Kết Quả Ban Hành Các Văn Bản Lãnh Đạo Thực Hiện Qcdc


HĐND Quận đã cụ thể hoá các mục tiêu, nhiệm vụ xây dựng và thực hiện QCDC ở cơ sở vào Nghị quyết các kỳ họp HĐND; tăng cường công tác giám sát của HĐND đối với UBND và các phòng, ban, ngành chức năng. UBND Quận đã xây dựng và triển khai các kế hoạch về công tác cải cách hành chính, kiểm tra công vụ nhằm tăng cường hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước của chính quyền các cấp, nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức góp phần đẩy mạnh việc thực hiện QCDC ở cơ sở.

Hằng năm, BCĐ QCDC Quận căn cứ chương trình công tác của BCĐ QCDC Thành phố và bám sát nhiệm vụ chính trị của Quận xây dựng và ban hành 48 văn bản để triển khai các chương trình, kế hoạch công tác về thực hiện QCDC; tổ chức tập huấn chuyên đề về xây dựng và thực hiện QCDC cho cán bộ chủ chốt Quận, phường.

BCĐ QCDC Quận đã chỉ đạo các đơn vị xây dựng các quy chế, quy ước liên quan trực tiếp đến quyền và nghĩa vụ của cán bộ, công chức, viên chức và Nhân dân. Căn cứ hướng dẫn của Trung ương, Thành phố, BCĐ QCDC Quận chỉ đạo điểm một số đơn vị xây dựng và thực hiện quy chế, quy ước để rút kinh nghiệm, đánh giá kếtquả triển khai thực hiện trước khi triển khai toàn Quận. Chỉ đạo UBND Quận xây dựng và triển khai các QCDC trong các loại hình mới (công tác quản lý trật tự xây dựng, trật tự đô thị, giải phóng mặt bằng, khối chợ, các trường ngoài công lập, công tác thu thuế đối với hộ kinh doanh cá thể...).

Các phường, các phòng, ban, đơn vị đã triển khai xây dựng các quy chế, quy ước phù hợp với thực tế ở từng phường, từng đơn vị, đảm bảo nguyên tắc: QCDC được chính Nhân dân ở phường, cán bộ, công chức, viên chức, người lao động trong các cơ quan, doanh nghiệp bàn, thảo luận xây dựng, cấp có thẩm quyền ra quyết định phê chuẩn ban hành.

BCĐ QCDC các phường đã triển khai xây dựng các quy chế, quy ước trong các lĩnh vực theo hướng dẫn của Thành phố và Quận. Đến tháng 8/2020 đã có 234 quy chế, quy ước được xây dựng và thực hiện trên địa bàn Quận. Trung bình mỗi phường có từ 5 đến 7 QCDC (Quy chế thực hiện dân chủ ở cơ sở


phường; Quy chế công khai tài chính; Quy chế Tiếp công dân và giải quyết khiếu nại, tố cáo; Quy chế quản lý, sử dụng và bảo vệ tài sản công; Quy chế hoạt động của Ban Thanh tra nhân dân...) và 3 đến 6 quy ước dân chủ (Quy ước xây dựng nếp sống văn hoá, giữ gìn vệ sinh môi trường; Quy ước xây dựng tổ dân phố an toàn; Quy ước nếp sống, sinh hoạt ở khu nhà cao tầng, số nhà đông hộ...).

MTTQ Việt Nam, các đoàn thể chính trị - xã hộicủa quận đãban hành nhiều văn bản để chỉ đạo, hướng dẫn cơ sở, phối hợp thực hiện QCDC ở cơ sở gắn với thực hiện việc giám sát, phản biện xã hội, tham gia đóng góp ý kiến xây dựng Đảng, chính quyền theo nội dung Quyết định số 217-QĐ/TW và Quyết định số 218-QĐ/TW ngày 12/12/2013 của Bộ Chính trị (khóa XI); Quyết định số 6525-QĐ/TU ngày 25/9/2015 của Thành ủy; Quyết định số 2200-QĐ/TU ngày 25/5/2017 của Thành ủy Hà Nội và việc triển khai cuộc vận động “Toàn dân đoàn kết xây dựng nông thôn mới, đô thị văn minh”,

phong trào thi đua “Dân vận khéo”.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 121 trang tài liệu này.

Hàng năm, MTTQ và các tổ chức chính trị xã hội của Quận đã xây dựng Kế hoạch và thống nhất với lãnh đạo Đảng, chính quyền Quận về nội dung giám sát, phản biện xã hội có sự phê duyệt của cấp ủy để tổ chức thực hiện. Đồng thời xây dựng kế hoạch và phân công cán bộ MTTQ, các đoàn thể chính trị - xã hội giám sát việc tu dưỡng, rèn luyện đạo đức, lối sống của người đứng đầu, cán bộ chủ chốt và cán bộ, đảng viên theo quy định. MTTQ thực hiện tốt vai trò trách nhiệm trong việc tổ chức các hội nghị tiếp xúc cử tri với đại biểu Quốc hội, Hội đồng nhân dân các cấp cùng các đoàn thể chính trị - xã hôi và khối dân vận cơ sở tích cực tuyên truyền, vận động các tầng lớp Nhân dân thực hiện tốt Quy chế dân chủ ở cơ sở, tích cực tham gia xây dựng Đảng, xây dựng chính quyền trong sạch, vững mạnh cùng với Đảng bộ và Chính quyền quận thực hiện thắng lợi các mục tiêu, nhiệm vụ phát triển kinh tế, văn hóa- xã hội, giữ vững quốc phòng an ninh góp phần xây dựng hệ thống chính trị ngày càng vững mạnh.


Thi hành pháp luật về dân chủ cơ sở - Từ thực tiễn Quận Hoàn Kiếm, thành phố Hà Nội - 9

Bảng 2.1. Kết quả ban hành các văn bản lãnh đạo thực hiện QCDC


18%

35%

14%

13%

20%

Cấp ủy Chính quyền BCĐ QCDC MTTQ

Tổ chức CT-XH


* Công tác tuyên truyền, phổ biến

Ban Thường vụ Quận uỷ đã tổ chức Hội nghị quán triệt các văn bản của Trung ương và Thành phố về thực hiện QCDC ở cơ sở: Chỉ thị 30-CT/TW

của Bộ Chính trị (khóa VIII), Chỉ thị số 10-CT/TW của Ban Bí thư Trung

ương (khóa IX), Pháp lệnh 34/2007/PL-UBTVQH của Ủy ban Thường vụ

Quốc hội (khóa XI), Kết luận số 65-KL/TW của Ban Bí thư Trung ương

(khóa X), Kết luận số 120-KL/TW của Bộ Chính trị (khóa XI); các Nghị định của Chính phủ về thực hiện QCDC và Chỉ thị số 04-CT/TU của Thành uỷ về tiếp tục đẩy mạnh, nâng cao chất lượng, hiệu quả việc xây dựng và thực hiện QCDC ở cơ sở tới cán bộ chủ chốt Quận, phường; 100% các tổ chức cơ sở Đảng đã tổ chức quán triệt tới cán bộ, đảng viên, qua đó đã nâng cao nhận thức của cán bộ, đảng viên, công chức, viên chức và Nhân dân trong việc thực hiện QCDC.

MTTQ và các đoàn thể chính trị - xã hội các cấp đã thể hiện vai trò nòng cốt trong việc tuyên truyền, hướng dẫn, vận động đoàn viên, hội viên và


nhân dân thực hiện Pháp lệnh số 34, phối hợp với chính quyền các cấp tuyên truyền, giáo dục ý thức chấp hành pháp luật; đồng thời, đại diện, hướng dẫn đoàn viên, hội viên thực hiện tốt quyền làm chủ của mình, tham gia xây dựng Đảng, chính quyền, giám sát, góp ý xây dựng các chương trình kinh tế - xã hội; tham gia tiếp dân, giải quyết đơn thư, khiếu nại, tố cáo của công dân và công tác đối thoại, hòa giải ở cơ sở; tham gia các tổ, đội công tác giải quyết các “điểm nóng”, nâng cao chất lượng hoạt động của Ban TTND, Ban GSĐT cộng đồng. Chủ động phối hợp với UBND cùng cấp xây dựng kế hoạch tuyên truyền, phổ biến Nghị quyết Liên tịch số 09/2008 ngày 17/4/2008 của Chính phủ - Ủy ban MTTQ Việt Nam hướng dẫn thi hành một số điều của Pháp lệnh thực hiện dân chủ ở xã, phường, thị trấn trong đội ngũ cán bộ công chức, đoàn viên, hội viên và nhân dân. Các nội dung hướng dẫn giám sát cán bộ dân cử, chỉ đạo thực hiện Pháp lệnh số 34 gắn với cuộc vận động “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hoá ở khu dân cư” đạt nhiều kết quả.

Trong quá trình xây dựng các quy chế, quy ước dân chủ ở cơ sở đã phát huy vai trò của MTTQ, các tổ chức chính trị-xã hội trong việc tuyên truyền, vận động cán bộ, đoàn viên, hội viên và Nhân dân tích cực đóng góp ý kiến để bổ sung, hoàn thiện các quy chế, quy ước ở tổ dân phố, ở các khu tập thể và số nhà đông hộ... Hằng năm, MTTQ và các đoàn thể Quận tổ chức tập huấn cho đội ngũ cán bộ mặt trận, các đoàn thể của Quận và phường về việc thực hiện QCDC và kỹ năng công tác giám sát; chủ động nắm tình hình, tâm tư, nguyện vọng của Nhân dân phản ánh kịp thời với cấp uỷ, chính quyền những vấn đề Nhân dân quan tâm.

Thực hiện dân chủ trong quá trình chuẩn bị và tổ chức bầu đại biểu Quốc hội và đại biểu HĐND các cấp, MTTQ Quận, phường nắm chắc tình hình Nhân dân, tham mưu cấp ủy giải quyết kịp thời đúng pháp luật các khiếu nại, tố cáo và các vấn đề nảy sinh trong Nhân dân; vận động các tầng lớp


Nhân dân tích cực tham gia bầu cử để lựa chọn, bầu ra những người tiêu biểu về đức, tài xứng đáng là đại diện cho ý chí, nguyện vọng và quyền làm chủ của nhân dân trong Quốc hội và HĐND các cấp; tổ chức tốt việc giám sát công tác bầu cử đại biểu Quốc hội và đại biểu HĐND các cấp, góp phần thực hiện tốt công tác bầu cử, đảm bảo đúng Luật, dân chủ, an toàn và thực sự là ngày hội của Nhân dân.

Ủy ban MTTQ, các tổ chức chính trị - xã hội Quận và cơ sở đã chủ động tổ chức phản biện, tham gia góp ý dự thảo văn bản lãnh đạo, chỉ đạo của Quận ủy, Đảng ủy phường về xây dựng và thực hiện QCDC ở cơ sở, các văn bản liên quan đến quyền và nghĩa vụ của Nhân dân; tham gia ý kiến phản biện xã hội đối với dự thảo nghị quyết của HĐND về thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế-xã hội của Quận, dự thảo các quy hoạch, kế hoạch, dự án phát triển kinh tế, văn hoá, xã hội của Quận và phường.

Từ năm 2016 đến năm 2020, Quận đã tổ chức 67 hội nghị tuyên truyền, tập huấn. Bên cạnh đó còn tuyên truyền, phổ biến bằng nhiều hình thức như thông qua hệ thống truyền thanh ở cơ sở, pa-nô, áp phích, niêm yết tại trụ sở, bảng tin của cơ quan, tổ chức, khu dân cư, giao trách nhiệm cho các tổ trưởng tổ dân phố thông báo đến từng hộ gia đình.

MTTQ và các đoàn thể chính trị - xã hội các cấp có nhiều hoạt động đổi mới, tăng cường công tác tuyên truyền vận động các chủ trương, chính sách đến nhân dân; nâng cao chất lượng hiệu quả các cuộc vận động, các phong trào thi đua yêu nước, tham gia tích cực hiệu quả các nhiệm vụ chính trị của tỉnh; tăng cường công tác nắm tình hình nhân dân, tiếp tục hướng các hoạt động về cơ sở, chủ động phối hợp với chính quyền trong việc nắm bắt, đề xuất giải quyết các ý kiến của cử tri, chủ trì và phối hợp tổ chức hiệp thương lựa chọn giới thiệu người có đủ tiêu chuẩn ra ứng cử để bầu vào các chức danh Trưởng thôn, Trưởng khu phố, đại biểu HĐND các cấp theo quy định.


* Công tác kiểm tra, giám sát

Công tác kiểm tra, giám sát việc thực hiện QCDC ở cơ sở được BCĐ QCDC Quận duy trì thường xuyên. Định kỳ hằng năm, Quận ủy xây dựng và triển khai kế hoạch kiểm tra, chỉ đạo các cấp ủy, tổ chức đảng trực thuộc xây dựng kế hoạch tự kiểm tra công tác tác lãnh đạo, chỉ đạo xây dựng và thực hiện QCDCở cơ sở tại đơn vị. Ban hành quyết định thành lập các đoàn kiểm tra của Quận gồm các thành viên của BCĐ và các đơn vị liên quan trực tiếp kiểm tra việc thực hiện QCDC ở cơ sở tại các phòng, ban, đơn vị, các phường, trường học,doanh nghiệp... trên địa bàn Quận. Từ năm 2016 đến năm 2020, BCĐ QCDCQuận đã tổ chức 10 đợt kiểm tra với hơn 60 đơn vị. Qua kiểm tra, giám sát đánh giá được những kết quả đã thực hiện, chỉ ra những tồn tại, hạn chế và hướng dẫn các đơn vị được kiểm tra rà soát, sửa đổi, bổ sung, khắc phục những tồn tại, hạn chế trong việc thực hiện QCDC của các đơn vị, phân tích nguyên nhân và xác định những biện pháp, giải pháp cụ thể nhằm nâng cao chất lượng thực hiện QCDC của đơn vị. Các đơn vị thực hiện nghiêm túc các kết luận của BCĐ QCDC Quận, Thành phố về việc kiểm tra việc xây dựng và thực hiện QCDC ở cơ sở tại các đơn vị trên địa bàn Quận Hoàn Kiếm.

* Công tác sơ kết, tổng kết

Quận đã xây dựng các Báo cáo sơ kết, tổng kết các văn bản quy định của Trung ương về dân chủ cơ sở như: Tổng kết 10 năm thực hiện Quyết định số 290-QĐ/TW của Bộ Chính trị (khóa X) và Quyết định số 2034- QĐ/TU của Thành ủy Hà Nội về Quy chế công tác dân vận của hệ thống chính trị;tổng kết5 năm thực hiện Kết luận số 114-KL/TW ngày 14/7/2015 của Bộ chính trị về nâng cao hiệu quả công tác dân vận của cơ quan Nhà nước các cấp; tổng kết 20 năm thực hiện Chỉ thị 30-CT/TW của Bộ Chính trị (khoá

VIII) về xây dựng và thực hiện QCDC ở cơ sở; Tổng kết 10 năm thực hiện Nghị quyết số 25-NQ/TW ngày 05/7/2008 của Ban Chấp hành Trung ương


Đảng (khóa X) về “Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác thanh niên thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa”; sơ kết 5 năm thực hiện Quyết định số 217-QĐ/TW, Quyết định số 218-QĐ/TW ngày 12/12/2013 của Bộ Chính trị (khóa XI)…

Hằng năm, BCĐ QCDC quận và cơ sở tổ chức sơ 6 tháng, tổng kết đánh giá việc thực hiện QCDC ở cơ sở năm, qua đó rút kinh nghiệm và bổ sung nhiệm vụ, giải pháp nâng cao chất lượng thực hiện QCDC ở cơ sở; nhiều mô hình, điển hình trong xây dựng và thực hiện QCDC ở cơ sở tại các đơn vị trên địa bàn quận được công nhận và khen thưởng, tuyên truyền, phổ biến những mô hình, điển hình tiêu biểu trong bản tin thông tin nội bộ và trang web của quận.

2.2.2.2. Kết quả thi hành pháp luật về dân chủ cơ sở tạiQuận Hoàn

Kiếm


* Những nội dung để nhân dân biết

Trên cơ sở Pháp lệnh 34/2007, các phường tại tỉnh đã tuân thủ việc

công khai các nội dung để dân biết. Trong 11 nội dung cần công khai thì 18/18 phường đều đã thông báo công khai cho người dân cả 11 nội dung nếu có. Những nội dung chủ yếu được chính quyền công khai nhiều nhất đến người dân Quận Hoàn Kiếm là: kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và dự toán, quyết toán ngân sách hằng năm của phường; nhiệm vụ, quyền hạn của cán bộ, công chức trực tiếp giải quyết các công việc của nhân dân; đề án thành lập mới, nhập, chia đơn vị hành chính, điều chỉnh địa giới hành chính liên quan trực tiếp tới cấp xã (gần đây nhất là đề án sáp nhâp tổ dân phố); các quy định của pháp luật về thủ tục hành chính, giải quyết các công việc liên quan đến nhân dân do chính quyền cấp xã trực tiếp thực hiện.

Cụ thể, trên tinh thần Pháp lệnh 34/2007, Quận ủy Hoàn Kiếm đã ban hành Kế hoạch số 08-KH/BTGQU-UBND về phối hợp triển khai công tác


thông tin, tuyên truyền thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội và giải quyết các vấn đề bức xúc của nhân dân tạiQuận. Theo đó, nội dung phối hợp gồm: Tuyên truyền tập trung giải quyết những khó khăn, vướng mắc nhằm đẩy nhanh tiến độ thi công các công trình trọng điểm và giải ngân vốn đầu tư xây dựng cơ bản; thực hiện các chỉ tiêu, nhiệm vụ chương trình, đề án, dự án, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội trên các lĩnh vực: Cải thiện môi trường đầu tư; phát triển doanh nghiệp; thương mại, dịch vụ và du lịch; các chính sách vể quy hoạch phát triển đô thị, quản lý đất đai, công tác bồi thường giải phóng mặt bằng các dự án trọng điểm tạiQuận, tái định cư; thu chi ngân sách nhà nước; xây dựng phát triển kinh tế tập thể, phòng, chống lụt bão, xóa đói, giảm nghèo, an sinh xã hội, văn hóa, giáo dục; công tác bảo tồn và phát huy các giá trị lịch sử, văn hóa, quan tâm trùng tu các di tích tại; quản lý trật tự đô thị, vệ sinh môi trường,..; các hoạt động tuyên truyền, phổ biến thông tin tích cực và đấu tranh với các luận điệu xuyên tạc, phản động trên không gian mạng; triển khai công tác thông tin đối ngoại, thực hiện hợp tác tuyên truyền quảng bá hình ảnh của Quận trên các phương tiện thông tin đại chúng...

Cùng với đó, các phường của Quận Hoàn Kiếm tích cực tuyên truyền xây dựng nếp sống văn minh đô thị và trật tự đô thị, thực hiện có hiệu quả “Quy tắc ứng xử của cán bộ, công chức, viên chức, người lao động trong các cơ quan thuộc thành phố Hà Nội” và “Quy tắc ứng xử nơi công cộng tại thành phố Hà Nội” gắn với 5 tiêu chí văn hóa ứng xử của người dân khu phố cổ, công tác đấu tranh phòng, chống các hành vi bạo lực, góp phần xây dựng người Hoàn Kiếm thanh lịch, văn minh; tuyên truyền các ngày lễ, kỷ niệm lớn, các sự kiện chính trị quan trọng của Quận, Thủ đô và đất nước; tuyên truyền kết quả công tác phối hợp giữa cấp ủy Đảng và chính quyền các cấp trong việc nắm bắt, phân tích, dự báo diễn biến tình hình tư tưởng, dư luận xã hội; kịp thời phát hiện và giải quyết dứt điểm những vấn đề bức xúc, đơn thư, khiếu nại tố cáo

Xem tất cả 121 trang.

Ngày đăng: 24/06/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí