Khái Niệm Và Đặc Điểm Giao Dịch Trên Thị Trường Otc

4.3.3.6. Định chuẩn lệnh

Định chuẩn lệnh là khoảng thời gian có hiệu lực cho các nhà môi giới thực hiện lệnh của khách hàng. Ngoài khoảng thời gian này, các lệnh của khách hàng không còn giá trị.

Khách hàng có thể chọn một trong các định chuẩn lệnh sau:

- Lệnh có giá trị trong ngày (Day order): Lệnh có giá trị trong ngày là lệnh giao dịch có giá trị trong ngày. Nếu lệnh không được thực hiện trong ngày thì sẽ được tự động huỷ bỏ.

- Lệnh có giá trị cho đến khi huỷ bỏ (Good Till Canceled - GTC): Lệnh có giá trị đến khi huỷ bỏ là lệnh giao dịch có giá trị đến khi khách hàng huỷ bỏ hoặc đã thực hiện xong.

- Lệnh thực hiện ngay tức khắc hoặc huỷ bỏ (Immediate or Cancel - IOC): Lệnh thực hiện ngay tức khắc hoặc huỷ bỏ tức là lệnh trong đó toàn bộ nội dung lệnh hoặc từng phần sẽ phải thực thi ngay tức khắc, phần còn lại sẽ được huỷ bỏ.

- Lệnh thực hiện ngay toàn bộ hoặc huỷ bỏ (Fill or Kill - FOK): Lệnh thực hiện ngay toàn bộ hoặc huỷ bỏ là lệnh yêu cầu thực hiện ngay toàn bộ nội dung của lệnh nếu không thì huỷ bỏ.

4.4. Phương thức giao dịch

4.4.1. Giao dịch đấu giá

- Khái niệm

Giao dịch đấu giá là giao dịch mà các nhà tạo lập thị trường đưa ra giá chào bán và giá chào mua cho một số loại chứng khoán nhất định. Các báo giá này được đưa vào hệ thống và chuyển tới mọi thành viên của thị trường. Lúc này giá được chọn để giao dịch là giá chào mua và chào bán tốt nhất của những chào giá này.

- Ưu, nhược điểm

+ Ưu điểm: Có tính thanh khoản cao.

+ Nhược điểm: Người tạo lập thị trường có thể bóp méo cơ chế xác lập giá trên thị trường và làm tăng chi phí giao dịch của người đầu tư.

4.4.2. Giao dịch đấu lệnh

- Khái niệm

Giao dịch đấu lệnh là phương thức giao dịch trong đó tất cả các lệnh mua và lệnh bán được chuyển đến Sở GDCK và so khớp với nhau theo nguyên tắc ưu tiên để xác định giá khớp lệnh.

- Nguyên tắc ưu tiên khi xác định giá khớp lệnh

+ Ưu tiên về giá: Lệnh mua có mức giá cao hơn, lệnh bán có mức giá thấp hơn được ưu tiên thực hiện trước;

+ Ưu tiên về thời gian: Các lệnh có cùng mức giá thì lệnh giao dịch được nhập trước vào hệ thống giao dịch sẽ được ưu tiên thực hiện trước);

+ Ưu tiên về quy mô, khối lượng: Lệnh của khách hàng có cùng mức giá và thời gian, lệnh nào có khối lượng giao dịch lớn hơn sẽ được ưu tiên thực hiện trước.

Chú ý: Tại Việt Nam chỉ áp dụng 2 nguyên tắc đầu, ngoài ra còn áp dụng nguyên tắc là ưu tiên khách hàng. Nếu có 2 lệnh giao dịch có cùng mức giá, cùng thời gian trong đó có 1 lệnh của khách hàng và 1 lệnh của công ty chứng khoán thì ưu tiên lệnh khách hàng trước.

Giao dịch đấu lệnh được thực hiện thông qua 2 hình thức khớp lệnh: Khớp lệnh định kỳ và khớp lệnh liên tục.

4.4.2.1. Khớp lệnh định kỳ (call auction)

- Khái niệm

Là phương thức giao dịch được hệ thống giao dịch thực hiện trên cơ sở so khớp các lệnh mua và lệnh bán của khách hàng tại một thời điểm xác định để hình thành mức giá duy nhất. Mức giá này được xác định như sau:

+ Mức giá mà tại đó khối lượng giao dịch lớn nhất;

+ Nếu có nhiều mức giá có khối lượng giao dịch lớn thì mức giá được chọn là giá trùng hoặc gần với giá tham chiếu (gần với giá thực hiện của lần khớp lệnh gần nhất sẽ được chọn);

+ Nếu vẫn có nhiều mức giá thỏa mãn điều kiện thứ hai thì mức giá cao hơn sẽ được chọn.

- Ưu, nhược điểm

+ Ưu điểm

* Cho phép hình thành giá tốt nhất trên cơ sở khối lượng mua bán lớn tích tụ

lại;


* Thích hợp với thị trường có khối lượng giao dịch nhỏ;

* Ngăn chặn được những đột biến về giá thường xuất hiện dưới ảnh hưởng

của lệnh giao dịch có khối lượng lớn hoặc thưa thớt;

* Tạo sự ổn định giá cần thiết trên thị trường, giảm thiểu những biến động về giá nảy sinh từ tình trạng giao dịch thất thường.

+ Nhược điểm

* Chỉ có một giao dịch chung nên không phản ánh tức thời thông tin của thị trường và hạn chế cơ hội giao dịch của người đầu tư;.

* Tính thanh khoản của chứng khoán thấp;

* Khả năng cổ phiếu bị thao túng, làm giá.

Ví dụ: Giao dịch một loại cổ phiếu “AAA” với lệnh giới hạn và phương thức khớp lệnh định kỳ:


Môi giới

KL mua

Giá (1000đ)

KL bán

Môi giới

001

1.000

30,8

1.000

012

002

500

30,7

700

011

003

700

30,6

900

010

004

1.000

30,5

1.000

009

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 66 trang tài liệu này.

Thị trường tài chính Phần 2 - ThS. Lý Vân Phi Chủ biên - 6

3.000

30,4

2.200

008

006

2.000

30,3

1.500

007

005


Yêu cầu: Hãy xác định kết qủa khớp lệnh? Khối lượng giao dịch của từng nhà môi giới?

Giải:

Ta lập bảng số liệu như sau:


Môi giới

KL

mua

Tổng KL

mua

Giá (1000đ)

Tổng KL

bán

KL bán

Môi giới

001

1.000

1.000

30,8

5.800

1.000

012

002

500

1.500

30,7

4.800

700

011

003

700

2.200

30,6

4.100

900

010

004

1.000

3.200

30,5

3.200

1.000

009

005

3.000

6.200

30,4

2.200

2.200

008

006

2.000

8.200

30,3

1.500

1.500

007


Nhìn vào bảng số liệu trên ta thấy:

- Khối lượng khớp lệnh là: 3.200 cổ phiếu; giá khớp lệnh: 30.500đ/cổ phiếu

- Khối lượng giao dịch của từng nhà môi giới như sau:


Khối lượng mua

Khối lượng bán

001

1.000

007

1.500

002

500

008

700

003

700

009

1.000

004

1.000



4.4.2.2. Khớp lệnh liên tục 28 (continuous auction)

- Khái niệm

Khớp lệnh liên tục là phương thức giao dịch được thực hiện trên cơ sở so khớp các lệnh mua và lệnh bán chứng khoán ngay khi lệnh được nhập vào hệ thống giao dịch. Trong khớp lệnh liên tục, giá thực hiện là mức giá của các lệnh giới hạn đối ứng đang nằm chờ trên sổ lệnh.

- Ưu, nhược điểm

+ Ưu điểm:



28. Từ ngày 30/7/2009 Sở giao dịch chứng khoán TP.HCM triển khai hoạt động giao dịch liên tục nhằm đáp ứng nhu cầu càng tăng của nhà đầu tư và tránh được tình trạng nghẽn lệnh trong giao dịch

* Giá cả phản ánh tức thời các thông tin trên thị trường, từ đó tạo điều kiện cho nhà đầu tư tham gia thị trường một cách năng động và thường xuyên;

* Khối lượng giao dịch lớn, tốc độ giao dịch nhanh;

* Hạn chế được chênh lệch giữa giá lệnh mua và lệnh bán, từ đó thúc đẩy các giao dịch xảy ra thường xuyên và liên tục.

+ Nhược điểm:

* Hình thức khớp lệnh liên tục chỉ tạo ra mức giá cho một giao dịch điển hình chứ không phải là tổng hợp các giao dịch.

Ví dụ: Giao dịch một loại cổ phiếu “ABC” theo phương thức khớp lệnh liên tục:


MUA

GIÁ (1.000đ)

BÁN

Môi giới

Lệnh

Thời gian

Thời gian

Lệnh

Môi giới

001

200cổ phiếu

9h35

20




007

100cổ phiếu

8h30

20.1




003

200cổ phiếu

8h40

20.2




006

400cổ phiếu

8h55

20.3




005

500cổ phiếu

9h05

20.4




010

500cổ phiếu

10h15

20.5

20.5

20.7

20.7

9h20

9h25

8h45

9h55

400cổ phiếu 300cổ phiếu 500cổ phiếu

400cổ phiếu

012

018

027

205

Yêu cầu: Hãy xác định kết qủa khớp lệnh?

Giải:

Giá thực hiện là: 20.5; Khối lượng thực hiện: 500 cổ phiếu. Nhà môi giới 010 mua được 500 cổ phiếu

Nhà môi giới 0102 bán được 400 cổ phiếu

Nhà môi giới 018 bán được 100 cổ phiếu, còn 200 cổ phiếu được giao dịch tiếp ở lần khớp lệnh sau.

V. Giao dịch chứng khoán trên thị trường phi tập trung (Over The Counter- OTC)

1. Khái niệm và đặc điểm giao dịch trên thị trường OTC

1.1. Khái niệm

Thị trường chứng khoán phi tập trung (OTC) là loại thị trường chứng khoán xuất hiện sớm nhất trong lịch sử hình thành và phát triển của thị trường chứng khoán. Thị trường được mang tên OTC có nghĩa là “Thị trường qua quầy”. Điều này xuất phát từ đặc thù của thị trường là các giao dịch mua bán trên thị trường được thực hiện trực tiếp

tại các quầy của các ngân hàng hoặc các công ty chứng khoán mà không phải thông qua các trung gian môi giới để đưa vào đấu giá tập trung.

Thị trường chứng khoán phi tập trung được đặt dưới sự quản lý, điều hành của các tổ chức do pháp luật quy định và chịu sự quản lý của nhà nước.

Với sự phát triển của kỹ thuật tin học, Thị trường chứng khoán phi tập trung phát triển rất nhanh chóng trở thành một loại hình chứng khoán hiện đại. Thị trường chứng khoán phi tập trung - OTC (khác với thị trường chứng khoán chợ đen) là một thị trường chứng khoán được tổ chức chặt chẽ bởi các tổ chức theo quy định của pháp luật và chịu sự quản lý của Nhà nước.

Từ những lập luận trên có thể hiểu: “Thị trường OTC là thị trường không có trung tâm giao dịch tập trung, đó là một mạng lưới các nhà môi giới và tự doanh chứng khoán mua bán với nhau và với các nhà đầu tư, các hoạt động giao dịch của thị trường OTC được diễn ra tại các quầy (sàn giao dịch) của các ngân hàng và công ty chứng khoán”

1.2. Đặc điểm giao dịch trên thị trường OTC

1.2.1. Chứng khoán giao dịch

Có nhiều loại chứng khoán giao dịch trên thị trường OTC như: cổ phiếu, trái phiếu công ty, trái phiếu chính phủ và chính quyền địa phương.

Chứng khoán giao dịch trên thị trường OTC chủ yếu là chứng khoán của các công ty vừa và nhỏ, công ty công nghệ cao, công ty mới thành lập nhưng có tiềm năng phát triển tốt, tóm lại là chứng khoán chưa đủ tiêu chuẩn niêm yết trên Sở GDCK.

1.2.2. Đặc điểm giao dịch

- Thị trường OTC không có địa điểm giao dịch tập trung giữa bên mua và bên bán như đối với thị trường chứng khoán tập trung. Tuy nhiên, vì kỹ thuật tin học phát triển và việc sử dụng mạng thông tin dữ liệu trên diện rộng đã làm cho việc giao dịch trên thị trường OTC có tính tập trung cao hơn.

- Thị trường chứng khoán phi tập trung là thị trường được tổ chức chặt chẽ, sử dụng hệ thống mạng tin học diện rộng liên kết với tất cả các đối tượng tham gia thị trường.

- Cơ chế thanh toán các giao dịch trên thị trường OTC đa dạng và linh hoạt.

- Thị trường OTC hình thành nhằm đáp ứng nhu cầu giao dịch các loại chứng khoán chưa đủ điều kiện niêm yết trên Sở GDCK 29.

- Cơ chế xác lập giá trên thị trường OTC chủ yếu được thực hiện thông qua hình thức thương lượng giữa bên mua và bên bán chứng khoán.

- Các nhà tạo lập thị trường luôn đưa ra giá mua, giá bán để kinh doanh chứng khoán.



29 Chương III, mục 1, điều 8 tại Nghị định số 14/2007/NĐ-CP ngày 19/01/2007, quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Chứng khoán.

2. Quy trình giao dịch trên thị trường OTC

Giao dịch chứng khoán trên thị trường OTC được thực hiện theo phương thức thương lượng, thỏa thuận giữa bên mua và bên bán chứng khoán và tuân thủ các bước sau:

Bước 1: Mở tài khoản giao dịch

Khi có nhu cầu mua bán chứng khoán trên thị trường OTC, nhà đầu tư mở tài khoản giao dịch tại công ty chứng khoán thành viên của thị trường OTC.

Bước 2: Đặt lệnh giao dịch

Nhà đầu tư đưa ra yêu cầu mua hay bán chứng khoán bằng cách đặt lệnh cho công ty chứng khoán thực hiện bằng cách gọi điện thoại hoặc hệ thống máy tính nối mạng nhưng phải đảm bảo tỷ lệ ký quỹ quy định.

Bước 3: Thực hiện lệnh giao dịch theo yêu cầu của khách hàng

Sau khi nhận lệnh của khách hàng, đại diện giao dịch của CTCK sẽ kiểm tra các giao dịch thỏa thuận. Nếu CTCK là nhà tạo lập thị trường về loại chứng khoán mà khách hàng đặt mua hoặc bán thì bộ phận giao dịch của công ty sẽ thương lượng và thỏa thuận với khách hàng; Nếu CTCK không phải là nhà tạo thị trường thì công ty sẽ nhập lệnh vào hệ thống giao dịch và hiển thị trên sổ lệnh của thị trường. Trên cơ sở đó, CTCK sẽ liên lạc với các CTCK khác có loại chứng khoán này để giúp nhà đầu tư tìm kiếm và thỏa thuận giao dịch về giá, khối lượng nhằm đảm bảo giao dịch mua bán có lợi nhất cho khách hàng. Khi đạt thỏa thuận CTCK sẽ thực hiện lệnh cho khách hàng của mình.

Ví dụ: Ông Nguyễn Đầu tư muốn mua 200CP của công ty AB, đang được mua bán trên thị trường OTC. Ông Đầu tư gọi điện cho công ty môi giới chứng khoán “X” và đặt lệnh mua 200CP của công ty AB với giá thị trường cho người đại diện có giấy phép của công ty. Nhưng công ty “X” không tạo thị trường cho CP của công ty AB. Nên người đại diện công ty “X” không thể thực hiện ngay lệnh của ông Đầu tư. Công ty “X” sẽ kiểm tra trên thị trường và gọi điện liên lạc với một số nhà tạo thị trường CP của công ty AB và báo với ông Đầu tư sau. Giả sử người đại diện liên lạc với 3 nhà giao dịch M1, M2, M3.

- Nhà giao dịch M1 yết giá CP AB là: 45.000 – 48.000 nghĩa là nhà giao dịch M1 sẽ mua vào CP AB với giá 45.000/CP và bán ra với giá 48.000/CP.

- Nhà giao dịch M2 yết giá CP AB là: 45.500 – 48.300

- Nhà giao dịch M3 yết giá CP AB là: 45.400 – 48.200

Qua các yết giá trên, công ty chứng khoán “X” nhận định rằng chỉ có thể mua CP AB với giá thấp nhất là 48.000đ- giá chào bán của M1. Trên cơ sở đó công ty “X” gọi điện thoại cho ông Đầu tư và báo rằng họ sẽ bán 200CP của công ty AB cho ông Đầu tư với giá 49.000đ (phần chênh lệch giá 49.000 – 48.000= 1.000đ chính là thu nhập của công ty “X”).

Bước 4: Xác nhận lệnh và thông báo kết quả

Hệ thống giao dịch của thị trường OTC xác nhận các lệnh giao dịch do CTCK nhập vào và sẽ hiển thị kết quả giao dịch thỏa thuận trên màn hình thông tin của CTCK.

VI. Trung tâm lưu ký chứng khoán và thanh toán bù trừ

1. Trung tâm lưu ký chứng khoán

1.1. Khái niệm

Lưu ký chứng khoán thực chất là việc lưu giữ, bảo quản chứng khoán của khách hàng cả chứng khoán vật chất và chứng khoán ghi sổ. Đồng thời đối với các chứng chỉ vật chất, TTLK còn phải thực hiện cả việc quản lý nhập, xuất và bảo quản an toàn chứng chỉ chứng khoán tại kho chứng chỉ chứng khoán

Chứng khoán đã được lưu ký sẽ được ghi nhận vào tài khoản lưu ký chứng khoán đứng tên nhà đầu tư. Khi chứng khoán được giao dịch, tài khoản của nhà đầu tư sẽ được ghi tăng hoặc giảm mà không cần phải trao tay tờ chứng chỉ chứng khoán.

Lưu ký chứng khoán là một trong những điều kiện để thực hiện giao dịch trên TTCK. Trước khi thực hiện giao dịch chứng khoán, nhà đầu tư phải ký hợp đồng mở tài khoản tại các thành viên lưu ký.

Hệ thống lưu ký chứng khoán bao gồm Trung tâm Lưu ký chứng khoán (TTLK) và các thành viên lưu ký. Thành viên lưu ký là công ty chứng khoán, ngân hàng thương mại hoạt động tại Việt Nam được Uỷ ban Chứng khoán Nhà nước cấp giấy chứng nhận đăng ký hoạt động lưu ký chứng khoán và được TTLK chấp thuận trở thành thành viên lưu ký.

1.2. Mô hình quản lý của trung tâm lưu ký chứng khoán30

1.2.1. Mô hình quản lý một cấp

Mô hình này còn được gọi là mô hình quản lý trực tiếp tài khoản của nhà đầu tư. Theo mô hình này, trung tâm lưu ký chứng khoán trở thành một đầu mối thông tin và thông qua hệ thống của mình trung tâm lưu ký có thể giúp Ủy ban Chứng khoán thực hiện những quy định về quản lý bán khống, mua bán nội gián một cách chặt chẽ. Tài khoản của nhà đầu tư được ghi có và ghi nợ trực tiếp tại trung tâm lưu ký. Các thành viên lưu ký đóng vai trò là người theo dõi tài khoản cho người đầu tư. Các tài khoản này phải so khớp với tài khoản của nhà đầu tư mở tại trung tâm lưu ký. Vào bất cứ thời điểm nào trung tâm lưu ký cũng có thể đáp ứng được yêu cầu cung cấp danh sách các cổ đông lưu ký chứng khoán của tổ chức phát hành.

1.2.1. Mô hình quản lý hai cấp

Mô hình này rất phổ biến và còn được gọi là mô hình quản lý tài khoản của thành viên lưu ký. Theo đó chỉ có các thành viên lưu ký được mở tài khoản tại trung tâm lưu ký. Người sở hữu tài khoản và ký gửi chứng chỉ chứng khoán của mình tại thành viên lưu ký và thành viên lưu ký tái lưu ký chứng khoán tại trung tâm lưu ký.

1.2.3. Mô hình quản lý tài khoản hỗn hợp

Một mô hình khác cho phép người sở hữu chứng khoán được mở tài khoản và lưu ký chứng khoán tại 2 nơi: tại thành viên lưu ký hoặc trực tiếp tại trung tâm lưu ký. Mô hình này ít phổ biến và thường là hình thức biến dạng của mô hình cấp 2.

Theo mô hình quản lý 2 cấp thì trung tâm lưu ký chứng khoán là nơi tập trung lưu trữ chứng khoán. Theo đó, các thành viên lưu ký là các công ty chứng khoán thành viên đượcm ở tài khoản tại trung tâm lưu ký chứng khoán. Khách hàng của công ty


30. PGS.TS Bùi Kim Yến, Thị trường tài chính thị trường chứng khoán, NXB Thống kê, 2008, trang 369- 370.

chứng khoán là người sở hữu chứng khoán mở tài khoản và ký gửi chứng khoán của mình tại thành viên lưu ký và thành viên lưu ký tái lưu ký chứng khoán tập trung tại Trung tâm lưu ký chứng khoán.

Trung tâm lưu ký chứng khoán có các chức năng như sau:

+ Nhận lưu ký chứng khoán bao gồm các chứng chỉ chứng khoán và chứng khoán ghi sổ;

+ Tiến hành thanh toán, thực hiện chuyển khoản, cầm cố thông qua các bút toán

ghi sổ;

+ Thực hiện quyền của người sở hữu chứng khoán đối với chứng khoán lưu ký.

2. Trung tâm thanh toán bù trừ

2.1. Khái niệm

Hệ thống thanh toán bù trừ là một bộ phận cấu thành của TTCK, đảm nhận chức năng bù trừ và thanh toán cho các giao dịch được thực hiện trên thị trường. Bù trừ là việc dựa trên kết quả giao dịch để tính toán theo một số phương pháp nhất định nhằm đưa ra số lượng chứng khoán và tiền mà các bên tham gia vào giao dịch sẽ được nhận và phải trả. Còn thanh toán chính là việc việc giao nhận chứng khoán cho bên mua và tiền cho bên bán.31

2.2. Phương thức bù trừ

Sau khi chứng khoán niêm yết đã được đưa vào đăng ký, lưu ký tập trung tại Trung tâm lưu ký chứng khoán, chúng sẽ được phép giao dịch trên thị trường chứng khoán. Tuy nhiên, sau khi giao dịch được thực hiện, thì các bên tham gia giao dịch cần phải nhận được tài sản của mình: bên bán nhận được tiền, bên mua nhận được chứng khoán. Bù trừ chứng khoán và tiền thực hiện việc xử lý thông tin về các giao dịch chứng khoán, tính toán lại nhằm xác định số tiền và chứng khoán ròng cuối cùng mà các đối tác tham gia giao dịch phải có nghĩa vụ thanh toán sau khi giao dịch được thực hiện.

Phương thức bù trừ cho các giao dịch chứng khoán được quyết định bởi phương thức giao dịch trên TTCK. Có 2 phương thức bù trừ đó là:

+ Phương thức bù trừ song phương (một bên mua với một bên bán): Là việc tính toán số lượng thuần tiền và từng loại chứng khoán phải thanh toán giữa các cặp đối tác giao dịch. Thông thường áp dụng đối với các giao dịch thỏa thuận.

+ Phương thức bù trừ đa phương (nhiều bên mua với nhiều bên bán): Là việc tính toán số lượng thuần tiền và từng loại chứng khoán mà mỗi thành viên lưu ký phải thanh toán, áp dụng phổ biến đối với các giao dịch khớp lệnh cổ phiếu.



31. PGS.TS Bùi Thị Kim Yến, Giáo trình thị trường tài chính, thị trường chứng khoán, NXB Thống kê, 2008, Trang 371.

Xem tất cả 66 trang.

Ngày đăng: 28/12/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí