Đặc Điểm Của Thị Trường Du Lịch


hàng hóa và dịch vụ du lịch. Cầu về du lịch là nhu cầu có khả năng thanh toán của con người về hàng hóa và dịch vụ du lịch. Có hai yếu tố quyết định làm xuất hiện cầu về du lịch là nhu cầu và sức mua hay khả năng thanh toán cho nhu cầu đó để được sử dụng sản phẩm du lịch. Nhu cầu về du lịch là một loại nhu cầu xã hội đặc biệt và mang tính tổng hợp cao, biểu hiện sự mong muốn tạm thời rời nơi ở thường xuyên để đến với điều kiện thiên nhiên và văn hóa ở một nơi khác; là nguyện vọng cần thiết của con người muốn được giải phóng khỏi sự căng thẳng tiếng ồn, sự ô nhiễm môi trường ngày càng tăng ở các trung tâm công nghiệp, đô thị, để nghỉ ngơi, giải trí, tăng cường sự hiểu biết, phục hồi sức khỏe…

Nhu cầu về du lịch thể hiện ở ba mức: nhu cầu du lịch của cá nhân, nhu cầu du lịch của nhóm người và nhu cầu du lịch xã hội. Nhu cầu du lịch của cá nhân bao gồm những đòi hỏi, mong muốn của mỗi con người cụ thể về các sản phẩm du lịch cụ thể, ví dụ nhu cầu du lịch của một khách du lịch muốn đến đến nước CHDCND Lào để được thưởng ngoạn một vẻ đẹp có một không hai trên thế giới đó là cảnh quan khảo cổ cự thạch với hàng ngàn chum đá nằm rải rác dọc theo thung lũng và cánh đồng thấp của đồng bằng trung tâm thuộc Cao nguyên Xiêng Khoảng nằm ở cuối phía bắc của dãy Trường Sơn. Du lịch của nhóm là nhu cầu của một nhóm dân cư có cùng một đặc điểm, ví dụ như sinh viên muốn đi du lịch thắng cảnh, cựu chiến binh muốn đi du lịch thăm chiến trường xưa… Tổng thể nhu cầu du lịch của các thành viên trong xã hội được gọi là nhu cầu du lịch xã hội. Tuy nhiên, nhu cầu xã hội không phải là tổng công theo số học các nhu cầu du lịch của cá nhân, hoặc của các nhóm dân cư trong xã hội. Nhu cầu du lịch của cá nhân và của các nhóm có những phần chồng lấn hoặc cộng hưởng. Nhu cầu du lịch của xã hội, của nhóm và của cá nhân không tồn tại riêng rẽ mà tác động qua lại với nhau trong mối quan hệ biện chứng. Trong ba nhu cầu nêu trên, thì nhu cầu du lịch của cá nhân là thành tố quan trọng nhất để tạo lập nhu cầu du lịch nhóm và nhu cầu du lịch xã hội. Nhu cầu du lịch của nhóm và nhu cầu xã hội định hướng hình thành và công nhận nhu cầu du lịch của cá nhân. Nhu cầu về du


lịch là yếu tố đầu tiên tạo nên cầu về du lịch trên thị trường. Cầu về du lịch chỉ xuất hiện khi người có nhu cầu về du lịch có khả năng thanh toán để được đáp ứng nhu cầu đó.

Cầu về du lịch của con người rất đa dạng. Người ta có thể phân chia cầu du lịch thành hai nhóm: cầu về dịch vụ du lịch và cầu về hàng hóa vật chất tiêu dùng trong thời gian đi du lịch. Cầu về dịch vụ du lịch bao gồm cầu về dịch vụ vận chuyển và đảm bảo sự lưu trú, ăn uống, cầu về những dịch vụ cảm thụ, thưởng thức những giá trị vô hình mà vì chúng, du khách sẵn sàng chi trả cho chuyến du lịch. Ngoài ra, còn có cầu về dịch vụ bổ sung rất đa dạng phát sinh trong chuyến đi của du khách như các dịch vụ vui chơi giải trí, thông tin liên lạc, chăm sóc sức khỏe, mua hàng lưu niệm,... Phần lớn cầu về dịch vụ bổ sung tại các điểm du lịch cần được đáp ứng trong thời gian ngắn. Cầu về hàng hóa vật chất tiêu dùng trong thời gian đi du lịch như cầu về nơi lưu trú, ăn uống, sinh hoạt vật chất, hàng lưu niệm cho một chuyến đi du lịch và cầu về hàng hóa có giá trị kinh tế đối với du khách…

Đặc điểm của cầu du lịch: cầu trong TTDL có những đặc điểm khác so với cầu trong thị trường chung. Đó là:

Thứ nhất, cầu trong TTDL là cầu của xã hội về sản phẩn du lịch có thể được thực hiện hay thỏa mãn trong điều kiện một nền kinh tế thị trường được khai thông giữa các địa phương trong nước và giữa trong nước với nước ngoài. Do vậy, cầu về du lịch là loại nhu cầu nhiều khi vượt ra khỏi phạm vi tỉnh, một quốc gia, có tính liên thông giữa các vùng trong nước và có tính quốc tế hóa cao. Điều này, nhiều khi có khoảng cách rất lớn về địa lý giữa những người có cầu về du lịch với những nơi có cung về du lịch, đòi hỏi phải có phương tiện hỗ trợ để kết nối cung và cầu trong hoạt động du lịch.

Thứ hai, cầu trong TTDL có tính đa dạng với nhiều hình thức dịch vụ. Nó bao gồm cầu về tham quan, khám phá tìm hiểu, nghỉ ngơi, giải trí, thư giãn và những mục đích khác. Ngày nay, cùng với sự phát triển mạnh mẽ của công nghệ kỹ thuật số và mạng internet còn có cầu du lịch tại chỗ thông qua


Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 173 trang tài liệu này.

các trang web với các trò chơi toàn cầu, tham quan trên thực tế ảo(VR)… là một loại sản phẩm gắn với cầu trong TTDL.

Thứ ba, dịch vụ của các cơ sở phục vụ lưu trú, ăn uống không phải là mục đích của cầu trong du lịch, nhưng chúng là thành phần đáng kể trong khối lượng của cầu du lịch và quyết định chất lượng của chuyến du lịch.

Thị trường du lịch ở tỉnh Luông Pra Băng, Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào - 6

Thứ tư, cầu du lịch có tính linh hoạt cao. Nhiều khi cầu du lịch chỉ phát sinh khi du khách đang thực hiện một chuyến du lịch. Ví dụ, việc mua sản phẩm du lịch chỉ được ấn định khi du khách nhìn thấy và cảm nhận thấy ích lợi của sản phẩm đó trong chuyến đi của mình. Khách du lịch cũng có thể quyết định chuyển hướng trong một tour du lịch theo ý mong muốn khi họ cảm thấy có lợi.

Thứ năm, cầu du lịch mang tính chu kỳ. Nó phụ thuộc vào nhiều yếu tố, như có thời gian nhàn rỗi, các kỳ nghỉ phép hàng năm, có khả năng thu nhập, tích lũy tài chính cũng như thói quen và tâm lý đi du lịch của họ. Khả năng thu nhập và tích lũy tài chính của người đi du lịch chịu sự chi phối của yếu tố đầu vào của ngân sách gia đình, tình hình phân chia ngân sách gia đình cho tích lũy và tiêu dùng. Thói quen và tâm lý đi du lịch được hình thành do truyền thống như lễ hội và thời tiết, khí hậu hoặc do hiện tượng tâm lý.

Ngoài ra, cầu du lịch còn có đặc điểm như tính thời vụ, khả năng đảm bảo an toàn, an ninh. Ví dụ, cầu về du lịch thường không xuất hiện để đến những nơi thường xảy ra chiến tranh, bạo động hay bị bất ổn về kinh tế, chính trị và xã hội.

Các nhân tố quyết định cầu về du lịch: cầu du lịch chịu tác động bởi nhiều nhân tố, bao gồm các nhân tố bên trong và bên ngoài. Nhân tố bên trong như động lực để đi du lịch. Nhân tố bên ngoài như cải thiện về kinh tế, thay đổi nhân khẩu học và xã hội, cải tiến công nghệ, chính trị, kế hoạch và các yếu tố sinh thái, an toàn… và nhân tố thị trường thích hợp, chính sách khuyến khích thu hút khách du lịch, kết cấu hạ tầng, vận chuyển du khách và thể chế phát triển thích hợp. Một số nhân tố chủ yếu có tác động mạnh đến cầu về du lịch như: thu nhập dân cư, giá cả sản phẩm du lịch, chất lượng và tính độc đáo


của sản phẩm, các sản phẩm tương hộ và sản phẩm thay thế. Ví dụ, cầu trên TTDL có quan hệ tỷ lệ nghịch với sự giá cả hàng hóa và dịch vụ du lịch. Nếu mức giá tăng thì cầu du lịch giảm và ngược lại giá giảm thì cầu du lịch tăng. Cơ cấu dân cư, thành phần dân tộc, giới tính, độ tuổi, đặc điểm nhân khẩu, sự phân bố và mật độ dân cư cũng tác động trực tiếp đến việc hình thành cầu và khối lượng cầu du lịch. Người cao tuổi có thời gian và tài chính, sức khỏe yếu thì ưa du lịch thư giãn chữa bệnh, còn thanh niên khỏe mạnh, ít thời gian thì ưa thích du lịch mạo hiểm hoặc thể thao để tận hưởng cảm giác mạnh. Trình độ nghề nghiệp khác nhau có mục đích du lịch khác nhau và nhu cầu sử dụng các hàng hóa dịch vụ du lịch cũng khác nhau. Đặc thù của mỗi nghề nghiệp làm cho con người sẽ phải di chuyển, cũng tạo ra nhu cầu về du lịch. Tình trạng hưng phấn hay, buồn chán do thành đạt hay thất bại, đều kích thích nhu cầu về du lịch. Đặc biệt ngày và giờ làm việc rút ngắn tạo điều kiện tăng lượng cầu du lịch cuối tuần. Thời gian tự do dài, do tiến bộ khoa học công nghệ và thể chế quản lý hoàn thiện làm tăng năng suất lao động cao cũng làm nảy sinh nhu cầu về du lịch.

Ngoài ra, điều kiện tự nhiên, môi trường, chính trị, xã hội, chủ trương, đường lối, chính sách của chính phủ, quốc phòng an ninh, sự phát triển của hệ thống giao thông vận tải, quảng cáo, thị hiếu,… cũng tác động mạnh tới cơ cấu và khối lượng cầu du lịch. Sự phát triển mạnh mẽ của khoa học và công nghệ cũng góp phần thúc đẩy tăng trưởng cầu du lịch. Với sự ra đời của hệ thống truyền hình cáp, mạng Internet và các mạng xã hội đã và đang cung cấp những thông tin phong phú, đa dạng cho khách du lịch từ đó tạo nhu cầu mới về du lịch.

- Cung về du lịch

Cung về du lịch là số lượng sản phẩm du lịch được cung ứng trên thị trường tương ứng với mỗi mức giá, mức chi phí sản xuất trong một khoảng thời gian và không gian nhất định. Sản phẩm du lịch bao gồm các hàng hóa và dịch vụ du lịch do các cơ sở sản xuất, kinh doanh du lịch cung ứng.

Cung về sản phẩm du lịch có các đặc điểm: (1) Dễ hỏng: chúng không thể được lưu trữ trong kho, một dịch vụ không được sử dụng tạo thành một tổn


thất không thể phục hồi cho công ty. Ví dụ một phòng khách sạn không được bán ngày hôm nay. (2) Không thể chi tiêu: là có điều kiện về sự hiện diện của khách hàng, vì vậy sự dịch chuyển là quan trọng. (3) Không thể tách rời: việc sản xuất và tiêu thụ được thực hiện nhiều lần ở cùng một nơi và đồng thời. Đây là một trong những trụ cột của du lịch vì để tận hưởng dịch vụ hoặc sản phẩm đó là bắt buộc phải bù đắp. (4) Cứng nhắc: sản phẩm du lịch thiếu độ co giãn theo hướng từ từ thích nghi với các biến đổi của nhu cầu. Điều này được gây ra bởi chi phí đầu tư lớn của người làm du lịch và phải mắt nhiều thời gian xây dựng, giá thầu không thể theo các biến đổi của nhu cầu thường xảy ra một cách nhanh chóng. (5) Không đồng nhất và bổ sung: trong sản phẩm toàn cầu có sự bổ sung giữa các sản phẩm phụ khác nhau, các sản phẩm phụ bị cô lập là không đồng nhất và không tạo thành một tổng thể, có thực thể riêng. (6) Chủ quan: sự hài lòng hay không hài lòng của khách du lịch phụ thuộc vào những điều khác trong trạng thái cảm xúc của họ, cách sản phẩm được cung cấp và những kỳ vọng đã được tạo ra. (7) Vô hình: người mua không thể sở hữu nó hoặc chạm vào, chỉ họ mới có thể tận hưởng.

Thị trường du lịch là thị trường theo mùa. Thực tế các nước cho thấy, phần lớn các sản phẩm du lịch là tiêu dùng theo mùa. Có thể có tới 80% tổng doanh thu hàng năm của công ty du lịch được thực hiện trong 2 hoặc 3 tháng của mùa cao điểm, mùa hè hoặc mùa đông tùy thuộc vào loại hình du lịch được cung ứng. Ví dụ, du lịch trượt tuyết, du lịch tắm nắng trên bãi biển là phải theo mùa. Đây là một trong những vấn đề lớn trong hoạt động kinh doanh của các công ty du lịch vì những gì các công ty muốn là phải có sự liên tục về thời gian, ví dụ như một khách sạn đông khách nhất chỉ có thể trong suốt cả năm.

Để chống lại hiệu ứng này, các công ty thực hiện các biện pháp và chính sách giá mạnh mẽ, đưa ra mức giá rất thấp để có thể thu hút số lượng du khách tối đa ngoài mùa.

Thị trường khách du lịch đã bị ảnh hưởng mạnh mẽ bởi các công nghệ và phương pháp tiếp thị mới. Nhờ tiến bộ công nghệ, các công ty có điều kiện


đạt được số lượng khách hàng tối đa và đa dạng hóa các ưu đãi để tăng sức cạnh tranh với các điểm đến khác có dịch vụ du lịch tương tự để thu hút du khách. Tất cả các điểm đến hiện đang được cung cấp ngoài tài nguyên chính, các tài nguyên khác, một ví dụ là điểm đến của nơi tắm nắng và bãi biển cũng cung cấp một nguồn lực để cung ứng sản phẩm du lịch.

Cung du lịch chịu ảnh hưởng bởi nhiều nhân tố: (1) Giá cả: khi giá hàng hóa và dịch vụ du lịch tăng thì mức cung về du lịch tăng và ngược lại giá giá đầu ra giảm thì mức cung cũng giảm. (2) Chi phí sản xuất: chi phí cho việc cung ứng hàng hóa và dịch vụ du lịch giảm trong điều kiện giá cả sản phẩm không đổi thì lợi nhuận của doanh nghiệp giảm, tăng sản lượng cung và ngược lại. (3) Cầu trên TTDL và các kỳ vọng. Suy cho cùng thì sản xuất quyết định tiêu dùng. Nhưng trong nền kinh tế thị trường, khi còn nhiều nguồn lực chưa được sử dụng thì cầu thực tế có tác động quyết định mức cung thực tế. Thị trường du lịch không phải là ngoại lệ. Quy mô của cầu du lịch trên thị trường có tác dụng quyết định tới khối lượng cung về hàng hóa và dịch vụ du lịch. Cầu du lịch tăng thì cung du lịch cũng tăng. Cơ cấu của cầu du lịch thay đổi thì cơ cấu của cung du lịch cũng phải thay đổi theo. (4) Tiến bộ về khoa học và công nghệ: khi có sự tăng lên của tiến bộ khoa học và công nghệ thì năng suất tạo ra sản phẩm du lịch tăng lên, chi phí cho sản phẩm giảm xuống và chất lượng sản phẩm tăng lên, tiện lợi hơn cho du khách, do vậy lượng cung về sản phẩm du lịch tăng lên. (5) Cạnh tranh: cung du lịch còn phụ thuộc vào mức độ cạnh tranh giữa các cơ sở sản xuất và kinh doanh du lịch. Nếu mức độ cạnh tranh tăng lên thì xu hướng mở rộng quy mô của doanh nghiệp kinh doanh du lịch được thúc đẩy mạnh hơn, theo đó lượng cung du lịch cũng tăng lên. (6) Vai trò của nhà nước: trong các nền kinh tế hiện đại, cung du lịch còn phụ thuộc vào sự can thiệp của nhà nước. Nếu nhà nước miễn hoặc giảm thuế cho các hoạt động cung ứng hàng hóa và dịch vụ du lịch thì doanh nghiệp sẽ mở rộng việc cung ứng, số lượng sản phẩm du lịch sẽ tăng lên.

Thị trường du lịch được vận hành bởi quan hệ cung, cầu, giá cả, cạnh tranh trong việc sản xuất, phân phối và tiêu thụ hàng hóa và dịch vụ du lịch.


- Quan hệ cung - cầu: quan hệ giữa cung và cầu về du lịch làm hình thành TTDL. Thị trường du lịch là quá trình diễn ra quan hệ tương tác giữa cung và cầu về hàng hóa và dịch vụ du lịch. Trên TTDL, du khách và các nhà cung ứng sản phẩm du lịch tác động qua lại nhau để xác định mức giá và khối lượng sản phẩm cần mua, cần bán trên thị trường.

- Giả cả hàng hóa và dịch vụ du lịch: là mức giá mà ở đó du khách muốn mua và nhà cung ứng sản phẩm du lịch muốn bán. Đó là mức giá cân bằng cung - cầu, giá thị trường. Về bản chất giá cả sản phẩm du lịch là hình thức biểu hiện bằng tiền của giá trị sản phẩm du lịch và là kết quả của sự thỏa thuận giữa người mua là du khách và người bán là các tổ chức kinh doanh du lịch. Cơ sở của giá cả là giá trị sản phẩm. Tuy nhiên, do giá cả được hình thành trên thị trường, nên nó còn chịu tác động bởi các quan hệ cung - cầu, quan hệ cạnh tranh hay độc quyền trên thị trường, giá trị của tiền và sự can thiệp của nhà nước vào thị trường này. Sự biến đổi của tương quan cung - cầu du lịch sẽ dẫn đến sự lên xuống của giá cả thị trường của sản phẩm du lịch, ngược lại, giá cả cũng ảnh hưởng trở lại đối với cung và cầu du lịch. Nếu sức cầu du lịch tăng lên mà mức cung không tăng kịp thì giá sản phẩm du lịch sẽ tăng và ngược lại sức cầu mà giảm thì mức giá phải giảm. Nếu giá cả hàng hóa và dịch vụ du lịch giảm, thì điều này phản ánh cung lớn hơn cầu, khi đó cung du lịch sẽ giảm, phạm vi kinh doanh bị thu hẹp.

- Cạnh tranh trên thị trường du lịch: là sự đấu tranh giữa các chủ thể kinh doanh du lịch nhằm tranh giành điều kiện sản xuất và tiêu thụ sản phẩm du lịch có lợi để thu được mức lợi nhuận cao hơn và để tồn tại, phát triển trong nền kinh tế thị trường. Trên TTDL, cạnh tranh chủ yếu diễn ra ở phía cung, tức là phía các nhà sản xuất và cung ứng hàng hóa, dịch vụ du lịch. Cạnh tranh là yếu tố quan trọng của TTDL. Theo quy luật chung, cạnh tranh có tính hai mặt tích cực và tiêu cực. Cạnh tranh buộc các doanh nghiệp phải tìm các biện pháp lôi kéo khách hàng nhằm tiêu thụ được nhiều sản phẩm. Họ phải tìm phương án giá tối ưu để tiêu thụ hàng hóa và dịch vụ du lịch, mở rộng thị phần. Giảm giá các dịch vụ, hàng hóa trước và sau mùa du lịch là một


trong những biện pháp cạnh tranh được các doanh nghiệp sử dụng để thu hút khách và kéo dài thời vụ du lịch. Việc nhà nước duy trì và bảo vệ cạnh tranh lành mạnh hay cạnh tranh có hiệu quả trong hoạt động kinh doanh du lịch là rất cần thiết; đồng thời cũng phải có cơ chế chính sách nhằm ngăn ngừa, khắc phục những tiêu cực mà quá trình cạnh tranh sinh ra không thể tránh khỏi và tự nó không thể khắc phục được.

2.1.2. Đặc điểm của thị trường du lịch

- Đặc điểm về hướng phát triển sản phẩm du lịch

Sản phẩm du lịch bao gồm hàng hóa và dịch vụ du lịch. Nguồn gốc của các sản phẩm du lịch là các tài nguyên du lịch được các nhà kinh doanh du lịch sản xuất ra các sản phẩm vật thể hoặc phi vật thể đáp ứng nhu cầu của du khách. Sản phẩm du lịch có tính đa dạng bao gồm:du lịch mạo hiểm, du lịch kinh doanh giải trí, du lịch hội nghị hoặc hội thảo, du lịch kinh doanh, thăm người thân và bạn bè. Các sản phẩm công nghiệp trong ngành du lịch là phòng khách du lịch, sắp xếp và đặt chỗ du lịch, vận chuyển hàng không, vận tải địa phương khác như cho thuê xe hơi, cơ sở thực phẩm và đồ uống, giải trí và giải trí, xăng dầu và các hoạt động bán lẻ khác. Bên cạnh các sản phẩm đáp ứng nhu cầu thị trưởng trong nước, ngày càng có xu hướng phát triển các sản phẩm đáp ứng nhu cầu thị trường quốc tế bao gồm dịch vụ lưu trú du lịch, cung cấp dịch vụ khách sạn cho khách du lịch quốc tế, hoạt động hàng không, cho thuê ô tô, đại lý du lịch và dịch vụ sắp xếp tour du lịch.

Do sự tác động của cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư, sản phẩm du lịch được phát triển theo hướng ngày càng dựa vào nền tảng của công nghệ thông tin, kỹ thuật số như du lịch trải nghiệm bằng công nghệ thực tế ảo, du lịch dựa trên nền tảng mới website 3D có thể đưa các địa danh đã số hóa 3D vào. Người xem có thể trải nghiệm như đi lại, tham quan, tương tác với địa danh đó trong môi trường 3D hấp dẫn hơn các website thông thường hiện nay không làm được. Đây là kỷ nguyên mới cho cuộc cách mạng mới mang tên Du lịch 4.0. Ngày nay, TTDL toàn cầu đã có sự lên ngôi của xu hướng kinh doanh du lịch trực tuyến. Theo Công ty nghiên cứu thị trường Nielsen, doanh

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 15/03/2023