Thi hành pháp luật về dân chủ cơ sở - Từ thực tiễn Quận Hoàn Kiếm, thành phố Hà Nội - 14


việc thực hiện dân chủ và loại hình cơ sở khác thì cần thiết phải tiếp tục hoàn thiện các văn bản quy phạm pháp luật khác có liên quan và điều chỉnh mối quan hệ giữa Nhà nước với công dân, quyền làm chủ của nhân dân trong mọi lĩnh vực. Quá trình tổng kết thực tiễn gắn với việc hệ thống hóa các văn bản quy phạm pháp luật, xây dựng văn bản quy phạm pháp luật mới có hiệu lực pháp lý cao hơn, tiến bộ hơn sẽ đảm bảo tính thống nhất và đồng bộ của pháp luật. Do đó, để từng bước hoàn thiện và đảm bảo sự đồng bộ trong việc thực hiện pháp luật về thực hiện dân chủ ở cơ sở, chúng tôi kiến nghị cần phải điều chỉnh, bổ sung, hoàn thiện và xây dựng các văn bản quy phạm pháp luật sau:

- Xây dựng và ban hành luật trưng cầu dân ý

Hệ thống pháp luật xã hội chủ nghĩa được xây dựng nhằm phát huy dân chủ cao độ và đang từng bước được hoàn thiện, pháp luật Việt Nam đã quy định nội dung của quyền dân chủ, các yêu cầu đảm bảo thực hiện dân chủ, cách thức tổ chức thực hiện dân chủ, song một trong những chế định quan trọng để đảm bảo quyền dân chủ trực tiếp, để nhân dân tự lựa chọn quyết định và thể hiện ý chí của mình đối với những vấn đề quan trọng của đất nước, địa phương thì chưa có. Cùng với sự phát triển kinh tế - xã hội, trình độ dân trí đang ngày càng được nâng cao đảm bảo cho năng lực tự quyết định, lựa chọn những vấn đề “quốc kế, dân sinh” của nhân dân có điều kiện hơn, đã đến lúc cần thiết phải ban hành luật trưng cầu dân ý để quy định rò rang những vấn đề nào nhà nước phải đưa ra để nhân dân thảo luận và biểu quyết, trình tự, thủ tục, hệ quả pháp lý của cuộc trưng cầu dân ý…

- Tiếp tục hoàn thiện luật bầu cử Đại biểu Quốc hội và luật bầu cử Đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp

Việc thực hiện bầu cử đại biểu Quốc hội và đại biểu Hội đồng nhân dân hiện nay còn rất nhiều hạn chế cả về thể chế và tổ chức thực hiện, vì nhiều lý do, trong đó cả bệnh hình thức, thành tích trong công tác vận động và tổ chức


bầu cử mà nhiều địa phương chưa có báo cáo hết những hạn chế trong thực hiện. Do đó cần tổng kết thực hiện luật để tiếp tục bổ sung, hoàn thiện luật bầu cử đại biểu Quốc hội, đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp theo hướng dân chủ, thực sự tăng trách nhiệm và rang buộc về mặt pháp lý của các đại biểu dân cử với cử tri, quy định rò hơn về tranh cử, về chương trình hành động của ứng cử viên, quy định những chức danh nhân dân bầu trực tiếp…trên cơ sở tiếp tục giữ vững nguyên tắc phổ thông đầu phiếu, bình đẳng, trực tiếp và bỏ phiếu kín.

- Tiếp tục hoàn thiện luật Mặt trận Tổ quốc, Luật khiếu nại tố cáo, Luật phòng chống tham nhũng và các văn bản quy phạm pháp luật khác

Việc hoàn thiện các văn bản quy phạm pháp luật trên đảm bảo cho nhân dân thực hiện tốt chức năng giám sát các đại biểu dân cử và cơ quan nhà nước, xây dựng nhà nước thực sự trong sạch vững mạnh của dân, do dân và vì dân.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 121 trang tài liệu này.

Quận Hoàn Kiếm với vị trí, vai trò là cấp địa phương, cơ sở mặc dù không thể nắm bắt và tổng kết việc thực hiện các qui định của pháp luật về dân chủ ở tầm vĩ mô, song qua thực tiễn thực hiện ở địa phương, với sự trăn trở, cầu thị, lắng nghe ý kiến của nhân dân, thường xuyên sơ kết, tổng kết đúc rút kinh nghiệm cũng sẽ góp phần thiết thực vài công cuộc xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật Việt Nam theo hướng thống nhất, đồng bộ, đảm bảo phát huy quyền làm chủ thực sự của nhân dân.

3.2.2.5. Tăng cường đối thoại giữa người dân và các cơ quan nhà nước trong việc thực hiện quy chế dân chủ

Thi hành pháp luật về dân chủ cơ sở - Từ thực tiễn Quận Hoàn Kiếm, thành phố Hà Nội - 14

Việc đối thoại giữa người dân với các cơ quan nhà nước trong việc thực hiện dân chủ cơ sở sẽ là cơ hội để người dân nói lên tâm tư nguyện vọng của mình, giải quyết được những thắc mắc mà mình gặp phải, để hiểu rò hơn về quyền lợi cũng như nghĩa vụ của mình đồng thời cũng xác định rò trách


nhiệm của cơ quan, tổ chức, người có thẩm quyền trong việc bảo đảm các quyền và nghĩa vụ đó, trách nhiệm của những người này ra sao khi họ vi phạm đến quyền và lợi ích của người dân.

3.2.2.6.Tăng cường công tác tuyên truyền nâng cao nhận thức cho các chủ thể về thi hành pháp luật về dân chủ cở sở

Một trong những nguyên nhân làm hạn chế chất lượng thực hiện pháp luật về dân chủ ở cơ sở là chủ thể thực hiện pháp luật bao gồm cả các tổ chức trong hệ thống chính trị cơ sở và cấp trên cơ sở, công chức, cán bộ và nhân dân chưa nhận thức đúng đắn sâu sắc và đầy đủ về vai trò và tầm quan trọng nội dung của dân chủ nói chung và pháp luật về dân chủ nói riêng.

Nền dân chủ hiện nay mà chúng ta đã đạt được là thành quả cách mạng Việt Nam, dân chủ vừa là mục tiêu, vừa là động lực. Để đảm bảo có dân chủ thực sự Nhà nước Việt Nam đã ban hành các văn bản quy phạm pháp luật quy định quyền làm chủ của nhân dân trong tất cả các lĩnh vực chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội…Nhờ có pháp luật về dân chủ mà Nhà nước mới có cơ sở để thiết lập, củng cố, tăng cường quyền lực, đảm bảo Nhà nước thực sự của dân, do dân, vì dân, nâng cao trình độ quản lý và thực thi nhiệm vụ của đội ngũ cán bộ công chức, pháp luật về dân chủ cũng là phương tiện để Nhà nước thực hiện vai trò đại diện của mình trong quản lý kinh tế, quản lý xã hội đảm bảo dân chủ đi đôi với kỷ cương, đảm bảo công bằng xã hội, cũng nhờ có pháp luật về dân chủ mà mối quan hệ mới về dân chủ được hình thành và phát triển, sự hoàn thiện pháp luật về dân chủ góp phần nâng cao trình độ dân chủ, khả năng và trình độ làm chủ của nhân dân. Do đó, để có nền dân chủ thực sự trên phạm vi cả nước, mỗi địa phương, cơ sở cần nâng cao nhận thức đúng đắn và đầy đủ cho đội ngũ cán bộ, công chức, nhân dân về vai trò và tầm quan trọng nội dung của pháp luật về dân chủ, qua đó thúc đẩy tính tự giác và tinh thần


làm chủ của mỗi công dân, mỗi tổ chức trong hệ thống chính trị đối với việc thực hiện dân chủ.

Đại hội Đảng lần thứ VII chỉ rò: “Điều kiện quan trọng để phát huy dân chủ lả xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật, tăng cường pháp chế xã hội chủ nghĩa, nâng cao dân trí trình độ hiểu biết pháp luật và ý thức tuân thủ pháp luật của nhân dân”.

Để nâng cao nhận thức đúng đắn và đầy đủ của các chủ thể thực hiện pháp luật về dân chủ cần phải thực hiện đồng bộ các biện pháp:

- Đẩy mạnh và nâng cao chất lượng giáo dục đào tạo để nâng cao trình độ dân trí, trình độ hiểu biết pháp luật của nhân dân và đội ngũ cán bộ, công chức.

- Tiếp tục phổ biến, tuyên truyền, giáo dục pháp luật nói chung và pháp luật về dân chủ nói riêng một cách thường xuyên bằng các hình thức phong phú: dạy về dân chủ, quyền làm chủ và trách nhiệm của công dân ở tất cả các cấp học ngay từ trong trường trung học cơ sở và trung học phổ thông, biểu dương những địa bàn, khu dân cư thực hiện tốt dân chủ ở cơ sở, tổ chức các cuộc thi tìm hiểu pháp luật, tổ chức tư vấn về quyền làm chủ của người dân trong các lĩnh vực liên quan đến lợi ích thiết thực, quyền có nhà ở, quyền sử dụng đất, quyền tự do kinh doanh…Nâng cao hiệu quả sử dụng về chất lượng, số lượng tủ sách pháp luật, phát các tờ rơi, lập các chuyên mục, chuyên đề về dân chủ trên các phương tiện thông tin đại chúng, tổ chức tham quan học tập trao đổi kinh nghiệm trong thực hiện dân chủ giữa các khu dân cư trong và ngoài xã, thị trấn.

- Giáo dục truyền thống yêu nước, tinh thần tự lực tự cường của dân tộc, ý thức tự giác của công dân trong làm chủ vận mệnh của mình và vai trò của cá nhân đối với cộng đồng xã hội. Thúc đẩy tinh thần dũng cảm đấu tranh với các biểu hiện độc đoán, chuyên quyền, tiêu cực, tham nhũng, lợi dụng dân chủ hoặc vi phạm dân chủ. Kiên quyết bài trừ tư tưởng cục bộ dòng họ, các hủ tục lạc hậu, câu nệ làm hạn chế tính tự giác tích cực của nhân dân.


- Thông tin đầy đủ, khách quan về dân chủ tư sản, về dân chủ của các chế độ chính trị hiện nay trên thế giới để cán bộ, nhân dân hiểu rò bản chất dân chủ thực sự của chế độ xã hội chủ nghĩa.

- Xử lý kiên quyết và nghiêm chỉnh những trường hợp vi phạm pháp luật về dân chủ, vi phạm dân chủ hoặc lợi dụng dân chủ để khiếu kiện tố cáo không đúng sự thật, bôi nhọ cơ quan và công chức nhà nước gây chia rẽ bè phái, mất đoàn kết.

- Tiếp tục quán triệt tư tưởng “lấy dân làm gốc” và thực hiện phương châm “dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra” đối với mọi công việc, mọi hoạt động của hệ thống chính trị ở xã, thị trấn, tuyên truyền để mọi người dân hiểu và nắm rò nội dung, phạm vi của từng việc biết, bàn, làm và kiểm tra giám sát theo quy định của Pháp lệnh 34/PL về thực hiện dân chủ ở xã, phường, thị trấn, từ đó thức đẩy người dân biết đòi hỏi các chủ thể khác phải thực hiện trách nhiệm và nghĩa vụ của mình trong bảo đảm quyền làm chủ của nhân dân, khắc phục tình trạng thờ ơ chính trị, thờ ơ với các vấn đề chung trong cộng đồng dân cư, thờ ơ với các công việc của chính quyền, với chính quyền lợi và nghĩa vụ công dân của một bộ phận không nhỏ nhân dân.

- Tổ chức thực hiện nghiêm túc cuộc vận động “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh” trong đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức và các tầng lớp nhân dân; giáo dục cán bộ, đảng viên nêu cao vai trò tiền phong, gương mẫu, rèn luyện phẩm chất, đạo đức, lối sống; ngăn chặn, đẩy lùi tệ quan liêu, tham nhũng, suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức lối sống; đấu tranh phê phán các quan điểm sai trái, cơ hội, thực dụng.


TIỂU KẾT CHƯƠNG 3


Trên cơ sở đánh giá thực trạng thi hành pháp luật về dân chủ cơ sở tại Quận Hoàn Kiếm, thành phố Hà Nội, luận văn đã xây dựng các yêu cầu thi hành pháp luật về dân chủ cơ sở và nâng cao hiệu quả thi hành pháp luật về dân chủ cơ sở tại Quận Hoàn Kiếm, thành phố Hà Nội: Quán triệt sâu sắc quan điểm của Đảng về dân chủ nói chung và các quy định của Nhà nước về thực hiện quy chế dân chủ ở cơ sở; tăng cường sự lãnh đạo, chỉ đạo của cấp ủy đảng, phát huy vai trò tiên phong gương mẫu của đảng viên trong thực hiện dân chủ cơ sở; phát huy vai trò của MTTQ, các đoàn thể trong việc thực hiện dân chủ đại diện, đồng thời vận động nhân dân phát huy dân chủ trực tiếp trong quá trình thực hiện quy chế dân chủ ở cơ sở; tiếp tục củng cố, kiện toàn, nâng cao chất lượng hoạt động của Ban chỉ đạo quy chế dân chủ ở các cấp, tang cường công tác kiểm tra của Đảng đồng thời đẩy mạnh xây dựng các điển hình, kịp thời khen thưởng tập thể, cá nhân thực hiện tốt quy chế dân chủ ở cơ sở.

Từ những yêu cầu có tính chất định hướng, chỉ đạo nêu trên, luận văn đã xác định 2nhóm giải pháp: Một là, nhóm giải pháp hoàn thiện các quy định của pháp luật về dân chủ cơ sở. Hai là nhóm giải pháp nâng cao hiệu quả thi hành pháp luật về dân chủ cơ sở tại Quận Hoàn Kiếm, thành phố Hà Nội. Các giải pháp có cơ sở khoa học, có tính khả thi.


KẾT LUẬN

Luận văn đã hệ thống hóa những vấn đề lý luận về thi hành pháp luật về dân chủ cơ sở, nghiên cứu một số khái niệm như: khái niệm thi hành pháp luật, khái niệm dân chủ, dân chủ cơ sở, thi hành phap luật về dân chủ cơ sở. Đồng thời, nghiên cứu mối quan hệ của dân chủ và pháp luật, đặc điểm, vai trò của thi hành pháp luật về dân chủ cơ sở, các yếu tố ảnh hưởng đến thi hành pháp luật về dân chủ cơ sở.

Luận văn đã phân tích, đánh giá thực trạng pháp luật hiện hành về dân chủ cơ sở, chỉ ra những ưu điểm, hạn chế và nguyên nhân của những hạn chế. Trên cơ sở đó, tác giả luận văn phân tích thực trạng thi hành pháp luật về dân chủ cơ sở tại Quận Hoàn Kiếm, thành phố Hà Nội trên các nội dung sau: phân tích, đánh giá làm rò thực trạng thực hiện việc công khai cho nhân dân được biết, thực trạng tổ chức cho nhân dân được bàn, nhân dân tham gia giám sát,…Từ đó, tác giả rút ra kết luận đánh giá ưu điểm, hạn chế và nguyên nhân của hạn chế làm cơ sở cho việc đề xuất các giải pháp hoàn thiện.

Luận văn đã đề xuất các yêu cầu thi hành pháp luật về dân chủ cơ sở. Trên cơ sở những hạn chế về pháp luật dân chủ cơ sở cũng như những hạn chế trong thi hành pháp luật về dân chủ cơ sở tại Quận Hoàn Kiếm, thành phố Hà Nội, tác giả đã đề xuất 2 nhóm giải pháp đó là: Hoàn thiện pháp luật về dân chủ cơ sở và Nâng cao hiệu quả thi hành pháp luật về dân chủ cơ sở tại Quận Hoàn Kiếm, thành phố Hà Nội. Các giải pháp đều có cơ sở khoa học và có tính khả thi.


DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO


1. Anh Cao (2020),Đề nghị xây dựng Luật Thực hiện dân chủ ở cơ sở, Trang thông tin điện tử Bộ Nội vụ, truy cập lần cuối ngày 10/11/2020.

https://www.moha.gov.vn/tin-tuc-su-kien/diem-tin/de-nghi-xay-dung-luat-thuc-hien-dan-chu-o-co-so-44785.html

2.Bộ Chính trị (1998), Chỉ thị số 30-CT/TW ngày 18/02/1998 về xây dựng và thực hiện quy chế dân chủ ở cơ sở.

3.Chính phủ (1998), Nghị định số 29/1998/NĐ-CP ngày 11/5/1998 ban hành Quy chế thực hiện dân chủ ở xã.

4.Chính phủ (2003), Nghị định số 79/2003/NĐ-CP ngày 7/7/2003 ban hành Quy chế thực hiện dân chủ ở xã.

5.Trần Thị Minh Châu (2018), “Hoàn thiện pháp luật về thực hiện dân chủ cơ sở ở Việt Nam”, Tạp chí Tổ chức Nhà nước.

6.Nguyễn Thị Vân Hà (2019), “Một số vấn đề dân chủ và pháp luật về thực hiện dân chủ cơ sở ở Việt Nam”, Tạp chí Quản lý Nhà nước.

7.Trương Hồ Hải (2014), Hoàn thiện pháp luật về cơ chế dân chủ cơ sở ở Việt Nam hiện nay theo tinh thần Hiến pháp 2013, Viện Chính sách công, Viện Nhà nước và pháp luật, Nxb. Đại học Quốc gia, Hà Nội.

8.Vũ Hoàng Hiệp, Pháp luật về thực hiện dân chủ cơ sở - từ thực tiễn Quận Thanh Xuân, thành phố Hà Nội, Luận văn Thạc sĩ Luật Hiến pháp và Luật Hành chính, Hà Nội, 2017.

9.Trần Thị Xuân Hòa, Pháp luật về thực hiện dân chủ cơ sở trong cơ quan hành chính nhà nước ở tỉnh Đắk Lắk, Luận văn Thạc sĩ Luật Hiến pháp và Luật Hành chính, Đắk Lắk, 2017.

Xem toàn bộ nội dung bài viết ᛨ

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 24/06/2022