HĐND và UBND xã, phường, thị trấn đối với việc tổ chức thực hiện những nội dung về quyền dân chủ của Nhân dân. Tôn trọng quyền làm chủ của Nhân dân được thể hiện trong hoạt động của chính quyền cơ sở như thông qua Nhân dân những nội dung liên quan đến quyền, lợi ích chung, những chủ trương, chính sách liên quan đến cuộc sống ngườidân.
- Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể quần chúng ở cơ sở có vai trò hết sức quan trọng trong thực hiện pháp luật về dân chủ ở cơ sở được khẳng định tại Điều 9 Hiến pháp năm 2013.
Vai trò của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam được cụ thể hóa tại Điều 1 Luật Mặt trận Tổ quốc Việt Nam: “Mặt trận Tổ quốc Việt Nam là một bộ phận của hệ thống chính trị của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam”.
Trên thực tế, quyền làm chủ của Nhân dân ở cơ sở có được thực hiện triệt để hay không cũng phụ thuộc vào sự phối hợp giữa Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức đoàn thể ở cơ sở. Với vai trò là cơ quan giám sát, phản biện xã hội, thông qua các hoạt động của mình, Mặt trận Tổ quốc và các thành viên đảm bảo cho Nhân dân thực hiện các quyền dân dủ, đảm bảo cho pháp luật về dân chủ ở cơ sở được thực hiện triệt để. Thực tế đã cho thấy địa phương nào Mặt trận Tổ quốc làm tốt công tác phối hợp, phát huy vai trò giám sát, phản biện thì ở đó quyền làm chủ của người dân được đảm bảo. Chính vì vậy, vai trò lãnh đạo của cả hệ thống chính trị ở cơ sở là yếu tố ảnh hưởng đến quyền làm chủ của Nhândân.
- CBCC ở cơ sở là người làm việc cho các cơ quan quản lý Nhà nước ở cấp cơ sở. Cán bộ có vai trò cực kỳ quan trọng hoặc thúc đẩy hoặc kìm hãm tiến trình đổi mới. CBCC cơ sở sẽ góp phần quyết định sự thành bại của chủ trương, đường lối và nhiệm vụ chính trị của Đảng và Nhà nước. CBCC sẽ là người trực tiếp đưa các chủ trươngchínhsáchcủaĐảng,phápluậtcủaNhànướcđếnvớingườidân,đồngthời họ
là người thực thi các chủ trương đó theo chức năng nhiệm vụ và quy định của Nhà nước. Cho nên, họ là cầu nối giữa Đảng, Nhà nước với Nhân dân. Mặt khác, CBCC ở cơ sở có vai trò quan trọng trong quản lý và tổ chức công việc của chính quyền cơ sở. Nhiệm vụ của họ là thực thi công vụ, bảo đảm kỷ cương tại cơ sở, bảo vệ các quyền tự do, dân chủ, quyền và lợi ích hợp pháp của công dân. Việc xây dựng đội ngũ CBCC cơ sở có trình độ về lý luận, bản lĩnh chính trị, có đạo đức lối sống, trong sáng, có trình độ chuyên môn, năng lực để thực hiện tốt nhiệm vụ được giao là mối quan tâm hàng đầu của Đảng và Nhà nước ta, đặc biệt là trong việc tổ chức thực hiện pháp luật về dân chủ ở cơ sở. Vì vậy trình độ, năng lực, uy tín, đạo dức của đội ngũ cán bộ công chức sẽ ảnh hưởng rất lớn đến thực hiện pháp luật dân chủ ở cơ sở. Đa số đội ngũ CBCC cơ sở là trẻ, có trình độ năng lực về chuyên môn, song hiện nay một vài bộ phận chuyên môn còn nặng hành chính hóa, việc bám sát cơ sở, tiếp cận ở các khu dân để lắng nghe ý kiến tâm tư, nguyện vọng của người dân còn hạn chế, còn ngại vai chạm, giải quyết công việc còn cứng nhắc, máy móc. Điều đó cũng ảnh hưởng nhất định trong việc thực hiện pháp luật về dân chủ ở cơ sở Pháp luật về dân chủ nói chung và dân chủ ở cơ sở nói riêng được hoàn thiện đến đâu, chỉ khi nó thực sự đi vào cuộc sống nếu mỗi người dân nhận thức được đầy đủ quyền cũng như trách nhiệm của mình. Pháp luật được đảm bảo thực hiện khi họ nhận thức đủ, rò ràng và năng lực thực hiện, đòi hỏi các cơ quan nhà nước phải đảm bảo thực hiện dân chủ và thực hiện tốt phương châm “dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra” cảu Đảngta.
1.3.2. Yếu tố kinh tế
Yếu tố kinh tế bao gồm tổng thể các điều kiện, hoàn cảnh về kinh tế - xã hội, hệ thống các chính sách kinh tế, chính sách xã hội và việc triển khai thực hiện, áp dụng chúng trong thực tế xã hội. Yếu tố kinh tế là nền tảng của
Có thể bạn quan tâm!
- Khái Niệm, Đặc Điểm, Vai Trò Thi Hành Pháp Luật Dân Chủ Cơ Sở
- Đặc Điểm Thi Hành Pháp Luật Về Dân Chủ Cơ Sở
- Các Yếu Tố Ảnh Hưởng Đếnthi Hành Pháp Luật Về Dân Chủ Cơ Sở
- Đánh Giá Thực Trạng Pháp Luật Về Dân Chủ Cơ Sở
- Thực Trạng Thi Hành Pháp Luật Về Dân Chủ Cơ Sở Tạiquận Hoàn Kiếm, Thành Phố Hà Nội
- Kết Quả Ban Hành Các Văn Bản Lãnh Đạo Thực Hiện Qcdc
Xem toàn bộ 121 trang tài liệu này.
sự nhận thức, hiểu biết pháp luật nên có tác động mạnh mẽ tới hoạt động thi hành pháp luật của các chủ thể pháp luật.
Nền kinh tế - xã hội phát triển năng động, bền vững sẽ là điều kiện thuận lợi cho hoạt động thi hành pháp luật, tác động tích cực tới việc nâng cao hiểu biết pháp luật, ý thức pháp luật của các tầng lớp xã hội. Kinh tế có phát triển, đời sống vật chất của các tầng lớp dân cư được cải thiện, lợi ích kinh tế được đảm bảo thì nhân dân sẽ phấn khởi, tin tưởng vào đường lối kinh tế, chính sách pháp luật, sự lãnh đạo của Đảng và hoạt động điều hành, quản lý của Nhà nước. Khi đó, hoạt động thực hiện pháp luật sẽ mang tính tích cực, thuận chiều, phù hơp với các giá trị, chuẩn mực pháp luật hiện hành.
Ngược lại, nền kinh tế - xã hội chậm phát triển, kém năng động và hiệu quả sẽ có thể ảnh hưởng tiêu cực tới việc thi hành pháp luật của các chủ thể pháp luật. Khi kinh tế chậm phát triển, thu nhập thấp, tình trạng thất nghiệp gia tăng, lợi ích kinh tế không được đảm bảo, đời sống của cán bộ, nhân dân gặp khó khăn thì tư tưởng sẽ diễn biến phức tạp, cái xấu có cơ hội nảy sinh. Đây chính là mảnh đất lý tưởng cho sự xuất hiện các loại hành vi vi phạm pháp luật, đi ngược lại các giá trị, chuẩn mực pháp luật như tệ quan liêu, cửa quyền, nhũng nhiễu, tham nhũng trong cán bộ; buôn lậu, trốn thuế; trộm cắp, cướp giật,…trong các thành phần xã hội bất hảo.
Cơ chế kinh tế cũng có ảnh hưởng tới việc thực hiện pháp luật. Cơ chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa hiện nay với những mặt tích cực của nó sẽ tạo ra tư duy năng động, sáng tạo, coi trọng uy tín, chất lượng, hiệu quả của hoạt động kinh tế. Từ đó tác động tích cực hơn tới ý thức pháp luật và hành vi thực hiện pháp luật của các chủ thể. Nhưng mặt trái của tâm lý thị trường sẽ tạo ra tâm lý sùng bái đồng tiền, lấy đồng tiền làm thước đo đánh giá các quan hệ giữa người với người. Đây là nguyên nhân phát sinh các
hành vi trái pháp luật, là môi trường cho các loại tội phạm nảy sinh và phát triển.
1.3.3. Yếu tố pháp luật
Yếu tố pháp luật là tổng thể các yếu tố tạo nên đời sống pháp luật của xã hội ở từng giai đoạn nhất định bao gồm hệ thống pháp luật, các quan hệ pháp luật… Bản thân pháp luật được sinh ra là để điều chỉnh các quan hệ xã hội là cơ sở để các chủ thể thi hành pháp luật.
Văn hóa pháp luật được hình thành từ tổng thể các hoạt động xã hội – pháp luật trên cả phương diện lý luận và thực tiễn, văn hóa pháp luật là hệ thống các giá trị, chuẩn mực pháp luật được kết tinh từ trí thức pháp luật, tình cảm, niềm tin đối với pháp luật và hành vi pháp luật. Văn hóa pháp luật được thể hiện ra trong đời sống pháp luật thông qua quá trình thi hành pháp luật. Giữa văn hóa pháp luật và hoạt động thi hành pháp luật có mối liên hệ chặt chẽ với nhau. Văn hóa pháp luật là cơ sở, nền tảng, khuôn mẫu tư duy và chuẩn mực hành vi của hoạt động thi hành pháp luật, có định hướng đúng đắn. Ngược lại, hoạt động thi hành pháp luật có tác dụng bổ sung làm phong phú thêm cho các giá trị chuẩn mực của văn hóa pháp luật.
Các yếu tố truyền thống cũng có ảnh hưởng không nhỏ đối với hoạt động thực hiện pháp luật trong giai đoạn hiện tại. Sự quản lý nhà nước bằng pháp luật là nhằm khắc phục tính thiển cận, cục bộ trong quá trình phát triển, sản xuất, xây dựng làng xã trên các lĩnh vực kinh tế - xã hội. Thông qua pháp luật, Nhà nước nhắc nhở, duy trì mọi nghĩa vụ của người dân và làng xã đối với Nhà nước và xã hội. Trong quá trình phát triển Nhà nước thừa nhận làng có lệ riêng của mình sao cho không trái với nguyên tắc quy định của pháp luật. Hệ thống tự quản chủ yếu dựa vào dư luận xã hội, uy tín của các vị chức sắc và đặc biệt vai trò của lệ làng. Cần kết hợp cả hai hình thức quản lý này trong hoạt động thi hành pháp luật.
Ý thức, niềm tin đối với pháp luật của con người có ảnh hưởng quan trọng tới việc thi hành pháp luật. Bởi lẽ, nếu thiếu sự tin tưởng vào pháp luật, không có niềm tin vững chắc vào tính công bằng và nghiêm minh của pháp luật thì việc thi hành pháp luật không thể tốt và chặt chẽ được.
1.3.4. Yếu tố văn hóa -xã hội
Các yếu tố văn hóa - đời sống bao giờ cũng thuộc về một môi trường văn hóa xã hội nhất định gắn liền vói một phạm vi không gian xã hội nhất định, nơi các cá nhân và cộng đồng người tổ chức các hoạt động sống, sinh hoạt, cùng nhau tạo dựng, thừa nhận và chia sẻ các giá trị văn hóa, lối sống, phong tục tập quán, lễ nghi… Với những mặt, những khía cạnh biểu hiện của mình, các yếu tố văn hóa có ảnh hưởng mạnh mẽ đến hoạt động thực hiện pháp luật, thể hiện trên các điểm sau:
Trình độ dân trí là yếu tố tác động trực tiếp đến việc thi hành pháp luật. Đây là yếu tố tác động trực tiếp đến việc thi hành pháp luật về dân chủ cơ sở. Trình độ dân trí cao là điều kiện đầu tiên, cơ bản để có những hành vi xử sự hợp pháp. Với người có trình độ văn hóa cao họ sẽ dễ dàng hiểu biết pháp luật, nhận thức đúng pháp luật và dẫn đến việc thực hiện pháp luật tốt. Ngược lại, với những người trình độ dân trí thấp sẽ gây khó khăn cho họ trong việc hiểu biết cũng như thi hành pháp luật. Khi người dân không đủ nhận thức để phán xét các hành vi quan liêu, sách nhiễu của bộ máy công quyền, thì cuộc đấu tranh giành quyền dân chủ được pháp luật bảo vệ thường không triệt để. Bên cạnh đó, người dân có trình độ dân trí thấp, nhận thức không đúng đắn dễ bị kích động có những hành vi sai lệch gây mất ổn định trật tự xã hội. Dân trí thấp dù có thực hiện dân chủ cũng không đem lại hiệu quả.
Các phong tục tập quán trong cộng đồng xã hội có ảnh hưởng nhất định tới hoạt động thực hiện pháp luật của các tầng lớp nhân dân, thể hiện đặc biệt rò nét ở khu vực nông thôn. Bên cạnh những ưu điểm rất căn bản, các phong
tục tập quán ở nông thôn cũng đang bộc lộ những nhược điểm nhất định như việc tổ chức hội hè, đình đám, ma chay, giỗ chạp nhiều lúc nhiều nơi còn cồng kềnh, tốn kém và lãng phí; những hủ tục lạc hậu, lỗi thời còn tồn tại; trình độ dân trí còn thấp; thói hư tật xấu và tệ nạn xã hội phát sinh; tính tích cực chính trị - xã hội của người dân còn hạn chế… Những hiện tượng trên đây gây khó khăn cho việc thực hiện đúng đắn pháp luật, đồng thời là những hành vi vi phạm pháp luật, coi thường kỷ cương, phép nước, cần phải có biện pháp xử lý nghiêm minh, thích đáng.
Tính cộng đồng được coi là điều kiện thuận lợi đối với hoạt động thực hiện pháp luật. Bằng ý thức cộng đồng, nó giúp cho các cán bộ pháp luật dễ dàng hơn trong việc phổ biến, tuyên truyền và thực hiện các chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước đến với đông đảo người dân nông thôn. Sức mạnh của tinh thần đoàn kết giúp cho các cơ quan hành chính, tư pháp hoàn thành tốt các nhiệm vụ thực thi và bảo vệ pháp luật. Khi truyền thống làng xã được phát huy, người dân cởi mở, thẳng thắn tham gia ý kiến về những cái được và cái chưa được trong hoạt động thực hiện pháp luật.
Dư luận xã hội có tác động mạnh mẽ đến hoạt động thực hiện pháp luật. Dư luận xã hội gắn liền với ý chí cộng đồng của nhóm xã hội mà nó tác động mạnh mẽ đến suy nghĩ và hành động của các cá nhân. Trong một chừng mực nhất định người ta có thể không sợ sự trừng phạt của pháp luật khi thực hiện những hành vi sai trái, phạm pháp nhưng chúng lại sợ sự phê phán lên án của dư luận xã hội - một thứ bất thành văn. Trong điều kiện xã hội có nền dân chủ rộng rãi, dư luận xã hội được coi là phương tiện kiểm tra xã hội đối với ý thức pháp luật và hành vi pháp luật của mỗi người. Dưới áp lực của dư luận xã hội, mỗi người luôn phải xem xét, suy nghĩ, kiểm định trước khi thực hiện một hành vi pháp luật nào đó. Những câu hỏi phải được đặt ra về cái đúng, cái
sai, nên hay không nên… Nhờ đó, ý thức tôn trọng, tuân thủ pháp luật trong mỗi chủ thể cũng được nâng lên một bước.
TIỂU KẾT CHƯƠNG 1
Thi hành pháp luật dân chủ ở cơ sở có vai trò đặc biệt quan trọng, đối với sự ổn định chính trị, phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội, giữ vững quốc phòng - an ninh, đẩy mạnh sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Trên cơ sở những quan điểm lý luận chung về thi hành pháp luật, dân chủ, dân chủ ở cơ sở, đề tài luận văn đã làm rò các nội dung sau:
Trong chương này luận văn đã hệ thống hóa những vấn đề lý luận như:
- Đưa ra một số khái niệm: Khái niệm dân chủ, dân chủ cơ sở, thi hành pháp luật, pháp luật về dân chủ cơ sở, thi hành pháp luật về dân chủ cơ sở; phân tích làm rò mối quan hệ của dân chủ và pháp luật.
- Làm rò quan niệm về thi hành pháp luật về dân chủ cơ sở, phân tích làm rò đặc điểm, vai trò của thi hành pháp luật về dân chủ cơ sở; khẳng định thi hành pháp luật về dân chủ cơ sở là yêu cầu cần thiết, góp phần thực hiện thắng lợi các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội và mục tiêu công nghiệp hóa, hiện đại hóa của đất nước ta hiện nay.
Cùng với việc luận giải, xây dựng khung lý thuyết đề tài, luận văn đã phân tích, làm rò các yếu tố tác động trực tiếp đến thi hành pháp luật về dân chủ cơ sở như: Yếu tố chính trị, kinh tế, pháp luật, văn hóa - xã hội. Các yếu tố trên tác động đến thi hành pháp luật về dân chủ cơ sở trên cả hai phương diện tích cực và tiêu cực.
Những phân tích trên đây chính là cơ sở lý luận cho việc nghiên cứu, phân tích, đánh giá thực trạng thi hành pháp luật về dân chủ cơ sở tại Quận Hoàn Kiếm, thành phố Hà Nội của luận văn.