Ảnh Hưởng Đến Tổng Mức Bán Lẻ Hàng Hóa Và Doanh Thu Dịch Vụ Tiêu Dùng

Từ hình 3 ta thấy trong khoảng 8 tháng đầu năm 2008, chỉ số CPI liên tiếp tăng ở mức cao và biểu đồ CPI tạo thành những đường dốc đứng, trồi lên, sụt xuống kế tiếp nhau. Nhịp điệu tăng CPI tạo thành những đợt sóng, vượt lên một tháng lại giảm tốc hai tháng mà những đỉnh cao nhất của CPI rơi vào các tháng 2, 5 và 8 tương đương với các mức tăng là 3,56%; 3,91% và 1,56%. Đặc biệt vào ngày 11/7 giá dầu thế giới đạt mốc kỷ lục mọi thời đại ở

147 USD/thùng. Chỉ 10 ngày sau đó, giá xăng A92 đã nhảy vọt với bước tăng 30%, lên mức 19.000 đồng/lít vào ngày 21/7. Mức tăng đột ngột của nhiên liệu quan trọng này đã kéo theo hàng loạt sản phẩm, dịch vụ tăng giá theo, trong đó phải kể đến những đợt tăng giá cước vận tải ngày giảm, hay kể cả những mặt hàng không liên quan nhiều như rau xanh, thực phẩm chưa chế biến. Lạm phát ở mức cao đã tác động trực tiếp đến đời sống của nhân dân, thu nhập thực tế của họ giảm xuống, và việc cắt giảm tiêu dùng trở thành một hệ quả tất yếu. Tốc độ tăng tiêu dùng cuối cùng của nhóm hộ gia đình đã giảm từ 10,7% của năm 2007 xuống còn 8% vào 2008. Bên cạnh đó, tiêu dùng cuối cùng của khu vực nhà nước cũng giảm từ 8,9% năm 2007 xuống 7,5% năm 2008 (Nguồn: Tổng cục Thống kê, 2009).

Giá phôi thép thế giới từ khoảng 600-700 USD/tấn hồi đầu năm 2008 đã lên đỉnh cao khoảng 1.150-1.200 USD/tấn. Trong khoảng thời gian lạm phát kéo dài này, đẩy giá thép trong nước có thời điểm lên tới 19-20 triệu đồng/tấn. Ngoài ra trong giai đoạn này, những tác động về mặt tâm lý cũng đã đẩy nhiều loại hàng hóa tăng giá bất hợp lý. Tại một số thời điểm, trong lúc giá xi măng xuất xưởng của một số nhà cung cấp chỉ có 53.000-55.000 đồng/bao, thì giá bán trên thị trường lên 80.000 - 90.000 đồng/bao. Giá cả đầu vào tăng cao đã gây rất nhiều khó khăn cho các doanh nghiệp trong khu vực công nghiệp và xây dựng (Nguồn: vneconomy.vn, 2008).

Trái với giai đoạn 8 tháng đầu năm, khi sự gia tăng giá tiêu dùng đã ảnh hưởng rất nhiều đến đa số người dân, thì ở 4 tháng còn lại của năm, các doanh

nghiệp lại phải đối phó với nguy cơ giảm phát. Đường biểu diễn giá trị CPI tạo thành dốc, trượt xuống mạnh mẽ, vượt qua mức âm cho đến tháng tận cùng của năm, khép lại một năm 2008 đầy biến động bằng việc xóa sạch xu hướng tăng của lạm phát, nhưng làm gia tăng nỗi lo suy giảm. Sự sụt giảm giá cả nhiều loại hàng hóa trên thị trường thế giới cũng tác động mạnh đến giá hàng hóa trong nước. Chỉ trong vòng 4 tháng cuối năm, giá xăng đã giảm liên tiếp 10 lần. Tiếp theo là giá dầu, giá gas trong nước cũng giảm mạnh nhiều lần trong cùng thời gian này.

Sau tháng 9 với chỉ số giá tăng nhẹ 0,18%, ba tháng của quý 4/2008, chỉ số giá giảm liên tiếp: tháng 10 giảm 0,19%; tháng 11 giảm 0,76%; và tháng 12 giảm 0,68%. Thay thế cho nguy cơ lạm phát bây giờ là nguy cơ giảm phát. Nền kinh tế có dấu hiệu chững lại, những khó khăn về chi phí đầu vào và thị trường đầu ra đã khiến rất nhiều doanh nghiệp phải cắt giảm sản xuất. Một số doanh nghiệp ngành thép đã phải giãn công lao động, một số nhà máy phải cho công nhân nghỉ việc tạm thời. Đã xuất hiện tình trạng một số doanh nghiệp lớn, kể cả doanh nghiệp FDI, sa thải lao động số lượng lớn (Nguồn: Tổng cục Thống kê, 2009).

Năm 2008 khép lại với mức lạm phát kỷ lục 19,89% nếu so với tháng 12/2007, và xấp xỉ 23% nếu so với giá tiêu dùng bình quân của năm 2007. Nhưng vào khoảng thời gian cuối năm 2008 và những tháng đầu năm 2009, nỗi lo chính đã không còn là lạm phát, mà là giảm phát (Nguồn: Tổng cục Thống kê, 2009).

1.2. Ảnh hưởng đến hoạt động thương mại

1.2.1. Ảnh hưởng đến tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng

Hoạt động thương mại và dịch vụ năm 2008 kém sôi động so với năm 2007 do giá cả hàng hoá và dịch vụ tăng cao, dẫn đến sức mua trong dân giảm đáng kể, sản phẩm sản xuất ra tiêu thụ chậm. Tổng mức bán lẻ hàng hoá và

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 100 trang tài liệu này.

doanh thu dịch vụ tiêu dùng theo giá thực tế năm 2008 ước tính đạt 968,1 nghìn tỷ đồng, tăng 31% so với năm 2007 (nếu loại trừ yếu tố tăng giá, mức tăng chỉ đạt 6,5%), trong đó khu vực kinh tế Nhà nước đạt 112,9 nghìn tỷ đồng, tăng 20,4%; kinh tế cá thể đạt 538,1 nghìn tỷ đồng, tăng 32,2%; kinh tế tư nhân đạt 284,5 nghìn tỷ đồng, tăng 34,3%; kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài đạt 22,7 nghìn tỷ đồng, tăng 20,9%. Trong tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng nêu trên, kinh doanh thương nghiệp đạt 798,1 nghìn tỷ đồng, tăng 31,5%; khách sạn, nhà hàng đạt 109,3 nghìn tỷ đồng, tăng 26,2%; dịch vụ đạt 48,4 nghìn tỷ đồng, tăng 31,3%; du lịch đạt 12,2 nghìn tỷ đồng, tăng 41,8%. Trong những tháng cuối năm, mặc dù nhiều chương trình khuyến mãi hấp dẫn dành cho khách hàng được quảng cáo, giá cả nhiều hàng hoá và dịch vụ đã giảm so với các tháng trước, nhưng do giá vẫn đứng ở mức cao nên chưa khuyến khích tiêu dùng của dân cư trên thị trường (Nguồn: Tổng cục Thống kê, 2009).

1.2.2. Ảnh hưởng đến hoạt động xuất nhập khẩu

Khủng hoảng tài chính toàn cầu và ảnh hưởng tới hoạt động của các doanh nghiệp vừa và nhỏ Việt Nam - 6

1.2.2.1. Ảnh hưởng đến hoạt động xuất khẩu

Hoạt động xuất khẩu bên cạnh một số thuận lợi như một số mặt hàng trong một số tháng đầu năm được lợi về giá, về thị trường, nhưng cũng gặp không ít khó khăn do cạnh tranh thị trường, về chính sách giám sát hàng dệt may của Mỹ, việc áp thuế bán phá giá giày mũ da của EU, các quy định của Luật nông nghiệp Mỹ. Đặc biệt là những ảnh hưởng của khủng hoảng tài chính, tiền tệ toàn cầu ở Mỹ và một số nền kinh tế lớn đã làm giảm sút sức mua, sức thanh toán của các nhà nhập khẩu trong những tháng cuối năm đã làm cho nhu cầu và mức tiêu thụ giảm, kim ngạch xuất khẩu qua từng tháng cuối năm bị giảm dần, ảnh hưởng tới tổng kim ngạch cả năm.

Cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu đã góp phần đẩy giá cả quốc tế lên cao đặc biệt là trong hơn nửa đầu của năm là nguyên nhân chủ yếu dẫn đến kim ngạch xuất khẩu năm 2008 của các loại hàng hoá đều tăng so với

năm 2007. Kim ngạch cả năm ước đạt xấp xỉ 63 tỷ USD, tăng trên 29,5% so với năm 2007. Xuất khẩu dầu thô ước tính đạt 13,9 triệu tấn, tương đương 10,5 tỷ USD, tuy giảm 7,7% về lượng nhưng tăng 23,1% về kim ngạch so với năm trước do giá dầu tăng cao trong những tháng giữa năm. Một số mặt hàng xuất khẩu chủ lực khác có khối lượng giảm nhưng do giá cả thế giới tăng mạnh nên về mặt trị giá vẫn tăng khá so với năm 2007 như: than đá tăng 44,3% nhưng lượng giảm 38,3%, cà phê tăng 5,8% nhưng lượng giảm 18,3%, cao su tăng 14,6% nhưng lượng giảm 9,8%, chè tăng 12,2% nhưng lượng giảm 8,8% (Nguồn: Bộ Công thương, 2009).

Sự suy yếu của các nền kinh tế lớn như Mỹ và EU (là những nước chịu ảnh hưởng nặng nề nhất của cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu đồng thời cũng là thị những thị trường xuất khẩu lớn nhất của hàng hóa Việt Nam) đã làm cho nhu cầu của thị trường xuất khẩu bị thu hẹp. Các đơn hàng xuất khẩu dệt may, đồ gỗ, một số nông sản vào Mỹ và EU đều giảm do ảnh hưởng từ cuộc khủng hoảng. Trong khi thị trường xuất khẩu gặp khó khăn thì các chi phí đầu vào không giảm, thậm chí còn tăng cao như lương công nhân, lãi suất ngân hàng, khiến nhiều doanh nghiệp dệt may phải chuyển từ sản xuất mua nguyên liệu bán thành phẩm sang gia công để bảo toàn vốn, vì vậy giá trị gia tăng trên sản phẩm dệt may ngày càng thấp và lợi nhuận giảm.

Một điểm nữa mà chúng ta đã phân tích đó là cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu đã gián tiếp làm cho lãi suất cơ bản cũng như lãi suất cho vay duy trì ở mức cao. Nó đã làm cho việc tiếp cận nguồn vốn vay bằng VNĐ cho sản xuất kinh doanh trở nên khó khăn, nhất là đối với các mặt hàng nông sản, thuỷ sản. Đồng thời điều này đã làm chi phí tăng cao ảnh hưởng tới khả năng cạnh tranh của hàng hoá xuất khẩu.

1.2.2.2. Ảnh hưởng đến hoạt động nhập khẩu

Tổng kim ngạch nhập khẩu của nước ta năm 2008 ước đạt 79,90 tỷ USD, tăng 27,5% so với năm 2007. Những mặt hàng nhập khẩu chủ yếu vẫn là máy móc thiết bị, nguyên liệu chủ yếu phục vụ sản xuất. Giá dầu thế giới liên tục ở mức cao đã khiến kim ngạch nhập khẩu mặt hàng này tăng đến 41,2% (đạt giá trị 9,75 tỷ USD) trong khi đó sản lượng nhập khẩu chỉ tăng 10,2% so với cùng kỳ năm 2007. Nhập khẩu sắt thép đạt 5,7 tỷ USD, tăng 68,1% về giá trị và 27,8% về lượng; nhập khẩu phân bón đạt 1,28 tỷ USD, tăng 100,9% về giá trị và 4% về lượng. Với nền kinh tế trong đó phần lớn nguyên liệu vẫn phải nhập khẩu như Việt Nam thì việc tăng giá nguyên liệu thế giới đã có tác động rất lớn tới nền kinh tế trong nước, đặc biệt là những mặt hàng thiết yếu như xăng dầu, sắt thép, phân bón. Điều này đã ảnh hưởng rất lớn đến các doanh nghiệp trong nước đặc biệt là các doanh nghiệp sử dụng nguyên nhiên liệu đầu vào nhập khẩu, chi phí sản xuất tăng cao khiến các doanh nghiệp gặp rất nhiều khó khăn trong việc duy trì hoạt động kinh doanh cũng như giải quyết đầu ra cho sản phẩm (Nguồn: Bộ Công thương, 2009).

Trong những tháng đầu năm việc kiềm chế giá xăng dầu, sắt thép và phân bón đã có tác dụng rất lớn đối với việc kiềm chế lạm phát trong nước. Nhưng việc kiềm giữ giá trong một thời gian dài cùng với xu hướng giá thế giới tăng mạnh đã khiến cho việc xuất khẩu lậu xăng dầu, phân bón cũng như xuất khẩu theo đường chính ngạch mặt hàng sắt thép cũng tăng lên. Trong khi nhu cầu trong nước lại đang tăng mạnh thì việc xuất khẩu những mặt hàng này trở thành những nghịch lý của nền kinh tế những tháng đầu năm. Với những khó khăn của nền kinh tế cũng như hàng loạt dự án phải dừng hoặc giãn tiến độ thực hiện đã khiến các mặt hàng nhập khẩu tăng mạnh trong những tháng đầu năm như ôtô và sắt thép tiếp tục xu hướng giảm xuống khá mạnh.

Bên cạnh lạm phát thì nhập siêu trong những tháng đầu năm cũng là vấn đề đáng lo ngại của nền kinh tế. Tuy nhiên những khó khăn này đã dần có những cải thiện, nhập siêu từ gần 2,8 tỷ USD/tháng ở quý I đã hạ xuống gần 2

tỷ ở quý II, đến quý III mức nhập siêu bình quân trên tháng tiếp tục giảm mạnh với 504 triệu USD/tháng và quý IV là 427 triệu USD/tháng. Việc triển khai tích cực và quyết liệt các biện pháp kiềm chế nhập khẩu như hạn chế nhập khẩu ôtô, linh kiện ôtô, vàng, cùng với những chính sách kiểm soát nguồn ngoại tệ dành cho xuất khẩu, tiết kiệm tiêu dùng và cắt giảm đầu tư cũng đã tác động đến việc giảm nhập khẩu của các doanh nghiệp. Và một kết quả đáng để lạc quan trong bối cảnh cuộc khủng hoảng đang diễn ra đó là nhập siêu cả năm 2008 dừng ở mức 17 tỷ USD với tỷ lệ nhập siêu/xuất khẩu là 27%, giảm so với năm 2007 (năm 2007 là 29,1%). So với mục tiêu ban đầu là 20 tỷ USD đã phấn đấu giảm được 3 tỷ USD nhập siêu. Việc giảm nhập siêu đã góp phần tiết kiệm một lượng ngoại tệ lớn cho ngân sách Nhà nước, giữ cho cán cân thuơng mại không bị thâm hụt quá sâu và duy trì tốc độ tăng trưởng kinh tế. (Nguồn: Bộ Công thương, 2009)

1.3. Ảnh hưởng đến hệ thống ngân hàng và thị trường chứng khoán Việt Nam

1.3.1. Ảnh hưởng đến hệ thống ngân hàng

Từ việc phân tích nguyên nhân của cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu xuất phát từ nước Mỹ nêu trên kết hợp với thực tế về mức độ hội nhập của hệ thống ngân hàng Việt Nam với hệ thống ngân hàng Mỹ cũng như những số liệu trong báo cáo của các NHTM với NHNN có thể khẳng định là cuộc khủng hoảng này không có tác động đáng kể đến hệ thống ngân hàng Việt Nam. Có thể trình bày các nguyên nhân chính sau đây:

Thứ nhất, mức độ hội nhập của nền kinh tế Việt Nam nói chung và của hệ thống ngân hàng nói riêng với nền kinh tế và hệ thống ngân hàng Mỹ và thế giới chưa sâu. Các ngân hàng Việt Nam hiện nay chủ yếu làm cầu nối cung cấp dịch vụ thanh toán, bảo lãnh và bao thanh toán cho các doanh nghiệp xuất, nhập khẩu. Bên cạnh đó, lượng vốn của các ngân hàng Việt Nam

vay trên thị trường quốc tế là không lớn nên có thể loại trừ khả năng xuất hiện hiệu ứng rút vốn ồ ạt gây nên rủi ro về thanh khoản của hệ thống ngân hàng.

Thứ hai, các ngân hàng và các tổ chức tài chính Việt Nam không sở hữu các MBS của Mỹ, do vậy không phải gánh chịu những khoản lỗ phát sinh do công cụ này giảm giá. Mặt khác, cấu trúc của hệ thống ngân hàng Việt Nam còn khá đơn giản, các sản phẩm và dịch vụ ngân hàng chưa phát triển, chưa có sự liên thông ở mức tinh vi giữa TTBĐS và TTCK thông qua các công cụ phái sinh tương tự như MBS của Mỹ. Các ngân hàng Việt Nam đầu tư vào bất động sản chủ yếu thông qua hình thức trực tiếp là cho vay có đảm bảo bằng tài sản hoặc bằng chính bất động sản hình thành từ vốn vay nên khả năng tạo hiệu ứng dây chuyền kiểu Mỹ khi bất động sản giảm giá là rất khó xảy ra.

Điều chúng ta có thể lo ngại nhất khi cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu diễn ra và có thể ảnh hưởng đến hệ thống ngân hàng Việt Nam đó là khả năng thanh khoản của các ngân hàng. Nhưng cả trên lý thuyết và thực tế đều chứng minh là tính thanh khoản của hệ thống ngân hàng vẫn ở mức cao và là cơ sở để thị trường tiền tệ có thể hoạt động một cách bình thường. Các ngân hàng Việt Nam không hề có quan hệ mua bán các MBS với các ngân hàng ở Mỹ nên việc thua lỗ dẫn đến tính thanh khoản sụt giảm trầm trọng là không xảy ra. Bên cạnh đó, nhờ sự chủ động đối phó với tình hình của các NHTM nên tính đến ngày 30/9/2008 mức thanh khoản của cả hệ thống đã đạt mức 40 ngàn tỉ đồng/ngày, so với mức độ thông thường khoảng là 30 ngàn đến 35 ngàn tỉ đồng/ngày. Mức lãi suất liên ngân hàng vẫn ở con số 12%/tuần, lãi suất trên thị trường mở cũng chỉ 15% /năm (Nguồn: Ngân hàng Nhà nước, 2009).

Riêng về dự trữ ngoại hối, theo số liệu của Ngân hàng Nhà nước, mức dự trữ ngoại hối của nước ta cho đến ngày 30/9/2008 so với con số 20,7 tỉ đô la Mỹ (công bố hôm 19-6) đã tăng thêm 1,2 tỷ nữa. Mức tăng này so với đầu

năm 2007 là 1,6 tỷ. 82% ngoại tệ dự trữ được gửi đảm bảo ở các ngân hàng trung ương các nước như Mỹ, Anh, Pháp, Đức và các tổ chức tài chính quốc tế như IMF. 18% còn lại được gửi đầu tư tại các ngân hàng thương mại quốc tế đạt mức độ tín nhiệm cao. Điều đó càng khiến chúng ta có thể yên tâm về tính thanh khoản của hệ thống ngân hàng Việt Nam cũng như khả năng hỗ trợ của Chính phủ trong những trường hợp cần thiết.

1.3.2. Ảnh hưởng đến thị trường chứng khoán

Các nghiên cứu gần đây cho thấy, cơn bão tài chính thế giới chưa có những tác động lớn trực tiếp đến nền kinh tế nói chung và TTCK Việt Nam nói riêng. Cơ sở của những kết luận trên là tính liên thông và hội nhập của nền kinh tế Việt Nam với nền kinh tế và thị trường tài chính thế giới chưa cao. Tuy nhiên, nếu xem xét một cách thấu đáo có thể thấy rằng mặc dù không chịu ảnh hưởng trực tiếp nhưng TTCK Việt Nam cũng đã chịu sự tác động nhất định từ cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu. Sự tác động này biểu hiện trên các phương diện sau đây:

Một là, khủng hoảng tài chính với sức lan tỏa nhanh chóng đã tác động đến các quốc gia vốn là thị trường xuất khẩu hàng hoá của nhiều doanh nghiệp niêm yết như Mỹ, Liên minh Châu Âu, Nhật Bản, Hàn Quốc. Khủng hoảng tài chính làm sức mua của các thị trường trên giảm sút nghiêm trọng ảnh hưởng đáng kể đến kế hoạch doanh thu và lợi nhuận của các doanh nghiệp niêm yết làm giá cổ phiếu của các doanh nghiệp này vốn đang sụt giảm lại khó có khả năng phục hồi.

Hai là, khủng hoảng tài chính đã làm cho các nhà đầu tư nước ngoài bán ròng cổ phiếu, trái phiếu. Tính từ đầu tháng 8/2008 đến đầu tháng 10/2008 các nhà đầu tư nước ngoài đã liên tục bán ròng cổ phiếu với tổng giá trị lên 1.278 tỷ đồng và khoảng 13,5 ngàn tỷ đồng đối với trái phiếu. Với giá trị bán ra khổng lồ này đã góp phần không nhỏ vào sự sụt giảm của chỉ số VN-Index và Hastc-Index thời gian qua. (Nguồn: vneconomy.vn, 2008 )

Xem tất cả 100 trang.

Ngày đăng: 05/05/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí