Thi hành pháp luật về dân chủ cơ sở - Từ thực tiễn Quận Hoàn Kiếm, thành phố Hà Nội - 2


Việc triển khai thực hiện Quy chế dân chủ ở cơ sở trên phạm vi cả nước, thời gian qua đã đạt được nhiều thành tựu quan trọng, thu hút được sự quan tâm của tất cả các tầng lớp xã hội. Điều đó chứng tỏ đây là một chủ trương đúng đắn, hợp lòng dân, đáp ứng kịp thời tâm tư, nguyện vọng, những vấn đề bức xúc của người dân, được nhân dân hưởng ứng rất nhiệt tình và tích cực thực hiện. Tuy nhiên, sau nhiều năm thực hiện, một số địa phương, đơn vị cũng bộc lộ những hạn chế, yếu kém do nhận thức về dân chủ còn hạn chế; một số cán bộ, đảng viên còn có biểu hiện thiếu trách nhiệm trong công tác lãnh đạo, chỉ đạo, thiếu gương mẫu; thực hành dân chủ còn mang tính hình thức; trình độ dân trí của một bộ phận nhân dân còn hạn chế, thậm chí, tại nhiều địa phương còn để xảy ra tình trạng một số phần tử xấu đã lợi dụng dân chủ, vi phạm pháp luật, làm mất trật tự xã hội. Trước tình hình đó, vấn đề nghiên cứu pháp luật và thực tiễn thi hànhpháp luật về dân chủ cơ sở để đề xuất những giải pháp thích hợp, nhằm nâng cao chất lượng pháp luật về dân chủ cơ sở trở thành yêu cầu khách quan, cấp bách.

Từ những cơ sở lý luận và thực tiễn nêu trên, tác giả chọn đề tài: Thi hành pháp luật vềdân chủ cơ sở - Từ thực tiễn Quận Hoàn Kiếm, thành phố Hà Nội” làm đềtài luận văn thạc sĩ củamình, với mong muốn góp phầnhoàn thiện hệ thống pháp luật, nâng cao chất lượng thi hành pháp luật về dân chủ cơ sở và phát huy quyền làm chủ của nhân dân ở địa bàn nghiên cứu và nhân rộng ra các địa phương có đặc điểm tương đồng trong cả nước.

2. Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài luận văn

Ở Việt Nam hiện nay, vấn đề pháp luật về dân chủ nói chung và thực hiện pháp luật về dân chủ ở cơ sở đã thu hút được sự quan tâm của nhiều nhà chính trị, các nhà khoa học, những người làm công tác lý luận nghiên cứu ở nhiều khía cạnh, góc độ khác nhau, có thể kể đến một số công trình như:


- PGS.TS. Dương Xuân Ngọc, 2000, Quy chế thực hiện dân chủ cấp xã

– một số vấn đề lý luận và thực tiễn, Nxb. Chính trị Quốc gia. Tác giả bài viếtđã phân tích làm rò cơsởlý luận, thực tiễn và yêu cầu cấpthiết cho sự ra đời và triển khai thực hiện QCDC cơ sở; thực hiện QCDC cơ sở hiện nay còn nhiều tồn tại, hạn chế. Việc phân tích làm rò cơ sở lý luận, thực tiễn và yêu cầu cấp thiết cho sự ra đời QCDC cơ sở, là yếu tố quan trọng để xây dựng một số giải pháp chủ yếu, tổ chức thực hiện và phát huy quyền làm chủ của nhân dân, góp phần xây dựng, kiện toàn HTCT, xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức có trình độ năng lực và phẩm chất đạo đức cách mạng.

- PGS.TS Nguyễn Cúc, 2002, Thực hiện quy chế dân chủ ở cơ sở trong tình hình hiện nay – một số vấn đề lý luận và thực tiễn, Nxb. Chính trị Quốc gia.Công trình nghiên cứuđã phân tích,đánh giálàm sáng tỏ một số vấn đề chủ yếu về lý luận và thực tiễn sau quá trình triển khai thực hiện thực hiện QCDC ở cơ sở trong bối cảnh nước ta hiện nay. Trên cơ sở đánh giá thực trạng những thành tựu đạt được, những tồn tại, hạn chế, tác giả đã nêu lên một số phương hướng cơ bản và đề xuất một số giải pháp chủ yếu nhằm tiếp tục thực hiện QCDC ở cơ sở.

- Viện Khoa học pháp lý - Bộ Tư pháp, TS. Nguyễn Văn Hiển, 2014, Về thi hành Pháp lệnh thực hiện dân chủ ở xã, phường, thị trấn năm 2007, Nxb. Chính trị Quốc gia. Cuốn sách đã nghiên cứu, phân tích, đánh giá thực trạng thi hành Pháp lệnh thực hiện dân chủ ở xã, phường, thị trấn; từ đó đề xuất các giải pháp hoàn thiện thể chế pháp lý và nâng cao hiệu quả tổ chức thi hành pháp luật về dân chủ ở xã, phường, thị trấn, đồng thời, khắc phục những hạn chế bất cập trong tổ chức và hoạt động của các cấp chính quyền địa phương, đặc biệt khi Hiến pháp 2013 có hiệu lực và đnag được triển khai thi hành trong cả nước.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 121 trang tài liệu này.


- Nguyễn Thị Ngân, 2003, Quá trình thực hiện Quy chếdân chủcơsở ởmộtsố tỉnh đồng bằng sông Hồng hiện nay,Đềtài khoa học Cấp bộ, Hà Nội. Đề tài đã đi sâu vào nghiên cứu, phân tích, đánh giá thực trạng việc triển khai thực hiện QCDC cơ sở ở một số tỉnh đồng bằng sông Hồng hiện nay, từ đó tác giả đã đề xuất những giải pháp góp phần quan trọng hoàn thiện, đẩy mạnh việc thực hiện QCDC ở khu vực đồng bằng sông Hồng.

Thi hành pháp luật về dân chủ cơ sở - Từ thực tiễn Quận Hoàn Kiếm, thành phố Hà Nội - 2

- Nguyễn Tiến Thành, 2016, Hoàn thiện cơchếpháp lý thực hiện dân chủcơsở ở Việt Nam hiện nay, Luận án tiến sĩchuyên ngành Lý luận và Lịch sửNhà nước và Pháp luật, Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, Hà Nội. Kết quảnghiên cứu của luận án cho thấy quá trìnhhoàn thiện cơ chế pháp lý và thực hiện dân chủ cơ sở ở Việt Nam đã được Đảng và Nhà nước quan tâm, chỉ đạo. Việc thực hiện dân chủ ở cấp cơ sở ở Việt Nam đã thu được kết quả bước đầu nhưng vẫn còn một số hạn chế do cơ chế pháp lý thực hiện chưa sát với thực tiễn, nhiều điều khoản bị chồng chéo…Việc hoàn thiện cơ chế pháp lý thực hiện dân chủ cơ sở đòi hỏi: (1) tăng cường sự lãnh đạo và vai trò kiểm soát quyền lực của Đảng và Nhà nước; (2) tạo điều kiện tối đa để nhân dân tham gia đóng góp ý kiến hoàn thiện cơ chế; (3) khắc phục hạn chế, gia tăng hiệu quả kiểm soát quyền lực nội bộ giữa các cơ quan nhà nước; (4) bảo đảm cho Hiến pháp thực sự có vị trí, vai trò tối thượng, được tôn trọng, bảo vệ và thực thi; (5) tạo ra sự phối kết hợp đồng bộ và hiệu quả giữa các cơ chế kiểm soát quyền lực Nhà nước trong điều kiện chính trị, kinh tế, lịch sử, văn hóa, xã hội cụ thể của nước ta.

- Đỗ Thị Thạch, 2006, “Ý nghĩa của Quy chế dân chủ cơ sở với phát triển kinh tế - xã hội”, Tạp chí Lý luận chính trị. Tác giả đã làm rò những tác động tích cực của QCDC cơ sở đối với phát triển kinh tế - xã hội của đất nước, nhất là ở các vùng nông thôn qua 8 năm thực hiện. Trong đó tác giả nhấn mạnh đến vai trò chủ thể quyền lực của dân được phát huy, sự đổi mới


trong hoạt động của các tổ chức trong hệ thống chính trị cấp cơ sở ngày càng rò nét hơn.

- Lưu Ngọc Tố Tâm, 2017, "Một số giải pháp phát huy dân chủ cơ sở", Tạpchí Tổ chức Nhà nước. Tâm đã phân tích trong những năm qua, hướng về cơ sở, việc phát huy vai trò của người dân và cơ chế bảo đảm sự tham gia của nhân dân vào hoạt động quản lý xã hội đã đạt những bước tiến quan trọng. Tuy vậy, việc bảo đảm thực hiện dân chủ ở cơ sở vẫn còn những tồn tại, hạn chế: Nhận thức về dân chủ ở một bộ phận cán bộ, người dân còn hạn chế; dân chủ trong Đảng chưa được thực hiện đầy đủ, nghiêm túc; dân chủ trong cơ quan hành chính Nhà nước chưa được thực hiện đầy đủ. Từ đó, tác giả đề xuất một số kiến nghị và giải pháp.

Bên cạnh đó, Vấn đề dân chủ, thực hiện dân chủ cơ sở được các học giả nước ngoài quan tâm nghiên cứu, cho đến nay đã có khá nhiều công trình nghiên cứu về vấn đề này trên mọi khía cạnh từ xã hội học, văn học, luật học… Một số công trình tiêu biểu như sau:

Virginia Beramandi, Andrew Elis và các tác giả khác, 2014,Dân chủtrực tiếp: Sổtay IDEA Quốc tế”, Nxb. Đại học Quốc gia Hà Nội, Hà Nội. Công trình này được dịch và xuất bản bằng tiếng Việt bởi chính Viện chính sách công và Pháp luật trực thuộc Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam với sự cho phép của IDEA Quốc tế, sự hỗ trợ của Đại sứ quán Na Uy tại Hà Nội và sự cộng tác của Bộ môn Luật Hiến pháp - Hành chính thuộc Khoa Luật, Đại học Quốc gia Hà Nội. Nội dung công trình đã đưa ra các kiến nghị, một số bài học về thực tiễn vận dụng dân chủ trực tiếp ở tất cả các vùng trên thế giới; công trình đánh giá ở 06 quốc gia điểm hình như: Thụy Sĩ, Hungary, Hoa Kỳ (bang Oregan), Venezuela, và Uruguay với các hoạt động trưng cầu dân ý, sáng kiến của công dân, sáng kiến chương trình nghị sự và bãi miễn.


Robert Alan, Dalh, 1991,Democracy and its Critics (Dânchủ và sự phê phán), New Haven: Yale University Press. Trongđó, tác giả đã xácđịnh quyền lực mà Nhà nước cóđược là xuất phát từ quyền lực gốc của nhân dân, để thực hiện một nền dân chủ đòi hỏi phải được cụ thể hóa và đảm bảo thực thi bằng pháp luật, phải có sự chế ước lẫn nhau giữa các chủ thể trong xã hội. Muốn đạt tới một nền dân chủ lý tưởng phải đảm bảo 5 tiêu chí sau: Một là, mọi công dân phải có cơ hội đầy đủ và bình đẳng để thể hiện nguyện vọng của mình và đặt câu hỏi trong các chương trình công cộng, thể hiện các lý do cho một kết quả tốt đẹp hơn; Hai là, các công dân phải được bình đẳng, công bằng trong bầu cử ở giai đoạn quyết định; Ba là, các công dân phải được hưởng những cơ hội phong phú và bình đẳng cho những phát hiện và lựa chọn tốt nhất phục vụ cho lợi ích của họ; Bốn là, kiểm soát các chương trình nghị sự, các công dân phải có cơ hội quyết định những vấn đề chính trị thực sự toàn diện; Năm là, mọi công dân đều phải có cổ phần hợp pháp trong quá trình chính trị và tính bình đẳng phải được mở rộng đến tất cả các công dân.

- Harold Hongju Koh, 2000, The right to Democracy, Towards acommunity of democracy (Quyền dân chủ, Hướng tới một cộng đồng dân chủ), Issue of Democracy đã phân tích, lý giải tới nhiều tiêu chuẩn của dân chủ, và khẳng định dân chủ bao trùm lên tất cả mọi lĩnh vực của đời sống chính trị, kinh tế, xã hội. Mục tiêu của vấn đề xây dựng dân chủ không chỉ thể hiện cách hành xử trong chính trị, mà còn làm cho dân chủ trở thành yếu tố định hướng hành vi của con người.

Các công trình khoa học nêu trên đã nghiên cứu vấn đề pháp luật về dân chủ và thực hiện quy chế dân chủ ở cơ sở dưới nhiều góc độ khác nhau, tuy nhiên chưa thật sự đi sâu nghiên cứu việc thi hành dân chủ ở xã, phường, thị trấn, đặc biệt là tại Quận Hoàn Kiếm, thành phố Hà Nội. Bên cạnh đó, đến nay chưa có tác giả nào nghiên cứu đề tài “Thi hành pháp luật vềdân chủ cơ


sở - Từ thực tiễn Quận Hoàn Kiếm, thành phố Hà Nội”. Vì vậy, với luận văn này tác giả muốn góp phần nghiên cứu, bổ sung và hoàn thiện những mặt còn hạn chế trong việc thực hiện pháp luật về dân chủ cơ sở ở cơ sở, trên cơ sở tiếp thu những kết quả nghiên cứu về lý luận thi hành pháp luật nói chung của các nhà nghiên cứu đi trước và thực tiễn thi hành pháp luật về dân chủ cơ sở tạiQuận Hoàn Kiếm, thành phố Hà Nội.

3. Mục đích và nhiệm vụ của luận văn

- Mục đích:

Nghiên cứu một số vấn đề lý luận của thi hành pháp luật về dân chủ cơ sở. Đồng thời, thông qua thực tiễn, đánh giá thực trạng thi hành pháp luật về dân chủ cơ sở tạiQuận Hoàn Kiếm, thành phố Hà Nội để đề xuất những phương hướng, giải pháp nhằm nâng cao chất lượng pháp luật và thi hành pháp luật về dân chủ cơ sở trong giai đoạn hiện nay.

- Nhiệm vụ:

Để đạt mục đích trên luận văn có những nhiệm vụ sau:

Thứ nhất,nghiên cứu, làm rò những vấn đề lý luận về dân chủ cơ sở và thi hành pháp luật về dân chủ cơ sở.

Thứ hai,đánh giá thực trạng pháp luật vàthi hành pháp luật dân chủ cơ sở tạiQuận Hoàn Kiếm, thành phố Hà Nội những mặt đã đạt được, những tồn tại hạn chế, nguyên nhân của những hạn chế.

Thứ ba,đề xuất phương hướng, giải pháp nhằm bảo đảm thi hành pháp luật về dân chủ cơ sở trên địa bàn Quận Hoàn Kiếm, thành phố Hà Nội trong giai đoạn hiện nay.

4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của luận văn

- Đối tượng nghiên cứu:

Hiện nay, pháp luật về dân chủ cơ sở điều chỉnh 3 loại hình cơ bản: ở xã, phường, thị trấn (theo Pháp lệnh 34/2007/PL-UBTVQH11); trong hoạt động


của cơ quan hành chính nhà nước và đơn vị sự nghiệp công lập (theo Nghị định số 04/2015/NĐ-CP), tại nơi làm việc (theo Nghị định 60/2013/NĐ-CP). Tuy nhiên, trong giới hạn của luận văn này, dưới góc độ của chuyên ngành Luật Hiến pháp và Luật Hành chính, tác giả tập trung nghiên cứu quy định của pháp luật và quá trình thi hành pháp luật về dân chủ ở các phường tạiQuận Hoàn Kiếm, thành phố Hà Nội theo tinh thần Pháp lệnh 34/2007/PL-UBTVQU11 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội khóa XI về thực hiện dân chủ ở xã, phường, thị trấn.

- Phạm vi nghiên cứu:

+ Phạm vi nội dung: Luận văn nghiên cứu các quy định của pháp luật và quá trình thi hành pháp luật về dân chủ cơ sở tại Quận Hoàn Kiếm, thành phố Hà Nội.

+ Phạm vi không gian: Quận Hoàn Kiếm, thành phố Hà Nội.

+ Phạm vi thời gian: Giai đoạn từ năm 2016 đến năm 2020.

5. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu của luận văn

- Phương pháp luận:

Luận văn được thực hiện trên cơ sở phương pháp luận duy vật biện chứng và duy vật lịch sử của chủ nghĩa Mác - Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh về nhà nước và pháp luật, về thực hiện dân chủ cơ sở nhằm cung cấp thế giới quan và phương pháp luận cách mạng và khoa học, từ đó vận dụng vào thực tiễn của Việt Nam nói chung và của từng địa phương nói riêng.

- Phương pháp nghiên cứu:

Luận văn được tiến hành nghiên cứu bằng cách sử dụng một số phương pháp nghiên cứu khoa học pháp lý và khoa học hành chính như:

- Nghiên cứu lý thuyết, tài liệu liên quan đến đề tài, đặc biệt là các văn bản quy phạm pháp luật, chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước.


- Thu thập, phân tích, tổng hợp, so sánh các số liệu, kết quả trong phạm vi thời gian nghiên cứu.

6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận văn

- Ý nghĩa lý luận: Các kết quả nghiên cứu của luận văn có ý nghĩa thiết thực góp phần bổ sung và hoàn thiện những vấn đề lý luận về dân chủ cơ sở, thi hành pháp luật về dân chủ cơ sở, tập trung ở cấp xã.

- Ý nghĩa thực tiễn:

Các phương hướng, giải pháp rút ra từ việc nghiên cứu đề tài luận văn có ý nghĩa thực tiễn thiết thực góp phần hoàn thiện các giải pháp bảo đảmthi hành pháp luật về dân chủ cơ sở nói chung và trên địa bàn tại Quận Hoàn Kiếm, thành phố Hà Nội nói riêng.

Có giá trị tham khảo trong việc nghiên cứu chính sách, giảng dạy, học tập.

7. Kết cấu của luận văn

Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo và phụ lục, luận văn được trình bày với 03 chương:

Chương 1. Những vấn đề lý luận về thi hành pháp luật dân chủ cơ sở;

Chương 2. Thực trạng pháp luật và thi hành pháp luật về dân chủ cơ sở tạiQuận Hoàn Kiếm, thành phố Hà Nội;

Chương 3. Giải pháp hoàn thiện pháp luật và bảo đảm thi hành pháp luật về dân chủ cơ sở tạiQuận Hoàn Kiếm, thành phố Hà Nội.

Xem tất cả 121 trang.

Ngày đăng: 24/06/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí