TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG KHOA KINH TẾ VÀ KINH DOANH QUỐC TẾ
CHUYÊN NGÀNH KINH TẾ ĐỐI NGOẠI
Đề tài:
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
Có thể bạn quan tâm!
- Thị trường bán lẻ hàng tiêu dùng ở Việt Nam: thực trạng và giải pháp - 2
- Một Số Quyết Định Marketing Của Nhà Bán Lẻ
- Sức Hấp Dẫn Của Thị Trường Bán Lẻ Hàng Tiêu Dùng Ở Việt Nam
Xem toàn bộ 103 trang tài liệu này.
THỊ TRƯỜNG BÁN LẺ HÀNG TIÊU DÙNG Ở VIỆT NAM:
THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP
Sinh viên thực hiện : Nguyễn Thị Thúy
Lớp : Nhật 4
Khóa : 43G
Giáo viên hướng dẫn : ThS. Lê Thái Phong
Hà Nội, 6 - 2008
DANH MỤC BẢNG BIỂU
Bảng 1: Vị trí của dịch vụ bán lẻ trong ngành dịch vụ phân phối 7
Bảng 2: Vị trí của nhà bán lẻ trong kênh phân phối 9
Bảng 3: Doanh thu thị trường bán lẻ Việt Nam từ năm 2004-2007 26
Bảng 4: Số lượng doanh nghiệp phân phối bán lẻ (2000 – 2006) 27
Bảng 5: Tốc độ phát triển của các doanh nghiệp phân phối bán lẻ 28
Bảng 6: Lao động trong các doanh nghiệp phân phối bán lẻ (2000 – 2006) .. 29 Bảng 7: Tốc độ tăng trưởng kinh tế từ năm 2004 đến 2007 46
Bảng 8: Bảng số liệu về vốn của các doanh nghiệp bán lẻ Việt Nam 62
1
MỤC LỤC
MỞ ĐẦU 1
CHƯƠNG I: MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ BÁN LẺ 5
I. BÁN LẺ VÀ VỊ TRÍ CỦA BÁN LẺ TRONG KÊNH PHÂN PHỐI 5 1. Định nghĩa bán lẻ 5
2. Vị trí của bán lẻ trong kênh phân phối 6
2.1. Vị trí của dịch vụ bán lẻ trong ngành dịch vụ phân phối 6
2.2. Vị trí của nhà bán lẻ trong kênh phân phối 9
2.3 Chức năng của nhà bán lẻ với tư cách là một thành viên của kênh phân phối 10
II. MỘT SỐ QUYẾT ĐỊNH MARKETING CỦA NHÀ BÁN LẺ 14
1. Quyết định về thị trường mục tiêu 14
2. Quyết định về chủng loại hàng hoá và dịch vụ 14
3. Quyết định về giá cả 15
4. Quyết định về phương pháp kích thích tiêu dùng 16
5. Quyết định về địa điểm bố trí cửa hàng 16
III. CÁC DẠNG CỬA HÀNG BÁN LẺ 17
IV. MỘT SỐ QUY ĐỊNH VỀ SIÊU THỊ, TRUNG TÂM THƯƠNG MẠI 20
1. Tiêu chuẩn Siêu thị 20
1.1. Siêu thị hạng I: 20
1.2. Siêu thị hạng II: 21
1.3. Siêu thị hạng III: 22
2. Tiêu chuẩn Trung tâm thương mại 23
2.1. Trung tâm thương mại hạng I 23
2.2. Trung tâm thương mại hạng II 24
2.3. Trung tâm thương mại hạng III 24
CHƯƠNG II: TỔNG QUAN VỀ THỊ TRƯỜNG BÁN LẺ HÀNG TIÊU DÙNG Ở VIỆT NAM 25
I. SỨC HẤP DẪN CỦA THỊ TRƯỜNG BÁN LẺ HÀNG TIÊU DÙNG Ở VIỆT NAM 25
1. Xếp hạng cao trên thế giới 25
2. Tốc độ tăng trưởng về doanh số 26
3. Dân số trẻ và chi cho tiêu dùng cao 27
II. TỐC ĐỘ TĂNG TRƯỞNG CỦA HỆ THỐNG BÁN LẺ VIỆT NAM 27
III. GIỚI THIỆU MỘT SỐ TẬP ĐOÀN BÁN LẺ LỚN ĐANG HOẠT ĐỘNG TẠI VIỆT NAM 30
1. Các tập đoàn bán lẻ nước ngoài 30
1.1. Tập đoàn bán lẻ Metro Cash&Carry 30
1.2. Siêu thị Big C thuộc tập đoàn Casino (Pháp) 36
1.3. Trung tâm thương mại Parkson 41
2. Phân tích SWOT đối với các tập đoàn nước ngoài 42
2.1. Điểm mạnh 42
2.2. Điểm yếu 45
2.3. Cơ hội 45
2.4. Thách thức 48
3. Các tập đoàn bán lẻ trong nước 49
3.1. Tổng công ty dịch vụ thương mại Hà Nội Hapro 50
3.2. Chuỗi cửa hàng G7 mart 54
4. Phân tích SWOT đối với các tập đoàn trong nước. 61
4.1. Điểm mạnh 61
4.2. Điểm yếu 61
4.3. Cơ hội 65
4.4. Thách thức 66
CHƯƠNG III: CÁC GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO KHẢ NĂNG CẠNH TRANH CỦA CÁC DOANH NGHIỆP BÁN LẺ VIỆT NAM 69
I. MỘT SỐ NHẬN ĐỊNH VỀ THỊ TRƯỜNG BÁN LẺ HÀNG TIÊU DÙNG Ở VIỆT NAM TỪ NAY ĐẾN NĂM 2010 VÀ SAU 2010 69
1. Xu hướng gia tăng nhanh chóng trong chi tiêu cá nhân 69
2. Xu hướng thay đổi trong cách thức mua sắm 69
3. Sự thâm nhập của các tập đoàn bán lẻ đa quốc gia 70
4. Phát triển mạnh của các tập đoàn bán lẻ trong nước 71
5. Liên kết mạnh mẽ giữa các doanh nghiệp bán lẻ Việt Nam 71
6. Xu hướng thay đổi trong mô hình tổ chức kinh doanh phân phối
............................................................................................................... 72
II. MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO TÍNH CẠNH TRANH CỦA CÁC DOANH NGHIỆP BÁN LẺ TRONG NƯỚC .. 73 1. Về phía nhà nước 73
1.1. Chính sách tuyên truyền, phổ biến và giáo dục đào tạo 73
1.2. Chính sách hành chính và kinh tế 74
2. Về phía các doanh nghiệp Việt Nam 75
2.1. Phải có sự liên kết giữa các doanh nghiệp bán lẻ Việt Nam và giữa các doanh nghiệp bán lẻ với nhà sản xuất. 75
2.2.Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực 77
2.3. Nâng cao chất lượng dịch vụ 77
2.4 Áp dụng công nghệ mới vào quản lý 79
2.5. Nâng cao các hoạt động Marketing 80
2.6. Xây dựng và phát triển thương hiệu 81
2.7. Sử dụng có hiệu quả nguồn vốn của doanh nghiệp 82
KẾT LUẬN 84
TÀI LIỆU THAM KHẢO 85
1. Tính cấp thiết của đề tài
MỞ ĐẦU
Thị trường bán lẻ Việt Nam trong những năm vừa qua được đánh giá là một trong những thị trường bán lẻ hấp dẫn nhất trên thế giới. Với tốc độ tăng trưởng kinh tế luôn đạt trên 8% nhiều năm, 50% dân số nằm trong độ tuổi từ 25 đến 33, 70% thu nhập được chi cho tiêu dùng, cơ hội mở ra cho các nhà bán lẻ nói chung và các nhà bán lẻ Việt Nam nói riêng là rất lớn.
Tuy nhiên kể từ khi Việt Nam gia nhập tổ chức thương mại thế giới WTO thì các thách thức đè nặng lên vai các nhà bán lẻ Việt Nam cũng không phải là nhỏ. Những cam kết của Việt Nam về mở cửa thị trường bán lẻ được đánh giá khá cao. Điều này đồng nghĩa với việc ngành bán lẻ Việt Nam sẽ chịu nhiều tác động từ quá trình mở cửa thị trường trong khuôn khổ thực hiện các cam kết của WTO.
Một số doanh nghiệp bán lẻ Việt Nam sẽ bị tổn thương do phải cạnh tranh với các tập đoàn bán lẻ trên thế giới. Ở thời điểm hiện tại, một số tập đoàn bán lẻ nước ngoài đã và đang hoạt động rất thành công tại thị trường Việt Nam. Số khác đang có những sự chuẩn bị kĩ hơn nhằm chiếm lĩnh thị trường Việt Nam như họ đã từng làm ở nhiều quốc gia khác. Sức ép đối với các nhà phân phối, bán lẻ trong nước là rất lớn. Đối mặt với các tập đoàn nước ngoài hùng mạnh trong điều kiện cơ sở hạ tầng yếu kém, Nhà nước chưa có những chính sách, quy hoạch rõ ràng cho thị trường bán lẻ, lại gặp rất nhiều khó khăn về vốn, nhân lực, hậu cần, kinh nghiệm…các nhà bán lẻ trong nước đang đứng trước nguy cơ “thua trên sân nhà”. Và hậu quả sẽ không chỉ dừng lại ở chỗ mất thị trường bán lẻ vào tay các tập đoàn nước ngoài, mà kéo theo nó là sự sụp đổ của các nhà sản xuất trong nước, các hoạt động xuất nhập khẩu.
Vậy các doanh nghiệp bán lẻ Việt Nam sẽ phải đối mặt với nguy cơ đó như thế nào? Thực trạng thị trường bán lẻ Việt Nam hiện nay ra sao? Những điểm mạnh, điểm yếu của các doanh nghiệp bán lẻ Việt Nam là gì? Và cần những giải pháp gì để nâng cao năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp bán lẻ Việt Nam trong những năm tới?
Nhận thấy đây là một vấn đề rất cấp thiết trong tình hình hiện nay, người viết chọn đề tài: “Thị trường bán lẻ hàng tiêu dùng ở Việt Nam: thực trạng và giải pháp” làm khoá luận tốt nghiệp của mình.
2. Tình hình nghiên cứu
Ở Việt Nam hiện nay có rất nhiều tác giả đã và đang nghiên cứu về thị trường bán lẻ. Nhiều khoá luận và luận văn cũng đã nghiên cứu về đề tài này. Các số liệu thống kê về thị trường bán lẻ cũng được đề cập đến trong các báo cáo thường niên hay trong các thống kê về hoạt động thương mại nội địa của Bộ Thương mại, Bộ Kế hoạch - Đầu tư, Tổng cục Thống kê.
Có khá nhiều công trình nghiên cứu đề cập đến một vài khía cạnh của thị trường bán lẻ như: “Xây dựng mô hình chuỗi siêu thị Co.op mart tại Việt Nam” của nhà nghiên cứu Nguyễn Ngọc Hoà; “Những giải pháp phát triển mạng lưới siêu thị ở Việt Nam trong giai đoạn từ nay đến 2010” của TS. Nguyễn Thị Nhiễu hay “Giải pháp phát triển cửa hàng tiện lợi vận doanh theo chuỗi ở Việt Nam đến năm 2010” của Th.S Lê Minh Châu; và một số đề tài nghiên cứu cấp Bộ do Bộ Thương mại chủ trì về mô hình tổ chức trung tâm thương mại, các giải pháp phát triển chợ, giải pháp phát triển kênh phân phối hàng hoá…Trong khoảng thời gian 3 năm gần đây, có một số cuộc hội thảo về vấn đề phát triển hệ thống phân phối bán lẻ đã được tổ chức tại thành phố Hồ Chí Minh và Hà Nội.
3. Mục đích nghiên cứu
Khóa luận đưa ra những phân tích, đánh giá khái quát về thị trường phân phối bán lẻ Việt Nam và phân tích SWOT đối với các doanh nghiệp bán lẻ Việt Nam, tập đoàn bán lẻ nước ngoài, một số nhận định về xu hướng phát triển thị trường bán lẻ Việt Nam trong tương lai; qua đó đề xuất các giải pháp nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp bán lẻ Việt Nam.
4. Nhiệm vụ nghiên cứu
Để thực hiện được mục đích trên, khoá luận có nhiệm vụ:
- Làm rõ một số vấn đề lý luận về bán lẻ;
- Tìm hiểu hoạt động của một số tập đoàn bán lẻ nước ngoài đang hoạt động tại Việt Nam và một số tập đoàn bán lẻ trong nước;
- Phân tích SWOT đối với các tập đoàn bán lẻ nước ngoài và các doanh nghiệp bán lẻ Việt Nam;
- Đưa ra một số nhận định về tương lai thị trường bán lẻ Việt Nam từ nay đến năm 2010 và sau 2010;
- Đề xuất các giải pháp nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp bán lẻ Việt Nam.
5. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu: các doanh nghiệp bán lẻ Việt Nam và các tập đoàn bán lẻ nước ngoài đang hoạt động tại Việt Nam.
Phạm vi nghiên cứu: Khóa luận tập trung phân tích đánh giá hoạt động của các doanh nghiệp phân phối bán lẻ Việt Nam và các tập đoàn phân phối nước ngoài qua hệ thống các siêu thị, trung tâm thương mại và các cửa hàng tiện ích.
Do hạn chế về tài liệu, thời gian, nên các phân tích thực trạng chỉ tập trung phân tích những nét tổng quan nhất của các doanh nghiệp bán lẻ tại Việt