvantai.com.vn/Desktop.aspx/News/du-lich-thi- truong/Thi_truong_hang_khong_Se_tang_truong_cao_hon_du_kien/
[17]: www.giaothongvantai.net
[18]: http://www.marketingvietnam.net/GL/Kinh-doanh/2006/11/3B9F01F2/
[19]: http://www.mofa.gov.vn/vi/cn_vakv/
[20]:
http://www.mofahcm.gov.vn/vi/congtac_ls/nr050713162347/index_html/13.9. 07_Danh%2520sach%2520mien%2520thi%2520thuc.xls
[21]:http://www.noibaicargo.com.vn/Trangin/tabid/10741/ArticleID/89531/tid/1068 4/Default.aspx
[22]: http://vietbao.vn/Kinh-te/Them-mot-hang-hang-khong-tu-nhan-moi-Phu-
Quoc-Air/20763139/87/
[23]: http://www.vietnamairlines.com/wps/portal/vn/site/about_us/our_background
[24]: http://vietnamnet.vn/kinhte/2004/12/359795/
[25]: http://vietnamnet.vn/kinhte/2007/05/697925/
[26]: http://www.vietnamplus.vn/kinhte/200903121570040810
[27]: http://www.vnchannel.net/news/kinh-te/200801/vietnam-airlines-kho-khan- lon-nhat-la-thieu-may-bay.50589.html
[28]: http://www.vneconomy.vn/20090109014553810P0C5/vietnam-airlines-may- man-la-chung-toi-da-lai.htm 09/01/2009