Sản Lượng Vàng Thế Giới Theo Khu Vực Từ Năm 1980 - 2007

Biểu đồ 2: Sản lượng vàng thế giới theo khu vực từ năm 1980 - 2007


Nguồn Investing in Gold World Gold Council Hơn một thế kỷ nay Nam Phi luôn là nước 1

Nguồn: Investing in Gold- World Gold Council

Hơn một thế kỷ nay, Nam Phi luôn là nước đứng đầu trong khai thác vàng trong tổng số sản lượng vàng trên thế giới. Vì thế mọi biến động về cung ở Nam Phi đều ảnh hưởng rất lớn đến thị trường vàng thế giới.

b. Cầu vàng trên thị trường

Biểu đồ 3: Nhu cầu trung bình vàng trên thế giới 5 năm từ năm 2004-2008

Đầu tư, 19%

Công nghiệp,

14%

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 92 trang tài liệu này.

Trang sức, 68%


Trang sức Công nghiệp

Đầu tư

Nguồn: Investing in Gold- World Gold Council

Nhu cầu về vàng rộng khắp trên thế giới. Đông Á, Ấn độ, Trung đông chiếm đến 70% nhu cầu vàng trên khắp thế giới năm 2008. 55% nhu cầu được chia đều cho 5 nước gồm: Ấn độ, Ý, Thổ Nhĩ Kỳ, Mỹ và Trung quốc. Nhu cầu vàng hàng năm thường do ba nhu cầu chính gồm: nhu cầu dùng vàng để làm đồ trang sức, cho công nghiệp và cho hoạt động đầu tư. Trong đó nhu cầu dùng vàng để làm trang sức chiểm đến hơn hai phần ba lên đến 68% tương đương 2,436 tấn trong suốt 5năm kể từ năm 2004. Trong 12 năm 2008 con số giao dịch vàng để phục vụ cho nhu cầu trang sức lên đến 61 tỷ đô la Mỹ, trang sức trở thành một trong những loại hàng hoá được tiêu dùng lớn nhất. Mỹ là thị trường lớn nhất của vàng trang sức, trong đó Ấn độ là nước có số lượng người sử dụng vàng nhiều nhất lên đến 24% tổng nhu cầu trong năm

2008. Ở Ấn độ vàng được ưa chuộng bởi tính văn hoá truyền thống cũng như linh thiêng chứ không phải theo xu hướng kinh tế.[24]

Nhu cầu vàng trong lĩnh vực đầu tư, nhu cầu về vàng để đầu tư càng ngày trở nên phố biến, con số này càng ngày càng trở nên lớn hơn trong những năm gần đây. Đầu tư thu hút nguồn vàng xấp xỉ 32 tỷ USD trong năm 2008.

Ngành công nghiệp và y tế cũng chiếm 11% nhu cầu vàng (trung bình hàng năm vượt qua con số 440 tấn từ năm 2004 đến 2008). Vàng ngày càng được sử dụng nhiều trong ngành nhiệt và điện tử, sử dụng để làm vi mạch, dây dẫn vì thế nên nhu cầu vàng trong công nghiệp ngày càng tăng.

Nguồn cung vàng trong tự nhiên thì có giới hạn mà nhu cầu sử dụng vàng trong đời sống, công nghiệp, hay trở thành một kênh đầu tư trong nền kinh tế càng ngày càng tăng. Điều đó chính là lý do dẫn đến những biến động của thị trường vàng, sự tăng hay giảm của giá vàng cũng chịu ảnh hưởng bởi một phần lớn từ nguồn cung và cầu vàng trên thế giới.[25]

c. Các yếu tố ảnh hưởng khác

Vàng là một hàng hoá đặc biệt, ngoài yếu tố cung cầu có tác động lớn đến thị trường vàng thì môi trường kinh tế, chính trị và chính sách của nhà nước cũng có những ảnh hưởng nhất định đến thị trường nhạy cảm này.

Môi trường kinh tế là môt yếu tố quan trọng, nó ảnh hưởng đến mọi hàng hoá chứ không riêng gì vàng. Vấn đề cơ sở hạ tầng, các nhà đầu tư cũng như vấn đề quản lý tiền tệ là những yếu tố thiết yếu tạo nên một môi trường kinh tế, trong đó việc điều hành kinh tế vĩ mô, kết nối các thị trường tiền tệ, chứng khoán, bất động sản với thị trường vàng cần có sự điều tiết thống nhất. Những biến động khó lường của tỷ giá, lãi suất và lạm phát cao và hoạt động tìm vốn cũng là những vấn đề mà thị trường vàng phải đối mặt trong những năm gần đây. Khi không có một môi trường kinh tế ổn định, nhà đầu tư cũng không

yên tâm đầu tư vào thị trường vàng, khi đó lượng giao dịch trong thị trường cũng sẽ giảm sút.

Để có một môi trường kinh tế ổn định, trong đó tập trung ở sự nhất quán và hợp lý của những điều chỉnh về chính sách điều hành và can thiệp thị trường, có hệ thống thông tin dự báo kịp thời và chính xác. Mọi chính sách của nhà nước cũng như những thay đổi trong cơ cấu chính trị của đất nước để có những tác động nhất định đến kinh tế đất nước nói chung và thị trường vàng nói riêng. Chỉ cần những thay đổi nhỏ trong chính sách cũng tạo ra những biến động lớn cho thị trường vàng. Ví dụ như chính sách cấm nhập khẩu vàng từ nước ngoài, sẽ làm cho nguồn cung trở nên khan hiếm, và cung cũng có thể không đáp ứng được nhu cầu vàng trong nước, khi đó có thể giá vàng trong nước sẽ tăng cao hơn mặt bằng chung giá vàng trên thế giới. Nhà đầu tư vàng sẽ yên tâm hơn nếu thị trường nằm trong sự quản lý của nhà nước, mọi biến động của thị trường chịu sự tác động của nhà nước dựa trên nhũng chính sách hợp lý và thị trường vàng hoạt động theo đúng pháp luật.

3.3. Một số thị trường vàng phát triển trên thế giới

Hai trong số những trung tâm giao dịch vàng quan trọng và lớn nhất trên thế giới là thị trường vàng London và New York [16]

Thị trường vàng London ( London bullion market) là một trong những thị trường vàng lâu đời nhất trên thế giới và là thị trường lớn nhất trong giao dịch vàng vật chất. Các thành viên của Hiệp hội thị trường vàng London “London Bullion Market Association” (LBMA) thực hiện giao dịch vàng và bạc trên thị trường dưới sự dám sát của ngân hàng Anh. Hầu hết những thành viên đều là các ngân hàng quốc tế lớn, thương gia và những nhà chế tạo vàng. Một ngày hai lần 5 thành viên của London Gold Pool gặp nhau lúc 10h30 sáng và 3h chiều để cùng nhau xác định mức giá cho thị trường, phương pháp xác định giá này được gọi là Gold Fixing. 5 thành viên đầu tiên của LBMA là

các nhà giao dịch vàng lớn nhất thời bấy giờ: Rothschild & Sons, Mocatta & Goldsmid, Pixley & Abell, Samuel Montagu & Co. và Sharps Wilkins, 5 thành viên hiện nay là: Deutsche Bank, Socíeté Génerale, HSBC, Scotia Mocatta, Barclays Capital. Hiện nay giá vàng được ấn định bằng đôla Mỹ(USD), Bảng Anh (GBP) và Euro (EUR). Cho đến nay London vẫn là trung tâm lớn nhất thế giới xét về khía cạnh giao dịch OTC, xếp sau đó là thị trường New York, Zurich và Tokyo. Mặc dù các thị trường giao dịch vàng vật chất có mặt khắp thế giới nhưng hầy hết các giao dịch buôn bán đều được thanh toán qua London. [16]

Thị trường vàng lớn thứ hai thế giới sau thị trường vàng London là thị trường vàng New York, sàn giao dịch New York mở cửa vào năm 1872, lúc đầu nó chỉ là Sàn giao dịch bơ và pho mát New York (NYMEX). Nó được thành lập bởi một nhóm nhà buôn, dần dần các hàng hoá giao dịch ở đây được mở rộng ra. Sàn giao dịch này bắt đầu giao dịch các hợp đồng tương lai vào ngày 31 tháng 12 năm 1974, vào ngày đầu tiên các công dân Mỹ được cho phép sở hữu vàng sau thời kỳ cấm đoán kéo dài trên 40 năm. Năm 1994, NYMEX được sát nhập với Sàn giao dịch hàng hoá COMEX. Các hợp đồng vàng ở COMEX có khối lượng là 100 ounces vàng mỗi hợp đồng, và mỗi ngày COMEX giao dịch khoảng 75509 hợp đồng vàng tương lai.

Bên cạnh hai thị trường vàng lớn như London và New York thì còn một số các thị trường vàng lớn và quan trọng khác trên thế giới như Tokyo, Hôngkông, Thượng Hải, Sydney, Singapore, Dubai và Zurich.[26]

CHƯƠNG II:‌‌

THỰC TRẠNG THỊ TRƯỜNG VÀNG VIỆT NAM


1. BỨC TRANH TOÀN CẢNH VỀ THỊ TRƯỜNG VÀNG VIỆT NAM HIỆN NAY

1.1. Các bước phát triển của thị trường vàng Việt Nam

Trong lịch sử phát triển tiền tệ ở nước ta, theo sử sách ghi lại thì đồng tiền đầu tiền không phải là vàng mà là đồng. Không ai biết chính xác người Việt bắt đầu sử dụng vàng từ khi nào, chỉ biết rằng trong thời kỳ Hai Bà Trưng khởi nghĩa thì có nhắc đến vàng như một thứ trang sức của phụ nữ ở các gia đình vua chúa và có thế lực. Căn cứ vào những đồng tiền thu được khi tiến hành khảo cổ, từ thời Bắc thuộc tiền đồng Trung Quốc đã được sử dụng ở Việt Nam như tiền của nhà Hán. Bên cạnh đó, những đĩnh vàng, đĩnh bạc của Trung Quốc cũng được lưu hành ở Việt Nam thời kỳ này.

Đến thời Nguyễn, sau khi lên ngôi vua Gia Long cho mở các sở đúc tiền ở Bắc thành, Gia Định để đúc tiền đồng Gia Long thông bảo. Các triều vua sau này của nhà Nguyễn cũng tiếp tục đúc tiền đồng và có lúc đúc cả tiền kẽm. Song song với tiền đồng thì ở thời Nguyễn các loại thoi bạc, thoi vàng và tiền bạc tiền càng cũng ra đời từ những khoảng năm 1820, cuối triều Gia Long đầu triều Minh Mạng. Vàng được định giá gấp 17 lần bạc và mỗi lạng bạc giá 2 quan 3 tiền đồng.

Đến thời kỳ Việt Nam là một phần của Đông Dương thuộc Pháp, đơn vị của cả Đông Dương là đồng đôi khi là bạc. Tiền tệ do chính quyến trong giai đoạn này lấy bạc làm bản vị nhưng những đồng tiền vàng của triều Nguyễn vẫn được lưu hành bất hợp pháp ở các vùng nông thôn. Sau một số biện pháp cải cách tiền tệ, ngày 31 tháng 5 năm 1930, Tổng thống Pháp có sắc lệnh quy định đồng bạc Đông Dương có giá trị là 665 miligam vàng (độ tinh

khiết 900 phần nghìn) từ đó chấm dứt chế độ bản vị bạc mà chuyển sang chế độ bản vị vàng.

Sau khi nước Việt Nam dân chủ ra đời năm 1945, ngay cuộc họp đầu tiên của hội đồng chính phủ đã quyết định tổ chức tuần lễ vàng được tiến hành trong cả nước. Và tuần lễ vàng đã trở thành kỳ tích trong những ngày đầu độc lập của nước Việt Nam dân chủ, chỉ trong vòng bảy ngày đồng bào cả nước mà chủ yếu là các gia đình giàu có hưởng ứng lời kêu gọi của Chủ tịch Hồ Chí Minh đã quyên góp được 20 triệu đồng Đông Dương và 370kg vàng. Quy theo giá vàng khi ấy thì số tiền này lên tới 2.293kg vàng. Điều đó cho thấy, từ những năm 40 của thế kỷ, người dân Việt Nam đã tích trữ vàng và khi cần huy động cũng sẵn sàng

Những năm sau đó, thị trường vàng Việt Nam đã có những bước phát triển vượt bậc sôi động hơn rất nhiều, nhưng vẫn nằm trong sự kiểm soát chặt chẽ của nhà nước từ việc khai thác cũng như mua bán vàng. Thời gian này nhà nước đang độc quyền mua bán vàng và việc thực hiện mua bán vàng từ nước ngoài do các công ty mua bán vàng mà nhà nước cho phép. Thị trường đa dạng các chủ thể tham gia, ngoài các công ty đã chiếm tỷ trọng lớn, và có khả năng chi phối như Công ty vàng bạc đá quý SJC, PNJ, SACOM, ACB, SCB … còn có sự tham gia của nhiều ngân hàng thương mại cũng như hàng ngàn tiệm vàng lớn nhỏ trên thị trường cùng mạng lưới các cá nhân tích trữ vàng ở khắp các miền trên cả nước. Thị trường vàng được các chủ thể tiếp cận với các mục đích có thể giống cũng có thể khác nhau từ tích trữ, kinh doanh, để sản xuất, để thanh toán, để đầu tư sinh lời ngắn hạn hay thậm chí có thể là nhu cầu trang sức làm đẹp…

Năm 1987 nhà nước ban hành Quyết định số 76/HĐBT ngày 13 tháng 5 của Hội đồng Bộ trưởng quy định về thăm dò, khai thác, chế biến và mua bán vàng, đá quý từ long đất[27]

Giá bán buôn công nghiệp 1 kg vàng cám 100% do xí nghiệp thuộc Bộ Cơ Khí và luyện kim được Uỷ ban Vật giá nhà nước duyệt là 11.500.000 đồng. Giám đốc Ngân hang Nhà nước sẽ công bố giá mua giá bán lẻ kinh doanh vàng bạc tại địa phương cả cá nhân và tập thể để đảm bảo cho Công ty kinh doanh vàng bạc địa phương có thể mua bán và kinh doanh có lãi, cũng như việc quản lý giá cả thị trường được tốt hơn.

Theo quy định trên giá vàng sẽ được Ngân hàng nhà nước điều chỉnh theo các biến động của thị trường. Và gía các đá quý và trang sức khác như bạc cũng được xác định theo giá vàng từng ngày. Tháng 6 năm 1989 thì Nhà nước cho phép các đơn vị kinh tế tập thể, hộ kinh doanh cá thể thoả mãn các điều kiện do nhà nước để ra như có số vốn tối thiểu, ký quỹ bằng hiện kim ở Ngân hàng nhà nước, chuyên môn về kỹ thuật, có cửa hàng và có giấy phép kinh doanh được kinh doanh vàng, song trong thời kỳ này chính sách vẫn đang thắt chặt nên các đơn vị này không được buôn bán vàng khối, vàng thỏi, vàng lá và mua bán với nước ngoài.

Sau khi kinh tế mở cửa, nhà nước đã có những bước nới lỏng cho kinh doanh vàng, vì thế thị trường vàng Việt Nam được đà tiến lên. Đến tháng 9 năm 1993 thì các doanh nghiệp kinh doanh vàng được phép mua bán vàng khối, vàng thỏi, vàng cục, vàng lá, vàng gốc, vàng tư trang được chế tác và gia công. Ngày 09 tháng 12 năm 1999, theo quy định của nhà nước thì các doanh nghiệp kinh doanh vàng có giấy phép của Ngân hàng nhà nước được nhập khẩu vàng dưới dạng khối thỏi hạt miếng. Cùng với đó Bộ Tài chính đã giảm thuế nhập khẩu vàng, vàng miếng từ 3% xuống 1%, vàng nguyên liệu từ 1% xuống 0.5%[5]. Và đến năm 2006, thuế nhập khẩu vàng các loại được giảm xuống đồng đều là 0.5%.

Đến những năm gần đây, thị trường vàng Việt Nam có những bước phát triển mới, năm 2006 Thống đốc Ngân hàng Nhà nước ban hành quyết định

Xem tất cả 92 trang.

Ngày đăng: 11/09/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí