Tổng Quan Về Hãng Hàng Không Quốc Gia Việt Nam – Vietnam Airlines (Vna):

Bên cạnh đó, VNA cũng đã ký kết thành công các hiệp định HK song phương với 39 quốc gia (tính đến thời điểm hiện tại). Đây là cơ sở pháp lý và là điều kiện quan trọng để VNA có thể tiến hành kinh doanh vận tải HK tại các nước đó, và ngược lại.

Như vậy, ngành vận tải HK Việt Nam nói chung, và hãng HK quốc gia Việt Nam nói riêng, đã có những thành tựu đáng kể trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế của mình. Đó là một hướng đi tất yếu và đúng đắn trong hoàn cảnh mỗi quốc gia càng tiến đến gần hơn nền kinh tề thế giới.

Chương II: Thực trạng thị trường vận tải hành khách của Vietnam Airlines trong thời kỳ hội nhập kinh tế quốc tế‌‌

I. Tổng quan về hãng hàng không quốc gia Việt Nam – Vietnam Airlines (VNA):

1. Quá trình hình thành và phát triển:

1.1. Giai đoạn 1956 – 1975:

Tổ chức tiền thân của ngành HK dân dụng Việt Nam là một đơn vị trực thuộc Bộ Quốc Phòng. Ngày 15/1/1956, Thủ tướng Chính phủ ra Nghị định 666/TTg thành lập Cục Hàng không Dân dụng Việt Nam, vừa đảm nhận nhiệm vụ quốc phòng, vừa thực hiện chức năng vận tải hành khách, hàng hóa trong nước và quốc tế. Đây cũng là mốc thời gian chính thức đánh dấu sự ra đời của ngành HK dân dụng Việt Nam.

Ngày 1/5/1959, “Trung đoàn Không quân Vận tải 919” ra đời, trở thành đơn vị vận tải HK đầu tiên của Việt Nam. Trong suốt nhiều năm, ngành HK dân dụng Việt Nam đã thực hiện cả nhiệm vụ dân dụng và quân sự. Tuy nhiên, do tính chất của thời kỳ này, mục đích quân sự, quốc phòng quan trọng hơn cả. Thời kỳ này, Cục HK dân dụng Việt Nam đã thực hiện 218 chuyến bay chuyên cơ an toàn tuyệt đối, tổ chức 03 chuyến bay trong nước và 03 chuyến bay quốc tế.

1.2. Giai đoạn 1976 – 1985:

Ngày 11/02/1976, Tổng Cục Hàng không Dân dụng Việt Nam được thành lập theo Quyết định 28/CP của Chính Phủ, với chức năng là cơ quan quản lý Nhà nước về HK trực thuộc Hội đồng Bộ trưởng, nhưng về mặt tổ chức nhân sự, xây dựng lực lượng, hoạt động vận chuyển hành khách… vẫn thuộc quyền quản lý và điều hành của Bộ Quốc Phòng.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 112 trang tài liệu này.

Về đội bay, năm 1976, Tổng cục HK dân dụng Việt Nam sở hữu 36 máy bay các loại. Đến năm 1977, đội bay đã gồm 77 chiếc với 43 chiếc còn tốt và 30 chiếc thường xuyên được đưa vào sử dụng. Trong giai đoạn 1976-1979, Tổng Cục HK Dân dụng Việt Nam đã vận chuyển được 1.162 nghìn lượt hành khách trên các đường bay trong nước và gần 40 nghìn lượt khách trên các tuyến bay quốc tế.

Bắt đầu những năm 80 của thế kỷ XX, ngành HK dân dụng Việt Nam có điều kiện phát triển theo hướng trở thành đơn vị sản xuất – kinh doanh, trong đó vận tải HK trở thành nhiệm vụ kinh tế hàng đầu, cùng với dịch vụ HK sản xuất, chế biến tạo thành ba mục tiêu kinh tế chiến lược. Đội bay của Việt Nam được trang bị thêm những máy bay tương đối hiện đại. Giai đoạn 1981-1985, ngành đã phục vụ 4.700 lượt cất/hạ cánh, chuyên chở 600 nghìn lượt hành khách và 52 nghìn tấn hàng hóa, hành lý thông qua tại các sân bay quốc tế.

Thị trường vận tải khách hàng của Vietnam Airlines trong thời kỳ hội nhập kinh tế quốc tế - 6

1.3. Giai đoạn 1986 – nay:

Năm 1986, nước ta thực hiện đổi mới cơ chế chính sách, chuyển từ cơ chế kế hoạch hóa tập trung của Nhà nước sang cơ chế thị trường có sự điều tiết của Nhà nước, điều này đã tạo điều kiện thuận lợi hơn cho các thành phần kinh tế tham gia và phát triển. Hoạt động sản xuất kinh doanh HK dân dụng cũng có nhiều thành tựu. Năm 1986, vận chuyển hành khách đạt trên 287 nghìn lượt người, trong đó vận chuyển quốc tế đạt trên 29 nghìn lượt người.

Ngày 28/08/1989 là một mốc lịch sử, xác định bước ngoặt lớn trên chặng đường phát triển của ngành HK Việt Nam, đó là sự kiện Tổng cục HK Dân dụng Việt Nam chính thức ra đời, tách khỏi Bộ Quốc Phòng, với tên giao dịch là Vietnam Airlines. Tổng công ty là đơn vị hạch toán độc lập về vận tải HK. Với sự thay đổi này, kết quả kinh doanh của Tổng công ty đã tăng hơn so với năm 1988, cụ thể đã vận chuyển được 314.310 lượt hành khách, trong đó có 78.760 nghìn hành khách quốc tế, phục vụ trên 1.750 lượt chuyến bay nước ngoài cất/hạ cánh và 19.790 tấn hàng hóa.

Ngày 20/04/1993, theo Quyết định số 475 QĐ/TCCB-LĐ, hãng HK quốc gia Việt Nam được thành lập như một doanh nghiệp Nhà nước, trực thuộc Cục HK Dân dụng Việt Nam. Số lượng máy bay thế hệ mới của hãng lúc này còn ít, cơ sở vật chất kỹ thuật còn yếu kém. Hãng đã luôn đầu tư, đổi mới trang thiết bị, số lượng máy bay hiện đại được tăng dần bằng cách mua thêm máy bay mới và thuê máy bay. Trong giai đoạn từ năm 1991 đến 1996, hãng HK quốc gia Việt Nam đã đạt mức tăng trưởng bình quân 38%/năm (trong đó, thị trường trong nước tăng 45% và

thị trường quốc tế tăng 31%), nhiều chuyến bay quốc tế quan trọng được bổ sung, mạng đường bay trong nước ngày càng được mở rộng với nhiều điểm đến mới.

Ngày 27/05/1996, với Nghị định 04/CP của Chính phủ, mô hình hoạt động của hãng HK quốc gia Việt Nam đã có một bước thay đổi lớn và cơ bản. Theo đó, Tổng công ty HK Việt Nam trực thuộc Chính phủ, được thành lập theo mô hình Tổng công ty Nhà nước có quy mô lớn, lấy hãng HK quốc gia Việt Nam (Vietnam Airlines) làm nòng cốt và bao gồm các đơn vị thành viên là các doanh nghiệp hạch toán độc lập, doanh nghiệp hạch toán phụ thuộc, đơn vị sự nghiệp có quan hệ gắn bó về lợi ích kinh tế, tài chính, công nghệ, thông tin, đào tạo, nghiên cứu, tiếp thị, hoạt động trong ngành HK, hoạt động dưới sự chỉ đạo của 07 thành viên Hội đồng quản trị do Thủ tướng bổ nhiệm. Sự kiện này đánh dấu một bước chuyển mình của hãng HK quốc gia Việt Nam trong giai đoạn đổi mới, phấn đấu vươn lên ngang tầm các hãng HK trong khu vực cũng như trên thế giới.

Nhiệm vụ chính của hãng HK quốc gia Việt Nam (VNA) giai đoạn này là cung ứng dịch vụ vận tải HK trong nước và mở rộng ra thị trường quốc tế. Trước hết, hãng là một thành viên hạch toán độc lập, chịu trách nhiệm bảo toàn và phát triển nguồn vốn do Nhà nước cấp, phải hoàn thành kế hoạch sản xuất kinh doanh đã được giao như các đơn vị kinh tế khác. Bên cạnh đó, là đại diện cho hình ảnh Việt Nam trên trường quốc tế, hãng phải tham gia thực hiện một nhiệm vụ chính trị khác, như chuyên chở các phái đoàn, các nhà lãnh đạo của Chính phủ tham dự các cuộc hội nghị, hội thảo quốc tế, cũng như các chuyến tham quan chính thức các nước trên thế giới. Đối với đường bay trong nước, việc khai thác của hãng phải đảm bảo phục vụ mục đích chính trị - xã hội, chứ không chỉ đơn thuần vì mục đích kinh tế. Một nhiệm vụ khó khăn đối với VNA là vừa hoạt động kinh doanh sinh lời, vừa thực hiện nhiệm vụ phục vụ công tác chính trị thường xuyên của Chính phủ.

Ngày 13/11/2006, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 259/2006/QĐ-TTg phê duyệt Điều lệ tổ chức và hoạt động của Công ty mẹ - Tổng công ty HK Việt Nam. Theo đó, Thủ tướng Chính phủ cho phép hãng HK quốc gia Việt Nam được chuyển đổi hoạt động theo mô hình Công ty mẹ - Công ty con. Công ty mẹ là Tổng công ty HK Việt Nam, với vốn điều lệ trên 5.700 tỷ đồng, là

công ty Nhà nước, hoạt động theo Luật Doanh nghiệp 2005, với tên giao dịch quốc tế là Vietnam Airlines Corporation, tên viết tắt là Vietnam Airlines, biểu tượng là Bông sen vàng, trụ sở đặt tại Hà Nội.

2. Cơ cấu bộ máy tổ chức:

Kể từ năm 2006, Tổng công ty HK Việt Nam do Chính phủ thành lập là Tổng công ty Nhà nước có qui mô lớn, với 20 đơn vị thành viên, lấy hãng HK quốc gia Việt Nam – VNA làm nòng cốt. Mô hình tổ chức của hãng được xây dựng trên cơ sở học hỏi mô hình tổ chức của một số hãng HK mạnh trong khu vực như: Cathay Pacific, Singapore Airlines, Thai International Airways…, kết hợp với đặc điểm riêng của ngành HK Việt Nam. Cơ cấu tổ chức của hãng được thể hiện qua sơ đồ sau:

Chú thích các chữ viết tắt:

XN PVKTTMMĐ: Xí nghiệp phục vụ kỹ thuật thương mại mặt đất TCCB & LĐTL: Tổ chức cán bộ và Lao động tiền lương

CNTT: Công nghệ Thông tin ĐBCL: Đảm bảo chất lượng PCTT: Pháp chế thanh tra

OCC: Trung tâm kiểm soát và khai thác

Hình 1: Sơ đồ cơ cấu tổ chức của VNA



HỘI ĐỒNG QUẢN TRỊ


Ban Kiểm soát


Tổng giám đốc/Phó TGĐ

Các ban tham mưu tổng hợp


Ban An toàn An Ninh

Văn phòng đối ngoại

Ban TCCB & LĐTL


Ban ĐBCL

Ban Kế hoạch - Đầu tư

Ban CNTT


Ban Đào tạo

Ban Tài chính Kế toán

Ban Khoa học kĩ thuật


Phòng PCTT

Văn phòng Đảng ủy

Văn phòng Thanh niên


Khối thương mại dịch vụ

- Ban Kế hoạch – Thị trường

- Ban Tiếp thị hành khách

- Dịch vụ thị trường

- Các văn phòng khu vực

- Các chi nhánh và đại diện ở nước ngoài

- 3 XN PVKTTMMĐ

Khối Kỹ thuật

- Ban Kỹ thuật

- Ban Quản lý vật tư

- Công ty Kỹ thuật máy bay (VAECO)

Khối Khai thác bay

- Ban Điều hành bay

- Đoàn bay 919

- Đoàn tiếp viên

- Trung tâm huấn luyện bay

- OCC Nội Bài

- OCC Tân Sơn Nhất


Các đơn vị hạch toán phụ thuộc

Đơn vị sự nghiệp: Viện Khoa học Hàng không (VAI)


Các đơn vị hạch toán độc lập

Các công ty liên doanh

Nguồn: Tổng công ty HK Việt Nam

- Hội đồng Quản trị: Hội đồng Quản trị của Tổng công ty là cơ quan quản lý cao nhất, bao gồm 07 thành viên do Thủ tướng Chính phủ quyết định bổ nhiệm và miễn nhiệm. Hội đồng Quản trị gồm chủ tịch Hội đồng Quản trị, một thành viên kiêm Tổng giám đốc, một thành viên kiêm trưởng Ban kiểm soát, một thành viên kiêm nhiệm là chuyên gia về tài chính, quản trị kinh doanh và pháp luật, và một số thành viên chuyên trách khác. Nhiệm kỳ của thành viên Hội đồng Quản trị là 05 năm.

- Ban Kiểm soát: có 05 thành viên, bao gồm một thành viên Hội đồng Quản trị giữ vị trí trưởng Ban, theo sự phân công của Hội đồng Quản trị, một thành viên là chuyên viên kế toán, một thành viên do Đại hội công nhân viên chức của Tổng công ty giới thiệu, một thành viên do Tổng cục trưởng Tổng cục quản lý vốn và tài sản Nhà nước tại doanh nghiệp giới thiệu, và một thành viên khác do Hội đồng Quản trị quyết định bổ nhiệm.

- Tổng giám đốc và Phó Tổng giám đốc: Tổng giám đốc của Tổng công ty HK Việt Nam do Thủ tướng Chính phủ bổ nhiệm, miễn nhiệm, khen thưởng, kỷ luật theo đề nghị của Hội đồng Quản trị. Tổng giám đốc là đại diện pháp nhân của Tổng công ty và chịu trách nhiệm pháp lý trước Hội đồng Quản trị, trước Thủ tướng Chính phủ và có quyền lực cao nhất trong Tổng công ty. Phó Tổng giám đốc là người trợ giúp Tổng giám đốc điều hành những lĩnh vực hoạt động của Tổng công ty theo sự phân công hoặc ủy quyền của Tổng giám đốc. Phó tổng giám đốc chịu trách nhiệm trước Tổng giám đốc và chịu trách nhiệm trước pháp luật về nhiệm vụ được giao hoặc ủy quyền.

- Các ban tham mưu tổng hợp: gồm Văn phòng Đối ngoại, Ban Tổ chức Cán bộ và Lao động Tiền lương, Ban Kế hoạch và Đầu tư, Ban Công nghệ Thông tin, Ban Tài chính Kế toán, Ban An toàn An Ninh, Ban Đảm bảo Chất lượng, Ban Khoa học Kỹ thuật, Ban Đào tạo, Phòng pháp chế Thanh tra, Văn phòng Đảng ủy, Văn phòng Thanh niên và các khối quản lý hoạt động của Tổng công ty: Khối Thương mại dịch vụ, Khối Kỹ thuật, Khối Khai thác bay.

- Các đơn vị thành viên của Tổng công ty: 20 đơn vị thành viên và một đơn vị sự nghiệp thuộc Tổng công ty, trong đó 20 đơn vị sự nghiệp được phân theo ba

khối: khối các đơn vị thành viên hạch toán độc lập, khối các đơn vị thành viên hạch toán phụ thuộc, và khối các công ty liên doanh có vốn góp của Tổng công ty HK.

o Khối các đơn vị hạch toán phụ thuộc:

Xí nghiệp thương mại mặt đất Nội Bài (NIAGS)

Xí nghiệp thương mại mặt đất Đà Nẵng (DIAGS)

Xí nghiệp thương mại mặt đất Tân Sơn Nhất (TIAGS)

Công ty bay dịch vụ hàng không (VASCO)

o Khối các đơn vị hạch toán độc lập:

Công ty cổ phần dịch vụ hàng không sân bay Nội Bài (NASCO)

Công ty cổ phần dịch vụ hàng không sân bay Đà Nẵng (MASCO)

Công ty cổ phần cung ứng dịch vụ hàng không (AIRSERCO)

Công ty cổ phần xuất nhập khẩu hàng không (AIRIMEX)

Công ty TNHH xăng dầu hàng không (VINAPCO)

Công ty cổ phần in hàng không

Công ty cổ phần nhựa cao cấp hàng không (APLACO)

Công ty cổ phần cung ứng và xuất nhập khẩu hàng không (ALSIMEXCO)

Công ty cổ phần công trình hàng không (ACC)

Công ty cổ phần tư vấn xây dựng và dịch vụ hàng không (AEC)

Công ty cổ phần vận tải ô tô hàng không

o Đơn vị sự nghiệp:

Viện Khoa học Hàng không (VAI)

o Khối các công ty liên doanh:

Công ty phân phối toàn cầu Abacus Việt Nam

Công ty cổ phần suất ăn hàng không Nội Bài (NCS)

Công ty TNHH dịch vụ hàng hóa Tân Sơn Nhất (TCS)

Công ty liên doanh sản xuất bữa ăn máy bay Tân Sơn Nhất

Công ty TNHH giao nhận hàng hóa (VINAKO)

Theo Nghị định 04/CP, Tổng công ty trực tiếp điều hành hãng HK quốc gia Việt Nam và hiện nay, hãng HK quốc gia Việt Nam không có tư cách pháp nhân, không có tài khoản, không có bảng cân đối tài chính riêng mà đều là bộ phận của

Xem tất cả 112 trang.

Ngày đăng: 11/09/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí