Tốc Độ Tăng Trưởng Kinh Tế Từ Năm 2004 Đến 2007


mà toàn bộ các hoạt động cung ứng của Metro đã đi vào ổn định, số hàng hoá thất thoát cũng giảm đáng kể. Không dừng lại ở đó, để quản lý tốt hơn, Metro ký hợp đồng dài hạn với hơn 70 công ty tin học và Intemet khác nhau. Trong khi đó Internet mới chỉ bắt đầu xuất hiện tại Việt Nam vào năm 1998 và áp dụng các phần mềm quản lí cũng chỉ mới xuất hiện tại Việt Nam trong những năm gần đây.

Kinh nghiệm quản lí và tổ chức kinh doanh được thể hiện khá rõ ở kết quả triển khai các hoạt động kinh doanh hết sức nhanh chóng và chuyên nghiệp của các tập đoàn phân phối nước ngoài ở Việt Nam trong thời gian qua. Chỉ không lâu sau khi có mặt tại Việt Nam, tập đoàn Metro đã thiết lập được mối liên kết chặt chẽ với khoảng hơn 1.000 nhà cung cấp hàng hoá và khoảng 15.000 hộ nông dân, 15 lò mổ gia súc ở Việt Nam. Công tác quản lý chất lượng và bảo đảm vệ sinh an toàn thực phẩm đã được Metro phối hợp với Sở Y tế và Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn thực hiện ngay từ đầu thông qua qui trình công nghệ sạch với các nhà cung ứng sản phẩm theo tiêu chuẩn Metro dựa trên các qui định hiện hành của Việt Nam.

2.1.3. Thương hiệu


Thêm một điểm mạnh cho các tập đoàn bán lẻ nước ngoài đó là thương hiệu. Thương hiệu chính là yếu tố sống còn dẫn đến sự thành công của các doanh nghiệp. Là những tập đoàn toàn cầu với kinh nghiệm lâu năm, Metro và Big C không chỉ trở nên quen thuộc với người dân Việt Nam mà còn với người dân ở nhiều nước trên thế giới. Metro và Big C đã hấp dẫn một lượng lớn khách hàng nhờ vào thương hiệu của mình. Metro được biết đến như một đại gia về bán lẻ với giá cả hợp lý. Vì thế nhiều khách hàng thậm chí từ các tỉnh lẻ cũng tìm đến Metro với hi vọng mua được các mặt hàng với giá rẻ. Trong khi đó Big C lại nổi tiếng về sự đa dạng và phong phú của các sản phẩm. Các thương hiệu độc quyền như thịt nguội Ebon (sản phẩm thịt nguội nhập


khẩu trực tiếp từ Pháp) hàng “WOW- giá hấp dẫn (các sản phẩm có chất lượng tương đương nhưng giá rẻ hơn) trở nên quen thuộc với nhiều khách hàng.

2.2. Điểm yếu


Điểm yếu của các tập đoàn bán lẻ nước ngoài khi hoạt động tại Việt Nam đó là việc mất nhiều thời gian để nghiên cứu thị trường Việt Nam. Họ phải tìm hiểu về dân số, thu nhập, các chính sách, luật của Việt Nam đối với các doanh nghiệp nước ngoài. Ví dụ như nghiên cứu xem thu nhập trung bình của người dân thành thị là bao nhiêu? Bao nhiêu phần trăm sẵn sàng dành cho chi tiêu? Các chính sách về việc mở các doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài tại Việt Nam như thế nào? Để được cấp giấy phép kinh doanh doanh nghiệp cần phải làm gì? Các tập đoàn bán lẻ Việt Nam khi đến Việt Nam sẽ phải nghiên cứu tất cả các yếu tố này. Đặc biệt các tập đoàn bán lẻ sẽ phải nghiên cứu rất kĩ tâm lí tiêu dùng của người Việt Nam. Nếu không có sự nghiên cứu kĩ lưỡng về tâm lí người tiêu dùng các doanh nghiệp nước ngoài có thể thất bại ngay từ những ngày đầu tiên. Ví dụ tâm lí của người Việt Nam là thích các mặt hàng tươi sống, không quen tiêu dùng các sản phẩm đóng hộp. Một số người Việt Nam kiêng ăn mực, thịt vịt vào đầu tháng …Những yếu tố này tuy nhỏ nhưng lại rất quan trọng với sự phát triển của doanh nghiệp. Các doanh nghiệp nước ngoài đòi hỏi nghiên cứu rất kĩ các yếu tố này trước khi quyết định vào thị trường Việt Nam.

2.3. Cơ hội


Các tập đoàn bán lẻ nước ngoài có rất nhiều cơ hội khi kinh doanh tại thị trường Việt Nam. Tốc độ phát triển kinh tế nhanh của Việt Nam, thị trường rộng lớn và các chính sách mở cửa của Việt Nam được xem là những yếu tố cơ bản tạo ra cơ hội cho các doanh nghiệp bán lẻ Việt Nam.


2.3.1. Tốc độ phát triển kinh tế


Những năm gần đây nền kinh tế Việt Nam phát triển nhanh:


Năm

GDP(%)

2004

7.7

2005

8.4

2006

8.17

2007

8.48

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 103 trang tài liệu này.

Thị trường bán lẻ hàng tiêu dùng ở Việt Nam: thực trạng và giải pháp - 7

Bảng 7: Tốc độ tăng trưởng kinh tế từ năm 2004 đến 2007


Theo: www.vnexpress.net/vietnam/kinh-doanh/2007/12/3b9fde79/ www.vietbao.vn/Kinh-te/2004-GDP-tang-truong-7-

7/40061889/87/


Những con số trên cho thấy tốc độ tăng trưởng kinh tế của Việt Nam luôn đạt mức cao trong những năm gần đây. Ba năm liền tốc độ kinh tế đều đạt trên 8% năm. Đây là mức tăng trưởng kinh tế cao nhất trong khu vực Đông Nam Á và đứng thứ hai thế giới (sau Trung Quốc). Riêng năm 2007 tốc độ phát triển kinh tế của Việt Nam đạt mức kỉ lục 8,48%, cao hơn hẳn so với năm 2006.

Tốc độ tăng trưởng kinh tế mạnh của Việt Nam trong những năm gần đây cho thấy thu nhập của người dân ngày càng cao, kéo theo nhu cầu mua sắm ngày càng nhiều. Do đó cơ hội cho các nhà bán lẻ nước ngoài là rất lớn.

2.3.2. Thị trường rộng lớn


Việt Nam là thị trường tiêu thụ rộng lớn với dân số đông khoảng gần 84 triệu dân, khoảng 65% dân số trẻ đang trong độ tuổi lao động, hơn một nửa dân số có độ tuổi dưới 30 tuổi và thu nhập của người dân ngày càng cao. Hơn thế nữa hiện mỗi năm có khoảng 1,2 triệu người Việt Nam tham gia vào lực


lượng lao động. Tỷ lệ người lệ thuộc giảm xuống mức 2,5 người phụ thuộc mỗi 5 người lao động vào năm 2007. Trong 10 năm qua, tỷ lệ thu nhập dành cho chi tiêu trong các gia đình Việt Nam là 70% cao hơn hẳn so với các nước trong khu vực (Malaisia 59%, Thái Lan 68%)

2.3.3. Các chính sách mở cửa của Việt Nam


Sau khi gia nhập tổ chức thương mại thế giới WTO, Việt Nam có nhiều chính sách mở cửa đối với thị trường bán lẻ. Các doanh nghiệp nước ngoài đang có cơ hội được tự do tiếp cận và thâm nhập vào thị trường Việt Nam. Cụ thể các chính sách như sau:

+ Thuế nhập khẩu phần đánh vào phần lớn các mặt hàng tiêu dùng sẽ giảm từ 5% đến 10% trước năm 2012;

+ Kể từ khi gia nhập đến trước ngày 01 tháng 01 năm 2008: để cung cấp các dịch vụ này tại Việt Nam, các doanh nghiệp nước ngoài phải thành lập liên doanh với đối tác Việt Nam và tỷ lệ vốn góp của phía nước ngoài không được vượt quá 49%.

+ Từ ngày 1/1/2008 cho phép liên doanh không hạn chế vốn góp từ phía nước ngoài;

+ Từ 1/1/2009 cho phép thành lập doanh nghiệp bán lẻ 100% vốn nước ngoài;

+ Từ 1/1/2010 các doanh nghiệp đầu tư nước ngoài được phép cung cấp dịch vụ bán buôn bán lẻ tất cả các mặt hàng sản xuất tại Việt Nam, và nhập khẩu hợp pháp tại Việt Nam.

Với các chính sách mở cửa thị trường bán lẻ như trên, các doanh nghiệp nước ngoài có thể dễ dàng hơn trong việc thực hiện các hoạt động kinh doanh tại thị trường Việt Nam. Các thủ tục nhập khẩu hàng hoá từ nước ngoài cũng trở nên đơn giản hơn. Đặc biệt giảm thuế nhập khẩu các mặt hàng tiêu dùng


sẽ tạo ra khả năng cạnh tranh về giá của các doanh nghiệp nước ngoài đang hoạt động tại Việt Nam và các doanh nghiệp chuẩn bị gia nhập thị trường Việt Nam trong những năm tới đây.

2.4. Thách thức


Bên cạnh hàng loạt các cơ hội kể trên các tập đoàn nước ngoài cũng đang phải đối mặt với không ít các thách thức ảnh hưởng tới sự phát triển của doanh nghiệp.

2.4.1. Cơ sở hạ tầng


Vấn đề lớn nhất mà các tập đoàn nước ngoài gặp phải đó là cơ sở hạ tầng. Theo đánh giá của các chuyên gia nước ngoài, cơ sở hạ tầng của Việt Nam còn quá yếu kém, không đáp ứng được nhu cầu phát triển kinh tế. Các toà nhà hoàn thiện dành riêng cho trung tâm thương mại tại Việt Nam còn thiếu nhiều. Mức giá thuê tại các trung tâm này khá cao: từ 15USD/m2/tháng đến 100USD/m2/tháng.

2.4.2. Điều kiện đi lại


Người Việt di chuyển chủ yếu bằng xe mô tô nên việc đi lại rất linh hoạt. Họ có tâm lí thích mua hàng hoá tại các “cửa hàng trong nhà” vì không phải lo gửi xe, đỗ xe như trong các trung tâm mua sắm, họ chỉ cần dựa xe ngoài vỉa hè là có thể mua được hàng hóa mình cần trong các cửa hàng. Mô hình cửa hàng này tuy thuận tiện, nhưng không quy mô, ảnh hưởng rất nhiều đến sự phát triển của các siêu thị hay trung tâm thương mại.

2.4.3. Thói quen mua sắm tại các chợ truyền thống


Mặc dù nhu cầu mua sắm tại các siêu thị gia tăng trong những năm gần đây song phần lớn người dân Việt Nam vẫn chưa thoát ra khỏi thói quen mua sắm truyền thống tại các chợ. Hiện nay khoảng 9000 chợ đang hoạt động rất hiệu quả tại Việt Nam. Tại các chợ người tiêu dùng có thể mua trực tiếp các


loại thực phẩm tươi sống như tôm, cua, cá nên họ thường có cảm giác yên tâm hơn so với các sản phẩm đóng gói sẵn tại các siêu thị. Bên cạnh đó nhiều người vẫn thích được “mặc cả” tại các chợ. Họ coi “mặc cả” là một phần không thể thiếu khi đi mua sắm. Vì thế chợ vẫn là sự lựa chọn của nhiều người dân Việt Nam.

Như vậy thói quen tiêu dùng chính là nguyên nhân tại sao hiện nay chỉ có khoảng 13% hoạt động mua bán tiêu dùng được thực hiện thông qua các kênh phân phối hiện đại.

3. Các tập đoàn bán lẻ trong nước


Trong những năm gần đây các tập đoàn bán lẻ của Việt Nam mọc lên khá nhiều. Một số tên quen thuộc như:

- Tổng công ty Thương mại Sài Gòn (Satra)

- Tổng công ty Thương mại Hà Nội với chuỗi các siêu thị, cửa hàng tiện ích, cửa hàng chuyên doanh Hapro Mart và đang gấp rút đầu tư để đưa vào hoạt động một loạt siêu thị, trung tâm thương mại lớn khác.

- Công ty trách nhiệm hữu hạn Thương mại và dịch vụ G7 với chuỗi 500 cửa hàng tiện lợi G7-Mart

- Công ty Phú Thái với hệ thống 3 tổng kho và 20 trung tâm phân phối chuyên doanh phân phối bán buôn cho một hệ thống khách hàng gồm 95 nhà phân phối vệ tinh, 100 siêu thị, 500 đại lý bán buôn, 2.000 cửa hàng bán lẻ,

50.000 đại lý bán lẻ.

- Công ty trách nhiệm hữu hạn Thương mại và dịch vụ Đông Hưng với chuỗi siêu thị CitiMart.

- Công ty cổ phần Nhất Nam với chuỗi siêu thị FiviMart.

Sau đây tác giả đi vào giới thiệu cụ thể 2 doanh nghiệp bán lẻ của Việt Nam là tổng công ty dịch vụ thương mại Hapro và công ty dịch vụ thương mại G7 mart


3.1. Tổng công ty dịch vụ thương mại Hà Nội Hapro


3.1.1. Tổng quan về công ty dịch vụ thương mại Hà Nội Hapro


Tổng công ty dịch vụ thương mại Hapro là doanh nghiệp nhà nước được hình thành năm 2004. Tổng công ty dịch vụ thương mại Hà Nội kinh doanh trên nhiều lĩnh vực khác nhau bao gồm: xuất nhập khẩu, du lịch, đầu tư và các chuỗi cửa hàng, siêu thị tiện ích. Các chuỗi siêu thị, cửa hàng tiện ích Hapro mart được khai trương vào ngày 11/11/2006. Sau gần 2 năm hoạt động chuỗi các cửa hàng và siêu thị của Hapro đã nhanh chóng chiếm lĩnh thị trường bán lẻ Hà Nội. Tính đến nay Hapro đã có 28 siêu thị và các cửa hàng tiện ích, trong đó có các siêu thị kinh doanh lớn và hiện đại tại các tỉnh như Hải Dương, Thái Bình, Hưng Yên, Bắc Kạn, Thanh Hoá, Thái Nguyên ...Mỗi siêu thị cung cấp trên 20000 mặt hàng có thể đáp ứng nhu cầu đa dạng của người tiêu dùng. Một số siêu thị chuyên cung cấp một loại mặt hàng như quần áo, thực phẩm. Tổng diện tích các cửa hàng bán lẻ ở Hà Nội là 150000m2. Từ khi đi vào hoạt động đến nay, hầu hết các cửa hàng trong chuỗi siêu thị đều đạt được những kết quả kinh doanh hết sức khả quan, doanh thu tăng từ 20-30%, lợi nhuận tăng xấp xỉ 15%. Mục tiêu của Hapro đến năm 2010 sẽ có 5 đại siêu thị, 70 siêu thị và 800 cửa hàng tiện ích mang thương hiệu Hapro mart.

3.1.2. Các mô hình kinh doanh của Hà Nội Hapro


Hapro triển khai xây dựng hệ thống siêu thị của mình bằng cách sắp xếp hệ thống các điểm bán lẻ hiện có trong hệ thống như các cửa hàng bách hoá, các trung tâm bán lẻ chuyên ngành nằm rải rác trên địa bàn thành phố đồng thời triển khai mới nhiều siêu thị tại các khu dân cư đô thị mới. Một số cửa hàng bán lẻ, bách hoá đã được đầu tư nâng cấp hạ tầng chuyển nhiều cửa hàng bán lẻ thuộc nhiều đầu mối để triển khai chuỗi siêu thị. Hapro cũng đã xây dựng một số các trung tâm thương mại tại các khu vực như Kim Liên, Đống Đa, Thành Công, Minh Khai…


Nhìn chung, các cửa hàng kinh doanh bán lẻ của Hapro có thể được chia ra làm 3 dạng:

- Các cửa hàng tiện ích: Chuyên kinh doanh các loại sản phẩm tiêu dùng như thực phẩm khô, đồ uống...

- Các siêu thị cỡ vừa và nhỏ: Các siêu thị cỡ vừa và nhỏ chuyên kinh doanh một loại sản phẩm cụ thể. Ví dụ như siêu thị Hapro Lê Duẩn chuyên kinh doanh mặt hàng quần áo.

- Các đại siêu thị: Hiện nay Hapro đã xây dựng được các siêu thị cỡ lớn tại các tỉnh như Hưng Yên, Hải Dương, Thái Nguyên, Bắc Kạn…Các siêu thị này cung cấp đa dạng các chủng loại hàng hoá bao gồm quần áo, hàng thực phẩm, rau củ qủa,…

3.1.3. Một số đánh giá về công ty dịch vụ thương mại Hà Nội Hapro


Những điểm đạt được


Phát triển được một mạng lưới các siêu thị rộng lớn


Hapro đã xây dựng được một chuỗi các cửa hàng tiện ích, siêu thị rộng khắp trên cả nước. Trong năm 2008 Hapro dự định xây thêm 20 siêu thị, 50- 70 cửa hàng tiện ích tại các tỉnh, thành phố. Doanh thu của Hapro trong đợt phục vụ thị trường Tết 2008 là 450-500 tỉ tăng 50-70% so với Tết Đinh Hợi. Doanh thu hàng năm của Hapro tăng từ 15-20%. Đây chính là những con số khả quan thể hiện sự phát triển của tập đoàn bán lẻ Hapro mart.

Tạo bước đột phá trong thị trường bán lẻ Việt Nam.


Hiện nay chưa có nhiều các các tập đoàn bán lẻ Việt Nam tham gia vào việc phát triển các mạng lưới siêu thị rộng khắp cả nước. Mới chỉ có một số ít các doanh nghiệp vào cuộc như Saigon Coopermart, G7 mart, …Vì thế sự ra đời của Hapro là một bước nhảy vọt trong thị trường bán lẻ Việt Nam. Việc

Xem toàn bộ nội dung bài viết ᛨ

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 11/09/2022