Thi hành pháp luật về dân chủ cơ sở - Từ thực tiễn Quận Hoàn Kiếm, thành phố Hà Nội - 1


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

............./...........

BỘ NỘI VỤ

...../.....


HỌC VIỆN HÀNH CHÍNH QUỐC GIA


VŨ THỊ HƯƠNG GIANG


Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 121 trang tài liệu này.

THI HÀNH PHÁP LUẬT VỀ DÂN CHỦ CƠ SỞ - TỪ THỰC TIỄN QUẬN HOÀN KIẾM, THÀNH PHỐ

HÀ NỘI

Thi hành pháp luật về dân chủ cơ sở - Từ thực tiễn Quận Hoàn Kiếm, thành phố Hà Nội - 1


LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HIẾN PHÁP VÀ LUẬT HÀNH CHÍNH


Chuyên ngành: Luật Hiến pháp và Luật Hành chính Mã số: 8 38 01 02


NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS.TS. DƯƠNG ĐỨC CHÍNH


HÀ NỘI - 2021

LỜI CAM ĐOAN


Tôi xin cam đoan luận văn với đề tài Thi hành pháp luật vềdân chủ cơ sở - Từ thực tiễn Quận Hoàn Kiếm, thành phố Hà Nội” là công trình nghiên cứu khoa học độc lập của riêng tôi. Các nội dung nghiên cứu, kết quả trong đề tài này là trung thực và chưa công bố dưới bất kỳ hình thức nào trước đây. Những số liệu phục vụ cho việc phân tích, nhận xét, đánh giá được chính tác giả thu thập có ghi rò nguồn gốc trong phần tài liệu tham khảo. Nếu phát hiện có bất kỳ gian lận nào tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm về nội dung luận văn của mình.


NGƯỜI CAM ĐOAN


Vũ Thị Hương Giang

LỜI CẢM ƠN


Sau thời gian học tập và nghiên cứu tại Học viện Hành chính Quốc gia, bằng sự biết ơn và kính trọng, tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành đến Ban Lãnh đạo, các phòng, khoa thuộc Học viện Hành chính Quốc gia, các Giáo sư, Phó Giáo sư, Tiến sĩ, Thạc sĩ đã nhiệt tình hướng dẫn, giảng dạy và tạo mọi điều kiện thuận lợi giúp đỡ tôi trong suốt quá trình học tập, nghiên cứu và hoàn thiện đề tài nghiên cứu khoa học này.

Đặc biệt, tôi xin gửi lời biết ơn sâu sắc tới PGS.TS. Dương Đức Chính, người Thầy đã trực tiếp hướng dẫn, giúp đỡ tận tình, định hướng khoa học và luôn động viên khích lệ tạo điều kiện giúp tôi hoàn thành đề tài nghiên cứu khoa học này.

Xin được gửi lời cảm ơn chân thành đến các cán bộ, công chức đang công tác tại Ban Dân vận Quận ủy Hoàn Kiếm, thành phố Hà Nội đã giúp tôi tìm kiếm tài liệu, cung cấp thông tin có liên quan đến đề tài nghiên cứu.

Xin cảm ơn gia đình, bạn bè đã luôn động viên, tạo điều kiện thuận lợi cho tôi trong suốt quá trình hoàn thành đề tài nghiên cứu khoa học của mình.

Tuy có nhiều cố gắng nhưng trong đề tài nghiên cứu khoa học này không tránh khỏi những thiếu sót. Kính mong nhận được sự đóng góp ý kiến của các nhà khoa học, các quý thầy cô giáo, bạn bè để đề tài nghiên cứu của tôi được hoàn thiện hơn.

Xin chân thành cảm ơn!

Hà Nội, tháng 5 năm 2020

TÁC GIẢ


Vũ Thị Hương Giang

MỤC LỤC

MỞ ĐẦU 2

Chương 1.NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀTHI HÀNH PHÁP LUẬT DÂN CHỦ Ở CƠ SỞ 11

1.1. Khái niệm, đặc điểm, vai trò thi hành pháp luật dân chủ cơ sở 11

1.1.1. Khái niệm thi hành pháp luật dân chủ cơ sở 11

1.1.2. Đặc điểm thi hành pháp luật về dân chủ cơ sở 20

1.1.3. Vai trò thi hành pháp luật về dân chủ cơ sở 21

1.2. Nội dung thi hành pháp luật dân chủ cơ sở 26

1.2.1. Nội dung quy định pháp luật về dân chủ cơ sở 26

1.2.2. Nội dung thi hành pháp luật về dân chủ cơ sở 31

1.3. Các yếu tố ảnh hưởng đến thi hành pháp luật về dân chủ cơ sở 32

1.3.1. Yếu tố chính trị 32

1.3.2. Yếu tố kinh tế 36

1.3.3. Yếu tố pháp luật 38

1.3.4. Yếu tố văn hóa - xã hội 39

TIỂU KẾT CHƯƠNG 1 42

Chương 2.THỰC TRẠNG PHÁP LUẬT VÀ THI HÀNH PHÁP LUẬT VỀ DÂN CHỦ CƠ SỞ TẠI QUẬN HOÀN KIẾM, THÀNH PHỐ HÀ NỘI 43

2.1. Thực trạng pháp luật về dân chủ cơ sở 43

2.1.1. Quy định của pháp luật về dân chủ cơ sở 43

2.1.2. Đánh giá thực trạng pháp luật về dân chủ cơ sở 48

2.2. Thực trạng thi hành pháp luật về dân chủ cơ sở tại Quận Hoàn Kiếm, thành phố Hà Nội 51

2.2.1. Các yếu tố ảnh hưởng đến thi hành pháp luật dân chủ cơ sở tại quận Hoàn Kiếm, thành phố Hà Nội 51

2.2.2. Thực trạng thi hành pháp luật về dân chủ cơ sở tại Quận Hoàn Kiếm 57

2.2.3. Đánh giá thực trạng thi hành pháp luật về dân chủ cơ sở tại Quận Hoàn Kiếm, thành phố Hà Nội 74

TIỂU KẾT CHƯƠNG 2 78

Chương 3.GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT VÀ BẢO ĐẢM THI HÀNH PHÁP LUẬT VỀ DÂN CHỦ CƠ SỞ TẠI QUẬN HOÀN KIẾM,THÀNH PHỐ HÀ NỘI 79

3.1. Phương hướng thi hành pháp luật về dân chủ cơ sở 79

3.1.1. Tiếp tục đẩy mạnh tuyên truyền, quán triệt sâu sắc các quan điểm, chủ trương của Đảng và các quy định của Nhà nước về thực hiện quy chế dân chủ ở cơ sở 79

3.1.2. Tăng cường sự lãnh đạo, chỉ đạo của cấp uỷ đảng, phát huy vai trò tiên phong gương mẫu của đảng viên trong thực hiện dân chủ ở cơ sở 80

3.1.3. Phát huy vai trò của Mặt trận, các đoàn thể trong việc thực hiện dân chủ đại diện; đồng thời vận động nhân dân phát huy dân chủ trực tiếp trong quá trình thực hiện quy chế dân chủ ở cơ sở 81

3.1.4. Tiếp tục cũng cố, kiện toàn, nâng cao chất lượng hoạt động của Ban chỉ đạo quy chế dân chủ ở các cấp, tăng cường công tác kiểm tra của Đảng đồng thời đẩy mạnh xây dựng các điển hình, kịp thời khen thưởng tập thể, cá nhân thực hiện tốt quy chế dân chủ ở cơ sở 84

3.2. Các giải pháp hoàn thiện pháp luật và bảo đảm thi hành pháp luật về dân chủ cơ sở tại quận Hoàn Kiếm, thành phố Hà Nội 85

3.2.1. Nhóm giải pháp hoàn thiện các quy định của pháp luật về dân chủ cơ sở 85

3.2.2. Nhóm giải pháp bảo đảm thi hành pháp luật về dân chủ cơ sở tại Quận Hoàn Kiếm, thành phố Hà Nội 90

TIỂU KẾT CHƯƠNG 3 104

KẾT LUẬN 103

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 104


DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT


BCĐ: Ban chỉ đạo

CCHC: Cải cách hành chính HĐND: Hội đồng nhân dân MTTQ: Mặt trận Tổ Quốc QCDC: Quy chế dân chủ TTHC: Thủ tục hành chính UBND: Ủy ban nhân dân

VBQPPL: Văn bản quy phạm pháp luật


MỞ ĐẦU

1.Tính cấp thiết của đề tài luận văn

Dân chủ là một khái niệm, một chế độ chính trị, sự thể hiện quyền lực của quần chúng nhân dân có từ thời thế giới cổ đại. Dân chủ là một hình thức tổ chức thiết chế chính trị của xã hội, trong đó thừa nhận nhân dân là nguồn gốc của quyền lực. Lịch sử nhân loại đã chứng minh một thực tiễn mang tính chân lý: dân chủ là khát vọng lớn lao, là đòi hỏi bức xúc của con người, là một nhu cầu đặc biệt quan trọng mà con người mong muốn vươn tới; đồng thời, dân chủ cũng là một động lực quan trọng thúc đẩy xã hội phát triển. Sự phát triển của dân chủ đánh dấu những nấc thang tiến bộ của xã hội loài người.

Chủ tịch Hồ Chí Minh - vị lãnh tụ kính yêu của dân tộc, nhà tư tưởng lớn của cách mạng Việt Nam đã khẳng định rò quan điểm về dân chủ trong việc xây dựng Nhà nước Việt Nam: “Thực hành dân chủ là cái chìa khóa vạn năng có thể giải quyết được mọi khó khăn”.

Nhận thức được tầm quan trọng và ý nghĩa quyết định của dân chủ, trong quá trình lãnh đạo Cách mạng Việt Nam, Đảng Cộng sản Việt Nam luôn xác định dân chủ xã hội chủ nghĩa (XHCN) vừa là mục tiêu, vừa là động lực phát triển của xã hội.Đặc biệt đối với cơ sở việc thực hiện dân chủ rộng rãi có ý nghĩa hết sức quan trọng, thể hiện rò bản chất dân chủ của Nhà nước ta.Nhằm phát huy đầy đủ, hiệu quả quyền làm chủ của nhân dân, ngày 18/2/1998 Bộ Chính trị đã ra Chỉ thị số 30-CT/TW về việc xây dựng và thực hiện Quy chế dân chủ ở cơ sở. Trên cơ sở đó, ngay trong năm 1998, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 29/1998/NĐ-CP về việc ban hành Quy chế thực hiện dân chủ ở xã, phường, thị trấn (sau đó được thay bằng Nghị định số 79/2003/NĐ-CP và nay đã được nâng lên thành Pháp lệnh Thực hiện dân chủ ở xã, phường, thị trấn).

Xem toàn bộ nội dung bài viết ᛨ

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 24/06/2022