Phân Loại Trật Khớp: Chuyên Khoa Chấn Thương Chỉnh Hình Phân Loại Trật Khớp Dựa Trên 5 Phương Diện:

4.1. Hạn chế thương tổn tại chổ :

- Băng ép cầm máu

- Hạn chế vận động , bất động chi bị bong gân

- Chườm lạnh tại chổ giúp chống sưng giảm đau

- Không nên xoa bóp hoặc chườm nóng tại chổ bong gân

- Thuốc giảm đau

4.2. Xử trí cụ thể theo YHHĐ :

- Bong gân độ 1 :

Bệnh nhẹ , mau khỏi

Chườm đắp đá lạnh tại vùng tổn thương trong 10 – 15 phút .

Tránh vận động khớp , chi tổn thương .

Khi hết đau cho tập vận động khớp ngay

- Bong gân độ 2 và 3 :

Băng bột để bất động vùng khớp bị bong gân , thời gian # 6 tuần lễ

Khâu dây chằng : khi bong gân độ 3 bị đứt dây chằng hoàn toàn

Bắt đầu tập vận động nhẹ , về sau tăng dần sau thời gian 6 – 8 tuần lễ

- Bong gân nặng :

Phong bế bằng Novocaine vào vùng đau.

Bất động khớp : bó bột , nẹp bó thuốc

Thời gian 3 - 4 tuần trường hợp bong gân khớp cổ chân , khớp gối

Thời gian 2 tuần trường hợp bong gân khớp cổ tay .

Sau khi tháo bột , xoa bóp cử động chống teo cơ cứng khớp.

4.3. Điều trị theo YHCT

4.3.1. Nguyên tắc:

- Giai đoạn đầu chống sưng đau theo nguyên tắc :

Chườm đắp lạnh tại chổ

Bất động khớp vùng bong gân

- Chỉnh nắn bong gân, trật khớp trở về vị trí bình thường (chỉnh hình phục vị )

- Bó đắp thuốc tại chỗ và thuốc uống theo các pháp trị: hành khí, hoạt huyết, thông kinh lạc

4.3.2. Thuốc dùng ngoài da :

4.3.2.1. Thuốc dùng bó tại chỗ

Bài thuốc bó tại chỗ : Cao trị bong gân – trật khớp

- Thành phần bài thuốc : Xuyên khung 8g , Thảo ô 8g, Kinh bì 8g , Tục đoạn 8g, Nhiên đồng 8g , Điền thất 8g, Câm xa lặc 8g , Hồng hoa 8g, Sanh quân 12g , Quy vỹ 12g.

- Cách chế : Các vị tán mịn hoà với dầu mè và sáp nấu chảy đánh thành cao dùng dán chổ trật khớp – bong gân

- Công dụng : Tiêu sưng , giảm đau nhức.

4.3.2.2. Bài thuốc bó Bong gân

- Thành phần : Sanh nam tinh 8g, Xích thược 8g, Sanh xuyên ô 4g, Cam thảo 8g, Sanh mã tiền 1 nắm, Cam toại 8g, Sanh thảo ô 2 nắm, Quế khâu 8g, Đinh hương 1 nắm, Tế tân 8g, Nhũ hương 8g, Đại hoàng 8g, Băng phiến 4g, Long não 4g.

- Công dụng : Hoạt huyết : tiêu sưng , giảm đau

- Cách làm : Tất cả tán mịn , xào nóng với dấm hoặc rượu. Đắp thuốc vào nơi bong gân , sau 24 giờ thay thuốc .

4.3.3. Thuốc uống :

- Bài thuốc: Tiết cốt thông mạch thang: Đương quy 20g, Hà Thủ ô 20g, Toái bổ 12g, Hoàng cầm 8g, Xuyên đoạn 12g, Liên kiều 8g, Nhũ hương 8g, Mộc dược 8g, Xuyên gia bì 12g, Sanh địa 20g

- Cách dùng : Hoà với 500ml nước (3 chén) nấu lửa nhỏ, sắc còn 150 ml (#1 chén) uống ấm.

- Công dụng : Thông mạch , tiêu viêm , sơ cân


TRẬT KHỚP


MỤC TIÊU:


Sau khi học xong, học viên PHẢI:


1. Hiểu được đại cương bệnh lý Trật khớp theo YHHĐ

2. Hiểu được quan niệm về trật khớp theo YHCT

3. Nắm được nguyên nhân, triệu chứng và cách xử trí một số trật khớp chấn thương.


NỘI DUNG


1. ĐẠI CƯƠNG

1.1. Định nghĩa:


Trật khớp là sự di lệch một phần hay hoàn toàn các mặt khớp với nhau, có thể xảy ra ở tất cả các loại khớp nhất là các khớp có biên độ vận động rộng và hay phải chịu lực.

Nguyên nhân thường do các chấn thương trực tiếp hay gián tiếp tác động lên khớp, do vận động sai tư thế, hoặc cũng có thể do bẩm sinh hay do bệnh lý tại khớp.

1.2. Giải phẫu – sinh lý chung của khớp

Khớp là nơi tiếp giáp giữa các xương với nhau. Cấu tạo chung của một khớp thường gồm 5 thành phần:

- Mặt sụn khớp, lớp xương dưới sụn, bao hoạt dịch

- Bao khớp và các dây chằng

- Gân, cơ quanh khớp

- Thần kinh vận động và cảm giác cho khớp

- Mạch máu nuôi các thành phần của khớp.

Chức năng cơ bản của một đơn vị khớp là vừa nối liền vừa giúp vận động các xương, do đó nó giúp ổn định vị trí, di động các phần và di chuyển cơ thể trong không gian.

Dựa vào tính chất vận động của khớp mà người ta chia khớp làm 3 loại: Khớp động, khớp bán động và khớp bất động.

- Khớp động là loại khớp có thể cử động dễ dàng, loại này phổ biến nhất trong cơ thể. Mặt khớp ở mỗi xương có một lớp sụn trơn, bóng và đàn hồi, có tác dụng làm giảm sự cọ xát giữa hai đầu xương. Giữa khớp có một bao đệm chứa đầy chất dịch nhầy do thành bao tiết ra gọi là bao hoạt dịch. Bên ngoài lớp khớp là những dây chằng dai và đàn hồi, đi từ đầu xương này qua đầu xương kia làm thành bao kín để bọc hai đầu xương lại. Nhờ có cấu tạo như vậy mà khớp cử động rất dễ dàng.

- Khớp bán động là loại khớp mà giữa hai đầu xương khớp với nhau thường có một đĩa sụn làm hạn chế cử động của khớp.

- Khớp bất động là loại khớp chỉ đơn thuần để nối các xương, không có các thành phần của ổ khớp nên chúng bất động hoặc ít động về mặt chức năng. Các xương này khớp với nhau nhờ các răng cưa nhỏ hoặc do những mép xương lợp lên nhau kiểu vảy cá… nên khi cơ co không làm khớp cử động, ví dụ như các xương hộp sọ và một số xương mặt.

1.3. Tổn thương cơ bản của trật khớp:


Khi khớp bị trật khỏi vị trí bình thường, các thành phần cấu tạo khớp sẽ ít nhiều bị tổn thương, biểu hiện bằng:

- Rách bao khớp

- Đứt dây chằng

- Đứt mạch máu gây nên tụ máu nội khớp

- Tổn thương thần kinh cảm giác gây đau

- Gân cơ thường bị đứt, chính sự co cơ đã gây nên tình trạng biến dạng khớp và cử động bất thường (dấu lò xo).

- Mặt sụn khớp thường không bị tổn thương nếu được nắn sớm, nhưng nếu để lâu có thể gây hư hỏng sụn khớp.

1.4. Phân loại trật khớp: Chuyên khoa chấn thương chỉnh hình phân loại trật khớp dựa trên 5 phương diện:

- Theo thời gian: trật khớp cấp cứu (trước 48 giờ sau chấn thương), trật khớp đến khám sướm (trước 3 tuần) và trật khớp đến khám muộn (sau 3 tuần, trật khớp cũ). Việc nắn chỉnh các trật khớp cũ thường khó và kém hiệu quả.

- Theo giải phẫu: trật khớp hoàn toàn, bán trật, và trật khớp kèm gãy xương (gãy trật).

- Theo sự tái phát: trật lần đầu, trật tái diễn, trật khớp thường xuyên.

- Theo biểu hiện lâm sang: trật khớp kín, trật khớp hở, trật khớp có biến chứng thần kinh – mạch máu, trật khớp khóa (có mảnh xương nhỏ vỡ chèn vào khớp nên khó nắn).

- Theo vị trí trật trên xương.

Phân loại trật khớp có ý nghĩa quyết định cho chẩn đoán và điều trị, nên cần phải phân tích kỹ theo tất cả các phương diện trên.

1.5. Quan niệm YHCT về trật khớp:


Trật khớp và gãy xương được YHCT gọi chung là Chiết thương, để điều trị Chiết thương, YHCT có Thương khoa (hay Trật đả khoa) thuộc ngoại khoa YHCT.

Nguyên nhân chủ yếu là do chấn thương như té ngã, bị đánh,…tác động vào cơ thể gây nên những tổn thương nặng hay nhẹ cho quan tiết.

Ngoài ra còn có thể do khí huyết hư yếu; kém nhu dưỡng cân cốt nên quan tiết lỏng lẻo, dễ bị trật. Ví như há miệng to mà bị trật khớp hàm dưới là do khí hư không giữ chặt được khớp xương.

2. CHẨN ĐOÁN TRẬT KHỚP

2.1. Theo YHHĐ:


Để chẩn đoán trật khớp phải dựa vào 3 yếu tố sau:


- Bệnh sử chú ý hỏi kỹ cơ chế chấn thương và tuổi bệnh nhân.

- Dấu chứng lâm sàng

Đau, sưng nề, mất cơ năng. Có thể đi kèm tê bì lan tỏa nếu có chèn ép thần kinh.

Biến dạng khớp

Dấu hiệu ổ khớp rỗng: sờ vào ổ khớp không thấy chỏm xương, chỉ gặp trong trật khớp hoàn toàn.

Dấu lò xo: làm động tác thụ động ngược chiều với chiều biến dạng, khi buông ra chi lại bật trở về vị trí biến dạng.

- Hình ảnh học:

X-quang khớp chụp ở 2 tư thế thẳng và nghiêng, vừa giúp chẩn đoán trật khớp vừa xem có kèm gãy xương không.

MRI hữu ích để đánh giá các thương tổn dây chằng, gân cơ, và mô mềm quanh khớp.

CT-Scan giúp xác định các trường hợp trật kèm gãy xương nội khớp.

2.2. Theo YHCT:

Trong bệnh cảnh chấn thương, nếu thương tổn biểu hiện ở quan tiết, bì phu, cơ nhục thì gọi là Ngoại thương; còn nếu bệnh nặng hoặc để lâu ngày có ảnh hưởng đến tạng phủ, khí huyết thì gọi là Nội thương: “tay chân thân thể thương tổn ở ngoài thì khí huyết bị thương ở trong, vệ phận dinh phận không thông suốt với nhau, tạng phủ do đó mà không hòa…” (Chính thể loại yếu). Như vậy, để biện chứng luận trị, YHCT cũng dựa vào tứ chẩn để khám và nhận diện triệu chứng bao gồm:

2.2.1. Biện chứng:

- Khí trệ - huyết ứ

- Khí huyết hư suy

- Can thận hư

2.2.2. Luận trị:

Dùng thuốc bó tại chỗ cho mỗi trường hợp. Thuốc uống trong: sử dụng các phương pháp:

- Hành khí hoạt huyết để điều trị bệnh cảnh khí trệ huyết ứ

- Bổ khí huyết nếu có khí huyết hư suy

- Bổ Can Than nếu có Can Thận hư.

3. ĐIỀU TRỊ:

3.1. Nguyên tắc điều trị Trật khớp:


Nguyên tắc chung để điều trị trật khớp là : Nắn sớm – Bất động – Tập vận động


- Trước khi nắn phải đảm bảo vô cảm tốt để không gây đau đớn cho bệnh nhân, mức độ giảm đau, gây tê hay gây mê tùy thuộc vào từng vị trí khớp cần nắn chỉnh. Ví dụ: nắn trật khớp bàn ngón tay chỉ cần gây tê tại chỗ nhưng nắn khớp háng thường cần phải gây mê.

- Sau khi nắn chỉnh xong phải khám lâm sàng lại và chụp X-quang để kiểm tra.

- Thời gian bất động tùy theo từng khớp và kiểu trật khớp. Tiêu chí đánh giá dựa trên sự lành các thương to bao khớp và phục hồi chức năng của khớp.

- Đối với các trật khớp cũ, gãy trật, đứt dây chằng…phải được can thiệp ngoại khoa.

3.2. Điều trị theo YHHĐ:

3.2.1. Nắn sửa trật khớp: Tùy theo vị trí khớp trật mà có phương pháp nắn chỉnh khác nhau.

3.2.1.1. TRẬT KHỚP THÁI DƯƠNG – HÀM DƯỚI

Khớp thái dương – hàm dưới là khớp động duy nhất ở xương đầu mặt và là khớp lưỡng cầu lồi. Khớp cấu tạo bởi diện khớp xương thái dương, diện khớp xương hàm dưới và một đĩa khớp. Nó thực hiện 3 động tác cơ bản: hạ - nâng hàm dưới, đưa hàm dưới sang bên, đưa hàm dưới ra trước – ra sau.

Thường gặp kiểu trật khớp ra trước: chỏm xương hàm dưới thay vì nằm dưới củ khớp xương thái dương thì lại nằm ra trước củ khớp, nên bị cản lại ở đó, không ngậm miệng lại được.

Nguyên nhân:


- Chấn thương trực tiếp hay gián tiếp tác động lên xương hàm dưới.

- Há miệng quá to (ngáp, cười…)

Dấu hiệu lâm sàng: Bệnh nhân đau và không ngậm miệng lại được.

Xử trí:

- Kỹ thuật Hippocrate:

Trước khi thực hiện nên cho thuốc giãn cơ, thuốc an thần liều thấp hoặc trung bình để giảm đau, dễ thực hiện và bệnh nhân tỉnh táo hợp tác.

Bệnh nhân ngồi thoải mái trên ghế, khớp gối và bàn chân hai bên chạm nhau. Thầy thuốc đứng trước mặt bệnh nhân.

Đặt hai miếng gạc lên mặt nhai của hai nhóm răng cối hàm dưới hai bên (phải và trái).

Ấn ngón cái xuống mặt nhai răng hàm dưới bên bị trật khớp (hoặc cả hai bên nếu trật khớp hai bên) theo hướng xuống dưới và ra sau một cách tích cực, liên tục, kiên trì, một lần là tốt nhất. Khi thấy cảm giác hàm dưới lỏng ra, chuyển động dễ dàng là xương hàm đã về đúng khớp.

Cho bệnh nhân nghỉ ngơi, hạn chế nói và há miệng.


Hình 1 Kỹ thuật Hippocrate Kỹ thuật nắn chỉnh ngoài mặt  Dựa trên cơ sở 1

Hình 1. Kỹ thuật Hippocrate

- Kỹ thuật nắn chỉnh ngoài mặt:

Dựa trên cơ sở lâm sàng là khi trật khớp có thể sờ thấy mỏm vẹt một cách dễ dàng ở ngay dưới thân xương gò má để thực hiện kỹ thuật này.

Bệnh nhân ngồi trên ghế, thầy thuốc đứng trước mặt bệnh nhân.

Ở hàm bên trật, thầy thuốc đặt ngón cái vào ngay bờ trước mỏm vẹt, các ngón còn lại tựa vào mỏm chũm; ở bên lành, ngón cái sẽ được đặt tựa lên thân xương gò má, các ngón còn lại ôm lấy góc hàm. Thực hiện nắn chỉnh với động tác xoay xương hàm dưới qua bên trật, bằng cách dùng 4 ngón tay đẩy góc hàm bên lành ra trước (ngón cái tựa vào thân xương gò má chịu lực), và đồng thời ở bên trật thì ngón cái đẩy mỏm vẹt ra sau (các ngón còn lại tựa vào mỏm chũm chịu lực).

3.2.1.2. TRẬT KHỚP CÙNG ĐÒN

Khớp cùng đòn là khớp bán động nối đầu ngoài cương đòn với mỏm cùng vai


Nguyên nhân: Té ngã hoặc va đập từ phía sau hay phía trên mỏm vai.


Dấu hiệu lâm sàng: Dựa vào biểu hiện lâm sàng, chia trật khớp cùng đòn làm 4 type như sau:


- Type I: sưng nề, ấn mềm, không sờ thấy sự di lệch đầu xương

- Type II: đau nhiều, khám sớm có thể thấy đầu xương đòn trượt nhẹ lên trên, vận động thụ động vai gây đau ở khớp, nắm ở giữa xương đòn để kéo đẩy theo hướng trước sau trong khi giữ cố định vai có thể thấy đầu xương đòn di chuyển nhẹ.

- Type III: trật khớp hoàn toàn, tay khép vào thân và co lên để giảm đau, vai hơi hạ thấp, đầu xương đòn lồi lên, bất cứ cử động tay nào cũng gây đau nhất là dạng tay. Đầu xương đòn có thể di chuyển theo cả 2 hướng lên – xuống và trước – sau.

- Type IV: có đầy đủ các dấu hiệu như type III, thêm: đầu xương đòn lệch ra sau do cơ thang co kéo, thấy hình ảnh lồi lên như “nút áo” ở cơ thang, vận động vai rất đau.

- Type V: là triệu chứng khuếch đại của type III, đầu xương đòn lồi cao hẳn và đội da lên (do tay di lệch hướng xuống dưới). Có thể có triệu chứng thần kinh do tay hạ thấp quá nhiều chèn ép vào đám rối cánh tay.

Có dấu hiệu “phím đàn dương cầm”: vùng khớp cùng đòn nổi gồ lên, ấn ngón tay vào thì u gồ biến mất, bỏ ngón tay ra thì lại nổi lên, do đứt dây chằng cùng đòn và quạ đòn.

Xử trí:

Với type I và II, các dây chằng khớp còn nguyên vẹn, đầu xương chưa di lệch, nên có thể điều trị nội khoa. Đeo đai cố định tay trong 10-14 ngày hoặc tới khi triệu chứng thuyên giảm. Tập vận động cơ năng khớp sớm sau khi bỏ đai. Tránh cử động mạnh trong vòng 8-12 tuần để cho các dây chằng phục hồi hoàn toàn.

Chỉ định phẫu thuật với các type III, IV, V và type II có biến chứng (viêm khớp, tái trật…). Sau phẫu thuật phải đeo đai cố định 1-2 tuần.

3.2.2. Điều trị bằng thuốc:


Sau khi nắn chỉnh khớp, có thể cho bệnh nhân sử dụng thuốc giảm đau thông thường hoặc giảm đau kháng viêm đường uống hoặc bôi ngoài da.

3.3. Theo YHCT:


Vì bệnh có thể biểu hiện bằng Ngoại thương và Nội thương ,ên khi điều trị thì ngoài việc sử dụng thủ thuật nắn sửa, bó nẹp, còn phải chú trọng cả đến bổ - tả bên trong.

3.3.1. Nắn sửa trật khớp:


Thủ thuật: tùy vị trí và kiểu trật khớp và có cách nắn sửa khác nhau. Để đảm bảo an toàn cho người bệnh, cần chẩn đoán chính xác và thực hiện nắn đúng kỹ thuật. Các thầy thuốc YHCT thường vận dụng phối hợp 8 động tác sau:

- Sờ nắn (xúc chẩn): là khâu đầu tiên và thường xuyên khi nắn chỉnh, xem sự thay đổi vị trí các đầu xương.

- Chắp xương: đem các đoạn xương chắp liền lại với nhau (khi có gãy trật tự)


- Nắn cho khớp lại: nắn 2 đầu cương khớp lại như bình thường

- Nâng lên: nâng đầu xương bị lõm xuống lên để về vị trí cũ.


- Nắm: là kéo lại, trái với miết, thường kết hợp với miết để thông kinh lạc.


- Ấn: ấn vào huyệt vị ở vùng tổn thương để hoạt huyết tán ứ, tiêu sưng, giảm đau.


- Xoa: xoa chỗ ứ đọng cho tan ứ kết.


Dụng cụ nắn chỉnh: sách Y tông kim giám mô tả có 10 loại: băng vải (khỏa liêm), gậy để gõ (chẩn đinh), nẹp bằng miếng da trâu (phi kiên), dây vịn (phan sách), viên gạch để kê (điệt chuyên), gỗ lót nẹp lưng (thông mộc), đòn ép (yên trụ), mành tre để nẹp (trúc liêm), phên nẹp bằng gỗ (sam ly), vòng tre để bó đầu gối (bão tất). Những dụng cụ này ngày nay được thay thế bằng các loại tương tự nhưng tiện lợi và hiệu quả hơn nhiều: đai đeo, nẹp bột, dụng cụ cố định ngoài…

3.3.2. Điều trị phối hợp bằng thuốc:

Vấn đề sử dụng thuốc trong điều trị trật khớp, trị chấn thương nói chung cũng hết sức phong phú, nhất là các kinh nghiệm dân gian, bao gồm cả thuốc uống trong và thuốc dùng ngoài. Xin giới thiệu một số phương thang theo kinh nghiệm sưu tầm từ sách:

Thuốc dùng ngoài:

- Cồn xoa bóp (Nam y nghiệm phương): Sinh mã tiền, Sinh ô đầu, Huyết giác, Đại hồi, Long não, Một dược, Địa liền, Nhũ hương, Đinh hương, Nhục quế, Can khương, mỗi thứ 12g, ngâm với 1000ml cồn 900 theo phương pháp ngâm kiệt. Tác dụng: tán ứ, tiêu sưng, giảm đau. Không bôi lên vết thương hở.

- Trật đả cao: Tam lăng, Nga truật, Hồng hoa, Quy vỹ, Điền thất (Tam thất), Sanh quân (Đại hoàng), Huyết kiệt (Máu rồng), Hương phụ, Tô mộc, mỗi vị 20g. Cương huỳnh 4g. Tán mịn, thêm dầu mè 200g, sáp ong 40g, nấu lên rồi để nguội thành cao xoa ngoài. Tác dụng: tiêu sưng, giảm đau.

- Thuốc nam bó ngoài: Biển đậu diệp (lá đậu ván trắng), Tỳ ma diệp (lá thầu dầu tía), Tang diệp (lá dâu), mỗi thứ 100g tươi, giã nhỏ với giấm ăn, bó ngoài vết thương, mỗi ngày thay 1 lần. Tác dụng: thanh nhiệt, hành huyết, tiêu sưng, giảm đau, mau liền xương.

Thuốc uống trong:


- Nếu có huyết ứ thì dùng “Phục nguyên hoạt huyết thang” (Y học phát minh): Sài hồ 20g, Hồng hoa 8g, Đại hoàng 4g, Qua lâu căn 12g, Cam thảo 8g, Đào nhân 12g, Đương quy 12g, Xuyên sơn giáp 8g. Chữa chấn thương gây tụ huyết.

Phân tích bài thuốc:


Vị thuốc

Tác dụng

Sài hồ

Hóa giải thoái nhiệt, sơ can chỉ thống

Hồng hoa

Hoạt huyết khử ứ, thông kinh

Đào nhân

Khu huyết ứ, sát trùng, tiêu trưng

Đại hoàng

Hoạt huyết hóa ứ, chỉ huyết

Qua lâu căn

Lợi yết hầu, tiêu ung thũng sang độc

Đương quy

Dưỡng huyết, hoạt huyết

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 352 trang tài liệu này.

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 13/03/2024