Tác Động Tới Thị Trường Tài Chính Thế Giới



February 2

25

...


Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 120 trang tài liệu này.

Hình 19: Tỷ lệ lãi suất liên bang Mỹ giai đoạn 2000 - 3/2008. [56] Nguồn: Theo Cục dự trữ liên bang Mỹ: http://www.federalreserve.gov/

* Nhận xét: Từ những nguyên nhân dẫn đến tình trạng khủng hoảng trên thị trường bất động sản Mỹ, ta càng thấy rõ mối liên hệ mật thiết giữa thị trường bất động sản và thị trường tài chính, nhất là trong thời đại toàn cầu hoá ngày nay, khi mà thị trường toàn cầu có mối liên thông chặt chẽ với nhau. Do đó, sự biến động trên thị trường bất động sản thời gian qua không những để lại hậu quả nặng nề đối với thị trường tài chính Mỹ nói riêng mà chắc chắn sẽ có ảnh hưởng không nhỏ tới thị trường tài chính thế giới nói chung.

IV. Hậu quả của bong bóng nhà đất tại Mỹ và ảnh hưởng tới thị trường tài chính thế giới

1. Hậu quả bong bóng nhà đất tại Mỹ


Cuộc khủng hoảng tín dụng bất động sản ở Mỹ đã để lại hậu quả nặng nề. Lãi suất tăng tạo nên gánh nặng trả nợ với những người thu nhập thấp, rủi ro cho vay nợ dưới chuẩn bị ảnh hưởng nhanh nhất. Không trả được nợ, hàng loạt người mua nhà bị xiết nợ và phát mãi tài sản. Cleverland (Ohio) là thành phố đầu tiên châm ngòi cho cuộc khủng hoảng lan rộng ra toàn nước Mỹ. Khoảng 1/10 số nhà tại Cleverland bị thu hồi để phát mại. Theo công ty RealtyTraac Inc, chuyên theo dõi về thị trường thế chấp tín dụng cho biết, số lượng nhà bị tịch thu do chủ nhà không đủ khả năng trả nợ trong tháng 1/2008 tăng tới 57% so với cùng kỳ năm 2007. Tính trên toàn liên bang, có tổng cộng 233,001 chủ nhân các ngôi nhà đã nhận được giấy báo tịch thu gán nợ so với 148,425 ngôi trong tháng 1/2007. Những người nhập cư với giấc mơ mua nhà lại trở về tay trắng. Tháng 2/2007, ngành công nghiệp cho vay thế chấp dưới


chuẩn sụp đổ dẫn tới một làn sóng tịch thu tài sản để xiết nợ với 1,3 triệu ngôi nhà, tăng 79% so với năm 2006. [15]

Cùng lúc đó, hơn 70 hãng cho vay cầm cố ở Mỹ đã ngừng hoạt động hoặc chờ rao bán. Hàng loạt các tổ chức cho vay thế chấp dưới chuẩn lớn nhất nước Mỹ liên tiếp công bố các khoản lỗ, rao bán hoặc đệ đơn xin phá sản. Ngày 2/4/2007, New Century Financial đệ đơn xin phá sản. Tiếp đó ngày 6/8/2007 là đến American Home Mortgage, từng nằm trong top 10 nhà cho vay cầm cố lớn nhất nước Mỹ. Hai hãng Aegis (trụ sở ở Houston) và National city (ở Cleverland) đồng thời tuyên bố ngừng tiếp nhận yêu cầu vay mới. Ngày 16/8/2007, Countrywide Financial Corporation, tổ chức cho vay cầm cố lớn nhất Mỹ, thừa nhận đang lâm vào khó khăn và cho biết đang cần hỗ trợ 11,5 tỷ USD để duy trì hoạt động và tránh nguy cơ bị phá sản. [16].

Hai tập đoàn tài chính khổng lồ là: Merrill Lynch và City Group Inc đã phải chấp nhận hàng chục tỷ USD vốn đầu tư cứu trợ khẩn cấp của nước ngoài. Merrill Lynch đã thiệt hại 7,9 tỷ USD trong qúy 3 năm 2007 và phải cầu viện nguồn vốn từ bên ngoài để có thể tiếp tục hoạt động. Qúy 4 năm 2007, nợ xấu của City Group đã lên tới 49 tỷ USD [17] .

Theo dự tính, nợ của các ngân hàng lớn trong năm 2007 có thể lên tới hàng chục tỷ USD, trong đó, dẫn đầu là Citybank với gần 90 tỷ USD, tiếp đó là JP Morgan Chase và Bank of America với 80 và 60 tỷ.


Hình 20 Nợ dự tính của các ngân hàng trong năm 2007 53 1


Hình 20: Nợ dự tính của các ngân hàng trong năm 2007. [53]


Nguồn:http://www.clickngomortgages.co.uk/news/bad-credit-mortgages-take- down-wall-street/

Cuộc khủng hoảng tín dụng cũng đã buộc các ngân hàng trên phố Wall cắt giảm khoảng 34,000 nhân viên tính từ tháng 6 năm 2006 đến tháng 3 năm 2008 và có thể còn tăng lên mức 90,000 nhân viên trong vòng 2 năm tới. City Group đã sa thải 1,7% nhân công, Lehman sa thải 18%, Morgan Stanley 6,25% và Merrill Lynch là 4,5%. Tuy nhiên, con số này sẽ không dừng lại trong thời gian tới. [21]

Tác động của cuộc khủng hoảng gây ra sự biến động mạnh trên các thị trường trái phiếu, cổ phiếu và phái sinh. Giá trị thị trường của các công ty trong những tháng đầu năm 2008 đã sụt mất 19,2%, tương đương 2,300 tỷ USD so với tháng 10/2007. Trong đó, có một số cổ phiếu giảm giá mạnh. Cổ phiếu Bear Stearns giảm hơn 90% giá trị, tương đương 16,7 tỷ USD. Những cổ phiếu khác cũng giảm giá lớn do tâm lý lo ngại về các khoản nợ xấu của giới đầu tư. Cổ phiếu của National City mất giá 76%, tương đương 12,4 tỷ


USD. Hãng bảo lãnh trái phiếu Ambac Financial mất giá 75%, tương đương 5,24 tỷ USD, ngân hàng cho vay địa ốc Countrywide Financial mất giá 70.74%, tương đương 7,88 tỷ USD. Trong số 25 công ty có giá trị thị trường sụt giảm trong chỉ số S&P, có tới 16 công ty trong ngành tài chính. Tuy nhiên, ngoài cổ phiếu tài chính, không ít loại cổ phiếu khác cũng đã và đang xuống dốc vì khủng hoảng, trong đó phải kể tới các cổ phiếu dịch vụ viễn thông, công nghệ và y tế. [22]

Việc FED tiếp tục giảm lãi suất vào ngày 18/3/2008 xuống còn 2,25% đã có tác dụng ít nhiều lên thị trường chứng khoán. Trong tuần giao dịch tính đến ngày 20/3/2008, chỉ số công nghiệp trung bình Down Jones đã tăng 3,4% lên 12,361.32 điểm. Chỉ số Nasdaq cũng tăng 2,1% lên 2,258.11 điểm. Chỉ số S&P 500 tăng 3,2% và đóng cửa ở mức 1,329.51 điểm. Tuy nhiên, ông George Shipp - chuyên gia đầu tư thuộc tổ chức Scott & Stringfellow, cho rằng giới đầu tư vẫn tỏ ra chưa thực sự yên lòng với những diễn biến trên thị trường tài chính. [19]

Các ngân hàng đầu tư trót nắm giữ các gói trái phiếu rủi ro mà chưa kịp chuyển giao cho thị trường đã phải công bố các khoản tổn thất lên tới hàng chục tỷ USD như Citi Group (21 tỷ USD), Merrill Lynch (25 tỷ USD), UBS (18 tỷ USD), Morgan Stanley (10 tỷ USĐ), JP Morgan (2,2 tỷ USD), Bear Stearns (2 tỷ USD), Lehman Brothers (1,5 tỷ USD), Goldman Sachs (1,3 tỷ USD). [20]

Tiếp theo những ảnh hưởng lên thị trường tài chính, cuộc khủng hoảng thị trường bất động sản có ảnh hưởng nặng nề tới toàn bộ nền kinh tế Mỹ. Thiếu hụt cán cân thanh toán nước ngoài đã lên tới 811 tỷ USD năm 2006, bằng 6% GDP. Năm 2007, đồng USD mất giá, có làm giảm mức thiếu hụt 734 tỷ USD nhưng vẫn ở mức rất cao. Tốc độ tăng GDP cả năm 2007 chỉ đạt 2,2% so với mức tăng 3,3% năm 2006. Đây là mức tăng GDP chậm nhất kể từ


năm 2002. Nguyên nhân chủ yếu dẫn đến GDP tăng chậm là do lượng tiền chi tiêu và đầu tư vào lĩnh vực bất động sản giảm mạnh, khối lượng hàng hoá của các nhà máy, xí nghiệp cũng bị giảm. Nguy cơ suy thoái của nền kinh tế Mỹ cũng ảnh hưởng nghiêm trọng đến thị trường lao động, Trong tuần lễ kết thúc ngày 23/2/2008, số công nhân Mỹ nộp đơn xin bảo lãnh thất nghiệp vọt lên 370,000 người so với mức dự kiến 350,000 người. Đến ngày 16/2/2008, cả nước Mỹ có khoảng 2,81 triệu công nhân bị thất nghiệp. Tháng 3/2008, tổ chức nghiên cứu Conference Board (CB) cho biết chỉ số lòng tin tiêu dùng (CCI) ở Mỹ giảm xuống 64, 5 điểm, so với mức 76,4 điểm trong tháng 2/2008. [21]


2. Tác động tới thị trường tài chính thế giới


Thị trường tài chính thế giới cũng chao đảo do ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng tín dụng bất động sản ở Mỹ. Người dân lo sợ về các khoản lỗ của ngân hàng trên thị trường bất động sản Mỹ nên đua nhau đi rút tiền, đặt các ngân hàng đứng trước những tình thế cấp bách. Các định chế tín dụng xác nhận các khoản lỗ đã lên tới 295 tỷ USD và 10% trong số tổn thất đó là của các ngân hàng Đức. Tuy nhiên, IMF lại dự báo rằng tổn thất có thể lên tới 945 tỷ USD. Tại Đức, hầu hết các ngân hàng đều đã thừa nhận những tổn thất do đầu tư vào thị trường Mỹ. Ngân hàng phát triển Đức đã công bố khoản lỗ 6,18 tỷ Euro trong năm tài chính 2007. Ngân hàng lớn nhất nước Đức Deustche Bank cũng thừa nhận mất 2,5 tỷ Euro trong quý 1/2008. Tại Nhật, lợi nhuận của 6 ngân hàng lớn nhất đã sụt giảm hơn 40% trong năm tài chính vừa kết thúc vào tháng 3/2008 do những thua lỗ tại thị trường tín dụng thứ cấp của Mỹ. Lợi nhuận của các ngân hàng sụt giảm chỉ còn 1,500 tỷ Yên so với 2,800 tỷ Yên một năm trước. Tại Thuy Sĩ, ngân hàng UBS đã phải chịu khoản lỗ lên tới 37 tỷ USD. UBS đã thay gần như toàn bộ đội ngũ lãnh đạo. Tại Trung Quốc, ngân hàng Trung Quốc BOC đã phải để ra một khoản 1 tỷ 295 triệu


USD để bù vào khoản đầu tư ở thị trường thứ cấp Mỹ khoảng 282 triệu USD dự phòng cho chi phí đầu tư liên quan.[22]. Ngân hàng châu Âu ECB đã liên tục bơm tiền vào thị trường nhằm ổn định tâm lý của nhà đầu tư sau những thiệt hại của cơn bão tín dụng bất động sản tại Mỹ, với 130 tỷ Euro giữa tháng 12/2007 và khoảng 75 tỷ Euro trong 3 tháng đầu năm 2008, và dự kiến sẽ bơm thêm 150 tỷ Euro trong thời gian tới. [23]

Cuộc khủng hoảng thứ cấp đã tác động mạnh đến thị trường chứng khoán thế giới với 5 nghìn tỷ USD đã bị quét khỏi thị trường chỉ trong 3 tuần đầu tháng 1 năm 2008. Việc FED liên tục cắt giảm lãi suất xuống mức 2,25 % và bơm 260 tỷ USD vào hệ thống ngân hàng dường như vẫn chưa cải thiện được tình hình. Thị trường chứng khoán thế giới ngày 31/3/2008 vẫn rất ảm đạm với sự sụt giảm ở hầu hết các thị trường. Trong đó, mức giảm lớn nhất là ở thị trường Nhật Bản, chỉ số Nikkei 225 giảm 294, 93 điểm, tương đương 2,3

%. Chỉ số HangSheng của thị trường HongKong cũng giảm 436,75 điểm, tương đương 1,88%. Mức sụt giảm thấp hơn cũng diễn ra ở một loạt các thị trường lớn trên thế giới như chỉ số S&P 500 của thị trường New York giảm 0,8%. Chỉ số FTSE 100 của Anh giảm 0,43%. Chỉ số DAX C40 của Đức giảm 1,46%.


TT

Thị trường (Chỉ số)

Chỉ số đóng cửa

+/- Thay đổi

% Thay đổi

1

Mỹ (DJI)

12.216,40

-86,06

-0,70

2

Mỹ (NASDAQ 100)

1.767,57

-10,32

-0,58

3

New York (S&P 500)

1.315,22

-10,54

-0,80

4

Anh (FTSE 100)

5.692,88

-24,59

-0,43

5

Đức (DAX C40)

6.464,43

-95,47

-1,46


6

Pháp (CAC 40)

4.657,09

-38,83

-0,83

7

Nhật Bản (NIKKEI 225)

-12.525,54

-294,93

-2,30

8

Hồng Kông (Hang Seng)

22.849,20

-436,75

-1,88

9

Thượng Hải (SSE B)

256,00

-5,49

-2,10

10

Hàn Quốc (KOSPI)

1.703,99

2,16

0,13

11

Singapore (STI)

3.007,36

-24,54

-0,81

12

Thái Lan (SETI)

817,03

-8,14

-0,99

Hình 21: Chỉ số chứng khoán trên một số thị trường vào ngày 31/3/2008. [21] Nguồn: http://www.fpts.com.vn/VN/Tin-tuc/Quoc-te/2008/03/3B9B5EF5/

*Nhận xét: Cuộc khủng hoảng trên thị trường bất động sản Mỹ, mà nguyên nhân chủ yếu bắt nguồn từ khủng hoảng tín dụng trên thị trường nhà ở thứ cấp đã để lại hậu quả hết sức nặng nề với sự sụp đổ của hệ thống cho vay thế chấp dưới chuẩn trên toàn nước Mỹ, các ngân hàng thì chao đảo với lượng nợ xấu khổng lồ, những vụ tịch thu và phát mại tài sản diễn ra khắp nơi, người dân Mỹ bị đẩy vào tình cảnh không có nhà ở. Thị trường chứng khoán cũng theo đó mà lâm vào tình trạng sụt giảm trầm trọng. Nền kinh tế Mỹ đứng trước nguy cơ xảy ra cuộc “Đại suy thoái lần thứ 2”. Tuy nhiên, đây đã không còn là vấn đề của riêng nước Mỹ, mà cơn bão khủng hoảng này đã lan ra và trở thành cuộc khủng hoảng tín dụng trên toàn thế giới. Thị trường tài chính thế giới đã chứng kiến những thời khắc ảm đạm trên tất cả các thị trường lớn. Điều này đã thúc đẩy không chỉ Cục dự trữ liên bang Mỹ mà cả ngân hàng Trung ương của các nước cùng phối hợp để đưa ra những biện pháp thật sự hiệu quả, nhằm ngăn chặn cuộc khủng hoảng đang lan rộng và


nguy cơ suy thoái trên toàn thế giới. Mặc dù thị trường tài chính tiền tệ Việt Nam chưa chịu tác động lớn nào của cuộc khủng hoảng, tuy nhiên, nếu cuộc khủng hoảng tín dụng thế giới tiếp tục mạnh lên buộc ngân hàng trung ương các nước phải can thiệp sẽ tác động vào mặt bằng lãi suất thế giới và khi đó sẽ ảnh hưởng đến Việt Nam. Do đó, các nhà hoạch định chính sách cần theo dõi sát diễn biến này để có những động thái phù hợp, đặc biệt trong bối cảnh thị trường bất động sản Việt Nam luôn trong tình trạng bất ổn và thị trường chứng khoán Việt Nam vẫn trên đà suy giảm và lạm phát trong nước tăng cao như hiện nay.

Xem tất cả 120 trang.

Ngày đăng: 29/04/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí