Một Số Nhận Định Về Thị Trường Bán Lẻ Hàng Tiêu Dùng Ở Việt Nam Từ Nay Đến Năm 2010 Và Sau 2010


trong những năm gần đây nên nhân viên có trình độ quản lí và kinh nghiệm chưa nhiều trong khi thị trường bán lẻ lại đang tăng trưởng rất nóng.

Hệ thống siêu thị của Việt Nam hiện nay mới chỉ chiếm 12-15%. Dự kiến trong những năm tiếp theo sẽ tăng lên đến 35-40%. Như vậy trong những năm tiếp theo ngành bán lẻ Việt Nam sẽ cần một số lượng đông đảo nhân lực từ giám đốc, trưởng phó phòng, nhân viên bán hàng, thu ngân…những người thực sự được đào tạo về bán lẻ.

4.4.3. Lạm phát


Tuy đạt tốc độ tăng trưởng kinh tế cao nhưng trong thời gian gần đây Việt Nam phải đối mặt với tình trạng lạm phát cao. Theo Tổng cục Thống kê, giá tiêu dùng tháng 5 tăng đến 3,91% so với tháng trước, cao nhất so với các tháng từ đầu năm đến nay (tháng 1 tăng 2,38%, tháng 2 tăng 3,56%, tháng 3 tăng 2,99%, tháng 4 tăng 2,20%), đưa tốc độ tăng giá sau 5 tháng (tháng 5.2008 so với tháng 12.2007) lên đến 15,96%. Mức lạm phát này cao hơn mức lạm phát của cả năm 2007 (12,63%) và cao hơn mức cả năm của 15 năm qua (tính từ năm 1993).


Lạm phát cao đã gây ảnh hưởng không nhỏ tới người tiêu dùng. Giá cả đắt đỏ buộc người tiêu dùng phải cân nhắc rất kĩ lưỡng trước khi quyết định mua sắm một loại sản phẩm. Mức độ chi tiêu trong nhiều gia đình sẽ có xu hướng giảm. Đây chính là thách thức rất lớn đối với các doanh nghiệp bán lẻ trong giai đoạn hiện tại.


CHƯƠNG III: CÁC GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO KHẢ NĂNG CẠNH TRANH CỦA CÁC DOANH NGHIỆP BÁN LẺ VIỆT NAM‌‌

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 103 trang tài liệu này.

I. MỘT SỐ NHẬN ĐỊNH VỀ THỊ TRƯỜNG BÁN LẺ HÀNG TIÊU DÙNG Ở VIỆT NAM TỪ NAY ĐẾN NĂM 2010 VÀ SAU 2010

1. Xu hướng gia tăng nhanh chóng trong chi tiêu cá nhân

Thị trường bán lẻ hàng tiêu dùng ở Việt Nam: thực trạng và giải pháp - 10


Trong những năm qua, sự gia tăng trong chi tiêu cá nhân của người tiêu dùng Việt Nam luôn đạt tốc độ cao, hứa hẹn những tiềm năng rất lớn cho sự phát triển của thị trường phân phối ở Việt Nam trong thời gian tới. Theo số liệu của Tổng cục Thống kê công bố mới đây thì mức chi tiêu cá nhân bình quân của người tiêu dùng Việt Nam năm 2004 là 378.000 đồng/tháng/người, cao gấp 2 lần so với mức chi tiêu của năm 2000. Tỷ lệ tiêu dùng so với GDP của Việt Nam đạt khoảng trên 70%, thuộc loại cao so với các nước trong khu vực như Singapore 57%, Malaysia 59%, Thái Lan 68%... cũng là một trong những yếu tố tạo nên sự gia tăng mạnh trong tiêu dùng trong nước của Việt Nam. Bên cạnh đó, mới đây tập đoàn tư vấn hàng đầu thế giới AT Kearney cũng đã đưa ra đánh giá Việt Nam là thị trường bán lẻ hấp dẫn nhất vượt qua cả Trung Quốc, Ấn Độ và Nga. Những điều này cho thấy sức mua hàng hoá của người tiêu dùng Việt Nam đã và đang có xu hướng tăng trưởng rất nhanh. Đây cũng là cơ hội để các doanh nghiệp Việt Nam học tập kinh nghiệm cũng như phải cải tiến nâng cao chất lượng, mẫu mã.

2. Xu hướng thay đổi trong cách thức mua sắm


Gia nhập WTO và phát triển kinh tế mạnh mẽ, mức sống được cải thiện đã làm thay đổi xu hướng tiêu dùng ở Việt Nam: Thói quen mua sắm hiện đại tăng từ 9% (2005) lên 14% vào năm 2007 và dự kiến là 24% vào năm 2010. Riêng thành phố Hồ Chí Minh và Hà Nội, tỷ lệ tương ứng là 15%, 24% và 37%.


Các hành vi tiêu dùng thay đổi như từ mua sắm hàng ngày ở các chợ truyền thống, kể cả “chợ cóc” chuyển sang mua sắm khối lượng lớn cho cả tuần tại các siêu thị, trung tâm mua sắm và qua mạng Internet đồng thời gia tăng giá trị mua sắm, sử dụng ngày càng nhiều các dịch vụ vui chơi giải trí. Đi siêu thị hay các trung tâm thương mại không chỉ để mua sắm mà còn là một cách nghỉ ngơi và thư giãn. Tầng lớp “người tiêu dùng trẻ” cũng như người tiêu dùng có thu nhập cao tăng lên, thúc đẩy hoạt động bán lẻ cao cấp.

Mặt tích cực của sự thay đổi này là các yêu cầu về chất lượng hàng hoá sẽ cao hơn, giảm thiểu hàng nhái, hàng giả và phát triển các ngành hàng tiêu dùng nhanh, nhất là thực phẩm. Nhà kinh doanh lúc này không chỉ đơn thuần bán hàng, mà phải thiết kế nơi bán và đưa ra các hình thức dịch vụ giúp người tiêu dùng thâm nhập thực tế với những kinh nghiệm mua sắm của nhân viên tư vấn bán hàng giỏi.

Trong bối cảnh đó, doanh nghiệp có thành công hay không phụ thuộc chủ yếu vào sự gắn kết các nhãn hàng của doanh nghiệp với các vấn đề kinh tế xã hội và quan hệ với người tiêu dùng.

3. Sự thâm nhập của các tập đoàn bán lẻ đa quốc gia


Sau khi gia nhập tổ chức thương mại thế giới WTO, Việt Nam đã có nhiều cam kết về mở cửa thị trường bán lẻ. Điều này đã gây được sự chú ý của các tập đoàn bán lẻ lớn trên thế giới. Big C, Metro Cash & Carry sẽ mở rộng hoạt động kinh doanh của mình tại thị trường Việt Nam bằng việc xây dựng thêm các siêu thị mới tại Hà Nội, Tp Hồ Chí Minh và một số tỉnh, thành phố khác; Trong những năm tới thị trường bán lẻ của Việt Nam có khả năng sẽ kết nạp thêm Wal-mart của Mỹ, Carrefour của Pháp, các tập đoàn phân phối bán lẻ của Nhật, Trung Quốc, ... tạo nên một bức tranh đa dạng trong hệ thống phân phối trong nước. Hệ thống phân phối không còn là mảnh đất đặc


quyền của các doanh nghiệp trong nước, buộc các doanh nghiệp trong nước phải chủ động tham gia nếu không muốn bị loại khỏi “sân nhà”.

4. Phát triển mạnh của các tập đoàn bán lẻ trong nước


Trong những năm tiếp theo do việc phải đối đầu với các tập đoàn bán lẻ nước ngoài các doanh nghiệp bán lẻ Việt Nam chắc chắn sẽ có những động thái tích cực để tăng sức cạnh tranh. Cụ thể là các nhà bán lẻ trong nước sẽ tạo thành các chuỗi liên kết với các nhà sản xuất, các ngân hàng để tăng tính cạnh tranh (đại lý phân phối độc quyền cho thương hiệu Việt Nam, đặt các điểm giao dịch, máy ATM tại các siêu thị, chợ...Các doanh nghiệp bán lẻ Việt Nam cũng đặc biệt chú trọng đến đào tạo nguồn nhân lực và quản lý hiện đại, đồng thời khắc phục những điểm yếu cố hữu trong công tác tài chính và logistic.

Một số nhà bán lẻ có tiềm lực sẽ mở rộng hoạt động phân phối ra nước ngoài thông qua liên doanh, liên kết với các tập đoàn phân phối nước ngoài hoặc thông qua các trung tâm giới thiệu sản phẩm, trung tâm thương mại của Việt Nam ở nước ngoài. Lực lượng người Việt Nam kinh doanh ở nước ngoài cũng sẽ trở thành những mắt xích quan trọng trong hệ thống dây phân phối hàng “made in Viet Nam” nhưng mang thương hiệu quốc tế thay vì hàng Trung Quốc như hiện nay. Nhiều doanh nghiệp không đủ khả năng xây dựng hệ thống phân phối riêng sẽ tìm cách vươn ra thị trường thế giới bằng hình thức giao dịch điện tử.

5. Liên kết mạnh mẽ giữa các doanh nghiệp bán lẻ Việt Nam


Sự liên kết giữa các doanh nghiệp bán lẻ Việt Nam trong những năm tiếp theo là điều tất yếu. Năm 2008 sẽ là năm cho các nhà bán lẻ trong nước chuẩn bị nội lực của mình vì từ 1/1/2009 chắc chắn sẽ xuất hiện nhiều thương hiệu ngoại khác xuất hiện ở thị trường Việt Nam một thị trường có sức hấp dẫn hấp dẫn nhất trên thế giới hiện nay. Nhiều tập đoàn bán lẻ lớn hơn đã nghiên cứu kĩ thị trường bán lẻ Việt Nam từ nhiều năm nay như Wal-Mart


(Mỹ), Carrefour (Pháp), Tesco (Anh). Đây là những thương hiệu rất mạnh đã có hàng chục năm phát triển, tiềm lực tài chính lớn, có phương thức kinh doanh bài bản và xây dựng thương hiệu chuyên nghiệp nhanh chóng tạo được lòng tin của người tiêu dùng. Đặc biệt, các nhà bán lẻ lớn rất có kinh nghiệm trong việc liên kết tìm kiếm nguồn hàng tại chỗ thông qua hỗ trợ tài chính cho các đối tác sản xuất, cung cấp hàng. Đây chính là những vũ khí lợi hại, khiến các doanh nghiệp trong nước bị thua ngay trên sân nhà. Ở nước ta, nếu các nhà phân phối nhỏ lẻ vẫn mạnh ai nấy làm thì sẽ không thể cạnh tranh được với các tập đoàn bán lẻ lớn nước ngoài. Vì thế các nhà bán lẻ nhận ra rằng sự liên kết hoặc sáp nhập là bước đi cần thiết để tăng tiềm lực về tài chính, mạng lưới, nhân lực và chủ động được nguồn hàng. Hiện nay đã có sự liên kết giữa 4 nhà bán lẻ Việt Nam là Phú Thái, Sài Gòn Corp, Satra và Hapro. Trong tương lai quy mô liên kết sẽ phát triển ngày càng rộng hơn.

6. Xu hướng thay đổi trong mô hình tổ chức kinh doanh phân phối


Đây cũng là một trong những xu hướng rất đáng lưu ý và diễn ra khá mạnh trong vài năm gần đây. Kênh phân phối truyền thống tại các chợ, đại lí vẫn tồn tại song song với các hình thức phân phối hiện đại nhưng sẽ dần thu hẹp và suy yếu. Trước năm 2000, các siêu thị, trung tâm thương mại chỉ xuất hiện "lác đác" ở hai thành phố lớn là Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh thì đến năm 2005 ở Việt Nam đã có 265 siêu thị, phân bố trên 32/64 tỉnh, thành phố trên cả nước. Còn theo đánh giá của Bộ Thương mại, các kênh phân phối hiện đại (siêu thị, trung tâm thương mại, cửa hàng tiện dụng...) ở Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh đã tăng từ 18% trong năm 2004 lên 23% vào năm 2005 so với kênh phân phối truyền thống (chợ truyền thống, cửa hàng thực phẩm, người bán dạo...) giảm từ 82% xuống còn 77%. Trong những năm tới xu hướng này sẽ diễn ra rõ rệt hơn.


Một xu hướng khác trong mô hình tổ chức kinh doanh phân phối bán lẻ tại Việt Nam đó là các nhà bán lẻ nước ngoài sẽ dần dần mở rộng sang các hình thức bán lẻ không có cửa hàng, chuyên kinh doanh bán hàng qua catalouge, điện thoại, internet, máy bán hàng và giao nhận tại nhà...Các hình thức này sẽ được du nhập, từng bước hình thành và phát triển ở nước ta.‌

II. MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO TÍNH CẠNH TRANH CỦA CÁC DOANH NGHIỆP BÁN LẺ TRONG NƯỚC

1. Về phía nhà nước

Bên cạnh các chính sách tuyên truyền, phổ biến và giáo dục đào tạo, nhà nước cũng cần có các chính sách về hành chính, kinh tế giúp các doanh nghiệp Việt Nam chủ động hơn trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế.

1.1. Chính sách tuyên truyền, phổ biến và giáo dục đào tạo


Để tạo sự chủ động cho các doanh nghiệp phân phối bán lẻ Việt Nam trong việc tận dụng những cơ hội và vượt qua những thách thức trong tiến trình mở cửa thị trường theo các cam kết trong khuôn khổ WTO, Chính phủ Việt Nam cần có những biện pháp nhằm nâng cao nhận thức của các doanh nghiệp bán lẻ. Cụ thể như sau:

- Chính phủ phải có văn bản hướng dẫn, giải thích đầy đủ về các cam kết của Việt Nam trong lĩnh vực bán lẻ cho các doanh nghiệp.

- Chính phủ cũng cần giao nhiệm vụ cho các cơ quan quản lý chuyên ngành như Bộ Thương mại, Bộ Kế hoạch và đầu tư, Phòng Thương mại và Công nghiệp... thực hiện những nghiên cứu đánh giá tác động, những cơ hội, thách thức cho các doanh nghiệp bán lẻ Việt Nam trong quá trình hội nhập để giúp doanh nghiệp chủ động thích hợp trong tình hình


- Hiện nay tại các trường đại học, cao đẳng ở nước ta vẫn chưa có một chuyên ngành nào đào tạo về bán lẻ. Vì thế trong những năm tới chính phủ nên xem xét xây dựng các chương trình đào tạo về cán bộ quản lí, nhân viên có kỹ năng hiện đại cho các khâu bán hàng, thanh toán, nghiệp vụ kho hàng. Có như vậy lĩnh vực phân phối bán lẻ của nước ta mới phù hợp và theo kịp xu hướng phát triển của thế giới.

1.2. Chính sách hành chính và kinh tế


- Tập trung đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính trong các khâu cấp đất, giải phóng mặt bằng, cấp phép xây dựng... bảo đảm nhanh chóng và thuận tiện để các doanh nghiệp phân phối bán lẻ trong nước có thể chớp thời cơ và có đủ thời gian để củng cố, phát triển hệ thống của mình trước khi các nhà phân phối nước ngoài tham gia vào thị trường một cách rộng rãi.

- Có chính sách khuyến khích để các doanh nghiệp phân phối bán lẻ trong nước đẩy nhanh quá trình liên kết, tích tụ và tập trung nguồn lực để hình thành các tập đoàn phân phối có qui mô lớn, tiềm lực mạnh, đủ sức cạnh tranh với các tập đoàn phân phối nước ngoài khi gia nhập vào thị trường Việt Nam. Xem xét việc thành lập Quĩ phát triển kết cấu hạ tầng thương mại với sự tham gia đóng góp của cả nhà nước, doanh nghiệp phân phối và nhà sản xuất hàng hoá để tạo nên mối gắn kết chặt chẽ hơn trong hệ thống phân phối trong nước.

- Cần có chính sách ưu đãi về thuế thu nhập doanh đối với các doanh nghiệp phát triển hệ thống theo chuỗi, tham gia hệ thống phân phối thông qua phương thức nhượng quyền thương mại, tham gia vào các liên doanh, liên kết để cùng phát triển hệ thống phân phối chung, kinh doanh qua mạng, cải tiến phương pháp quản trị hiện đại dựa trên ứng dụng các tiến bộ của công nghệ thông tin... để hỗ trợ doanh nghiệp tích tụ vốn phục vụ cho quá trình phát triển.


- Chính phủ Việt Nam cũng cần sớm nghiên cứu để xây dựng những qui định, nguyên tắc về đánh giá nhu cầu thực tế khi xem xét các đề nghị mở từ điểm bán lẻ thứ hai trở đi của các nhà đầu tư nước ngoài theo đúng các cam kết trong WTO để vừa bảo đảm sự công bằng giữa các nhà đầu tư tham gia thị trường vừa hạn chế được áp lực cạnh tranh cho các doanh nghiệp trong nước trên những khu vực địa lý nhất định, đồng thời bảo đảm được lợi ích chung của xã hội.

- Nghiên cứu, học tập kinh nghiệm của chính phủ các nước đã thành công trong việc hỗ trợ các doanh nghiệp phân phối bán lẻ trong nước trước sự cạnh tranh của các tập đoàn phân phối nước ngoài như Ấn Độ, Thái Lan, Trung Quốc và áp dụng một cách linh hoạt và phù hợp với điều kiện của Việt Nam.

2. Về phía các doanh nghiệp Việt Nam


Bên cạnh sự hỗ trợ và giúp đỡ từ phía nhà nước các doanh nghiệp bán lẻ Việt Nam cũng cần phải chủ động tạo ra những hướng đi riêng cho mình nhằm nâng cao sức cạnh tranh trong thời kì hội nhập.

2.1. Phải có sự liên kết giữa các doanh nghiệp bán lẻ Việt Nam và giữa các doanh nghiệp bán lẻ với nhà sản xuất.

Sự liên kết giữa các doanh nghiệp bán lẻ với nhau


Trước thời kì hội nhập liên kết là yếu tố quan trọng nhất để các doanh nghiệp bán lẻ Việt Nam có thể tồn tại và cạnh tranh được với các tập đoàn bán lẻ nước ngoài. Nguyên nhân là do các doanh nghiệp Việt Nam còn yếu cả về tài chính và kinh nghiệm quản lí. Nếu không liên kết mà mạnh ai người đó làm thì rất khó có thể cạnh tranh được với các tập đoàn bán lẻ nước ngoài hùng mạnh. Tuy nhiên bài toán được đặt ra là liên kết như thế nào để đạt hiệu quả cao nhất. Để tìm câu trả lời liên kết như thế nào, trước hết cần xác định

Xem tất cả 103 trang.

Ngày đăng: 11/09/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí