xây dựng các chuỗi siêu thị bán lẻ của Hapro là bước đi chiến lược nhằm phát triển hệ thống thương mại nội địa, củng cố vị thế trước làn sóng các nhà phân phối nước ngoài vào Việt Nam.
Hình thành tập quán mua sắm ở mỗi địa phương theo hướng văn minh.
Khách hàng khi đến mua tại các siêu thị sẽ được bảo đảm chất lượng và xuất sứ hàng hoá. Từ đó người tiêu dùng cũng được tôn trọng hơn và sẽ thúc đẩy quá trình giao lưu hàng hoá tại chỗ có siêu thị.
Kênh tiêu thụ các sản phẩm rau củ quả cho người dân địa phương
Sự ra đời của các siêu thị Hapro sẽ giúp người dân tại một số địa phương tiêu thụ một số loại phẩm rau, củ, quả theo hình thức chuyên nghiệp hơn. Trước kia các hộ dân thường gặp đâu bán đấy dẫn đến tình trạng hôm thì ế hàng hôm thì thiếu hàng. Tới nay Hapro mart đã trở thành kênh tiêu thụ đều đặn cho nhiều nhà trồng rau tại các địa phương. Hơn thế nữa nhờ những bản hợp đồng về chất lượng các hộ trồng rau sẽ có ý thức hơn trong việc sử dụng phân bón, thuốc trừ sâu đảm bảo chất lượng cho người tiêu dùng.
Là một trong những đơn vị tiên phong thực hiện tốt việc liên kết
Có thể bạn quan tâm!
- Tốc Độ Phát Triển Của Các Doanh Nghiệp Phân Phối Bán Lẻ
- Những Thành Tựu Kinh Doanh Của Big C Tại Thị Trường Việt Nam
- Tốc Độ Tăng Trưởng Kinh Tế Từ Năm 2004 Đến 2007
- Phân Tích Swot Đối Với Các Tập Đoàn Trong Nước.
- Một Số Nhận Định Về Thị Trường Bán Lẻ Hàng Tiêu Dùng Ở Việt Nam Từ Nay Đến Năm 2010 Và Sau 2010
- Thị trường bán lẻ hàng tiêu dùng ở Việt Nam: thực trạng và giải pháp - 11
Xem toàn bộ 103 trang tài liệu này.
Trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế và phân công lao động sâu sắc như hiện nay, một trong những phương thức nâng cao sức cạnh tranh chính là việc liên kết hợp tác giữa các doanh nghiệp để tận dụng thế mạnh của nhau. Mô hình này tạo điều kiện cho các bên tận dụng ưu thế sẵn có của nhau, giúp giảm tối đa chi phí xúc tiến thương mại, mở rộng thị trường trong và ngoài nước, hỗ trợ nhau cùng phát triển, nâng cao hiệu quả kinh doanh. Tổng công ty Thương mại Hà Nội có lẽ là đơn vị đi tiên phong khởi xướng sự liên kết này.
Ngay từ khi mới thành lập vào tháng 11/2004, có 20 công ty thành viên, quản lý mạng lưới kinh doanh rộng, thị trường xuất khẩu trên 60 nước và vùng lãnh thổ, với mục tiêu trở thành tập đoàn kinh doanh đa ngành mạnh,
Tổng công ty Thương mại Hà Nội đã hình thành nhiều mô hình liên kết với các doanh nghiệp hoạt động trên các lĩnh vực khác nhau nhằm đa dạng hóa ngành nghề cũng như lĩnh vực hoạt động. Năm 2005, Tổng công Ty Thương mại Hà Nội đã mở rộng mô hình liên kết theo phương thức tự nguyện với Công ty cổ phần Long Sơn chuyên sản xuất kinh doanh xuất khẩu hạt điều. Tiếp đó là Công ty TNHH Việt Bắc chuyên phân phối hàng thời trang cao cấp với thương hiệu nổi tiếng VERA. Cả 2 công ty sau khi trở thành thành viên của đại gia đình Hapro đều có bước phát triển tốt, doanh thu nội địa cũng như kim ngạch xuất khẩu tăng cao do được gắn với thương hiệu và thị trường, tận dụng được hệ thống phân phối của Hapro. Gần đây Hapro cũng thực hiện liên kết với công ty sữa Hà Nội (Hà Nội milk).
Hướng tới mục tiêu vươn lên thành tập đoàn thương mại dịch vụ uy tín hàng đầu Việt Nam và khu vực, đến nay, Tổng công ty Thương mại Hà Nội đã có 26 đơn vị thành viên, trong đó có 19 công ty con, 7 công ty liên kết, trở thành một tập đoàn kinh tế đa ngành, hoạt động trên nhiều lĩnh vực
Những điểm chưa đạt được
Một số cửa hàng của Hapro hoạt động không hiệu quả
Thừa nhận rằng Hapro có một mạng lưới các siêu thị trải khắp Hà Nội và một số các tỉnh lân cận phía Bắc nhưng hoạt động kinh doanh của một số cửa hàng chưa thật sự hiệu quả. Đó là do những cửa hàng này diện tích quá nhỏ, không đáp ứng được đầy đủ các chủng loại mặt hàng cho người tiêu dùng. Trong hệ thống cửa hàng của Hapro có tới 130 địa điểm có diện tích kinh doanh dưới 50m2, lại nằm trong khu dân cư nên việc kinh doanh cũng gặp nhiều khó khăn. Số lượng người đến với các cửa hàng này chỉ lác đác. Một số siêu thị lớn tại các tỉnh còn vắng khách, hàng bán không chạy. Nguyên nhân chính là do thói quen mua hàng của người dân. Phần lớn người dân vẫn
mua hàng tại các chợ, đại lí gần nhà. Họ vẫn chưa quen với việc mua sắm tại các siêu thị lớn do e ngại giá cả tại các siêu thị cao hơn.
Khả năng quay vòng vốn của các cửa hàng Hapro là tương đối chậm.
Công ty TNHH dệt may CMC cung cấp các sản phẩm áo cộc tay, ba lỗ nam và quần áo trẻ em cho công ty dệt may Thăng Long và công ty TNHH Hapro. Tuy nhiên hàng tháng lượng hàng bán ra của May Thăng Long thường nhiều gấp khoảng từ 4 đến 5 lần tại các cửa hàng của Hapro. Có 2 nguyên nhân dẫn đến tình trạng này.
Thứ nhất: thương hiệu Hapro mới xuất hiện cách đây 2 năm nên nhiều người tiêu dùng còn thấy lạ lẫm với thương hiệu này.
Thứ hai: là công ty nhà nước nên Hapro còn ỉ lại vào sự đầu tư, giúp đỡ của nhà nước. Nhiều cửa hàng của Hapro chưa xúc tiến các hoạt động bán hàng một cách mạnh mẽ.
Hapro thiếu các hoạt động xúc tiến bán hàng
Trên thực tế Hapro có rất ít những hoạt động xúc tiến bán hàng. Những chương trình khuyến mại như tặng quà, rút thăm trúng thưởng, các đợt giảm giá rầm rộ không thấy xuất hiện nhiều tại các cửa hàng của Hapro. Ngoài ra Hapro cũng ít có các chương trình quảng cáo, tiếp thị để đưa hình ảnh của công ty đến với người tiêu dùng.
3.2. Chuỗi cửa hàng G7 mart
3.2.1. Tổng quan về chuỗi cửa hàng G7 mart
- Chuỗi cửa hàng G7 mart thuộc công ty cổ phần thuơng mại và dịch vụ G7.
- G7 mart được thành lập tháng 6/2004 xuất phát từ công ty Trung Nguyên.
- G7 mart được khai trương ngày 5/8/2006.
- Tổng giá trị dự án ban đầu: 395 triệu USD.
Ngay từ khi bắt đầu hoạt động năm 2006 G7 mart đã có 500 điểm bán lẻ tiện lợi và 5.000 cửa hiệu thành viên mang tên G7 trên cả nước, cung cấp các mặt hàng tiêu dùng. Dự định sau 5 năm, G7 Mart sẽ phát triển lên 10 nghìn cửa hiệu các loại, 18 kho bán sỉ và 7 trung tâm thương mại.
3.2.2. Nguyên nhân ra đời của chuỗi cửa hàng G7 mart
Có 3 nguyên nhân chính dẫn tới sự ra đời của chuỗi cửa hàng G7 mart
Nguyên nhân thứ nhất: Bắt nguồn từ việc nhận thấy tiềm năng phát triển của kênh mua sắm hiện đại. Doanh thu thị trường bán lẻ Việt Nam năm 2005 đạt gần 21 tỷ USD (G7 mart ra đời năm 2006), tốc độ tăng trưởng trung bình 20%/năm (con số thống kê của Bộ Thương mại); nền kinh tế phát triển ổn định, GDP hàng năm tăng 7-8% trong một thời gian dài liên tục. Nhu cầu mua sắm tại các cửa hàng hiện đại tăng nhanh. Trong thời điểm năm 2005, 2006, sự hiện diện của một vài đại siêu thị như Big C hay Metro Cash& Carry ở các thành phố lớn đã hút rất đông khách hàng đến mua sắm. Như vậy tiềm năng phát triển của các kênh mua sắm hiện đại là rất lớn.
Nguyên nhân thứ hai: Bắt nguồn từ ý tưởng phải liên kết chặt chẽ để tồn tại và phát triển trước nguy cơ bị thôn tính bởi các tập đoàn phân phối đa quốc gia. Đến năm 2009 Việt Nam cho phép các doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài đầu tư vào thị trường bán lẻ Việt Nam. Khi đó thật khó để các tập đoàn bán lẻ Việt Nam có thể cạnh tranh được với các tên tuổi lớn như Tesco (Anh), Carefour (Pháp)…Hệ thống phân phối truyền thống gồm các cửa hàng tạp hóa và khoảng 10% hệ thống phân phối đã được hiện đại hóa (các siêu thị Việt) đang đứng trước nguy cơ sụp đổ. Vì thế các nhà bán lẻ Việt Nam cần
liên kết lại để tránh sự thâu tóm của các doanh nghiệp nước ngoài. G7 mart ra đời dựa trên sự liên kết với các đại lí đã tồn tại từ trước.
Nguyên nhân thứ ba: Bắt nguồn từ việc chưa có sự xuất hiện nhiều các cửa hàng tiện dụng ở Việt Nam. Một ưu điểm của cửa hàng tiện dụng so với các siêu thị lớn là người dân không phải đi xa để mua sắm. Tại các cửa hàng tiện lợi có thể mua rất nhiều thứ cần thiết như thực phẩm, bánh kẹo, đồ hộp, rượu bia, nước giải khát, hoá mỹ phẩm… mà không tốn thời gian. Tại Việt Nam mô hình này chưa xuất hiện nhiều. Tính trên lý thuyết, cứ mỗi
1.000 dân trong phạm vi 100m bán kính có thể mở một cửa hàng tiện ích với diện tích 50 - 70m2 thì các vùng đô thị lớn như TP. Hồ Chí Minh, Hà Nội, Hải Phòng, Đà Nẵng, Cần Thơ thì cần có thêm hàng chục ngàn cửa hàng mới.
G7 mart ra đời đã hiện đại hoá các đại lí, cửa hàng tạp hoá, đồng thời tạo ra một thương hiệu quen thuộc cho người tiêu dùng.
3.2.3. Một số kế hoạch kinh doanh của công ty Trung Nguyên về chuỗi cửa hàng G7 mart
G7 mart thực hiện việc xây dựng và phát triển các cửa hàng tiện ích theo 3 giai đoạn:
Giai đoạn 1 bắt đầu từ năm 2006: Phát triển nhanh hệ thống phân phối bằng cách tập hợp, liên kết với các cửa hiệu và đại lý. Công ty sẽ nâng cấp thành một hệ thống hiện đại và chuyên nghiệp cao thông qua mô hình từ cửa hàng tạp hoá thành cửa hàng tiện lợi; đại lý, nhà phân phối trở thành trung tâm phân phối, mua hàng hiệu quả với số lượng lớn, từ đó liên kết các nhà sản xuất lại một cách bền vững. Trong năm 2006 G7 mart đã xây dựng được 500 cửa hàng G7 Mart và 600 trung tâm phân phối.
Giai đoạn 2 bắt đầu từ năm 2008: Xây dựng các trung tâm thương mại tổng hợp, các siêu thị và đại siêu thị, thực hiện bằng các hình thức G7 mart đầu tư 100% hoặc liên doanh, hợp tác kinh doanh, nhượng quyền cấp phép.
Giai đoạn 3 bắt đầu từ năm 2010: Xây dựng Viettown để đi ra thế giới, là liên minh mạnh mẽ của các nhà sản xuất và phân phối Việt với hậu phương vững chắc là Chính phủ, người tiêu dùng Việt Nam và Việt kiều. Đến năm 2010 kế hoạch đặt ra là ở trong nước sẽ có 35.000 cửa hàng tạp hoá và cửa hàng thành viên tham gia dự án G7 mart. G7 mart sẽ xây dựng được 200 trung tâm phân phối, 100 Tổng kho phân phối, 7 Trung tâm thương mại và 7 Đại siêu thị.
3.2.4. Một số phân tích về chuỗi cửa hàngG7 mart.
G7 mart đã trở nên quen thuộc với các nhà kinh doanh và giới tiêu dùng. Rầm rộ ra mắt vào ngày 05.08.2006 tại dinh Thống Nhất bằng hàng loạt các hoạt động: tổng kết diễn đàn “Nước Việt ta nhỏ hay không nhỏ” trên báo Thanh Niên, cuộc đi bộ ủng hộ “Ngày hành động vì nước Việt hùng mạnh”… đã thu hút hơn 5.000 lượt người tham dự. Chuỗi cửa hàng tiện lợi G7 Mart ra đời sau hơn hai năm chuẩn bị với những kinh nghiệm được rút ra từ thất bại của Masan Mart (Nga). Masan Mart, hệ thống chuỗi 25 siêu thị tự chọn đầu tiên gia nhập thị trường bán lẻ, với hi vọng là sẽ đón đầu được xu hướng tiêu dùng mới, sau khi đã nghiên cứu rất kỹ về thị trường bán lẻ Việt Nam. Những bước chuẩn bị ban đầu của họ khá bài bản: thiết lập quan hệ với các nhà cung cấp hàng hóa, kể cả hàng tươi sống như rau sạch, thịt sạch; đào tạo đội ngũ nhân viên bán hàng và đầu tư cho khâu logictics kịp thời bằng phần mềm quản lý riêng biệt. Hơn một năm sau, lần lượt các cửa hàng Masan Mart đã phải đóng cửa. Các lí do được nêu ra là thuế cửa hàng cao, chi phí phát triển hệ thống chuỗi rất lớn, và chi phí vận hành hàng tháng (bao gồm thuê mặt bằng, lương nhân viên, khấu hao thiết bị…) vượt quá định mức cho phép. Sự thật
hiểu ngầm rằng cái chính là ý thức mua sắm của người tiêu dùng vẫn chưa thoát khỏi chợ, tạp hoá. Masant Mart lặng lẽ rời khỏi thị trường Việt Nam.
Cùng với những bài học từ các công ty bán lẻ Masant Mart và G7 mart cũng áp dụng những thành công của Seven Eleven (7/11), tập đoàn bán lẻ hàng đầu của Thái Lan. Vì thế việc xuất hiện của G7Mart đã nhen lên niềm tin cho những người đang hi vọng vào sự trỗi đậy thần kỳ của hệ thống phân phối Việt. Vậy sau gần 2 năm hoạt động G7 Mart đã làm được những gì và còn những gì chưa làm được?
Những điểm đạt được:
Là bước đột phá trong hệ thống bán lẻ của Việt Nam:
Trên lí thuyết G7 mart giúp việc phân phối hàng sẽ có một hướng đi mới. Nếu như trước kia mỗi nhà sản xuất có kênh phân phối riêng, thì giờ đây các trung tâm phân phối G7 mart sẽ là đầu mối cung cấp hàng hóa cho toàn bộ hệ thống phân phối G7 mart bao gồm các cửa hàng G7 mart chuẩn và các cửa hàng thành viên. Cung cách này sẽ giảm bớt chi phí tốn kém, bớt đi nhiều khâu trung gian và hệ quả là người tiêu dùng được lợi bởi giá thành sản phẩm sẽ giảm. Về lâu dài, theo cách thức này, tất cả sản phẩm và dịch vụ tiêu dùng sẽ được luân chuyển trên một hệ thống, tạo ra sự chuyên nghiệp hóa cao.
Mang lại nhiều kinh nghiệm và bài học cho các doanh nghiệp bán lẻ khác của Việt Nam khi muốn thực hiện mô hình kinh doanh của G7 mart
G7 Mart là một trong những người đi tiên phong trong việc xây dựng các chuỗi cửa hàng theo mô hình hiện đại. Đồng thời G7 Mart cũng là người đầu tiên có ý tưởng phát triển nhanh các cửa hiệu và đại lý thành các cửa hàng tiện ích. Mô hình này còn khá mới mẻ tại Việt Nam. Vì vậy G7 Mart chắc
chắn sẽ mang lại những kinh nghiệm và bài học cho các doanh nghiệp bán lẻ Việt Nam muốn thực hiện mô hình kinh doanh như G7 Mart.
Xây dựng thành công tên tuổi, thương hiệu G7 mart và đánh trúng tâm lí người Việt dùng hàng Việt
G7 Mart đã rất thành công trong việc quảng bá hình ảnh doanh nghiệp Việt đồng thời đánh trúng tâm lí người Việt đến siêu thị Việt. Một số chương trình như tổng kết diễn đàn “ Nước Việt ta nhỏ hay không nhỏ” trên báo Thanh Niên hay cuộc đi ủng hộ “Vì nước Việt ta hùng mạnh” được diễn ra rầm rộ. Các chương trình có tác dụng rất lớn trong việc xây dựng tên tuổi G7 Mart và kích thích người tiêu dùng đến với G7 Mart.
Những điểm chưa làm được:
Chưa nhận biết được sự nổi trội của G7 mart.
Nhiều khách hàng phàn nàn rằng họ không thấy sự khác biệt về giá giữa các sản phẩm tại G7 mart và đại lí khác. Nhiều chủ cửa hàng cũng cho biết có tới 90% sản phẩm ở cửa hàng không phải do G7 mart cung cấp, mọi hoạt động của cửa hàng, việc đóng thuế vẫn theo kiểu kinh doanh nhỏ lẻ như trước. Trên thực tế tại các cửa hàng G7 mart chỉ là việc bày biện bố trí lại cửa hàng, trang trí thêm biển hiệu phía bên ngoài còn về chất lượng thì chưa thực sự có nhiều sự thay đổi. Nếu các cửa hàng được chăm sóc kĩ hơn, không chỉ về cách trưng bày mà còn về chủng loại, chất lượng hàng hoá thì hiệu quả của các cửa hàng G7 mart sẽ tốt hơn.
Nguồn nhân lực
Đội ngũ bán hàng của G7 mart chủ yếu vẫn là chủ các cửa hàng, đại lí. Các chủ cửa hàng này chưa được đào tạo các kiến thức về bán lẻ. Nhiều chủ cửa hàng là những người đã già không quen sử dụng các loại máy móc, phần