Những Ưu Điểm Và Hạn Chế Của Việc Niêm Yết Chứng Khoán

+ Rủi ro thanh toán: còn gọi là rủi ro tín dụng, là rủi ro người phát hành trái phiếu có thể vỡ nợ, tức là mất khả năng thanh toán đúng hạn các khoản lãi và gốc của đợt phát hành. Trái phiếu chính phủ không có rủi ro thanh toán.

+ Rủi ro lạm phát (inflation risk): Lạm phát là kẻ thù của nhà đầu tư trái phiếu bởi nó ăn mòn giá trị đồng tiền. Lạm phát càng cao, lãi suất thực của trái phiếu (bằng lãi suất danh nghĩa của trái phiếu trừ lạm phát) càng giảm, do vậy làm mất giá trị của trái phiếu. Nếu một trái phiếu trả lãi 7%/năm, lạm phát bình quân 5% thì lãi suất thực của trái phiếu là 2%. Nếu lạm phát giảm xuống còn 3% thì lãi suất thực sẽ là 4%.

+ Rủi ro tỷ giá: Nếu trái phiếu được thanh toán bằng đồng Việt Nam, mà đồng Việt Nam lại giảm giá so với USD, thì người đầu tư sẽ nhận được ít USD hơn. Trong trường hợp ngược lại, đồng Việt Nam tăng giá so với USD, thì người đầu tư sẽ có lợi.

+ Rủi ro tín nhiệm (credit risk): Mức độ rủi ro tín nhiệm của trái phiếu được đánh giá dựa trên các yếu tố kinh tế và khả năng hoàn trả lãi và gốc trái phiếu của nhà phát hành. Rủi ro tín nhiệm được thể hiện qua hệ số tín nhiệm. Hệ số tín nhiệm do các công ty đánh giá tín nhiệm ấn định. Hệ số tín nhiệm càng cao thì trái phiếu được coi là càng an toàn.

+ Rủi ro thanh khoản (liquidity risk): Trong điều kiện thị trường thiếu tính thanh khoản, nhà đầu tư trái phiếu sẽ khó lòng tìm được người sẵn sàng mua lại trái phiếu, hoặc nếu tìm được thì phải bán lại với giá rẻ hơn so với giá trị thực của trái phiếu.

+ Rủi ro khi thị trường chứng khoán sụt giá mạnh: Thông thường giá trái phiếu không biến động nhiều như giá cổ phiếu, do vậy khi thị trường chứng khoán sụt giá mạnh, các nhà đầu tư có xu hướng chuyển đầu tư từ CP sang trái phiếu, qua đó đẩy giá trái phiếu tăng lên. Tuy nhiên, khi thị trường chứng khoán đã xuống đến mức đáy, nhà đầu tư lại có xu hướng chuyển sang CP đang ở mức giá thấp, điều đó làm giá trái phiếu giảm trở lại.

3. Chứng chỉ quỹ đầu tư

3.1. Khái niệm và đặc điểm

- Khái niệm

Theo Luật chứng khoán số 70/2006/QH11 ngày 29/06/2006: Chứng chỉ quỹ đầu tư là loại chứng khoán xác nhận quyền sở hữu của nhà đầu tư đối với một phần vốn góp của quỹ đại chúng”19.

- Đặc điểm

+ Chứng chỉ quỹ do công ty quản lý quỹ đầu tư phát hành nhằm huy động vốn đối với một phần vốn góp của quỹ đại chúng;

+ Chứng chỉ quỹ là bằng chứng xác nhận việc góp vốn của nhà đầu tư vào quỹ, do đó lợi ích mà mỗi nhà đầu tư được thụ hưởng.

Ví dụ:



19. Quỹ đại chúng là quỹ đầu tư chứng khoán thực hiện chào bán chứng chỉ quỹ ra công chúng.

Bảng 4.1. Một số chứng chỉ quỹ đầu tư



Mã quỹ


Tên quỹ đầu tư


Tên công ty quản lý quỹ

KL

niêm yết

Ngày niêm yết


MAFPF1

QUỸ ĐẦU TƯ TĂNG TRƯỞNG ANULIFE

Công ty TNHH Quản lý Quỹ Đầu tư Manulife chứng khoán Việt Nam


21.409.530


20/12/2007


PRUBF1

QUỸ ĐẦU TƯ CÂN BẰNG PRUDENTIAL

Công ty TNHH Quản lý quỹ Đầu tư chứng khoán Prudential Việt Nam


50.000.000


22/11/2006

VFMVF1

Quỹ ĐẦU TƯ CHỨNG KHOÁN VIỆT NAM - VF1

Công ty Cổ phần Quản lý quỹ Đầu tư Việt Nam (VFM)

100.000.000

22/09/2004


VFMVF4

QUỸ ĐẦU TƯ DOANH NGHIỆP HÀNG ĐẦU VIỆT NAM

Công ty Cổ phần Quản lý quỹ Đầu tư Việt Nam (VFM)


80.646.000


03/06/2008

VFMVFA

QUỸ ĐẦU TƯ NĂNG ĐỘNG VIỆT NAM

Công ty Cổ phần Quản lý quỹ Đầu tư Việt Nam (VFM)

24.043.760

09/07/2010

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 66 trang tài liệu này.

Thị trường tài chính Phần 2 - ThS. Lý Vân Phi Chủ biên - 3

(Nguồn: http://www.hsx.vn/hsx/Modules/Danhsach/ChungChiQuy.aspx)

3.2. Các loại quỹ đầu tư

- Căn cứ vào cách thức và tính chất góp vốn: Căn cứ vào cách thức và tính chất góp vốn quỹ đầu tư được chia làm 2 loại:

+ Quỹ đầu tư dạng đóng

Là quỹ đầu tư mà theo điều lệ quy định thường chỉ tạo vốn qua một lần bán chứng khoán cho công chúng. Tổng vốn huy động của quỹ cố định và không biến đổi trong suốt thời gian quỹ hoạt động. Quỹ đầu tư dạng đóng có thể phát hành cổ phiếu thường, cổ phiếu ưu đãi hoặc trái phiếu. Quỹ không phát hành thêm bất kỳ loại cổ phiếu nào để huy động thêm vốn và cũng không tổ chức mua lại các cổ phiếu đã phát hành. Để tạo tính thanh khoản cho loại quỹ này, sau khi kết thúc việc huy động vốn, các chứng chỉ quỹ sẽ được niêm yết trên thị trường chứng khoán. Các nhà đầu tư có thể mua hoặc bán để thu hồi vấn cổ phiếu hoặc chứng chỉ đầu tư của mình thông qua thị trường thứ cấp. Với tính chất cơ cấu vốn ổn định, quỹ đầu tư dạng đóng có thể đăng ký đầu tư vào các dự án lớn va các chứng khoán có tính thanh khoản thấp.

+ Quỹ đầu tư dạng mở

Khác với quỹ đầu tư dạng đóng, quỹ đầu tư dạng mở luôn phát hành thêm những cổ phiếu mới để tăng vốn và cũng sẵn sàng mua lại những cổ phiếu đã phát hành. Tổng vốn của quỹ mở biến động theo từng ngày giao dịch do các nhà đầu tư được quyền bán lại chứng chỉ quỹ đầu tư cho quỹ và quỹ phải mua lại các chứng chỉ theo giá trị thuần vào thời điểm giao dịch.

- Căn cứ vào mô hình cấu trúc tổ chức và hoạt động: Căn cứ vào mô hình cấu trúc tổ chức và hoạt động quỹ đầu tư được tổ chức dưới hai hình thức:

+ Quỹ đầu tư dạng công ty

Theo mô hình công ty, quỹ đầu tư được xem là một pháp nhân đầy đủ, những người góp vốn vào quỹ trở thành các cổ đông và có quyền bầu ra hội đồng quản trị quỹ. Đây là tổ chức cao nhất trong quỹ, có nhiệm vụ quản lý toàn bộ hoạt động của quỹ, lựa chọn công ty quản lý quỹ và có quyền thay đổi công ty quản lý quỹ. Trong mô hình quỹ đầu tư này, công ty quản lý quỹ hoạt động nhưng một nhà tư vấn đầu tư, chịu trách nhiệm tiến hành phân tích đầu tư, quản lý danh mục đầu tư và thực hiện các công việc quản trị kinh doanh khác. Mô hình quỹ đầu tư tổ chức dưới dạng công ty thường được sử dụng ở các nước có thị trường chứng khoán phát triển, tiêu biểu là thị trường Mỹ và Anh.

+ Quỹ đầu tư dạng hợp đồng

Đây là mô hình quỹ tín thác đầu tư. Quỹ đầu tư dạng tín thác không phải là pháp nhân, mà chỉ là quỹ chung vốn giữa những người đầu tư để thuê các chuyên gia quản lý quỹ. Theo mô hình này, vai trò của công ty quản lý quỹ khá nổi bật. Công ty quản lý quỹ đứng ra thành lập quỹ, tiến hành việc huy động vốn, thực hiện việc đầu tư vào những lĩnh vực có hiệu quả nhất. Còn ngân hàng giám sát là vai trò là người bảo quản an toàn vốn và tài sản của nhà đầu tư, giám sát các hoạt động của công ty quản lý quỹ trong việc tuân thủ điều lệ quỹ đầu tư. Không như mô hình quỹ đầu tư dạng công ty, nhà đầu tư là những người góp vốn vào quỹ và uỷ thác việc đầu tư cho công ty quản lý quỹ để đảm bảo khả năng sinh lợi cao nhất từ khoản vốn đóng góp của họ. Mô hình quỹ đầu tư dưới dạng này thường được sử dụng ở các thị trường chứng khoán mới nổi, đặc biệt là các thị trường chứng khoán đang phát triển ở châu Á.

Ngoài ra còn có các loại quỹ đầu tư tương hỗ thị trường vốn, quỹ đầu tư tương hỗ thị trường tiền tệ, quỹ phòng chống rủi ro…

4. Chứng khoán phái sinh (derivatives)

Trên thị trường chứng khoán bên cạnh các giao dịch mua bán cổ phiếu, trái phiếu còn có các giao dịch mua bán các chứng khoán khác như: hợp đồng kỳ hạn, hợp đồng tương lai, quyền chọn…Các công cụ tài chính này được ra đời từ các giao dịch chứng khoán và được quyền chuyển đổi sang chứng khoán qua hành vi mua bán, cho nên người ta gọi là các chứng chỉ có nguồn gốc chứng khoán hay còn gọi là chứng khoán phái sinh.

Chứng khoán phái sinh là chứng khoán mà loại giá trị của nó được phát sinh từ giá trị của tài sản cơ sở. Tài sản cơ sở có thể là hàng hóa, chứng khoán hoặc tiền tệ. Nếu tài sản cơ sở là hàng hóa, chúng ta sẽ có giao dịch các công cụ phái sinh trên thị trường hàng hóa. Nếu tài sản cơ sở là chứng khoán chúng ta sẽ có các giao dịch các công cụ phái sinh trên thị trường chứng khoán. Nếu tài sản cơ sở là tiền tệ, chúng ta có các giao dịch các công cụ phái sinh trên thị trường ngoại hối. Chứng khoán phái sinh phổ biến bao gồm các loại hợp đồng kỳ hạn, hợp đồng tương lai và hợp đồng quyền chọn. Tuy nhiên trong phạm vi chương này, chúng ta chỉ bàn đến chứng khoán phái sinh trên thị trường tài chính. Trước hết cần tìm hiểu khái niệm về chứng khoán phái sinh:

Chứng khoán phái sinh là một loại tài sản tài chính có dòng tiền trong tương lai phụ thuộc vào giá trị của một hay một số tài sản tài chính khác.

4.1. Hợp đồng kỳ hạn (Forward Contracts)

- Khái niệm

Hợp đồng kỳ hạn là một công cụ tài chính phái sinh đơn giản. Đó là thỏa thuận mua hoặc bán chứng khoán tại một thời điểm trong tương lai với một mức giá đã xác định trước.

- Đặc điểm của hợp đồng kỳ hạn

+ Thông thường hợp đồng này được thực hiện giữa các tổ chức tài chính với nhau hoặc giữa các tổ chức tài chính với các khách hàng là doanh nghiệp phi tài chính (các hợp đồng này thường được ký kết song phương).

+ Hợp đồng này chỉ được thực hiện khi đáo hạn: Đến thời điểm đáo hạn người bán phải thực hiện bán tài sản cho người mua và nhận một khoản tiền từ người mua với mức giá cả đã được định trước trong hợp đồng, cho dù vào thời điểm đó giá thị trường của tài sản đó có cao hơn hoặc thấp hơn giá xác định trước trong hợp đồng. Nếu giá thị trường cao hơn giá hợp đồng thì người mua sẽ có lãi (có giá trị dương), còn người bán bị giá trị âm và ngược lại.

Ví dụ: Vào ngày 1/9/2009, A ký hợp đồng kỳ hạn mua của B 100 cổ phiếu “AAA” với là kỳ hạn 3 tháng (tức là vào ngày 1/12/2009) với giá 110.000đ/cp. Trong trường hợp này, B được gọi là người bán, A là người mua trong hợp đồng kỳ hạn. Sau 3 tháng, B phải bán cho A 100 cổ phiếu với giá 110.000đ/cp và A phải mua 100 cổ phiếu của B với giá đó, cho dù giá cổ phiếu “AAA” trên thị trường sau 3 tháng là bao nhiêu đi nữa.

4.2. Hợp đồng tương lai (Future Contracts)

- Khái niệm

Hợp đồng tương lai là cam kết mua hoặc bán các loại chứng khoán, nhóm chứng khoán hoặc chỉ số chứng khoán nhất định, với một số lượng và mức giá nhất định vào ngày xác định trước trong tương lai. Mục đích của những bên tham gia hợp đồng tương lai là nhằm giảm bớt rủi ro xảy ra do các biến cố có thể đẩy giá cả lên cao hoặc xuống thấp trong tương lai.

- Đặc điểm

+ Luôn có 2 vị thế: Vị thế mua (Long position) và vị thế bán (Short position). Nếu nhà đầu tư dự đoán giá thị trường của hàng hóa cơ sở tăng lên trong tương lai sẽ đứng ở vị thế mua. Ngược lại, sẽ chọn vị thế bán nếu dự đoán giá thị trường giảm đi.

+ Ngày thực hiện hợp đồng là một ngày chỉ định trước trong tương lai. Tại ngày này cả 2 bên đều phải có nghĩa vụ thực hiện hợp đồng.

+ Hai bên phải ký quỹ một khoản tiền cược tại một ngân hàng trung gian.

Ví dụ: Vào ngày 28/2/2010, A ký hợp đồng tương lai mua 100 cổ phiếu “XYZ” kỳ hạn 3 tháng (tức là vào ngày 28/5/2010) với giá tương lai là 10triệu đồng. Trong hợp đồng này ông A là người mua hợp đồng tương lai này và ông B là người bán. Đến hạn thanh toán, ông B sẽ giao cổ phiếu cho ông A, ông A sẽ giao cho ông B 10 triệu đồng.

4.3. Hợp đồng quyền chọn (Option Contracts)

- Khái niệm

Hợp đồng quyền chọn là hợp đồng cho phép người mua nó có quyền, nhưng không bắt buộc, được mua hoặc được bán:

+ Một số lượng xác định các đơn vị tài sản cơ sở;

+ Tại hay trước một thời điểm xác định trong tương lai;

+ Với một mức giá xác định tại thời điểm thỏa thuận hợp đồng.

Tại thời điểm xác định trong tương lai, người mua quyền có thể thực hiện hoặc không thực hiện quyền mua (hay bán) các hàng hoá, ngoại tệ hay chứng khoán. Nếu người mua thực hiện quyền mua (hay bán), thì người bán quyền buộc phải bán (hay mua). Thời điểm xác định trong tương lai được gọi là ngày đáo hạn; thời gian từ khi ký hợp đồng quyền chọn đến ngày thanh toán gọi là kỳ hạn của quyền chọn. Mức giá áp dụng trong ngày đáo hạn gọi là giá thực hiện.

- Đặc điểm

+ Vị thế mua là người mua quyền có quyền thực hiện hay không thực hiện quyền, còn vị thế bán phải có nghĩa vụ thực hiện quyền khi bên mua yêu cầu;

+ Ngày thực hiện quyền do người mua quyền quyết định ở trong kỳ hạn;

+ Người mua quyền phải trả cho người bán quyền một khoản tiền cược được xem như giá của quyền chọn.

- Các dạng hợp đồng quyền chọn:

Trên thực tế có 2 loại hợp đồng quyền chọn đó là:

+ Quyền chọn mua ( Call option): Hợp đồng này cho phép người mua hợp đồng được quyền mua một số cổ phần chứng khoán nhất định theo giá cố định trước một thời điểm ấn định trong tương lai - thường là 3,6,9, tháng.

Ví dụ: Một hợp đồng chọn mua 100 cổ phiếu “ABC” với giá 100USD, ngày đáo hạn 1/6/ 2012. Người mua quyền chọn này sẽ có quyền mua 100 cổ phiếu “ABC” với giá 100USD vào bất cứ lúc nào cho đến hết ngày 1/6/2012.

- Quyền chọn bán ( Put option): Hợp đồng này cho phép người mua hợp đồng được quyền bán một số cổ phần chứng khoán nhất định với giá ấn định trong một thời điểm nhất định.

Ví dụ: Nhà đầu tư nghĩ rằng chứng khoán “ABC” sẽ hạn, người đó có thể mua hợp đồng Put option 100 cổ phiếu thời hạn 3 tháng với giá 100USD/cổ phiếu và trả phí mua là 2USD/cổ phiếu. Nếu giá chứng khoán: “ABC” rớt xuống 80USD/cổ phiếu, người mua có thể thực hiện hợp đồng là bán 100 cổ phiếu “ABC” với giá 100USD. Người bán chứng khoán hợp đồng Put option trước đó sẽ phải mua chứng khoán trên thị trường với giá 100USD/cổ phiếu của người mua hợp đồng Put option. Như vậy, người mua hợp đồng Put option lời 20USD/cổ phiếu, trừ đi 2USD/cổ phiếu là chi phí thì số tiền lời còn lại là: 18USD/cổ phiếu.

III. Phát hành và niêm yết chứng khoán

1. Phát hành chứng khoán

Phát hành chứng khoán là việc chào bán lần đầu tiên chứng khoán mới gọi là phát hành chứng khoán. Nếu đợt phát hành dẫn đến việc đưa một loại chứng khoán của một tổ chức lần đầu tiên ra công chúng thì gọi là phát hành lần đầu ra công chúng.

Nếu việc phát hành đó là việc phát hành bổ sung bởi tổ chức đã có chứng khoán cùng loại lưu thông trên thị trường thì gọi là đợt phát hành chứng khoán bổ sung. Tuy nhiên, không phải mọi đối tượng đều được phát hành chứng khoán mà chỉ những chủ thể phát hành mới có được quyền này.

1.1. Chủ thể và mục đích phát hành chứng khoán

Chủ thể phát hành chứng khoán là những chủ thể có nhu cầu về vốn đầu tư và được nhà nước cho phép phát hành chứng khoán để huy động vốn. Họ đại diện cho những nguồn cung ứng chứng khoán vào lưu thông và đó là các công ty, xí nghiệp, các tổ chức tài chính và nhà nước.

Chủ thể phát hành chứng khoán tại thị trường sơ cấp là các doanh nghiệp và Nhà nước có nhu cầu về vốn sẽ phát hành ra các loại chứng khoán để “gọi vốn”. Việc mua bán ở đây chỉ diễn ra giữa chủ thể phát hành ra chứng khoán với các tổ chức tài chính như các ngân hàng thương mại lớn và các tổ chức chuyên nghiệp trong kinh doanh chứng khoán. Thực chất là các chủ thể phát hành ra chứng khoán và chuyển giao cho tổ chức đại diện phát hành hay các trung gian tài chính. Để số chứng khoán này được đưa vào giao dịch trên thị trường thứ cấp, đòi hỏi phải có sự đánh giá, phân loại theo những tiêu thức khác nhau. Một số loại chứng khoán hội đủ các tiêu chuẩn theo quy định của nhà nước sẽ được niêm yết tại sở giao dịch. Số còn lại chỉ sẽ được giao dịch ngoài Sở, trên các thị trường bán tập trung và thị trường phi tập trung.

1.2. Phương thức phát hành

Có 2 phương thức phát hành chứng khoán trên thị trường sơ cấp. Đó là phát hành riêng lẻ và phát hành ra công chúng20.

1.2.1. Phát hành riêng lẻ (Private Placement)

Là việc công ty phát hành chào bán chứng khoán của mình trong phạm vi một số người nhất định (thông thường là cho các nhà đầu tư có tổ chức có ý định nắm giữ chứng khoán một cách lâu dài) như công ty bảo hiểm, quỹ hưu trí... với những điều kiện hạn chế chứ không phát hành rộng rãi ra công chúng.

Các ngân hàng đầu tư cũng có thể tham gia vào việc phát hành riêng lẻ với tư cách nhà phân phối để hưởng phí phát hành. Đa số các đợt phát hành trái phiếu đều thực hiện dưới hình thức phát hành riêng lẻ, việc phát hành cổ phiếu thường – cổ phiếu phổ thông ít khi được thực hiện dưới hình thức này.

1.2.2. Phát hành ra công chúng (Public Offerings)

Phát hành chứng khoán ra công chúng: là việc phát hành chứng khoán rộng rãi cho một số lượng lớn công chúng đầu tư, trong đó một tỷ lệ nhất định chứng khoán phải


20 Luật số 62/2010/QH12 ngày 24/11/2010, Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật chứng khoán, quy định sử dụng thuật ngữ “chào bán chứng khoán” thay cho “phát hành chứng khoán” để tránh sự lách luật, vi phạm quyền lợi của người mua.

được phân phối cho các nhà đầu tư nhỏ. Tổng giá trị chứng khoán phát hành cũng phải đạt mức nhất định.

Ý nghĩa của việc phân biệt giữa phát hành riêng lẻ và phát hành ra công chúng:

Việc phân biệt phát hành riêng lẻ và phát hành ra công chúng là để xác định những người phát hành rộng rãi ra công chúng phải là những công ty có chất lượng cao, hoạt động sản xuất kinh doanh tốt, nhằm bảo vệ cho công chúng đầu tư nói chung, nhất là những nhà đầu tư nhỏ thiếu hiểu biết. Đồng thời, đây cũng là điều kiện để xây dựng một thị trường chứng khoán an toàn, công khai và có hiệu quả.

Việc phát hành chứng khoán riêng lẻ thông thường chịu sự điều chỉnh của Luật Công ty. Chứng khoán phát hành dưới hình thức này không phải là đối tượng được niêm yết và giao dịch trên thị trường chứng khoán sơ cấp.

1.3. Điều kiện phát hành

1.3.1. Các tiêu chuẩn định lượng

- Công ty phải hoạt động có hiệu quả trong một số năm liên tục kể từ khi xin phép phát hành ra công chúng;

- Tổng giá trị của đợt phát hành phải đạt một quy mô nhất định;

- Một tỷ lệ nhất định của đợt phát hành phải được bán cho một số lượng quy định công chúng đầu tư;

- Các sáng lập viên phải cam kết nắm giữ tỷ lệ vốn cổ phần trong một thời gian nhất định.

1.3.2. Các tiêu chuẩn định tính

- Phương án khả thi về sử dụng vốn của đợt phát hành;

- Đánh giá về triển vọng công ty;

- Ban quản lý điều hành công ty phải có trình độ và kinh nghiệm quản lý;

- Cơ cấu tổ chức của công ty phải phù hợp và phải vì lợi ích của nhà đầu tư; ngành, nghề trong nền kinh tế;

- Bản cáo bạch, báo cáo tài chính công ty và các tài liệu cung cấp để công bố thông tin phải có độ tin cậy cao nhất.



LIÊN HỆ THỰC TẾ TẠI VIỆT NAM VỀ ĐIỀU KIỆN CHÀO BÁN CHỨNG KHOÁN RA CÔNG CHÚNG21

Điều kiện chào bán cổ phiếu ra công chúng: bao gồm:

- Doanh nghiệp có mức vốn điều lệ đã góp tại thời điểm đăng ký chào bán từ mười tỷ đồng Việt Nam trở lên tính theo giá trị ghi trên sổ kế toán;

- Hoạt động kinh doanh của năm liền trước năm đăng ký chào bán phải có lãi,


21 Luật số 62/2010/QH12 ngày 24/11/2010, Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật chứng khoán.

đồng thời không có lỗ luỹ kế tính đến năm đăng ký chào bán;

- Có phương án phát hành và phương án sử dụng vốn thu được từ đợt chào bán được Đại hội đồng cổ đông thông qua;

- Công ty đại chúng đăng ký chào bán chứng khoán ra công chúng phải cam kết đưa chứng khoán vào giao dịch trên thị trường có tổ chức trong thời hạn một năm, kể từ ngày kết thúc đợt chào bán được Đại hội đồng cổ đông thông qua.

Điều kiện chào bán trái phiếu ra công chúng: bao gồm:

- Doanh nghiệp có mức vốn điều lệ đã góp tại thời điểm đăng ký chào bán từ mười tỷ đồng Việt Nam trở lên tính theo giá trị ghi trên sổ kế toán;

- Hoạt động kinh doanh của năm liền trước năm đăng ký chào bán phải có lãi, đồng thời không có lỗ luỹ kế tính đến năm đăng ký chào bán, không có các khoản nợ phải trả quá hạn trên một năm;

- Có phương án phát hành, phương án sử dụng và trả nợ vốn thu được từ đợt chào bán được Hội đồng quản trị hoặc Hội đồng thành viên hoặc Chủ sở hữu công ty thông qua;

- Có cam kết thực hiện nghĩa vụ của tổ chức phát hành đối với nhà đầu tư về điều kiện phát hành, thanh toán, bảo đảm quyền và lợi ích hợp pháp của nhà đầu tư và các điều kiện khác.

Điều kiện chào bán chứng chỉ quỹ ra công chúng: bao gồm:

- Tổng giá trị chứng chỉ quỹ đăng ký chào bán tối thiểu năm mươi tỷ đồng Việt Nam;

- Có phương án phát hành và phương án đầu tư số vốn thu được từ đợt chào bán chứng chỉ quỹ phù hợp với quy định.


2. Niêm yết chứng khoán

2.1. Khái niệm

Niêm yết chứng khoán là việc đưa các chứng khoán có đủ tiêu chuẩn vào đăng ký và giao dịch tại thị trường giao dịch tập trung (Sở GDCK). Hay nói cách khác, để có thể được niêm yết tại một Sở GDCK nào đó thì công ty xin niêm yết phải đáp ứng đủ các tiêu chuẩn do Sở GDCK đó đặt ra.

Mỗi Sở giao dịch chứng khoán có những điều kiện đặt ra khác nhau để đảm bảo cho sự hoạt động an toàn đồng thời phù hợp với mục đích hoạt động của Sở giao dịch đó.

Để hiểu rõ những quy định về niêm yết chứng khoán tại Việt Nam xem bài đọc thêm trang 109.

2.2. Những ưu điểm và hạn chế của việc niêm yết chứng khoán

2.2.1. Những ưu điểm

- Khả năng huy động vốn cao, chi phí huy động vốn thấp: Thông thường, công ty niêm yết được công chúng tín nhiệm hơn công ty không niêm yết. Bởi vậy, khi trở thành một công ty niêm yết thì họ có thể dễ dàng trong việc huy động vốn và với chi phí huy động thấp hơn.

Xem tất cả 66 trang.

Ngày đăng: 28/12/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí