Những Thành Tựu Kinh Doanh Của Big C Tại Thị Trường Việt Nam


1.2. Siêu thị Big C thuộc tập đoàn Casino (Pháp)


1.2.1. Giới thiệu về Big C


Đại siêu thị Big C Việt Nam đầu tiên được thành lập năm 1998 tại Đồng Nai bởi Tập đoàn Bourbon (Pháp) với tên gọi Cora. 2 siêu thị Cora khác lần lượt ra đời tại thành phố Hồ Chí Minh năm 2001. Từ năm 2002, chuỗi các đại siêu thị Cora được chuyển nhượng cho Tập đoàn phân phối quốc tế Casino (Pháp) và đổi tên thành Big C, thương hiệu của Tập đoàn Casino tại Thái Lan. Tập đoàn Casino hiện có mặt ở 5 châu lục, 16 nước với 9265 cửa hàng, sử dụng 150.000 lao động và đạt doanh số 24 tỷ EUR năm 2005.

Hiện nay Big C có 7 siêu thị tại Việt Nam trong đó có 1 siêu thị tại Hà Nội, 1 siêu thị tại Hải Phòng, 1 siêu thị tại Đà Nẵng, 1 siêu thị tại Đồng Nai và 3 siêu thị tại TP Hồ Chí Minh.

1.2.2. Đặc điểm các trung tâm thương Mại Big C


Các siêu thị Big C được thiết kế tương đối giống nhau tại các địa phương.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 103 trang tài liệu này.

Sau đây là đặc điểm của Big C Hà Nội nằm trên đường Trần Duy Hưng.


Thị trường bán lẻ hàng tiêu dùng ở Việt Nam: thực trạng và giải pháp - 6

Big C Hà Nội có diện tích hơn 12000m2 với tổng vốn đầu tư trên 12 triệu USD gồm 2 tầng. Tầng 1 là khu vực hành lang thương mại với các cửa hàng cùng các thương hiệu nổi tiếng như Triumph, Blue exchangge, Adidas…cùng các dịch vụ giải trí, nhà hàng càfê như Highland coffee, Lotteria. Gần đây nhất một cửa hàng KFC với diện tích 550m2 mới được khai trương ngày 25- 2-2008. Tầng 2 có diện tích 6000 m2 là một trong những siêu thị lớn nhất tại Hà Nội. Tại Big C có trên 50000 sản phẩm hàng hoá tiêu dùng. Tại đây, người tiêu dùng có thể mua được mọi loại hàng hoá tiêu dùng cần thiết từ hoa quả, rau, thịt, cá, đồ tươi sống đến mỹ phẩm, quần áo, các sản phẩm điện tử như ti vi, tủ lạnh. Nguồn hàng của Big C rất phong phú bởi Casino là một tập đoàn quốc tế chuyên về phân phối. Tuy vậy, Big C không chỉ có nhiều nguồn


hàng nhập khẩu. Bên cạnh các sản phẩm nhập khẩu Big C còn thông qua việc quan hệ trực tiếp với nhà sản xuất Việt Nam để có sản phẩm chất lượng tốt nhất và giá cả hợp lí nhất.

1.2.3. Những thành tựu kinh doanh của Big C tại thị trường Việt Nam


Mặc dù mới gia nhập thị trường Việt Nam năm 1998 nhưng Big C đã đạt những thành tựu đáng kể. Trung bình mỗi ngày có khoảng 3000 khách hàng đến với siêu thị Big C, vào những ngày thứ 7, chủ nhật con số này có thể lên tới 5000 hoặc 6000 khách hàng. Lượng khách hàng đến với siêu thị Big C cao hơn nhiều lần so với các doanh nghiệp bán lẻ Việt Nam. Doanh thu năm 2005 của Big C đã lên tới 800 tỉ đồng.

1.2.4. Phương thức hoạt động của Big C tại thị trường Việt Nam


Nguồn hàng


Tại Big C có 90% nguồn hàng được sản xuất tại Việt Nam và 10% được nhập khẩu từ nước ngoài

Nguồn hàng nhập khẩu


Big C có được sự hỗ trợ của đối tác liên doanh rất có uy tín là tập đoàn Buorbon của Pháp và hệ thống BigC Thái Lan. Do vậy nguồn hàng của Big C luôn dồi dào, phong phú và đảm bảo chất lượng. Nguồn hàng nhập khẩu tại Big C chiếm khoảng 10% các sản phẩm bán trong siêu thị, chủ yếu là các mặt hàng đông lạnh và các loại rượu. Hiện nay tại Big C có một số mặt hàng nhập khẩu như sữa cho trẻ em, rượu vang, nước trái cây nhập khẩu mang thương hiệu Casino hay các loại thịt nguội mang thương hiệu Epon được sản xuất theo đúng dây chuyền của Pháp. Các sản phẩm nhập khẩu này đang bán rất chạy tại siêu thị Big C.

Nguồn hàng tại Việt Nam


Có tới 90% sản phẩm bán tại siêu thị Big C được sản xuất tại Việt Nam. Các sản phẩm này rất đa dạng và phong phú. Vì vậy nguồn hàng tại Big C cũng rất khác nhau. Người viết phân tích nguồn hàng tại Big C dựa theo 4 nhóm mặt hàng chính.

Đối với các mặt hàng rau, củ, quả (chiếm 20% doanh thu)

Các loại rau, củ, quả bán tại siêu thị Big C chủ yếu được nhập từ các tỉnh lân cận như Hưng Yên, Hải Dương, Thái Bình. Big C có một quy trình tìm kiếm các nguồn hàng rau, củ, quả rất chặt chẽ bằng cách:

- Kiểm tra thực tế khả năng nuôi trồng của nhà cung cấp

- Kiểm tra giấy chứng nhận cơ sở sản xuất rau quả sạch do cơ quan có thẩm quyền cấp.

- Giấy xét nghiệm định kỳ đối với sản phẩm.


Nếu nhà cung cấp chứng minh được khả năng đảm bảo chất lượng các mặt hàng rau quả thì Big C sẽ kí một hợp đồng thu mua với những điều khoản quy định rất chặt chẽ trách nhiệm của 2 bên.

Trên thực tế, trước khi ký hợp đồng bán rau quả cho Big C, nhà cung cấp đã chứng minh rau quả của mình luôn đảm bảo chất lượng. Tuy nhiên, trong quá trình cung cấp rất có thể có những lô hàng còn tồn dư chất bảo vệ thực vật trong sản phẩm nên Big C thường xuyên chọn mẫu để kiểm tra nhằm phát hiện những lô hàng không đúng chất lượng để thu hồi và xử lý. Quy trình này của Big C vừa giúp đảm bảo chất lượng rau sạch cho người tiêu dùng đồng thời tạo cho người dân Việt Nam ý thức trách nhiệm trong quá trình sản xuất. Bên cạnh đó do những cam kết với nhà sản xuất và cam kết với khách hàng về chất lượng rau sạch nên Big C luôn được biết đến như một nhà cung cấp rau an toàn trên thị trường.

Các mặt hàng quần áo (chiếm 25% doanh thu)


Nguồn hàng quần áo tại siêu thị Big C chủ yếu từ các nhà sản xuất trong nước. Các mặt hàng quần áo bán tại siêu thị Big C chủ yếu là các mặt hàng quần áo phổ thông giá cả phù hợp với người tiêu dùng. Một số mặt hàng quần áo mang thương hiệu riêng của Big C như “WOA-giá hấp dẫn”. Nhìn chung các mặt hàng quần áo bán tại siêu thị Big C rất phong phú, bao gồm các mặt hàng như quần âu, áo sơ mi, các bộ đồ mặc ở nhà, áo phông cộc tay, ba lỗ nam,…

Các mặt hàng có sức tiêu dùng lớn (chiếm 40% doanh thu)

Các mặt hàng có sức tiêu dùng lớn như xà phòng, kem đánh răng, dầu gội chủ yếu được nhập từ các nhà sản xuất trong nước. Loại sản phẩm này thường xuyên có các chương trình khuyến mại. Ví dụ vào ngày 14/4/2008 tại siêu thị Big C khi mua sữa tắm Dove được tặng 1 sản phẩm kem chống nắng trắng da Nivea, mua một gói hạt nêm được tặng một đĩa bằng thuỷ tinh, hay mua một chai dầu gội đầu Rejoice 400ml được tặng 1 lọ dầu xả.

Các mặt hàng gia dụng (chiếm 15% doanh thu)

Các mặt hàng gia dụng tại siêu thị Big C rất đa dạng và phong phú. Hầu hết các mặt hàng gia dụng đều có thể tìm mua tại siêu thị Big C như xoong, nồi, các sản phẩm sứ, các loại chảo chống dính... Ngoài ra tại siêu thị Big C cũng bán các sản phẩm điện tử như Tivi, tủ lạnh, …

Hiện nay Big C có 2 trung tâm thu mua tại Hà Nội và TP Hồ Chí Minh. Hai trung tâm này sẽ phân phối lại cho 7 đại siêu thị Big C, với khoảng 50000 mặt hàng khác nhau. Hai trung tâm này cũng làm nhiệm vụ thu mua gom hàng tại Việt Nam gồm các sản phẩm chất lượng tốt, giá cả hợp lí như đồ gỗ, gia dụng, giày dép sau đó xuất sang các trung tâm của Casino toàn cầu.

Tiếp thị và khuyến mại


Chiến lược khuyến mại của Big C rất quy mô. Cứ 2 tuần một lần Big C có một đợt khuyến mại và cứ một tuần một lần lại có một đợt giảm giá. Trong đợt khảo sát của người viết ngày 14/4/2008, có tới hơn 300 mặt hàng được giảm giá tại siêu thị. Các sản phẩm được giảm giá nhiều gồm có khăn mặt, sữa, quần áo… Bên cạnh các đợt khuyến mại, giảm giá, chương trình tiếp thị của Big C cũng rất tốt. Big C có nhân viên tiếp thị đi phát tờ rơi trực tiếp đến từng hộ gia đình. Ngoài ra Big C cũng thường xuyên gửi thư điện tử thông báo về các đợt khuyến mại, giảm giá tới những khách hàng có nhu cầu.

Chính sách giá


Big C thực hiện chiến lược giá thấp, luôn cung cấp cho khách hàng giá bán rẻ nhất. Hầu hết các mặt hàng như dầu ăn, bột ngọt, đường, nước mắm tại siêu thị Big C đều rẻ hơn các đại lý ở ngoài: giảm giá 5% - 10% so với giá ấn định trên bao bì sản phẩm cho hơn 1.000 mặt hàng hóa mỹ phẩm và thực phẩm khô; giảm lãi 1,5% đến 2% tùy theo chủng loại hàng hóa; phát triển những sản phẩm mang thương hiệu độc quyền của Big C với giá hấp dẫn như như thịt nguội Ebon, hàng “Wow- giá hấp dẫn” (chất lượng tương đương nhưng giá rẻ hơn sản phẩm cùng loại 10% - 20%). Vậy tại sao Big C có thể thực hiện được chính sách giá rẻ?

Thứ nhất: Do việc cam kết mua số lượng lớn, ổn định, thanh toán đầy đủ nên Big C có thể thương lượng với nhà cung cấp trong vấn đề giảm giá.

Thứ hai: Với lợi thế mặt bằng rộng, kho hàng lớn, Big C có thể dự trữ một số lượng lớn các mặt hàng như đồ uống, thực phẩm để ổn định giá bán tại siêu thị.

Thứ ba: Big C chấp nhận lỗ một số chủng loại hàng để đổi lại có một lượng khách hàng lớn (khách hàng thường tăng từ 20-25% vào những dịp giảm giá của Big C) để tiêu dùng và mua sắm các sản phẩm khác.


1.3. Trung tâm thương mại Parkson


Trung tâm thương mại Parkson Saigontourist là trung tâm mua sắm 100% vốn đầu tư nước ngoài đầu tiên tại Việt Nam, thuộc sở hữu của tập đoàn Lion Group – Malaysia.

Parkson có 4 trung tâm bán lẻ cao cấp tại Việt Nam: 2 trung tâm tại TP Hồ Chí Minh, 1 trung tâm tại Hải Phòng và 1 trung tâm tại Hà Nội mới khai trương ngày 18/4/2008 với tổng vốn đầu tư 6 triệu USD. Tới đây Parkson dự định sẽ đầu tư để mở rộng thêm quy mô hoạt động tại Hà Nội với 3 trung tâm nữa.

Khác với Big C hay Metro, Parkson là thương hiệu chuyên về phân phối hàng thời trang như mỹ phẩm, nước hoa, túi xách, giày dép, quần áo, đồ nội thất, đồ gia dụng... với mức giá từ 300 nghìn đến 20 triệu đồng/sản phẩm.

Hướng tới đối tượng khách hàng tiêu dùng hàng thời trang cao cấp, nên cách chọn thương hiệu kinh doanh tại Parkson cũng khác biệt rất lớn so với các trung tâm thương mại khác. Hiện Parkson là nơi đầu tiên đưa các thương hiệu nổi tiếng quốc tế đến Việt Nam như Estee Lauder, Prsche Design, Guerlin, Calvin Klein .... Bên cạnh việc giới thiệu các nhãn hàng thuộc đẳng cấp quốc tế, Parkson còn có một mục tiêu là tôn vinh hàng Việt Nam chất lượng cao để hướng đến xuất khẩu, vì thế, Parkson chỉ chọn những mặt hàng thời trang sản xuất tại Việt Nam phù hợp với tôn chỉ của mình. Hiện có những nhãn hiệu Việt Nam được ưa chuộng như WOW, Nguyen Jenny và Donga Silk… đang có mặt tại Parkson. Parkson không chỉ quan tâm đến khâu bán lẻ, mà còn chú ý đến “đầu vào” - tức khâu sản xuất và thiết kế, bằng cách tạo điều kiện cho các nhà thiết kế Việt Nam có cơ hội phát triển tài năng.

Cũng vì khách hàng mục tiêu là những người tiêu dùng thời trang cao cấp, nên Parkson đã đầu tư khoảng 300.000 USD cho khâu thiết kế nội thất và cho các dịch vụ chăm sóc khách hàng, để khách hàng tới đây cảm nhận được


“đẳng cấp” của một trung tâm thương mại cao cấp. Parkson chính là trung tâm thương mại đầu tiên tại Việt Nam cung cấp dịch vụ hỗ trợ gửi và lấy xe 4 bánh cho khách hàng mua sắm. Khách hàng chỉ cần giao chìa khoá và nhận thẻ xe từ nhân viên gửi xe Parkson, các nhân viên này sẽ lái xe đến bãi đậu xe và giao xe tận nơi sau khi khách hàng mua sắm xong. Dịch vụ này còn miễn phí cho khách hàng mua sắm với hoá đơn giá trị lớn. Ngoài ra, Parkson còn phát hành thẻ ưu đãi “Priviledge”, theo đó chủ thẻ sẽ được hưởng chiết khấu từ 3-25% giá trị mua sắm tại các quầy hàng trong Parkson và được giảm giá khi dùng một số dịch vụ làm đẹp, giải trí, du lịch... nơi mà Parkson đã kí hợp đồng thoả thuận.

2. Phân tích SWOT đối với các tập đoàn nước ngoài


2.1. Điểm mạnh


2.1.1. Vốn


Điểm mạnh nổi bật nhất của các tập đoàn bán lẻ nước ngoài là vốn. Nếu so sánh trên khía cạnh tài chính giữa các doanh nghiệp nước ngoài và doanh nghiệp Việt Nam thì chẳng khác như “trứng chọi với đá”. Vậy với một lượng vốn lớn các doanh nghiệp nước ngoài sẽ tạo ra những lợi thế gì?

Thứ nhất: Xây dựng các đại siêu thị với diện tích rộng:


Tại Hà Nội, chỉ 2 trung tâm thương mại Big C và Metro tổng diện tích mặt bằng đã lên tới hơn 100.000 m2 sàn kinh doanh. Trung tâm bán sỉ Metro Cash & Carry mới vốn đầu tư 15 triệu USD, đặt tại quận Hoàng Mai, phía Nam Hà Nội, diện tích 46.000 m2, gồm 6.800 m2 diện tích bán hàng và một bãi đậu xe lớn. Với lợi thế mặt bằng rộng các trung tâm thương mại không chỉ tạo ra các bãi đậu xe lớn mà còn có thể xây dựng các khu vui chơi ăn uống ngay bên trong siêu thị. Các gia đình đến Big C có thể thực hiện “tất cả trong một” (mua ở đây, ăn ở đây, chơi ở đây). Trong khi đó diện tích các của hàng


của các doanh nghiệp Việt Nam thường rất hẹp. Tổng công ty dịch vụ thương mại Hà Nội Hapro là một ví dụ điển hình. Là một trong những tập đoàn bán lẻ Việt Nam lớn nhất hiện có đến 400 điểm bán lẻ, nhưng tổng diện tích chỉ đạt 150.00m2.

Thứ hai: Đa dạng hoá các sản phẩm:


Với lượng vốn các doanh nghiệp nước ngoài có thể đa dạng hoá các sản phẩm, tạo ra nhiều sự lựa chọn cho khách hàng. Tại Big C và Metro có tới hơn 50000 chủng loại hàng hoá các loại từ quần áo, mỹ phẩm, điện từ đến các loại thực phẩm hàng ngày như rau, củ, quả, thịt, cá. Ngược lại tại các doanh nghiệp bán lẻ Việt Nam các mặt hàng còn ít và đơn điệu. Người viết có một cuộc khảo sát thực tế tại hai siêu thị Fivimart và Big C để so sánh độ đa dạng về chủng loại một số mặt hàng (Cuộc khảo sát được diễn ra vào ngày 22/4/2008 tại siêu thị Big C và vào ngày 23/4/2008 tại siêu thị Fivimart). Kết quả cho thấy đối với các mặt hàng cá đông lạnh: tại siêu thị Big C có khoảng hơn 80 sản phẩm các loại trong khi tại siêu thị Fivimart chỉ có khoảng 12 sản phẩm.

2.1.2. Quản lí và tổ chức kinh doanh


Metro và Big C ra đời từ nhiều năm nay đã có kinh nghiệm hoạt động kinh doanh tại nhiều nước trên thế giới. Trong khi đó các tập đoàn bán lẻ non trẻ của Việt Nam mới gia nhập thị trường trong những năm gần đây. Metro đã có kinh nghiệm trong lĩnh vực bán lẻ trong hơn 40 năm tại nhiều châu lục trong khi Phú Thái một trong những tập đoàn bán lẻ lớn nhất Việt Nam hiện nay cũng chỉ bắt đầu các hoạt động kinh doanh của mình từ năm 1993. Bên cạnh đó hệ thống quản lí tại các tập đoàn lớn cũng hiện đại hơn hẳn so với các doanh nghiệp bán lẻ Việt Nam. Ngay từ giữa những thập niên 90, tập đoàn Metro đã đầu tư 25 triệu USD cho hệ thống dây chuyền cung ứng SCM và phần mềm quản lí quan hệ khách hàng CRM. Nhờ các dây truyền quản lí này

Xem toàn bộ nội dung bài viết ᛨ

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 11/09/2022