Lệnh Giao Dịch Tại Mức Giá Khớp Lệnh ( At -The -Opening Order - Ato)

Ví dụ: Sở giao dịch Hàn Quốc: đơn vị giao dịch là 10 cổ phiếu, do đó trên thị trường chỉ chấp nhận những giao dịch có quy mô là 10 hoặc bội số của 10; ở Sở giao dịch chứng khoán Newyork quy định đơn vị giao dịch là 100 cổ phiếu được gọi là “lô chẳn”, số lượng cổ phiếu mua hoặc bán ít hơn 100 được gọi là “lô lẻ”.


LIÊN HỆ THỰC TẾ TẠI VIỆT NAM VỀ ĐƠN VỊ GIAO DỊCH

- Tại Sở GDCK thành phố HCM

+ Lô lẻ (odd - lot): giao dịch lô lẻ là các giao dịch có khối lượng nhỏ hơn một đơn vị giao dịch quy định, tức từ 1 đến 09 cổ phiếu.

+ Lô chẵn (round - lot hay board - lot): Mỗi lô chứng khoán gồm 10 cổ phiếu (CP) chứng chỉ quỹ (CCQ), khối lượng giao dịch tối đa: 19.990CP. Giao dịch lô chẵn là giao dịch có khối lượng từ 10 đến 19.990 và là bội số của 10 được giao dịch theo phương thức khớp lệnh định kỳ và liên tục.

+ Lô lớn (block - lot): Lô lớn là loại giao dịch có khối lượng hoặc giá trị lớn, thông thường là từ 20.000 CPtrở lên. Riêng đối với trái phiếu từ 3.000 trái phiếu trở lên.

- Tại Sở GDCK Hà Nội:

+ Tối thiểu là 100 cổ phiếu, đặt mua, bán là bội số của 100.


4.2.3. Biên độ dao động giá và đơn vị yết giá

- Biên độ dao động giá: là giới hạn giao động giá chứng khoán quy định trong ngày giao dịch được tính theo tỷ lệ phần trăm (%) so với giá tham chiếu25.

Theo quy định của UBCKNN hiện hành, biên độ giao động giá là: ± 5% (HCM); ± 7% (Hà Nội) áp dụng đối với giao dịch cổ phiếu và chứng chỉ quỹ đầu tư, nghĩa là giá giao dịch trong ngày chỉ có thể dao động trong khoảng ± 5% (± 7% ) so với giá đóng cửa của ngày giao dịch trước đó. Không áp dụng biên độ dao động giá đối với trái phiếu.

Chẳng hạn: Sở giao dịch chứng khoán Ba Lan quy định biên độ giao động giá là ± 10%, Thượng Hải ± 10%.

- Đơn vị yết giá (quotation unit): Là đơn vị tiền tệ tối thiểu được quy định đối với việc định giá. Đơn vị yết giá còn gọi là bước giá - Là các mức giá tối thiểu khi khách hàng đặt giá chứng khoán, nhà đầu tư nào không ghi đúng đơn vị yết giá thì lệnh sẽ bị loại.

Trường hợp đơn vị yết giá nhỏ, sẽ tạo ra nhiều mức giá lựa chọn cho nhà đầu tư khi đặt lệnh, nhưng các mức giá sẽ dàn trải, không tập trung. Ngược lại đơn vị yết giá lớn sẽ tập trung được các mức giá lựa chọn, nhưng sẽ làm hạn chế mức giá lựa chọn của nhà đầu tư, từ đó không khuyến khích các nhà đầu tư nhỏ tham gia thị trường.

Thông thường đơn vị yết giá chỉ quy định đối với giao dịch khớp lệnh. Giao dịch theo phương pháp thoả thuận không quy định đơn vị yết giá.

Ở Việt Nam, đơn vị yết giá theo phương thức khớp lệnh được quy định như sau:

+ Tại Sở GDCK TPHCM:


25. Thông tư số: 74/2011/TT-BTC ngày 01 tháng 06 năm 2011, Hướng dẫn về giao dịch chứng khoán.

Bước giá

Trái phiếu

≤ 49.900

100 đồng

100 đồng

50.000 – 99.500đ

500 đồng

100 đồng

≥ 100.000

1.000 đồng

100 đồng

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 66 trang tài liệu này.

Thị trường tài chính Phần 2 - ThS. Lý Vân Phi Chủ biên - 5

Mức giá chứng khoán


Ví dụ: Cổ phiếu ABC có giá tham chiếu là: 120.000 thì nhà đầu tư đặt giá với đơn vị yết giá là 1.000đ tức là: 121.000, 122.000, 118.000, 119.000…Nếu đặt giá không theo đơn vị yết giá thì lệnh sẽ bị loại.

+ Tại Sở GDCK Hà Nội: Đơn vị yết giá là 100 đồng đối với cổ phiếu và trái phiếu giao dịch theo phương thức khớp lệnh

4.2.4. Giá tham chiếu (reference price)

Giá tham chiếu là mức giá cơ bản dùng làm căn cứ để tính toán xác định giá trần (giá cao nhất) và giá sàn (giá thấp nhất) trong ngày giao dịch.

Đối với cổ phiếu và chứng chỉ quỹ đầu tư: giá tham chiếu là giá đóng cửa của phiên giao dịch trước đó.

Đối với trái phiếu: giá tham chiếu là giá thực hiện của lần giao dịch gần nhất.

Trên cơ sở giá tham chiếu, giới hạn dao động giá của các chứng khoán được tính như sau:

- Giá tối đa = Giá tham chiếu + (Giá tham chiếu x Biên độ dao động giá)

- Giá tối thiểu = Giá tham chiếu - (Giá tham chiếu x Biên độ dao động giá) Để hiểu rõ thêm cách xác định giá tham chiếu xem bài đọc thêm trang 111.

4.3. Các loại lệnh giao dịch

4.3.1. Khái niệm lệnh giao dịch

Lệnh giao dịch chứng khoán là các chỉ thị của nhà đầu tư yêu cầu người môi giới (công ty chứng khoán, nhà môi giới độc lập) tiến hành mua, bán chứng khoán theo những điều kiện nhất định.

4.3.2. Nội dung của lệnh

Để đảm bảo tính thống nhất cũng như các yêu cầu về mặt kỹ thuật giao dịch, các lệnh giao dịch phải có các nội dung cơ bản sau:

- Tên lệnh: Lệnh Mua/Bán của khách hàng

- Thông tin về khách hàng (Họ tên, địa chỉ, điện thoại, mã số)

- Tên và mã ký hiệu chứng khoán muốn mua hoặc bán

- Mã của công ty môi giới chứng khoán

- Loại lệnh

- Số lượng chứng khoán cần mua hay bán

- Giá cả (LO, ATO, MP, ATC)

- Ngày, giờ đặt lệnh và thời gian hiệu lực của lệnh

- Phương thức thanh toán lệnh: chuyển khoản hay tiền mặt

4.3.3. Các loại lệnh

Trên thị trường chứng khoán, có rất nhiều loại lệnh giao dịch được sử dụng để thương lượng, đấu giá mua bán chứng khoán theo yêu cầu của khách hàng, bao gồm:

4.3.3.1. Lệnh thị trường: (Market Price - MP)

- Khái niệm

Lệnh thị trường là lệnh mua hoặc bán chứng khoán nhưng không ghi mức giá, mà yêu cầu được thi hành theo giá tốt nhất có thể được ngay khi lệnh được chuyển tới sàn giao dịch.

Ví dụ: mua VNM 1.000@MP; bán PVC 500@MP.

- Đặc điểm

+ Lệnh thị trường là loại lệnh được sử dụng phổ biến trong các giao dịch chứng khoán. Khi sử dụng loại lệnh này, nhà đầu tư sẵn sàng chấp nhận mua hoặc bán theo mức giá thị trường hiện tại và lệnh của nhà đầu tư luôn luôn được thực hiện;

+ Lệnh thị trường có tính thích nghi ngay với giá thị trường nên được ưu tiên thực hiện trước so với các lệnh khác;

+ Áp dụng cho khớp lệnh liên tục.


Liên hệ thực tế ở Việt Nam về cách thức sử dụng lệnh thị trường

- Là lệnh mua chứng khoán tại mức giá bán thấp nhất và lệnh bán chứng khoán tại mức giá mua cao nhất hiện có trên thị trường;

- Nếu khối lượng chưa khớp hết thì mức giá tiếp theo sẽ được lựa chọn;

- Nếu khối lượng vẫn còn và không thể khớp được nữa thì lệnh MP chuyển thành lệnh LO mua với mức giá cao hơn một bước giá và bán với mức giá thấp hơn một bước giá;

- Không được nhập lệnh MP vào hệ thống khi chưa có lệnh đối ứng;

- Áp dụng cho khớp lệnh liên tục.


Ví dụ về lệnh thị trường mua: Sổ lệnh cổ phiếu “BBB” như sau:


KL mua

Giá mua

Giá bán

KL bán

9.000 (N1)

MP

98.000

3.000 (A1)



99.000

2.000 (A2)



99.500

1.500 (A3)

Yêu cầu: Hãy xác định kết qủa khớp lệnh?

Giải:

Kết quả khớp lệnh: N1: 9.000 – A1: 3.000 (tại mức giá: 98.000)

A2: 2.000 (tại mức giá: 99.000)

A3: 1.500 (tại mức giá: 99.500)

Phần còn lại 2.500 cổ phiếu chưa thực hiện được của nhà đầu tư sẽ tự động chuyển thành lệnh giới hạn tại mức giá 100.000.

Ví dụ về lệnh thị trường bán: Sổ lệnh cổ phiếu “ABC” như sau:


KL mua

Giá mua

Giá bán

KL bán

2.000 (A)

98



1.000 (B)

99





MP

5.000 (M1)

Yêu cầu: Hãy xác định kết qủa khớp lệnh?

Giải

Kết quả khớp lệnh: M1: 5.000 – B: 1.000 (tại mức giá: 99.000)

A: 2.000 (tại mức giá: 98.000)

Phần còn lại 2.000 cổ phiếu chưa thực hiện được của nhà đầu tư sẽ tự động chuyển thành lệnh giới hạn tại mức giá 97.500.

- Ưu, nhược điểm của lệnh thị trường

+ Ưu điểm:

* Nâng cao doanh số giao dịch trên thị trường, tăng cường tính thanh khoản của thị trường;

* Thuận tiện cho người đầu tư vì họ chỉ cần ra khối lượng giao dịch mà không cần chỉ ra mức giá giao dịch cụ thể;

* Lệnh thị trường được ưu tiên thực hiện trước so với các loại lệnh giao dịch

khác;

* Tiết kiệm được các chi phí do ít gặp phải sai sót hoặc không phải sửa lệnh

cũng như huỷ lệnh.

+ Nhược điểm:

* Dễ gây ra sự biến động giá bất thường, ảnh hưởng đến tính ổn định giá của thị trường, do lệnh luôn tiềm ẩn khả năng được thực hiện ở mức giá không thể dự tính trước.

Lệnh thị trường thông thường chỉ được áp dụng đối với các nhà đầu tư lớn, chuyên nghiệp, đã có được các thông tin liên quan đến mua bán và xu hướng vận động giá cả chứng khoán trước, trong và sau khi lệnh được thực hiện.

Lệnh thị trường được áp dụng chủ yếu trong các trường hợp bán chứng khoán vì tâm lý của người bán là muốn bán nhanh theo giá thị trường và đối tượng của lệnh này thường là các chứng khoán “nóng”, nghĩa là các chứng khoán đang có sự thiếu hụt hoặc dư thừa tạm thời.

4.3.3.2. Lệnh giao dịch tại mức giá khớp lệnh ( At -the -Opening Order - ATO)

- Khái niệm

Đây là lệnh mà khách hàng không phải đưa ra mức giá cụ thể nào mà chỉ cần ghi “ATO”, khi đó lệnh sẽ được thực hiện tại mức giá khớp lệnh để xác định giá mở cửa26.

Ví dụ: mua PVC 500 CP@ATO, bán BSC 1000CP@ATO

- Đặc điểm: Lệnh giao dịch tại mức giá khớp lệnh (ATO):

+ Là lệnh đặt mua/bán chứng khoán tại mức giá mở cửa.

+ Được ưu tiên trước lệnh giới hạn.

+ Được nhập vào hệ thống trong thời gian khớp lệnh định kỳ xác định giá mở

cửa.

+ Nếu lệnh chưa thực hiện hết thì tự động huỷ bỏ.

Ví dụ: Sổ lệnh cổ phiếu “HSB” như sau:


Khối lượng mua

Giá mua (1.000đ)

Giá bán (1.000đ)

Khối lượng bán

2.000 (N1)

100

ATO

3.000 (A1)




1.500 (A2)

Yêu cầu: Hãy xác định kết qủa khớp lệnh?

Giải

Kết quả khớp lệnh:

- Giá khớp lệnh: 100, khối lượng: 2.000 cổ phiếu.

N1 với A1: 2.000; còn khối lượng 1.000 cổ phiếu (A1) của lệnh ATO tự động bị hủy.

4.3.3.3. Lệnh giao dịch tại mức giá khớp lệnh ( At -the -Close Oder –ATC)

- Khái niệm

Đây là lệnh mà khách hàng không phải đưa ra mức giá cụ thể nào mà chỉ cần ghi “ATC”, khi đó lệnh sẽ được thực hiện tại mức giá khớp lệnh để xác định giá đóng cửa27.

- Đặc điểm: Lệnh giao dịch tại mức giá khớp lệnh (ATC):

+ Là lệnh đặt mua/bán chứng khoán tại mức giá đóng cửa.

+ Được ưu tiên trước lệnh giới hạn.

+ Được nhập vào hệ thống trong đợt khớp lệnh định kỳ xác định giá đóng cửa.

+ Nếu không thực hiện hết thì tự động huỷ bỏ.


26 Giá mở cửa: Là giá chứng khoán được thực hiện tại lần khớp lệnh đầu tiên trong ngày giao dịch.

27 Giá đóng cửa: là giá chứng khoán thực hiện tại lần khớp lệnh cuối cùng trong ngày giao dịch.

4.3.3.4. Lệnh giới hạn: (Limit Order - LO)

- Khái niệm

Lệnh giới hạn là lệnh mua hoặc bán chứng khoán do người đầu tư đưa ra cho người môi giới thực hiện theo mức giá chỉ định hoặc tốt hơn.

- Đặc điểm

+ Lệnh giới hạn được ưu tiên sau lệnh thị trường, lệnh ATO, ATC;

+ Lệnh giới hạn thông thường không thể thực hiện ngay, do đó nhà đầu tư phải xác định thời gian cho phép đến khi có lệnh huỷ bỏ. Trong khoảng thời gian lệnh giới hạn chưa được thực hiện, khách hàng có thể thay đổi mức giá giới hạn. Khi hết thời gian đã định, lệnh chưa được thực hiện hoặc thực hiện chưa đủ mặc nhiên sẽ hết giá trị.

+ Hiệu lực của lệnh: kể từ khi nhập vào hệ thống giao dịch cho đến khi kết thúc ngày giao dịch hoặc cho đến khi lệnh bị hủy bỏ;

+ Hiệu lực của lệnh: kể từ khi nhập vào hệ thống giao dịch cho đến khi kết thúc ngày giao dịch hoặc cho đến khi lệnh bị hủy bỏ.

- Các loại lệnh giới hạn

Có hai loại lệnh giới hạn: lệnh giới hạn mua và lệnh giới hạn bán.

+ Lệnh giới hạn mua: chỉ ra mức giá mua cao nhất mà người mua chấp nhận thực hiện giao dịch.

+ Lệnh giới hạn bán: chỉ ra mức giá bán thấp nhất mà người bán chấp nhận thực hiện giao dịch.

- Ưu, nhược điểm của lệnh giới hạn

+ Ưu điểm:

* Khách hàng có thể có cơ may mua hoặc bán một loại chứng khoán nào đó với giá tốt hơn giá thị trường tại thời điểm lúc ra lệnh.

* Lệnh giới hạn giúp nhà đầu tư dự tính được mức lời hoặc lỗ khi giao dịch được thực hiện.

+ Nhược điểm:

* Nhà đầu tư khi ra lệnh giới hạn có thể phải chấp nhận rủi ro do mất cơ hội đầu tư, đặc biệt là trong trường hợp giá thị trường bỏ xa mức giá giới hạn (ngoài tầm kiểm soát của khách hàng). Trong một số trường hợp, lệnh giới hạn có thể không được thực hiện ngay cả khi giá giới hạn được đáp ứng vì không đáp ứng được các nguyên tắc ưu tiên trong khớp lệnh.

Ví dụ: Sổ lệnh cổ phiếu ABC như sau:


KL mua

Giá mua

Giá bán

KL bán

4.000 (A1)

100.000

98.000

1.000



99.000

1.500

Yêu cầu: Hãy xác định kết qủa khớp lệnh? Biết giá tham chiếu: 99.000

Giải:

Kết quả khớp lệnh: Giá khớp lệnh: 100.000, khối lượng khớp lệnh là: 2.500 cổ phiếu

Nghĩa là A1 chỉ mua được 2.500 cổ phiếu với giá 100.000.

4.3.3.5. Lệnh dừng: (Stop Order- SO)

- Khái niệm

Lệnh dừng là loại lệnh giao dịch trong đó khách hàng đưa ra một mức giá dừng làm ngưỡng để nhà môi giới thực hiện việc mua vào hay bán ra chứng khoán.

- Các loại lệnh dừng

Có hai loại lệnh dừng: Lệnh dừng để bán và lệnh dừng để mua.

+ Lệnh dừng để mua: lệnh dừng để mua luôn đặt giá cao hơn thị giá của chứng khoán cần mua.

Giá giới hạn > giá dừng > thị giá

+ Lệnh dừng để bán: lệnh dừng để bán luôn đặt giá thấp hơn thị giá hiện tại của một chứng khoán muốn bán.

Giá giới hạn < giá dừng < thị giá

Lệnh dừng là loại lệnh đặc biệt để đảm bảo cho các nhà đầu tư có thể thu lợi nhuận tại một mức độ nhất định và phòng chống rủi ro trong trường hợp giá chứng khoán chuyển động theo chiều hướng ngược lại. Sau khi đặt lệnh, nếu giá thị trường đạt tới hoặc vượt qua mức giá dừng thì khi đó lệnh dừng thực tế sẽ trở thành lệnh thị trường.

- Các trường hợp sử dụng lệnh dừng:

Trường hợp 1: Sử dụng lệnh dừng để bảo vệ tiền lời của người kinh doanh trong một thương vụ đã thực hiện.

Ngày 1/1: Ông Đầu có mua được lô chẵn 100 cổ phiếu “BBB” với giá 34.000 đồng/cổ phiếu.

Đến ngày 7/1: thị giá cổ phiếu này là 38.000 đồng/cổ phiếu.

Lúc này, ông Đầu nhận định giá cổ phiếu còn tăng nữa. Tuy vậy, để đề phòng nhận định đó là sai, giá cổ phiếu “BBB” sẽ hạ, ông ta ra lệnh dừng bán ở giá 37.000 đồng/cổ phiếu. Điều này có nghĩa là nếu giá cổ phiếu BBB hạ tới giá 37.000 đồng sẽ được bán ra. Nhưng cũng có thể cổ phiếu BBB hạ nhưng không có ở điểm 37.000 đồng mà chỉ xấp xỉ (37.500 đồng hay 36.500 đồng) thì cổ phiếu đó cũng được bán ra và lúc này lệnh đó trở thành lệnh thị trường.

Ngày 12/1 thị giá cổ phiếu tăng lên 40.000 đồng/cổ phiếu.

Ông Đầu đạt được mức lợi nhuận mới, tuy nhận định giá cổ phiếu sẽ còn tiếp tục tăng, nhưng ông ta cũng không thể không nghi ngờ là cổ phiếu tất yếu sẽ phải giảm giá vào một thời điểm trong tương lai, nên đặt lại một lệnh dừng để bán tại một mức giá mới là 39.500 đồng/cổ phiếu.

Trường hợp 2: Sử dụng lệnh dừng để bảo vệ tiền lời của người bán trong một thương vụ bán khống.

Ngày 1/1 giá thị trường của cổ phiếu VNM là 45.000 đồng/cổ phiếu. Ông là một nhà đầu cơ chứng khoán, ông ta nhận định giá cổ phiếu VNM sẽ giảm mạnh trong

tương lai, nên đã đến công ty chứng khoán vay 1000 cổ phiếu VNM và ra lệnh bán ngay, với hy vọng trong thời gian tới giá sẽ hạ, khi đó ông ta sẽ mua lại để trả cho công ty chứng khoán. Nhưng để đề phòng sau khi đã bán khống (bán thứ mình đi vay), giá cổ phiếu VNM không hạ mà tăng lên, ông ta ra một lệnh dừng để mua 47.000 đồng/cổ phiếu. Nghĩa là nếu giá lên thì khi lên đến mức 47.000 đồng/ cổ phiếu lập tức nhà môi giới phải thực hiện mua vào tại Sở GDCK để không lỗ vượt quá 2.000 đồng/cổ phiếu.

Trường hợp 3: Sử dụng lệnh dừng để phòng ngừa sự thua lỗ quá lớn trong trường hợp mua bán ngay.

Ông Kinh vừa mua một lô chẵn 100 cổ phiếu PVC với giá 34.000 đồng/cổ phiếu. Một thông tin làm cho ông ta tin rằng giá cổ phiếu PVC sẽ lên trong một tương lai gần. Tuy nhiên, vì sự thận trọng của người kinh doanh chứng khoán ông ta ra lệnh dừng để bán 32.000 đồng/cổ phiếu. Lúc này, ông Kinh chưa có lời mà cũng chưa bị lỗ vì lệnh của ông ta chưa được “châm ngòi”, đang chỉ là sự phòng ngừa.

Giả sử trong thực tế, nhận định của ông ta là sai, giá cổ phiếu PVC hạ nhanh. Khi giá hạ tới mức 32.000 đồng/cổ phiếu, nhà môi giới lập tức bán ra. Như vậy, ông C chỉ bị lỗ 2.000 đồng/cổ phiếu. Sự thua lỗ sẽ lớn hơn nhiều nếu ông ta không sử dụng lệnh dừng để bán.

Trường hợp 4: Sử dụng lệnh dừng để phòng ngừa sự thua lỗ quá lớn trong trường hợp bán trước mua sau.

Ông Doanh là người kinh doanh chứng khoán, ông ta bán 100 cổ phiếu HAP với giá 45.000 đồng/ cổ phiếu vì cho rằng giá sẽ giảm. Nhưng để phòng ngừa sự thua lỗ quá lớn do giá lên, ông Doanh ra lệnh dừng để mua ở giá 47.000 đồng/cổ phiếu. Nếu nhận định của ông ta là sai, giá không giảm mà tăng, người môi giới sẽ mua 100 cổ phiếu HAP ngay khi nó lên đến mức giá 47.000 đồng/ cổ phiếu hoặc xấp xỉ với giá đó.

- Ưu, nhược điểm của lệnh dừng

+ Ưu điểm

* Bảo vệ tiền lời trong một thương vụ đã thực hiện;

* Bảo vệ tiền lời của ngưới bán trong một thương vụ bán khống;

* Phòng ngừa sự thua lỗ quá lớn trong trường hợp mua ngay;

* Phòng ngừa sự thua lỗ quá lớn trong trường hợp bán trước mua sau.

+ Nhược điểm

* Khi có một số lượng lớn các lệnh dừng được “châm ngòi”, sự náo loạn trong giao dịch sẽ xảy ra khi lệnh dừng trở thành lệnh thị trường, từ đó bóp méo giá cả chứng khoán và mục đích của lệnh dừng là giới hạn thua lỗ và bảo vệ lợi nhuận không được thực hiện.

* Để hạn chế nhược điểm trên, người ta tiến hành kết hợp giữa lệnh dừng và lệnh giới hạn thành lệnh dừng giới hạn.

Thực tế ở Việt Nam, Sở giao dịch chứng khoán TP.HCM thực hiện các loại lệnh: lệnh giới hạn, lệnh giao dịch tại mức giá khớp lệnh xác định giá mở cửa ATO, lệnh giao dịch tại mức giá khớp lệnh xác định giá đóng cửa ATC.

Xem tất cả 66 trang.

Ngày đăng: 28/12/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí