Đánh Giá Thực Trạng Pháp Luật Về Dân Chủ Cơ Sở


Chương 2:

THỰC TRẠNG PHÁP LUẬT VÀTHI HÀNH PHÁP LUẬT VỀ DÂN CHỦ CƠ SỞTẠIQUẬN HOÀN KIẾM, THÀNH PHỐ HÀ NỘI


2.1. Thực trạng pháp luật về dân chủ cơ sở

2.1.1. Quy định của pháp luật về dân chủ cơ sở

Pháp luật về thực hiện dân chủ cơ sở ở cấp xã của nước ta ra đời sau Chỉ thị số 30-CT/TW ngày 18/02/1998 về xây dựng và thực hiện quy chế dân chủ ở cơ sở của Bộ Chính trị Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam, là một bước tiến mới của quá trình mở rộng và phát huy dân chủ của Nhân dân. Để thực hiện và thể chế hóa quan điểm Chỉ thị số 30-CT/TW, Nhà nước đã ban hành nhiều văn bản pháp luật có liên quan:

Ngày 26/02/1998, Ủy ban thường vụ Quốc hội đã có Nghị quyết số 45/1998/NQ-UBTVQH10, giao cho Chính phủ khẩn trương ban hành Quy chế thực hiện dân chủ ở xã, phường, thị trấn. Thực hiện Nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Chính phủ đã ban hành văn bản quy phạm pháp luật: Nghị định số 29/1998/NĐ-CP ngày 11/5/1998 ban hành Quy chế thực hiện dân chủ ở xã. Đây được coi là văn bản mang tính chất pháp lý đầu tiên khi quy định về thực hiện dân chủ cơ sở cấp xã ở nước ta. Sau Lời nói đầu, Quy chế năm 1998 gồm 7 chương, 25 điều; trong đó, chương I – Những quy định chung (từ Điều 1 đến Điều 3); Chương II – Những việc cần thông báo để Nhân dân biết (Điều 4 và Điều 5); Chương III – Những việc Nhân dân bàn và quyết định trực tiếp (từ Điều 6 đến Điều 8); Chương IV – Những việc Nhân dân bàn, tham gia ý kiến, HĐND, UBND xã quyết định (Điều 9 và Điều 10); Chương V – Những việc Nhân dân giám sát, kiểm tra (Điều 11 và Điều 12); Chương VI – Xây dựng cộng đồng dân cư thôn, làng, ấp, bản (từ Điều 13 đến


Điều 17) và Chương VII – Điều khoản thi hành (từ Điều 18 đến Điều 25). Mục đích của Quy chế năm 1998 được thể hiện rò ràng ngay tại Điều 1:

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 121 trang tài liệu này.

Quy chế thực hiện dân chủ ở xã nhằm phát huy quyền làm chủ, sức sáng tạo của Nhân dân ở xã, động viên sức mạnh vật chất và tinh thần to lớn của nông dân và Nhân dân trong phát triển kinh tế, ổn định chính trị, xã hội, tăng cường đoàn kết nông thôn, cải thiện dân sinh, nâng cao dân trí, xây dựng Đảng bộ, chính quyền và các đoàn thể ở xã trong sạch, vững mạnh; ngăn chặn và khắc phục tình trạng suy thoái, quan liêu, tham nhũng, góp phần vào sự nghiệp dân giảu, nước mạnh, xã hội công bằng, văn minh, theo định hướng xã hội chủ nghĩa.

Thủ tướng Chính phủ đã ra Chỉ thị số 22/1998/CT-TTg ngày 15-5-1998 về việc triển khai QCDC ở xã và Chỉ thị số 24/1998/CT-TTg về việc xây dựng hương ước, quy ước của làng, thôn, ấp, cụm dân cư. Ban Tổ chức – Cán bộ Chính phủ ban hành Thông tư 03/1998/TT-TCCP ngày 06-7-1998 về hướng dẫn áp dụng Quy chế thực hiện dân chủ ở xã, phường, thị trấn và Kế hoạch số 145/TCCP-ĐP ngày 06-7-1998 về kế hoạch triển khai Quy chế thực hiện dân chủ ở xã, phường, thị trấn. Tiếp theo, Nghị định số 79/2003/NĐ-CP ngày 7/7/2003 của Chính phủ ban hành Quy chế thực hiện dân chủ ở xã, thay thế Nghị định số 29/1998/CP ngày 11/5/1998 của Chính phủ và Thông tư số 12/2004/TT-BNV hướng dẫn thực hiện quy chế dân chủ ở xã, phường, thị trấn. Quy chế năm 2003 (Quy chế này áp dụng cho cả phường và thị trấn) vẫn gồm 7 chương, 25 điều song, về mặt kỹ thuật lập quy, đã có sự chỉnh sửa, bổ sung theo hướng cụ thể, rò ràng hơn nhằm tăng cường vai trò, trách nhiệm của bộ máy chính quyền cấp cơ sở trong việc thực hiện Quy chế thực hiện dânchủ cơ sở. Cụ thể Quy chế năm 2003 đã bổ sung thêm Điều 1 ở chương I - Những quy định chung, trong đó nêu rò:

Thi hành pháp luật về dân chủ cơ sở - Từ thực tiễn Quận Hoàn Kiếm, thành phố Hà Nội - 7


Quy chế này quy định cụ thể những việc HĐND và UBND xã phải thông tin kịp thời và công khai để dân biết, những việc dân bàn và quyết định trực tiếp; những việc dân tham gia ý kiến trước khi cơ quan Nhà nước quyết định; những việc dân giám sát, kiểm tra và các hình thức thực hiện QCDC ở xã.

So với Quy chế năm 1998, Quy chế năm 2003 bổ sung thêm Điều 14 quy định trách nhiệm của các cơ quan, tổ chức và cá nhân đối với việc giám sát và kiểm tra của Nhân dân. Điều 14 cũng quy định rò: “Nhân dân không được tụ tập đông người khiếu kiện vượt cấp, gây mất trật tự an ninh và chống đối người thi hành công vụ trong khi các kiến nghị đang được xem xét, giải quyết theo quy định của pháp luật”.

Ngoài ra, Nhà nước cũng ban hành một số văn bản khác có liên quan nhằm điều chỉnh các hoạt động thực hiện dân chủ ở cấp xã, ví dụ như: Thông tư liên tịch số 03/2000/TTLT-BVHTT-BTTUBTWMTTQVN-UBQGDS-KHHGĐ

ngày 31/3/2000 đã hướng dẫn việc xây dựng và thực hiện hương ước, quy ước của làng, bản, thôn ấp, cụm dân cư và Thông tư liên tịch số: 04/2001/TTLT- BVHTT-BTTUBTWMTTQVN-UBQGDS-KHHGĐ hướng dẫn bổ sung thông tư liên tịch số 03/2000/TTLT-BVHTT-BTTUBTWMTTQVN-UBQGDS-

KHHGĐ, bổ sung nội dung thực hiện chính sách dân số - kế hoạch hóa gia đình vào trong hương ước; Quyết định số 80/2005/QĐ-TTg ngày 18-4-2005 của Thủ tướng Chính phủ về việc ban hành Quy chế giám sát đầu tư của cộng đồng “nhằm theo dòi, đánh giá việc chấp hành các quy định về quản lý đầu tư của cơ quan có thẩm quyền quyết định đầu tư, chủ đầu tư, ban quản lý dự án, các nhà thầu và đơn vị thi công dự án trong quá trình đầu tư; phát hiện, kiến nghị với các cơ quan Nhà nước có thẩm quyền về các việc làm vi phạm các quy định về quản lý đầu tư để kịp thời ngăn chặn và xử lý các việc làm sai quy định, gây lãng phí, thất thoát vốn và tài sản của Nhà nước, xâm hại lợi ích của cộng đồng”…


Như vậy, có thể nhận thấy trong giai đoạn trước năm 2007 đã có sự thay đổi từ sự phân biệt giữa thực hiện dân chủ ở xã với thực hiện dân chủ ở phường, thị trấn đến sự thống nhất thực hiện dân chủ ở xã, phường, thị trấn.

Pháp lệnh 34/2007/PL-UBTVQH11 thực hiện dân chủ ở xã, phường, thị trấn là văn bản pháp luật quan trọng nhất về thực hiện dân chủ ở cấp xã. Pháp lệnh thực hiện dân chủ ở xã, phường, thị trấn năm 2007 gồm 6 chương và 28 điều.

Sau thời gian được triển khai thi hành, Pháp lệnh đã tạo cơ sở pháp lý quan trọng, đảm bảo quyền dân chủ và phát huy dân chủ trong nhân dân; tăng cường sự phối hợp giữa chính quyền với Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, các tổ chức chính trị - xã hội; gắn kết chặt chẽ Đảng, chính quyền và nhân dân, góp phần thực hiện thắng lợi các mục tiêu, nhiệm vụ chính trị, phát triển kinh tế - xã hội tại cơ sở; đưa phương châm: “Dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra” đi vào cuộc sống của người dân, trở thành một trong những mục tiêu và động lực để phát triển bền vững.

Bên cạnh đó, còn có một số văn bản khác được ban hành nhằm cụ thể hóa những nội dung mới về thực hiện dân chủ ở cấp cơ sở như: Nghị quyết liên tịch số 09/2008/NQLT-CP-UBTWMTTQVN ngày 17-4-2008 về hướng dẫn một số điều của Pháp lệnh thực hiện dân chủ ở xã, phường, thị trấn… Một số văn bản khác được ban hành cũng có nội dung liên quan đến thực hiện dân chủ cơ sở như: Luật thanh tra năm 2010, Luật khiếu nại năm 2011, Luật tố cáo năm 2011, Luật tiếp công dân năm 2013, Luật Bầu cử đại biểu Quốc hội và đại biểu HĐND năm 2015, Luật Tổ chức chính quyền địa phương năm 2015, và đặc biệt là Hiến pháp năm 2013… Các văn bản pháp luật này góp phần tiếp tục thể chế phương châm “dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra” trên các lĩnh vực đời sống xã hội diễn ra ở cấpcơ sở.


Đối với khối cơ quan nhà nước, các văn bản hướng dẫn thực hiện dân chủ ở cơ sở được thể hiện ở Nghị định số 71/1998/NĐ – CP ngày 08/9/1998 của Chính phủ quy định về Quy chế thực hiện dân chủ ở cơ quan hành chính, Chỉ thị số 38/1998/CT-TTg ngày 11/11/1998 của Thủ tướng Chính phủ về triển khai Quy chế thực hiện dân chủ trong hoạt động của cơ quan; Thông tư liên tịch 09/1998/TTLT-TCCP-LĐLĐ ngày 04/12/1998 hướng dẫn về tổ chức và nội dung hội nghị cán bộ trong cơ quan, Quyết định số 11/1998/QĐ- TCCP-CCVC của Ban Tổ chức cán bộ Chính phủ ngày 05/12/1998 kèm theo Quy chế đánh giá công chức hằng năm.

Đối với các loại hình đơn vị kinh tế cũng có các văn bản điều chỉnh hoạt động này, như: Nghị định số 07/1999/NĐ- CP ngày 13/02/1999 của Chính phủ quy định về Quy chế thực hiện dân chủ ở doanh nghiệp nhà nước và được bổ sung thêm Nghị định số 87/2007/NĐ – CP ngày 28/5/2007 ban hành quy chế thực hiện dân chủ ở công ty cổ phần, công ty trách nhiệm hữu hạn.

Đối với khối cơ quan, đơn vị sự nghiệp công lập, cho đến nay vẫn thực hiện theo Nghị định số 04/2015/NĐ – CP ngày 09/01/2015 về thực hiện dân chủ trong hoạt động của cơ quan hành chính nhà nước và đơn vị sự nghiệp công lập (thay thế Nghị định số 71/1998/NĐ – CP ngày 08/9/1998 của Chính phủ về ban hành Quy chế thực hiện dân chủ trong hoạt động của cơ quan).

Tất cả những văn bản pháp luật kể trên đã thể chế hóa, cụ thể hóa, hiện thực hóa những đường lối, chủ trương của Đảng về một nền dân chủ thực sự. Những nội dung dân được biết, được bàn, tham gia ý kiến và quyết định đã được liệt kê một cách cụ thể, cùng với đó là trách nhiệm của các chủ thể, cơ quan có thẩm quyền để đảm bảo những nội dung đó được thực hiện một cách nghiêm túc, đúng đắn trên thực tế.


2.1.2. Đánh giá thực trạng pháp luật về dân chủ cơ sở

2.1.2.1. Ưu điểm

Các quy định của pháp luật hiện hành về thực hiện dân chủ ở cơ sở nhìn chung đã khá đầy đủ, chi tiết về các nội dung: trách nhiệm của người đứng đầu trong việc công khai, minh bạch các chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước và của cơ quan, đơn vị đến cán bộ, công chức, viên chức; trách nhiệm của doanh nghiệp trong việc thực hiện dân chủ về ký kết và thực hiện hợp đồng lao động, thỏa ước lao động tập thể, quy chế đối thoại, công khai tài chính, quản lý sử dụng tài sản công, giải quyết khiếu nại, tố cáo đối với người lao động đúng quy định của pháp luật; những vấn đề người dân được biết, được thực hiện, được quyết định đảm bảo quyền dân chủ của mình ở xã, phường, thị trấn.

Pháp lệnh số 34/2007/PL-UBTVQH11 về thực hiện dân chủ ở xã, phường, thị trấn đã quy định rò về phạm vi công khai để nâng cao hiệu quả thực hiện dân chủ ở cơ sở như: các hành vi bị nghiêm cấm, 11 nội dung chính quyền cấp xã phải công khai cho nhân dân biết theo các hình thức khác nhau, trong đó có 04 nội dung công khai bằng hình thức niêm yết tại trụ sở HĐND, UBND cấp xã và 07 nội dung công khai trên hệ thống truyền thanh cấp xã; qua trưởng thôn, tổ trưởng tổ dân phố để thông báo đến nhân dân; các nội dung nhân dân được bàn và quyết định trực tiếp và những nội dung công việc nhân dân sau khi bàn, biểu quyết theo đa số thì phải được cấp có thẩm quyền công nhận mới có giá trị thi hành; trách nhiệm của trưởng thôn, tổ trưởng tổ dân phố; trách nhiệm của cơ quan có thẩm quyền cấp trên…

Pháp lệnh so với những văn bản pháp luật điều chỉnh về dân chủ cơ sở trước đó đã thể hiện được tính ưu việt, trở thành công cụ pháp lý về thực hiện dân chủ ở cơ sở, đưa quyền dân chủ của nhân dân đi vào thực. Đó là các quyền được biết, được bàn, được quyết định trực tiếp; được tham gia ý kiến và quyền được giám sát.


Pháp lệnh 34/2007 cùng với các văn bản hướng dẫn thi hành đã góp phần duy trì mối quan hệ chặt chẽ giữa các cơ quan, tổ chức trong hệ thống chính trị ở cơ sở trong việc đảm bảo quyền dân chủ, phát huy quyền làm chủ của nhân dân như: mối quan hệ giữa Đảng, chính quyền với Mặt trận Tổ quốc ở cơ sở; giữa người dân với cán bộ, công chức trực tiếp làm việc tại xã, phường, thị trấn…

2.1.2.2. Hạn chế và nguyên nhân của hạn chế

Cùng với những kết quả đã đạt được trong những năm được triển khai, pháp luật về thực hiện dân chủ cơ sở mà đặc biệt là Pháp lệnh số 34/2007/PL- UBTVQH11 về thực hiện dân chủ ở xã, phường, thị trấn và các văn bản hướng dẫn thi hành cũng đã bộc lộ một số những hạn chế rò rệt:

Thứ nhất, trong tình hình mới hiện nay, các chủ trương, đường lối của Đảng đã có những điểm đổi mới về dân chủ ở cơ sở, đặt ra yêu cầu phải thể chế hóa bằng các quy định của pháp luật. Chẳng hạn, Hiến pháp năm 2013 được Quốc hội khóa XIII thông qua đã có những bước phát triển mới về dân chủ. Nội dung Hiến pháp tiếp tục khẳng định thể chế của nước ta là Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là một nước dân chủ, độc lập, có chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ. Hiến pháp năm 2013 nhấn mạnh tư tưởng chủ quyền Nhân dân; bản chất của Nhà nước ta là Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của Nhân dân, do Nhân dân, vì Nhân dân; tất cả quyền lực nhà nước thuộc về Nhân dân, trong đó, đại đoàn kết toàn dân tộc là động lực của phát triển xã hội.

Thứ hai, qua tổng kết thi hành Pháp lệnh số 34/2007/PL-UBTVQH11 cho thấy, một số nội dung quy định tại Pháp lệnh hiện nay không còn phù hợp với hệ thống pháp luật mới được ban hành hoặc đã trở nên lạc hậu so với thực tiễn, như:

- Điều 26 của Pháp lệnh quy định về lấy phiếu tín nhiệm hiện nay không còn hiệu lực, vì Quốc hội đã ban hành Nghị quyết số 35/2012/QH13


ngày 21/11/2012 về việc lấy phiếu tín nhiệm, bỏ phiếu tín nhiệm đối với người giữ chức vụ do Quốc hội, Hội đồng nhân dân bầu hoặc phê chuẩn. Nghị quyết này đã bãi bỏ Điều 26 Pháp lệnh số 34/2007/PL-UBTVQH11.

- Nội dung dân bàn, biểu quyết liên quan đến hương ước, quy ước của thôn, tổ dân phố được quy định tại Điều 13 Pháp lệnh số 34/2007/PL- UBTVQH11, hiện nay đã được quy định chi tiết trong Quyết định số 22/2018/QĐ-TTg ngày 08/5/2018 của Thủ tướng Chính phủ về xây dựng, thực hiện hương ước, quy ước, có hiệu lực vào ngày 01/7/2018.

- Pháp lệnh số 34/2007/PL-UBTVQH11 chưa quy định rò trách nhiệm và chưa cụ thể nội dung phối hợp của cơ quan nhà nước ở địa phương với cơ quan nhà nước cấp trên trong việc thực hiện dân chủ ở xã, phường, thị trấn. Quy định tại Pháp lệnh số 34/2007/PL-UBTVQH11 chỉ giao cho Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn triển khai và chịu trách nhiệm chính để thực hiện dân chủ ở cơ sở, song vấn đề về chỉ đạo của cấp trên và mối quan hệ của Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn đối với Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân huyện chưa được quy định; Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố cũng chưa được thể hiện rò trong Pháp lệnh số 34/2007/PL-UBTVQH11.

- Pháp lệnh số 34/2007/PL-UBTVQH11 còn thiếu các biện pháp bảo đảm thực thi dân chủ, dẫn đến các quy định của Pháp lệnh còn chưa bảo đảm tính khả thi. nhiều quy định còn chung chung nên khó thực hiện. Việc thiếu các biện pháp bảo đảm dẫn đến việc tổ chức thực hiện dân chủ ở cơ sở còn lúng túng, hình thức.

- Thẩm quyền theo dòi, kiểm tra, giám sát của cơ quan quản lý nhà nước cấp trên đối với việc thực hiện dân chủ cơ sở ở xã, phường, thị trấn chưa được quy định. Do đó, khi có vấn đề thực hiện không nghiêm, không đúng quy định pháp luật về dân chủ ở cơ sở, thì khó có căn cứ để đánh giá, xem xét trách nhiệm của cá nhân, tổ chức trong sai phạm, vi phạm để xử lý.

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 24/06/2022