Thi hành pháp luật trong giải quyết khiếu nại đất đai của UBND tỉnh Phú Thọ - 2


về khiếu nại trong lĩnh vực đất đai. Trong thời gian qua Người đứng đầu các sở, ban, ngành cấp tỉnh, cấp huyện và cấp xã đã quan tâm chỉ đạo và tổ chức thực hiện công tác tiếp dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo, tranh chấp; giải quyết, xử lý kịp thời những đơn thư khiếu kiện của công dân, không để xảy ra "điểm nóng", góp phần ổn định tình hình an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội trên địa bàn tỉnh.

Tuy nhiên, có một thực tế là từ trong những năm gần đây, số lượng đơn thư khiếu nại liên tục tăng, khiếu nại vượt cấp, đông người vẫn còn nhiều, công tác giải quyết đơn thư khiếu nại đặc biệt là các vụ tranh chấp về đất đai của Chủ tịch Uỷ ban nhân dân (UBND) các cấp còn nhiều bất cập, chưa đúng theo quy định của Luật Khiếu nại năm 2011. Một số vụ việc khiếu nại, tranh chấp về đất đai đã được Người đứng đầu các cấp, các ngành giải quyết và quyết định đã có hiệu lực pháp luật nhưng vẫn chưa được thực hiện dứt điểm, ảnh hưởng đến tiến độ triển khai các công trình, dự án, gây bức xúc trong cộng đồng xã hội, nhân dân.

Xuất phát từ các lý do trên, Tác giả nhận thấy việc nghiên cứu đề tài Thi hành pháp luật trong giải quyết khiếu nại đất đai của UBND tỉnh Phú Thọlà yêu cầu khách quan và tất yếu, có tính cấp thiết về lý luận, pháp lý và thực tiễn.

2. Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài luận văn

Nghiên cứu về thi hành pháp luật nói chung và thi hành pháp luật trong giải quyết khiếu nại đất đai nói riêng đã có nhiều nhà khoa học, nhiều nhà hoạch định chính sách quan tâm, nghiên cứu từ lâu và đã có rất nhiều công trình khoa học được công bố, đăng tải các công trình trong nước và nước ngoài. Tuy nhiên, các công trình khoa học này chủ yếu đề cập đến những vấn đề lý luận, trong đó phần lớn là đề cập đến những vấn đề chung như khái niệm, đặc điểm, vai trò của thi hành pháp luật và khiếu nại đất đai,


các giải pháp nâng cao chất lượng thi hành pháp luật trong giải quyết khiếu nại đất đai như một số công trình nghiên cứu sau đây:

Luận án Tiến sĩ chuyên ngành Luật Hiến pháp“Bảo đảm pháp lý thực hiện quyền khiếu nại hành chính của công dân ở nước ta hiện nay” của tác giả Nguyễn Tuấn Khanh - Học viện Khoa học xã hội (2013) [16]. Luận án đã làm sáng rõ nhiều vấn đề lý luận và thực trạng bảo đảm pháp lý thực hiện quyền khiếu nại hành chính của công dân ở nước ta. Trên cơ sở đó, luận án đã đề ra được nhiều phương hướng và giải pháp hoàn thiện bảo đảm pháp lý thực hiện quyền khiếu nại hành chính của công dân ở nước ta hiện nay. Tuy góc độ tiếp cận có sự khác biệt nhưng Luận án của tác giả Nguyễn Tuấn Khanh vẫn có giá trị tham khảo đối với tác giả Luận văn, đặc biệt là khi bàn đến bảo đảm pháp lý cho việc thực hiện quyền khiếu nại đất đai của công dân.

Đề tài khoa học “Hoàn thiện Pháp luật về giải quyết tranh chấp đất đai” của Trường Đại học Luật thành phố Hồ Chí Minh do TS. Lưu Quốc Thái làm chủ nhiệm Đề tài [26] hay Bài viết Bàn về thẩm quyền, thủ tục giải quyết tranh chấp đất đai tại cơ quan hành chính cũng của chính tác giả Lưu Quốc Thái, Tạp chí Khoa học pháp lý số 5, năm 2015 [27]. Đề tài đã đưa ra khái niệm, đặc điểm, bản chất của tranh chấp đất đai, phân loại các dạng tranh chấp phổ biến và cho rằng: nếu một xung đột liên quan đến đất đai có sự xuất hiện của cơ quan hành chính nhà nước mà cơ quan này thực thi pháp luật đất đai theo chức năng của mình có ảnh hưởng đến quyền sử dụng đất của một, một số chủ thể sử dụng đất nhất định như trường hợp thu hồi đất thì xung đột này không phải là tranh chấp đất đai. Ngoài ra, các công trình trên đã đưa ra khái niệm, đặc điểm, bản chất của tranh chấp đất đai, phân loại các dạng tranh chấp phổ biến và cho rằng: nếu một xung đột liên quan đến đất đai có sự xuất hiện của cơ quan hành chính nhà nước mà cơ quan này thực thi pháp luật về đất đai theo chức năng của mình có ảnh hưởng đến quyền sử

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 95 trang tài liệu này.


dụng đất của một hay một số chủ thể sử dụng đất nhất định như trường hợp thu hồi đất thì xung đột này không phải là tranh chấp đất đai. Đề tài có giá trị tham khảo và có nhiều vấn đề gợi mở để nghiên cứu liên quan đến mối quan hệ tương hỗ giữa tranh chấp và khiếu nại đất đai.

Thi hành pháp luật trong giải quyết khiếu nại đất đai của UBND tỉnh Phú Thọ - 2

Đề tài khoa học cấp Bộ “Thu hồi đất và giải quyết khiếu nại về thu hồi đất ở Việt Nam hiện nay - Những vấn đề lý luận và thực tiễn” của Thanh tra Chính phủ năm 2016, do TS. Đinh Văn Minh làm chủ nhiệm [17]. Đề tài đã phân tích, luận giải làm rõ nhiều vấn đề lý luận quan trọng như khái niệm thu hồi đất, khái niệm bồi thường thu hồi đất, khái niệm hỗ trợ thu hồi đất, khái niệm giải phóng mặt bằng, cơ sở chính trị và cơ sở pháp lý của thu hồi đất, bản chất và nguyên tắc của việc thu hồi đất và bồi thường trong thu hồi đất. Đề tài cũng phân tích thực trạng thu hồi đất và giải quyết khiếu nại về thu hồi đất và đề xuất một số giải pháp nhằm giảm thiểu khiếu nại và nâng cao hiệu quả công tác giải quyết khiếu nại về thu hồi đất. Những giá trị mà Đề tài mang lại nêu trên là những cơ sở lý luận và thực tiễn mà tác giả cần tiếp thu, bổ sung hoàn thiện cho Luận văn ở khía cạnh khiếu nại và giải quyết khiếu nại về thu hồi đất, bồi thường, hỗ trợ và tái định cư.

Ngoài ra có thể kể đến các bài báo khoa học được đăng tại các Tạp chí chuyên ngành như: “Bàn về khái niệm thi hành pháp luật” của TS. Nguyễn Thị Hồi năm 2009 [13] đã tiếp cận thi hành pháp luật dưới bốn hình thức thực hiện pháp luật: Tuân theo pháp luật, thi hành pháp luật, sử dụng pháp luật và áp dụng pháp luật. Tuy nhiên, việc phân chia các hình thức thi hành pháp luật chỉ có tính chất tương đối, chủ yếu có ý nghĩa về mặt lý luận. Trong thực tế, các thuật ngữ về tuân theo, thi hành, sử dụng và áp dụng pháp luật nhiều khi được dùng đồng nghĩa với nhau; hay theo bài báo “Thi hành pháp luật của cơ quan nhà nước: Khái niệm, hiệu quả và sự tác động (ảnh hưởng) của hiệu quả tới xã hội” của PGS. TS. Nguyễn Văn Động năm 2010


[12], thi hành pháp luật - xét trong quy trình “quản lý nhà nước bằng pháp luật” là sự tiếp nối xây dựng pháp luật, gồm toàn bộ các hoạt động nhằm đưa các quy phạm pháp luật vào đời sống nhà nước, xã hội và sinh hoạt của công dân và cần phải đánh giá, xác định được hiệu quả thi hành pháp luật trong đời sống xã hội, nhất là làm rõ sự tác động, ảnh hưởng của hiệu quả thi hành pháp luật của cơ quan nhà nước đối với xã hội. Các kết quả nghiên cứu này đã mở cho đề tài luận văn một số cơ sở lý luận để hệ thống, làm rõ cơ sở lý luận về thi hành pháp luật và trở thành tiền đề cho việc nghiên cứu về thi hành pháp luật trong giải quyết khiếu nại đất đai.

Nhìn chung, những công trình nghiên cứu trên về cơ bản làm sáng tỏ một số lý luận và thực tiễn về thi hành pháp luật cũng như giải quyết khiếu nại đất đai tại một số địa phương. Tuy nhiên, chưa có đề tài nào nghiên cứu cụ thể về thi hành pháp luật trong giải quyết khiếu nại đất đai của tỉnh Phú Thọ, đặc biệt là các khoảng trống pháp luật trong thi hành pháp luật về giải quyết khiếu nại của UBND tỉnh Phú Thọ.

3. Mục đích và nhiệm vụ của luận văn

3.1. Mục đích của luận văn

Đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả của việc thi hành pháp luật trong giải quyết khiếu nại đất đai từ của Uỷ ban nhân tỉnh Phú Thọ trên cơ sở phân tích những vấn đề lý luận và thực trạng thi hành pháp luật trong giải quyết khiếu nại đất đai của Uỷ ban nhân dân tỉnh Phú Thọ đáp ứng yêu cầu phát triển nền kinh tế - xã hội của địa phương.

3.2. Nhiệm vụ của luận văn

Để đạt được mục đích nghiên cứu nêu trên, luận văn phải thực hiện một số nhiệm vụ cụ thể sau:

Thứ nhất, hệ thống hóa một số vấn đề cơ bản về thi hành pháp luật trong giải quyết khiếu nại đất đai của UBND tỉnh Phú Thọ.


Thứ hai, phân tích, đánh giá thực trạng khiếu nại và vướng mắc về thi hành pháp luật trong giải quyết khiếu nại đất đai nói chung và của UBND tỉnh Phú Thọ nói riêng, chỉ ra những kết quả đạt được; những hạn chế, yếu kém và nguyên nhân của những hạn chế, yếu kém.

Thứ ba, đề ra một số giải pháp để nâng cao hiệu quả việc thi hành pháp luật trong giải quyết khiếu nại đất đai nói chung và của UBND tỉnh Phú Thọ nói riêng.

4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của luận văn

4.1. Đối tượng nghiên cứu

Các quan hệ pháp luật về đất đai phát sinh giữa UBND cấp tỉnh với các chủ thể khiếu nại đất đai, trong đó nghiên cứu chủ yếu về hoạt động thi hành pháp luật, cơ chế giải quyết khiếu nại trong lĩnh vực đất đai trên địa bàn tỉnh Phú Thọ.

4.2. Phạm vi nghiên cứu

Phạm vi về không gian: Luận văn nghiên cứu về tình hình thi hành pháp luật trong giải quyết khiếu nại đất đai trên địa bàn tỉnh Phú Thọ.

Phạm vi về thời gian: Luận văn nghiên cứu về tình hình thi hành pháp luật trong giải quyết khiếu nại đất đai từ năm 2015 đến năm 2019.

Phạm vi về nội dung: Luận văn nghiên cứu về cơ sở lý luận và thực tiễn trong thi hành pháp luật trong giải quyết khiếu nại đất đai nói chung và thi hành pháp luật trong giải quyết khiếu nại đất đai của Uỷ ban nhân dân tỉnh Phú Thọ nói riêng.

5. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu của luận văn

Phương pháp luận: Luận văn được nghiên cứu dựa trên nền tảng phương pháp luật duy vật biện chứng và duy vật lịch sử của Chủ nghĩa Mác- Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh và các quan điểm chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước về thi hành pháp luật trong giải quyết khiếu nại đất đai.


Trên cơ sở phương pháp luận nêu trên, tác giả sử dụng các phương pháp nghiên cứu sau:

Tại Chương 1, phương pháp phân tích được sử dụng xuyên suốt trong các đề mục của luận văn. Phương pháp này chủ yếu được sử dụng để phân tích các quan điểm, luận cứ khoa học, các quy định của pháp luật liên quan đến khiếu nại và giải quyết khiếu nại đất đai để làm rõ quan điểm của tác giả trong Luận văn. Bên cạnh đó, tác giả cũng sử dụng phương pháp này để phân tích các trường hợp khiếu nại và giải quyết khiếu nại cụ thể để làm rõ thêm các vấn đề cần chứng minh trong Luận văn.

Tại Chương 2 và Chương 3, phương pháp thống kê, tổng hợp được sử dụng ở nhiều tiểu mục của Luận văn nhằm thống kê, tổng hợp các số liệu cần thiết liên quan đến nội dung Luận văn như số lượng văn bản áp dụng cho việc khiếu nại và giải quyết khiếu nại, số lượng vụ việc khiếu nại, kết quả giải quyết khiếu nại, các trường hợp vi phạm pháp luật khiếu nại... Đồng thời, phương pháp so sánh, đối chiếu cũng được sử dụng để làm rõ các quan điểm khoa học, làm rõ sự mâu thuẫn giữa quy định pháp luật và thực tiễn thực thi pháp luật liên quan đến khiếu nại và giải quyết khiếu nại đất đai. Phương pháp này cũng được sử dụng để đối chiếu với quy định của pháp luật một số nước tương đồng trong giải quyết tranh chấp, khiếu nại đất đai.

6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận văn

Luận văn là một trong những công trình khoa học nghiên cứu về thi hành pháp luật trong giải quyết khiếu nại đất đai. Luận văn nghiên cứu, hệ thống hóa cơ sở lý luận thông qua việc xác định hình thức, vai trò và thẩm quyền thi hành pháp luật trong giải quyết khiếu nại đất đai của UBND cấp tỉnh. Kết quả nghiên cứu của luận văn sẽ là những bổ sung quan trọng cho hệ thống lý thuyết quản lý công nói chung và thi hành pháp luật trong giải quyết khiếu nại đất đai của UBND các cấp, đặc biệt là ở cấp tỉnh.


Bên cạnh đó, luận văn còn có ý nghĩa góp phần làm phong phú thêm lý luận về thi hành pháp luật trong lĩnh vực giải quyết khiếu nại đất đai. Đồng thời luận văn cũng có thể dùng làm tài liệu tham khảo cho hoạt động nghiên cứu và phục vụ cho công tác giảng dạy.

7. Kết cấu của luận văn

Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, luận văn có kết cầu gồm 03 chương:

Chương 1: Những vấn đề lý luận và pháp lý về thi hành pháp luật trong giải quyết khiếu nại đất đai.

Chương 2: Thực trạng thi hành pháp luật trong giải quyết khiếu nại đất đai của Uỷ ban nhân dân tỉnh Phú Thọ.

Chương 3: Giải pháp bảo đảm thi hành pháp luật trong giải quyết khiếu nại đất đai của Uỷ ban nhân dân tỉnh Phú Thọ.


Chương 1

NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ PHÁP LÝ VỀ THI HÀNH PHÁP LUẬT TRONG GIẢI QUYẾT KHIẾU NẠI ĐẤT ĐAI


1.1. Các khái niệm cơ bản

1.1.1. Khái niệm đất đai

1.1.1.1. Khái niệm đất đai

Đất đai về mặt thuật ngữ khoa học được hiểu theo nghĩa rộng như sau: “Đất đai là một diện tích cụ thể của bề mặt trái đất bao gồm tất cả các cấu thành của môi trường sinh thái ngay trên và dưới bề mặt đó như: khí hậu bề mặt, thổ nhưỡng, dạng địa hình, mặt nước, các lớp trầm tích sát bề mặt cùng với nước ngầm và khoáng sản trong lòng đất, quần thể động thực vật, trạng thái định cư của con người, những kết quả của con người trong quá khứ và hiện tại để lại (san nền, hồ chứa nước hay hệ thống tiêu thoát nước, đường sá, nhà cửa...)” [14]. Như vậy, đất đai là một khoảng không gian có thời hạn theo chiều thẳng đứng (gồm khí hậu của bầu khí quyển, lớp đất phủ bề mặt, thảm động thực vật, nước mặt, nước ngầm và tài nguyên khoáng sản trong lòng đất) theo chiều ngang - trên mặt đất (là sự kết hợp giữa thổ nhưỡng, địa hình, thủy văn cùng nhiều thành phần khác) giữ vai trò quan trọng và có ý nghĩa to lớn đối với hoạt động sản xuất cũng như cuộc sống của xã hội loài người. Vậy dưới góc độ của pháp luật nước ta hiện nay thì khái niệm đất đai được hiểu như thế nào? Và đất đai có đặc điểm gì?

Theo quy định tại Khoản 2, Điều 4, Thông tư số 14/2012/TT-BTNMT ngày 26 tháng 11 năm 2012 của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường về quy định kỹ thuật điều tra thoái hóa đất đưa ra khái niệm về đất đai: “Đất đai là một vùng đất có ranh giới, vị trí, diện tích cụ thể và có các thuộc tính tương đối ổn định hoặc thay đổi nhưng có tính chu kỳ, có thể dự đoán được,

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 13/02/2023