Thực Trạng Thi Hành Pháp Luật Về Dân Chủ Cơ Sở Tạiquận Hoàn Kiếm, Thành Phố Hà Nội


- Hình thức niêm yết, công khai quy định trong Pháp lệnh 34/2007/PL- UBTVQH11 còn đơn giản, nhất là trong điều kiện khoa học - kỹ thuật tiến bộ, cho phép đa dạng hóa hơn các hình thức công khai thông tin. Mặt khác, hình thức công khai cũng không còn phù hợp với điều kiện phát triển của đất nước hiện nay.

* Nguyên nhân của hạn chế:

Trong tình hình mới hiện nay, các chủ trương, đường lối của Đảng, pháp luật của Nhà nước đã có những điểm đổi mới về dân chủ ở cơ sở, đặt ra yêu cầu phải có sự rà soát, tập trung nghiên cứu, xây dưng Luật thực hiện dân chủ ở cơ sở nhằm thể chế hóa chủ trương, đường lối mới của Đảng về xây dựng và thực hiện quy chế dân chủ ở cơ sở; thống nhất và cụ thể hóa các nội dung để công tác triển khai và thi hành pháp luật về dân chủ ở cơ sở được hiệu quả hơn nữa.

2.2. Thực trạng thi hành pháp luật về dân chủ cơ sở tạiQuận Hoàn Kiếm, thành phố Hà Nội

2.2.1. Các yếu tố ảnh hưởng đến thi hành pháp luật dân chủ cơ sở tại quận Hoàn Kiếm, thành phố Hà Nội

2.2.1.1. Đặc điểm tự nhiên


Quận Hoàn Kiếm phía Tây giáp Quận Đống Đa; phía Tây Bắc giáp Quận Ba Đình và Quận Đống Đa; phía Nam giáp Quận Hai Bà Trưng; dọc từ phía bắc xuống phía nam là sông Hồng; bên kia sông phía Đông là Quận Long Biên.

Nằm ở vị trí trung tâm Thủ đô, Quận Hoàn Kiếm gắn liền với lịch sử, truyền thống văn hóa Thăng Long – Hà Nội, với 190 di tích lịch sử văn hóa, di tích Cách mạng kháng chiến. Quận Hoàn Kiếm có diện tích tự nhiên là 5,28 km2 (trong đó 4,53 km2 đất dân cư còn lại là diện tích mặt nước và sông Hồng), với dân số trên 16 vạn người.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 121 trang tài liệu này.


Quận Hoàn Kiếm chia thành thành 04 khu vực, gồm: khu phố cổ, khu vực Hồ Gươm và vùng phụ cận, khu phố cũ, khu vực ngoài đê sông Hồng.

Thi hành pháp luật về dân chủ cơ sở - Từ thực tiễn Quận Hoàn Kiếm, thành phố Hà Nội - 8

- Khu phố Cổ trải rộng trên 81ha; trải qua quá trình hình thành và phát triển hơn 10 thế kỷ, Phố cổ Hà Nội chiếm vị trí quan trọng trong lịch sử phát triển của Thủ đô, nơi đây đã và đang chứa đựng một kho tàng giá trị vật thể và phi vật thể vô giá, góp phần làm nên dấu ấn Thăng Long - Hà Nội nghìn năm văn hiến; với giá trị lịch sử, văn hóa hết sức quan trọng nêu trên; năm 2004, Khu phố cổ Hà Nội đã vinh dự được Nhà nước xếp hạng Di tích lịch sử văn hóa Quốc gia cần được bảo tồn, tôn tạo đặc biệt và đây là 1 “di sản sống”.

- Quận Hoàn Kiếm nổi tiếng với Hồ Gươm một danh thắng, di tích quan trọng, mang nhiều dấu ấn lịch sử; với 130.000m2 mặt nước và 32.250m2 diện tích cây xanh ven hồ ở giữa trung tâm Thủ đô, Hồ Gươm còn là một cảnh quan thiên nhiên hấp dẫn và là hồ điều hòa của trung tâm Hà Nội. Năm 2013, di tích lịch sử văn hóa và danh lam thắng cảnh Hồ Hoàn Kiếm được xếp hạng di tích Quốc gia đặc biệt.

- Nằm kề cận khu vực Hồ Gươm và vùng phụ cận, khu phố cũ được hình thành từ năm 1886, mang phong cách xây dựng đô thị Châu Âu với nhiều công trình kiến trúc có sắc thái riêng mang nhiều đường nét kiến trúc pháp.

- Nằm ở khu vực ngoài đê sông Hồng là 2 phường Chương Dương, Phúc Tân với các khu nhà ở tập thể của các cơ quan, nhà ở của dân lao động. Việc xây dựng tại khu vực này manh mún, chắp vá, chưa có quy hoạch tổng thể. Là nơi tập trung nhiều Bộ, Sở, Ban, ngành và các cơ quan quản lý nhà nước (10 Bộ trong tổng số 18 Bộ đóng tại toàn Thành phố Hà Nội) và cũng là nơi tập trung nhiều đại sứ quán và nhà riêng đại sứ (17 đại sứ trong tổng số 60 nước có đại sứ quán tại Hà Nội), các văn phòng đại diện nước ngoài, nơi tập


trung của các cơ quan chính trị - xã hội – tôn giáo, Quận Hoàn Kiếm xứng đáng là trung tâm hành chính, chính trị của Thành phố.

Quận Hoàn Kiếm hiện có 18 đơn vị hành chính phường gồm: Cửa Nam, Hàng Bài, Tràng Tiền, Lý Thái Tổ, Đồng Xuân, Hàng Mã, Cửa Đông, Hàng Gai, Trần Hưng Đạo, Phan Chu Trinh, Hàng Bạc, Hàng Buồm, Hàng Đào, Hàng Bồ, Hàng Bông, Hàng Trống, Chương Dương, Phúc Tân.

2.2.1.2. Đặc điểm kinh tế - xã hội

Quận Hoàn Kiếm tập trung nhiều đầu mối giao thông đường sắt, đường thủy, đường bộ. Yếu tố này đã gắn kết Quận Hoàn Kiếm với các Quận, các tỉnh, thành khác tạo điều kiện thuận lợi thúc đẩy giao lưu phát triển kinh tế - văn hóa và du lịch. Đó là một ưu thế đặc biệt của Quận, là điều kiện cho sự phát triển thị trường hàng hóa và dịch vụ. Hơn nữa, nằm trên đường giao thông Bắc Nam cũng như là vùng nối lên các tỉnh lân cận nên Quận Hoàn Kiếm có khả năng mở rộng thị trường đa dạng hơn, kể cả hàng hóa tiêu dung thiết yếu, những loại hàng hóa cao cấp cũng như thị trường dịch vụ, du lịch. Hiện nay, tại Quận có hơn 13.000 hộ kinh doanh, 73 doanh nghiệp nhà nước, 242 doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, 4.776 doanh nghiệp ngoài nhà nước, 90 hợp tác xã; hoạt động chủ yếu trong lĩnh vực dịch vụ thương mại, kinh doanh ở hầu hết các tuyến phố và các chợ chính của Quận.

Đối với ngành thương mại, Quận Hoàn Kiếm là địa bàn đông dân cư với bình quân thu nhập đầu người cao đã tạo ra cơ hội và thị trường sâu rộng cho dịch vụ thương mại phát triển. Với vai trò trung tâm giao lưu hàng hóa cùng truyền thống buôn bán từ rất lâu đời cùng với bề dày lịch sử phát triển gần 1000 năm với khu phố cổ 36 phố phường, thương mại của Quận có nhiều triển vọng phát triển.

Đối với ngành du lịch, ở vị trí trung tâm Thủ đô, đầu mối giao lưu của cả nước và quốc tế, cùng với những cảnh quan thiên nhiên, di tích lịch sử, khu


phố cổ trong đô thị sầm uất với những ngành nghề truyền thống,… cho phép Quận Hoàn Kiếm trở thành một trong những trung tâm du lịch văn hóa lớn của Hà Nội và cả nước.

Đối với ngành công nghiệp, với nguồn lao động dồi dào, Quận Hoàn Kiếm cũng có nhiều điều kiện cho phát triển công nghiệp. Tuy nhiên là một Quận trung tâm Thành phố, Quận Hoàn Kiếm không thể sản xuất các sản phẩm thô, nặng mà phải mở ra hướng mới, đó là sản xuất các sản phẩm công nghệ cao, vừa tận dụng được lợi thế về trình độ của nguồn lao động, vừa giải quyết việc làm đồng thời tránh ô nhiễm môi trường.

Đối với ngành tiểu thủ công nghiệp, nhận thức về tầm quan trọng của các sản phẩm thủ công truyền thống và được sự quan tâm của các cấp Chính quyền nên tiểu thủ công nghiệp có nhiều điều kiện phát triển. Hơn nữa, cùng với sự phát triển du lịch, ngành tiểu thủ công nghiệp sản xuất những sản phẩm phục vụ du lịch càng có điều kiện phát triển.

Đối với các ngành dịch vụ khác, vị thế của Quận Hoàn Kiếm tạo điều kiện cho Quận phát triển loại hình dịch vụ chất lượng cao, dịch vụ gắn liền với khoa học công nghệ hiện đại như dịch vụ viễn thông, dịch vụ tài chính ngân hàng, dịch vụ thương mại cao cấp.

Về phát triển kinh tế, Quận tập trung phát huy và khai thác có hiệu quả các lợi thế để đẩy mạnh phát triển các dịch vụ chất lượng cao như ngân hàng, khách sạn, trung tâm thương mại,… góp phần đa dạng hóa các loại hình bán lẻ, đáp ứng nhu cầu tiêu dùng của khách du lịch và nhân dâ. Công tác quản lý nhà nước về kinh tế được chú trọng, tạo điều kiện thuận lợi để các thành phần kinh tế phát triển. Nhờ đó, kinh tế của Quận duy trì mức tăng trưởng cao, chất lượng các dịch vụ thương mại, du lịch từng bước được nâng lên theo tiêu chí văn minh, hiệu quả. Tốc độ tăng trưởng dịch vụ, thương mại, du lịch ước tăng 18,21%, chiếm tỷ trọng 97,01% trong cơ cấu kinh tế của Quận. Tổng thu ngân


sách nhà nước tại hàng năm tăng bình quân 18,9%, hàng năm đều vượt so với kế hoạch thành phố giao (năm 2019 đạt 9.572 tỷ đồng, tương đương 100,1% dự toán, tăng 23,4% so với năm 2018).

Phát huy lợi thế về di tích, di sản tại, Quận tập trung giữ gìn, bảo tồn các giá trị văn hóa vật thể và phi vật thể, mở rộng các sản phẩm du lịch.

Mạng lưới trường học, trạm y tế tại Quận được quan tâm quy hoạch theo hướng hiện đại hóa. Tổng số trường học thuộc Quận là 39, trong đó có 21 trường học được công nhận chuẩn Quốc gia, đạt tỷ lệ 53,85%. Tại Quận có 18/18 trạm y tế phường đạt Quốc gia y tế cơ sở.

Với những đặc điểm như trên, trong những năm qua, kinh tế Quận Hoàn Kiếm phát triển với mức tăng trưởng cao, bền vững; cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng dịch vụ, thương mại, du lịch. Tốc độ tăng trưởng dịch vụ, thương mại, du lịch ước tăng 18,05%, chiếm tỷ trọng 98,01% trong cơ cấu kinh tế.

2.2.1.3. Đánh giá về các yếu tố ảnh hưởng đến thi hành pháp luật về dân chủ cơ sởQuận Hoàn Kiếm, thành phố Hà Nội

Quận Hoàn Kiếm với những đặc điểm về các mặt như đã phân tích ở trên có được những điều kiện thuận lợi để thực hiện pháp luật về dân chủ cơ sở.

Với ưu thế về mặt địa lý là Quận trung tâm của thành phố Hà Nội, sở hữu những địa điểm văn hóa, du lịch nổi tiếng cả trong và ngoài nước như khu vực hồ Hoàn Kiếm, Phố Cổ… tạo thuận lợi cho các cấp cơ sở đi lên phát triển du lịch, phát triển kinh tế, mang lại cuộc sống tốt đẹp hơn cho người dân cũng như đóng góp cho sự phát triển chung của Quận, thành phố Hà Nội và cả nước. Với nền tảng sẵn có như vậy, nhận thức được những điều kiện mà mình có được, nhân dân Quận Hoàn Kiếm luôn đoàn kết, đồng lòng hưởng ứng các


phong trào, chính sách phát triển kinh tế, du lịch và văn hóa để góp phần vào sự phát triển chung của Quận, thành phố Hà Nội và cả nước.

Quận Hoàn Kiếm là nơi tập trung nhiều Bộ, Sở, Ban, ngành và các cơ quan quản lý nhà nước, nhiều đại sứ quán và nhà riêng đại sứ, các văn phòng đại diện nước ngoài, các cơ quan chính trị - xã hội – tôn giáo. Điều này đã kéo cao trình độ dân trí của Quận Hoàn Kiếm. Điều này là một thuận lợi không nhỏ cho quá trình thực hiện pháp luật về dân chủ cơ sở tại đây. Bởi lẽ, các nội dung dân biết, dân bàn, dân tham gia và quyết định theo quy định của pháp luật sẽ được thông báo theo hình thức công khai đến người dân sinh sống và làm việc tại Quận. Chính vì lẽ đó, việc đa số người dân có trình độ học vấn, ý thức cao sẽ có sự hiểu biết, nhận thức đúng đắn về pháp luật cũng như các chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước một cách dễ dàng hơn, có tinh thần hợp tác cao trong các vấn đề cần lấy ý kiến của người dân.

Tuy nhiên, đi liền với những thuận lợi là những khó khăn không thể tránh khỏi. Chính vì có vị trí địa lý đắc địa, bề dày lịch sử, văn hóa cùng những lợi thế để phát triển thương mại, du lịch nên Quận Hoàn Kiếm có đến 11.873 hộ kinh doanh, cùng nhiều doanh nghiệp trong và ngoài nước với nhiều hình thức hoạt động khác nhau, chủ yếu trong lĩnh vực dịch vụ thương mại, kinh doanh ở hầu hết các tuyến phố và các chợ chính của Quận. Hoạt động kinh doanh đa dạng và số lượng lớn như vậy là một khó khăn đối với công tác quản lý con người. Những người làm nghề kinh doanh, buôn bán đến từ nhiều địa phương khác với trình độ dân trí, ý thức chấp hành pháp luật không đồng đều và thiếu sự ổn định lâu dài. Do đó, công tác thực hiện pháp luật về dân chủ cơ sở ở những địa bàn như vậy sẽ phần nào gặp trở ngại.

Ngoài ra, khu vực đê sông Hồng thuộc hai phường Chương Dương và Phúc Tân còn chưa được quy hoạch một cách tổng thể và hoàn chỉnh, dẫn đến việc cuộc sống của những người dân sống ở các khu vực này vẫn còn gặp


nhiều khó khăn. Họ phải tập trung lao động để trang trải cuộc sống hơn là quan tâm đến những vấn đề về dân chủ hay thực hiện các quyền hợp pháp của mình.

Hơn thế nữa, bản thân là Quận trung tâm của thủ đô với sự phát triển đi đầu, bản thân Quận Hoàn Kiếm phải chịu những áp lực nhất định trong việc thực hiện pháp luật về dân chủ cơ sở sao cho có hiệu quả cao để làm gương cho các đơn vị khác trong thành phố Hà Nội nói riêng và cả nước nói chung.

Những khó khăn trên đòi hỏi các cấp ủy, Đảng, chính quyền Quận Hoàn Kiếm từ Quận đến các phường trực thuộc và nhân dân trên toàn Quận phải ngày càng nỗ lực hơn nữa trong việc triển khai thực hiện pháp luật về dân chủ cơ sở tại địa bàn.

2.2.2. Thực trạngthi hành pháp luật về dân chủ cơ sở tạiQuận Hoàn

Kiếm


2.2.2.1. Công tác tổ chức thi hành pháp luật về dân chủ cơ sở

* Công tác ban hành các văn bản

Ban Chấp hành Đảng bộ Quậnkhóa XXV đã xây dựng Chương trình

Chương trình 01-CTr/QU về “Nâng cao năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu của tổ chức đảng và chất lượng đảng viên; hiệu lực, hiệu quả hoạt động của bộ máy chính quyền; chất lượng hoạt động của MTTQ và các đoàn thể nhân dân”, tập trung lãnh đạo, chỉ đạo công tác dân vận, MTTQ và các tổ chức chính trị-xã hội; tuyên truyền, vận động cán bộ, đoàn viên, hội viên và Nhân dân tham gia xây dựng và thực hiện QCDC ở cơ sở.

Từ 2016-2020, Quận ủy đã ban hành 44 văn bản lãnh đạo, chỉ đạo, triển khai thi hành pháp luật dân chủ cơ sở, như: Thông tri số 04-TT/QU, ngày 02/02/2016 về "tiếp tục đẩy mạnh, nâng cao chất lượng, hiệu quả việc xây dựng và thực hiện QCDC ở cơ sở trên địa bàn Quận"; Chỉ thị số 05-CT/QU, ngày 28/6/2018 về "tăng cường lãnh đạo thực hiện Quy chế MTTQ Việt Nam giám sát cán bộ, công chức, đảng viên ở khu dân cư"; Kế hoạch số 86-KH/QU, ngày


24/8/2018 về thực hiện Quyết định số 99-QĐ/TW ngày 03/10/2017 của Ban Bí thư Trung ương Đảng về “Ban hành Hướng dẫn khung để các cấp ủy, tổ chức đảng trực thuộc Trung ương tiếp tục phát huy vai trò của nhân dân trong đấu tranh ngăn chặn, đẩy lùi suy thoái, “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” trong nội bộ và Quy định 124-QĐ/TW ngày 02/02/2018 của Ban Bí thư Trung ương Đảng về giám sát của MTTQ VN, các tổ chức chính trị-xã hội và Nhân dân đối với việc tu dưỡng, rèn luyện đạo đức, lối sống của người đứng đầu, cán bộ chủ chốt và cán bộ, đảng viên”.Hằng năm, Quận ủy ban hành kế hoạch tổ chức Hội nghị đối thoại, thông tri về việc lãnh đạo tổ chức Hội nghị đại biểu Nhân dân, xây dựng kế hoạch kiểm tra, giám sát trong đó yêu cầu các đồng chí cấp ủy viên thường xuyên giám sát việc thực hiện QCDC tại đơn vị phụ trách và chỉ đạo các tổ chức cơ sở đảng triển khai công tác kiểm tra, giám sát việc thực hiện QCDC tại đơn vị.

UBND Quận đã cụ thể hoá các nội dung về “Dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra”, từ năm 2016 đến năm 2020 ban hành 35 văn bản chỉ đạo, triển khai, thực hiện, như: Quyết định số 03/2016/QĐ-UBND ngày 10/11/2016 về ban hành Quy chế làm việc của UBND Quận nhiệm kỳ 2016- 2021; Kế hoạch số 189/KH-UBND ngày 08/10/2019 về triển khai thực hiện việc kiện toàn tổ dân phố trên địa bàn Quận Hoàn Kiếm, trong đó quy định rò việc bầu cử, miễn nhiệm, bãi nhiệm, cử Trưởng thôn, Tổ trưởng Tổ khu phố được thực hiện công bằng, dân chủ, đúng quy định của pháp luật, thể hiện được ý chí của nhân dân địa phương; Kế hoạch số 131/KH-UBND ngày 10/7/2020 về khảo sát, đo lường sự hải long của người dân, tổ chức đối với sự phục vụ của cơ quan hành chính nhà nước thuộc Quận Hoàn Kiếm; Chỉ thị số 03/CT-UBND ngày 22/02/2021 về việc tang cường kỷ luật, kỷ cương hành chính đối với cán bộ, công chức, viên chức, người lao động tại các cơ quan, đơn vị thuộc Quận Hoàn Kiếm;…Lãnh đạo, chỉ đạo việc thực hiện Quy chế dân chủ gắn với thực hiện nhiệm vụ chính trị của địa phương, đơn vị.

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 24/06/2022