Hạn Chế Trong Chính Sách Và Công Cụ Qlnn Đối Với Thị Trường Vàng


giải quyết tình thế có tính chủ quan của các nhà quản lý, chứ chưa thực sự xuất phát từ nội hàm phát triển của thị trường vàng. Điều này dẫn tới thị trường vàng tại Việt Nam có thể sẽ vận hành không theo những quy luật xu hướng thông thường như các thị trường vàng trên thế giới, do đó về dài hạn sẽ có hiện tượng không tương thích mô hình QLNN của bộ máy quản lý với thực tiễn điều hành của thị trường vàng.

Thứ hai, Quy định tại Nghị định 24/2012/NĐ-CP “NHNN thay mặt Chính phủ thống nhất quản lý các hoạt động kinh doanh vàng”. Điều này chưa phù hợp thông lệ quốc tế là đều hình thành 1 cơ quan chuyên trách, độc lập quản lý thị trường vàng, do đó phần nào giảm tính độc lập, tính linh hoạt trong điều hành quản lý thị trường vàng.

Thứ ba, tổ chức bộ máy QLNN nhà nước đối với thị trường vàng vẫn thiên về tổ chức thực thi hành chính của nhà nước do NHNN đảm trách mà chưa tính toán đến bổ sung các thành viên điều hành có liên quan trong hoạt động của thị trường vàng nhằm đảm bảo chính sách đưa ra phù hợp hơn với quy luật kinh tế vận động của thị trường vàng.

2.3.3.4. Hạn chế trong chính sách và công cụ QLNN đối với thị trường vàng

Thứ nhất, hệ thống chính sách và công cụ còn chưa nhất quán, nhiều mặt còn hạn chế. Trong quy định hiện tại, hoạt động trên thị trường vàng chưa có một văn bản luật chính thống nào mà chủ yếu là các văn bản dưới luật và các văn bản hướng dẫn thi hành. Do đó sẽ xẩy ra hiện tượng không nhất quán trong nội bộ một văn bản và giữa các văn bản khác nhau, điều này dẫn tới hành lang pháp lý cho hoạt động kinh doanh, đầu tư tại thị trường vàng chưa vững chắc. Công tác quản lý vĩ mô mang tính chất giải quyết tình thế cụ thể mà không tính toán hết về tính liên thông của các thị trường, quyền lợi nhà đầu tư, thành viên tham gia thị trường.

Thứ hai, các chính sách công cụ gây ra hiện tượng áp chế tài chính, ảnh hưởng đến tính ổn định của chính sách và gây ra sự phân biệt các chủ thể kinh doanh trên thị trường.

Theo Shaw (1973) và McKinnon (1973) một nền kinh tế bị coi là “áp chế” về mặt tài chính khi chính phủ can thiệp bằng công cụ thuế hay hành chính nhà nước làm biến dạng quan hệ kinh tế, thay đổi cấu trúc thị trường tài chính nội địa. Đây là một hiện tượng thường xuất hiện ở các nước đang phát triển. Nguyên nhân của tình trạng này là cộng hưởng của tư duy dân tộc chủ nghĩa (nationalism) và mô hình nhà nước định hướng phát triển (sate-led development). Trong hệ thống này thì nhà nước lấy hệ thống tài chính là công cụ của chính sách quản lý: Một bộ phận hệ thống tài chính được kiểm soát chặt vì mục tiêu QLNN thay vì được vận động theo quy luật thị trường hướng tới đảm bảo an toàn.


Chính sách và công cụ QLNN đối với thị trường vàng được coi là một áp chế tài chính. Khi nghiên cứu kinh nghiệm các nước đang phát triển khác thì Shaw (1973) và McKinnon (1973) đã nêu ra các tác động tiêu cực (chi phí) áp chế tài chính là: làm tăng chi phí cho nền kinh tế, gây tổn hại lợi ích những người mua vàng với mục đích tiết kiệm; nguồn lực thị trường vàng bị phân bổ lệch lạc, gây méo mó quan hệ kinh tế giữa các đối tượng tham gia; gây ra bất bình đẳng lợi ích của chủ thể tham gia; về dài hạn năng suất vốn nền kinh tế bị suy giảm.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 197 trang tài liệu này.

Hình 2 16 Cơ chế giá vàng trước Nghị định 24 Nguồn Cao Thuý Xiêm 2012 Giá giao 1

Hình 2.16: Cơ chế giá vàng trước Nghị định 24

Nguồn: Cao Thuý Xiêm (2012)

Giá giao dịch tại thị trường trong nước thể hiện mức giá cân bằng tại điểm E, mức giá là Pc, mức giá của thế giới là Pw. Theo quan điểm của thị trường cạnh tranh, thì phần lợi nhuận thặng dư người mua nhận được là PcEC, người bán nhận được là PcEB. Tổn thất thị trường bằng 0 do cân bằng lợi ích 2 bên. Tuy nhiên khi Nghị định 24/2012/NĐ-CP có hiệu lực, trải qua 76 phiên đấu thầu, NHNN mua vàng thông qua nhập khẩu, dập thành vàng miếng rồi cung ứng ra thị trường.


Hình 2 17 Cơ chế giá vàng sau NĐ 24 Nguồn Cao Thuý Xiêm 2012 Khi NHNN tiến hành 2

Hình 2.17: Cơ chế giá vàng sau NĐ 24

Nguồn: Cao Thuý Xiêm (2012)


Khi NHNN tiến hành độc quyền cung ứng quản lý vàng thì chi phí cận biên bằng doanh thu cận biên (MR=MC), theo kinh tế học thì sản lượng độc quyền sẽ thấp hơn sản lượng cạnh tranh dẫn tới Qm < Qc. Do đó mức giá độc quyển sẽ lớn hơn mức giá cạnh tranh Pm>Pc. Tại đó người tiêu dùng sẽ phải chấp nhận mức giá và sản lượng độc quyền Pm và Qm, phần thiệt hại của người tiêu dùng là PmPcEA. Phần thu lợi độc quyền của NHNN là PmPcGA. Xét trên quan điểm kinh tế học thì nhà nước là người duy nhất được hưởng lợi. So sánh với thị trường cạnh tranh thì phần tổn thất của thị trường là AGE (bao gồm tổn thất của thặng dư sản xuất và thặng dư tiêu dùng). Đồng thời việc độc quyền về cung ứng vàng của NHNN làm cho xẩy ra hiện tượng hiện tượng nhập lậu vàng để hưởng chênh lệch. Nhập lậu vàng sẽ dẫn tới hiện tượng gom ngoại tệ mua vàng, làm chẩy máu ngoại tệ, ảnh hưởng đến tỷ giá, tác động tiêu cực đến CSTT.

2.3.3.5. Chính sách quản lý hoạt động kinh doanh vàng miếng

Thứ nhất, trên thực tế đa phần các đơn vị đáp ứng đủ kiện kinh doanh vàng miếng theo Nghị định 24 là NHTM (chiếm tỷ trọng 22/38 đơn vị tính đến ngày 08/01/2013), các đơn vị này đảm bảo tiêu chí là các TCTD có vốn điều lệ tối thiểu

3.000 tỷ đồng. Tuy nhiên tại thời điểm 30/05/2013 hệ thống ngân hàng Việt Nam có 8 NHTM cổ phần và 4 NHTM có vốn Nhà nước chi phối có vốn điều lệ tối thiểu 9.000 tỷ đồng. Đồng thời sau 2015, các NHTM nhỏ có vốn điều lệ dưới 9.000 tỷ đồng sẽ có 2 xu hướng là sáp nhập với các NHTM lớn có vốn trên 9.000 tỷ đồng hoặc sáp nhập với nhau để đảm bảo vốn điều lệ 9.000 tỷ đồng. Do vậy hệ thống ngân hàng sẽ không còn các NHTM có vốn điều lệ dưới 9.000 tỷ đồng, chính vì vậy mà mức vốn tối thiểu để được cấp phép kinh doanh vàng miếng với các TCTD tại Nghị định 24 như hiện nay sẽ trở nên không hợp lý nữa.

Thứ hai, tính công khai, minh bạch các quy định về quy trình đấu thầu vàng miếng, thông báo kết quả đấu thầu, thông báo khối lượng vàng miếng mua, bán của NHNN còn chưa cao. Trên thực tế kinh nghiệm của các nước phát triển thì công khai minh bạch thông tin sẽ thúc đẩy cho thị trường vận hành hiệu quả, tăng cường hơn niềm tin của công chúng vào thực thi chính sách QLNN, góp phần đẩy lùi các sai phạm, tham nhũng chinh sách trong giao dịch mua bán vàng của NHTW. Khi triển khai đấu thầu vàng miếng của NHNN thì lại thiếu các quy định chi tiết về công khai kết quả đấu thầu. Do vậy phần nào giảm tính hiệu lực của chính sách, chưa truyền tải hết được những ưu điểm chính sách QLNN của NHNN.

Thứ ba, NHNN chọn và sử dụng vàng miếng SJC là thương hiệu vàng quốc gia, phân biệt vàng miếng theo thương hiệu, mà không tính theo yếu tố hàm lượng và chất


lượng vàng đã phần nào gây xáo trộn thị trường, dẫn tới hiện tượng giá vàng SJC được đẩy lên cao hơn so với vàng phi SJC.

Thứ tư, các chính sách huy động vàng dự trữ trong dân chưa phát huy được tính hiệu quả. NHNN đã tính phương án các NHTM được huy động, cho vay vốn bằng vàng, đồng thời chuyển đổi vàng thành nguồn vốn tiền để biến đổi nguồn vốn linh hoạt phục vụ phát triển kinh tế thông qua Quyết định 432/QĐ-NHNN 03/10/2000. Tuy nhiên, khi triển khai chính sách trên thì vàng lại quay trở lại làm một một phương tiện thanh toán trong hệ thống ngân hành, hiện tượng vàng hóa ngày càng tăng lên dẫn tới khó khăn cho công tác thực thi CSTT. Do vậy sau đó NHNN đã phải quyết liệt xây dựng các chính sách để chống lại vàng hóa trong nền kinh tế. Từ đó đến nay thì vàng dự trữ trong dân vẫn là một nguồn vốn chưa thể huy động và khai thác tối ưu.

2.3.3.6. Chính sách thuế quản lý hoạt động kinh doanh vàng

Thứ nhất, trên thực tế thì tính khả thi và hiệu quả của việc tính thuế GTGT theo phuơng pháp tính GTGT theo phương pháp trực tiếp với cùng một mức thuế suất được áp dụng đối với cơ sở kinh doanh hỗn hợp vừa có hoạt động kinh doanh vàng vừa có hoạt động chế tác vàng chưa cao. Theo quy định tại Công văn số 323/TCT-CS ngày 23/01/2013 của Tổng cục Thuế: “Trường họp cơ sở kinh doanh vừa có hoạt động kinh doanh mua, bán vàng, bạc, đá quý, vừa có hoạt động chế tác sản phẩm vàng, bạc, đá quý thì tính thuế GTGT theo phương pháp trực tiếp trên GTGT.” Mức thuế suất GTGT quy định được áp là 10%. Điều này dẫn tới trùng lắp trong áp thuế GTGT đối với cả hoạt động sản xuất, gia công vàng trang sức, mỹ nghệ và hoạt động kinh doanh vàng.

Thứ hai, Theo kinh nghiệm quản lý thuế tiêu thụ đặc biệt (TTĐB) đối với hoạt động kinh doanh vàng ở các nước thì thuế TTĐB là công cụ hữu hiệu cho việc định hướng sản xuất, kinh doanh và khâu tiêu thụ của thị trường vàng. Tuy nhiên theo quy định hiện hành ở Việt Nam, vàng không thuộc đối tượng chịu thuế TTĐB. Do đó thuế TTĐB hoạt động kinh doanh vàng chưa thể hiện được vai trò là công cụ định hướng của mình.

2.3.3.7. Vấn đề nhập lậu vàng

Trên thực tế vấn đề nhập lậu vàng luôn là vấn đề có tính lịch sử ở Việt Nam, khi những kênh chính ngạch nhập khẩu vàng bị hạn chế thì sẽ song song tồn tại những kênh tiểu ngạch không chính thức, những kênh này tồn tại rất đa dạng về hình thức.



Hình 2 18 Tình hình nhập khẩu vàng Nguồn Tổng cục Thống kê Trải qua 76 phiên 3


Hình 2.18: Tình hình nhập khẩu vàng

Nguồn: Tổng cục Thống kê

Trải qua 76 phiên đấu giá vàng của NHNN đáp ứng nhu cầu vàng nội địa theo tinh thần Nghị định 24 thì NHNN không cấp phép nhập khẩu vàng cho bất cứ đơn vị nào. Điều này hàm chứa một nguy cơ tiềm ẩn của hoạt động nhập lậu vàng. Khi có độ trễ về chênh lệch giá vàng nội địa với thế giới, đồng thời chênh lệch duy trì ở mức cao thì thể hiện cung cầu vàng trong nước đang mất cân đối. NHNN kiểm soát rất chặt tất cả các khâu của hoạt động kinh doanh vàng miếng, tuy nhiên với vàng trang sức những quy định lại có tính nới lỏng hơn, vàng lậu sẽ lợi dụng những kẽ hở chính sách như vậy để thâm nhập vào thị trường. Một trong những cách thức mà vàng lậu được đưa vào thị trường chính thức là thông qua các cửa hàng trang sức quy mô nhỏ, các của hàng này đều có đặc điểm là tổ chức đơn giản, trình độ quản lý hạn chế, sổ sách theo dõi đơn giản. Vàng lậu không có xuất sứ được các của hàng này mua về nhằm mục đích tối đa hóa lợi nhuận sau đó bán ra thành các sản phẩm đa dạng có tuổi vàng khác nhau như vàng miếng mỏng theo tên thương hiệu của doanh nghiệp hay vàng nữ trang. Mặc dù giá những sản phẩm vàng này thấp hơn so với vàng miếng SJC nhưng với mức chênh lệch hiện tại giữa vàng lậu không có nguồn gốc và vàng nhập chính ngạch, kinh doanh vàng lậu vẫn đảm bảo có lãi cao.

2.3.4. Nguyên nhân của những hạn chế

2.3.4.1. Nguyên nhân khách quan

Thứ nhất, mặc dù đã có những bước phát triển hội nhập, tăng trưởng mạnh mẽ những năm gần đây nhưng về cơ bản thì nền kinh tế nước ta vẫn trong trạng thái quy mô nhỏ, trình độ phát triển chưa cao. Trình độ và quy mô nền kinh tế có tác động cơ bản và lan toản đến toàn bộ cấu trúc, hoạt động vận hành nội tại nền kinh tế; đồng thời ảnh hưởng cách thức QLNN đối với chủ thể tham gia trong nền kinh tế đó. Thực tiễn


cho thấy khi trình độ phát triển kinh tế hạn chế thì các nhà quản lý thường ưu tiên sử dụng các biện pháp và chính sách QLNN thiên về trực tiếp tác động lên các chủ thể như mệnh lệnh hành chính, điều này là nguyên nhân tác động lên các nhân tố của chính sách QLNN đối với thị trường vàng.

Thứ hai, thị trường vàng của Việt Nam còn tương đối non trẻ, xuất phát thấp tuy nhiên tầm ảnh hưởng đến nền kinh tế lại rất biến động, lan tỏa. Do đó tạo nên những bất ổn cho nền kinh tế vĩ mô làm nền kinh tế xẩy ra lạm phát, đồng thời vàng là công cụ - tậm nệm an toàn chống lại lạm phát nên đẩy nhu cầu tích trữ vàng tăng bất thường. Điều này làm kích thích hoạt động nhập lậu vàng, gây khó khăn cho việc thực thi CSTT. Đồng thời do tính non trẻ của thị trường vàng nên các nền tảng pháp lý, chính sách và công cụ QLNN còn chưa hoàn chỉnh, dẫn tới tính cập nhật của chính sách còn nhiều hạn chế.

Thứ ba, tác động của yếu tố tâm lý đám đông nhà đầu tư đã tạo ra những tác động đến cung cầu vàng, qua đó khuếch đại chênh lệch giá vàng nội địa và quốc tế, kéo theo tình trạng bất ổn trên thị trường ngoại hối, ảnh hưởng xấu đến tỷ giá, các biến số vĩ mô.

Thứ tư, việc điều hành thị trường vàng được gắn trong bối cảnh của điều hành CSTT. Khi đất nước có lạm phát kết hợp thâm hụt thương mại đề giữ được tỷ giá ổn định thì cần có những biện pháp kiểm soát mạnh là ngăn chặn dòng vốn chẩy ra thông qua thị trường vàng, NHNN phải tiến hành cấm các hoạt động kinh doanh vàng trên tài khoản, hạn chế liên thông thị trường vàng miếng nội địa và quốc tế. Do đó các chính sách QLNN thị trường vàng luôn bị động trước thực thi và điều hành CSTT.

Thứ năm, Việt Nam đang có những bước hội nhập kinh tế sâu rộng các nền kinh tế thế giới và khu vực. Quá trình hội nhập kinh tế quốc tế làm thay đổi từng bước cấu trúc của nền kinh tế trong nước, trong đó vai trò rất quan trọng của các tổ chức quốc tế. Thị trường vàng có tính chất toàn cầu nên sự tác động của yếu tố nước ngoài tác động mạnh đến vận hành của thị trường. Trong bối cảnh hội nhập mạnh mẽ như vậy các chính sách QLNN thị trường vàng luôn tồn tại mức trễ nhất định với thay đổi cấu trúc kinh tế - xã hội nên đã nẩy sinh những hạn chế đối với sự phát triển thị trường vàng.

2.3.4.2. Nguyên nhân chủ quan

Thứ nhất, tư duy quản lý kinh tế của Việt Nam còn nhiều yếu tố chưa cấp tiến, chịu ảnh hưởng của “cơ chế quản lý tập trung quan liêu bao cấp” kiểu cũ. Thị trường vàng tại Việt Nam là một thị trường còn rất non trẻ so với thị trường vàng thế giới, tuy


nhiên tư duy thiết kế bộ máy QLNN đối với thị trường vàng lại còn nặng yếu tố chủ quan, chưa theo thông lệ quốc tế mà chỉ theo những kinh nghiệm và nhận thức của cơ chế quản lý cũ để lại. Đây là một vấn đề cần nhận thức nhằm cải thiện năng lực, kỹ năng của cán bộ quản lý để tạo ra những động lực đổi trong công tác QLNN.

Thứ hai, cơ chế phối hợp của các cơ quan chức năng đối với các hoạt động giám sát, quản lý vĩ mô thị trường vàng còn còn chưa hữu hiệu, chặt chẽ. Hiện tại chưa có một hành lang thống nhất trong cơ chế quản lý, giám sát trong việc xử lý các vấn đề đặt ra của thị trường, cụ thể là Bộ Công thương, Tổng cục Hải Quan, Bộ Công An với NHNN chưa có chương trình phối hợp chung hiệu quả nhằm hạn chế tình trạng nhập lậu vàng. Mặc dù văn bản liên quan đến quản lý hoạt động kinh doanh vàng được nhà nước ban hành khá đầy đủ tuy nhiên vẫn còn hiện tượng lách luật của tổ chức doanh nghiệp cá nhân như gia nhập sàn vàng chui, dùng vàng làm công cụ thanh toán… làm tăng tính bất ổn thị trường, ảnh hưởng tiêu cực đến chính sách QLNN. Thị trường vàng là một bộ phận quan trọng của thị trường tài chính, ảnh hưởng trực tiếp đến CSTT, tác động lan tỏa nhanh chóng đến thị trường khác như chứng, bất động sản trong bối cảnh năm 2010-2016, do vậy chính sách QLNN thị trường vàng cần phải được cải thiện nhiều hơn nữa. Đồng thời đối với năng lực giám sát tài chính vĩ mô, thị trường vàng là một thị trường phát triển tinh vi, trình độ phát triển cao, các sản phẩm đa dạng có tác động trực tiếp đến hoạt động của NHTM và các TCTD. Tuy nhiên cách thức điều hành thị trường vàng của NHNN lại mang nhiều tính chất quản lý hành chính, các biện pháp xử phạt còn chưa mang tính chất răn đe, do đó ảnh hưởng rất lớn đến thực hiện giám sát thanh tra tra hoạt động nhiệm vụ.

Thứ ba, trình độ quản lý của cơ quan QLNN vẫn còn hạn chế trong việc hoạch định chính sách, xây dựng chiến lược phát triển thị trường vàng. Trong mô hình thiết kế hoạch định chính sách ở Việt Nam nói chung còn chưa hoàn thiện, các mục tiêu còn mang tính chất ngắn hạn ít có tính khả thi, các ý tưởng còn có những khoảng cách xa đối với phương pháp thực hiện. Nguyên nhân chính là do tính chất một chiều của mô hình thiết kế hoạch định, xây dựng chính sách chủ yếu từ các cơ quan nhà nước trực tiếp làm nhiệm vụ QLNN. Chính sách QLNN đối với thị trường vàng cũng như vậy, các chính sách được xây dựng từ NHNN, Bộ tài chính, Bộ Công thương… Sự đóng góp phản biện vào ý tưởng hoạch chính sách của nhóm thành viên thụ hưởng chính sách còn hạn chế. Do đó khi trình độ quản lý của cơ quan QLNN còn hạn chế thì sẽ ảnh hưởng rất lớn đến tính khả thi của chính sách.

Thứ tư, cơ sở hạ tầng kỹ thuật và xã hội còn chưa tương xứng với yêu cầu của công tác QLNN đối với vận hành của thị trường vàng. Hiện tại các chỉ tiêu giám sát thị


trường còn chưa được xây dựng rõ ràng, chưa có tính chất cập nhật đối với sự phát triển của thị trường. Hạ tầng thông tin còn hạn chế, chức năng giám sát thị trường còn chưa hỗ trợ nhiều cho công tác quản lý, chưa theo chuẩn mực thông lệ quốc tế. Nền tảng xã hội còn thấp, nhà đầu tư trình độ chưa đồng đều dẫn đến hiện tượng đầu tư theo đám đông gây nên những tâm lý đầu cơ rất lớn, ảnh hưởng không nhỏ đến công tác QLNN.

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 12/05/2023