Nhóm Đất Nông Nghiệp Bao Gồm Các Loại Đất Sau Đây:


có ảnh hưởng tới việc sử dụng đất trong hiện tại và tương lai của các yếu tố tự nhiên, kinh tế - xã hội như: thổ nhưỡng, khí hậu, địa hình, địa mạo, địa chất, thuỷ văn, thực vật, động vật cư trú và hoạt động sản xuất của con người” [2].

Từ các khái niệm và đặc điểm về đất đai nêu trên, tác giả đưa ra khái niệm về đất đai như sau: Đất đai là tài sản cố định, không thể di chuyển, không thể đem ra để thực hiện mua bán, là nơi chứa đựng, xây dựng các tài sản khác. Đất đai là tài sản thuộc sở hữu của toàn dân do Nhà nước là đại diện chủ sở hữu và đứng ra quản lý, sử dụng hoặc quyết định trao quyền cho một người sử dụng đất khác. Các quyền của người sử dụng đất bao gồm: quyền chiếm hữu, sử dụng và quyền bề mặt. Người sử dụng đất không có quyền định đoạt với đất đai.

1.1.1.2. Phân loại đất đai

Theo quy định tại Luật Đất đai năm 2013, căn cứ vào mục đích sử dụng đất, có thể phân chia thành 3 nhóm lớn là: Nhóm đất nông nghiệp; nhóm đất phi nông nghiệp; nhóm đất chưa sử dụng.

Cụ thể, Điều 10 Luật Đất đai năm 2013 quy định như sau:

“Căn cứ vào mục đích sử dụng, đất đai được phân loại như sau:

1. Nhóm đất nông nghiệp bao gồm các loại đất sau đây:

a) Đất trồng cây hàng năm gồm đất trồng lúa và đất trồng cây hàng năm khác;

b) Đất trồng cây lâu năm;

c) Đất rừng sản xuất;

d) Đất rừng phòng hộ; đ) Đất rừng đặc dụng;

e) Đất nuôi trồng thủy sản;

g) Đất làm muối;


h) Đất nông nghiệp khác gồm đất sử dụng để xây dựng nhà kính và các loại nhà khác phục vụ mục đích trồng trọt, kể cả các hình thức trồng trọt không trực tiếp trên đất; xây dựng chuồng trại chăn nuôi gia súc, gia cầm và các loại động vật khác được pháp luật cho phép; đất trồng trọt, chăn nuôi, nuôi trồng thủy sản cho mục đích học tập, nghiên cứu thí nghiệm; đất ươm tạo cây giống, con giống và đất trồng hoa, cây cảnh;

2. Nhóm đất phi nông nghiệp bao gồm các loại đất sau đây:

a) Đất ở gồm đất ở tại nông thôn, đất ở tại đô thị;

b) Đất xây dựng trụ sở cơ quan;

c) Đất sử dụng vào mục đích quốc phòng, an ninh;

d) Đất xây dựng công trình sự nghiệp gồm đất xây dựng trụ sở của tổ chức sự nghiệp; đất xây dựng cơ sở văn hóa, xã hội, y tế, giáo dục và đào tạo, thể dục thể thao, khoa học và công nghệ, ngoại giao và công trình sự nghiệp khác;

đ) Đất sản xuất, kinh doanh phi nông nghiệp gồm đất khu công nghiệp, cụm công nghiệp, khu chế xuất; đất thương mại, dịch vụ; đất cơ sở sản xuất phi nông nghiệp; đất sử dụng cho hoạt động khoáng sản; đất sản xuất vật liệu xây dựng, làm đồ gốm;

e) Đất sử dụng vào mục đích công cộng gồm đất giao thông (gồm cảng hàng không, sân bay, cảng đường thủy nội địa, cảng hàng hải, hệ thống đường sắt, hệ thống đường bộ và công trình giao thông khác); thủy lợi; đất có di tích lịch sử - văn hóa, danh lam thắng cảnh; đất sinh hoạt cộng đồng, khu vui chơi, giải trí công cộng; đất công trình năng lượng; đất công trình bưu chính, viễn thông; đất chợ; đất bãi thải, xử lý chất thải và đất công trình công cộng khác;

g) Đất cơ sở tôn giáo, tín ngưỡng;

h) Đất làm nghĩa trang, nghĩa địa, nhà tang lễ, nhà hỏa táng;


i) Đất sông, ngòi, kênh, rạch, suối và mặt nước chuyên dùng;

k) Đất phi nông nghiệp khác gồm đất làm nhà nghỉ, lán, trại cho người lao động trong cơ sở sản xuất; đất xây dựng kho và nhà để chứa nông sản, thuốc bảo vệ thực vật, phân bón, máy móc, công cụ phục vụ cho sản xuất nông nghiệp và đất xây dựng công trình khác của người sử dụng đất không nhằm mục đích kinh doanh mà công trình đó không gắn liền với đất ở;

3. Nhóm đất chưa sử dụng gồm các loại đất chưa xác định mục đích sử dụng” [19].

Trên thực tế, các căn cứ phân loại đất theo Điều 11 Luật Đất đai năm 2013 và Khoản 1, Điều 2 Nghị định số 01/2017/NĐ-CP ngày 06 tháng 01 năm 2017 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số nghị định quy định chi tiết thi hành Luật Đất đai quy định như sau:

Thứ nhất, trường hợp có giấy tờ chứng minh quyền sử dụng đất thì xác định loại đất dựa trên các giấy tờ đó. Các giấy tờ này bao gồm:

Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở và quyền sử dụng đất ở đã được cấp trước ngày 10 tháng 12 năm 2009; Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất.

Trường hợp chưa có Giấy chứng nhận thì căn cứ các loại giấy tờ quy định tại các Khoản 1, 2 và 3 Điều 100 của Luật Đất đai năm 2013 hoặc quyết định giao đất, cho thuê đất, cho phép chuyển mục đích sử dụng đất của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền.

Thứ hai, trường hợp người sử dụng đất không có giấy tờ thì xác định loại đất như sau:

Người sử dụng đất không lấn chiếm, chuyển mục đích sử dụng đất trái phép thì loại đất được xác định theo hiện trạng đang sử dụng. Nếu có lấn chiếm, hoặc tự ý chuyển mục đích sử dụng đất căn cứ vào nguồn gốc, quá trình quản lý, sử dụng đất để xác định loại đất.


Trường hợp Nhà nước giao đất, cho thuê đất, cho phép chuyển mục đích sử dụng đất thì xác định loại đất căn cứ vào quy hoạch sử dụng đất, quy hoạch xây dựng, quy hoạch đô thị, quy hoạch điểm dân cư nông thôn, quy hoạch xây dựng xã nông thôn mới đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt và dự án đầu tư.

Đối với thửa đất sử dụng vào nhiều mục đích khác nhau (không phải là đất ở có vườn, ao trong cùng thửa đất) có các trường hợp sau:

Trường hợp xác định được ranh giới sử dụng giữa các mục đích thì tách thửa đất theo từng mục đích và xác định mục đích cho từng thửa đất đó;

Trường hợp không xác định được ranh giới sử dụng giữa các mục đích thì xác định loại đất là loại có giá cao nhất trong Bảng giá đất;

Trường hợp nhà chung cư có mục đích hỗn hợp, trong đó có một phần diện tích sàn nhà chung cư được sử dụng làm văn phòng, cơ sở thương mại, dịch vụ thì mục đích sử dụng chính của phần diện tích đất xây dựng nhà chung cư được xác định là đất ở.

Đối với các trường hợp đất không có giấy tờ này, thẩm quyền xác định các loại đất thuộc về các cơ quan sau:

UBND cấp tỉnh nếu người sử dụng đất là tổ chức, cơ sở tôn giáo, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, tổ chức ngoại giao của nước ngoài, người Việt Nam định cư ở nước ngoài sử dụng đất thực hiện dự án đầu tư;

UBND cấp huyện nếu người sử dụng đất là hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư, người Việt Nam định cư ở nước ngoài được sở hữu nhà ở không thuộc trường hợp trên.

Trường hợp thu hồi đất thì cơ quan có thẩm quyền xác định loại đất là cơ quan có thẩm quyền thu hồi đất theo quy định của pháp luật về đất đai.

Trường hợp thửa đất có cả đối tượng thuộc thẩm quyền xác định loại đất của UBND cấp tỉnh và UBND cấp huyện thì cơ quan xác định loại đất là UBND cấp tỉnh [11].


1.1.2. Khái niệm khiếu nại và khái niệm khiếu nại đất đai

1.1.2.1. Khái niệm khiếu nại

Khiếu nại là một hiện tượng xã hội được quan niệm và hiểu theo nhiều góc độ khác nhau. Khiếu nại là hoạt động diễn ra khá thường xuyên và phổ biến, do đó cụm từ khiếu nại được sử dụng rộng rãi trong đời sống xã hội.

Khiếu nại hiểu theo nghĩa rộng là việc cá nhân, cơ quan, tổ chức yêu cầu cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền xem xét lại quyết định, hành vi khi có căn cứ cho rằng quyết định, hành vi ấy xâm hại đến quyền, lợi ích của mình. Các quyết định, hành vi là đối tượng của khiếu nại là quyết định, hành vi trái pháp luật hoặc không đúng quy định của tổ chức, cộng đồng.

Theo nghĩa hẹp, khiếu nại là việc cá nhân, cơ quan, tổ chức yêu cầu cơ quan nhà nước có thẩm quyền xem xét lại quyết định, hành vi trái pháp luật khi có căn cứ cho rằng quyết định, hành vi ấy xâm phạm đến quyền, lợi ích hợp pháp của mình. Lúc này, khiếu nại chỉ hướng vào phạm vi hoạt động của bộ máy nhà nước và được thực hiện trên cơ sở nhận định, đánh giá về tính trái pháp luật của các quyết định, các hành vi.

Theo quy định tại Điều 2, Luật Khiếu nại năm 2011: “Khiếu nại là việc công dân, cơ quan, tổ chức hoặc cán bộ, công chức theo thủ tục do Luật này quy định, đề nghị cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền xem xét lại quyết định hành chính, hành vi hành chính của cơ quan hành chính nhà nước, của người có thẩm quyền trong cơ quan hành chính nhà nước hoặc quyết định kỷ luật cán bộ, công chức khi có căn cứ cho rằng quyết định hoặc hành vi đó là trái pháp luật, xâm phạm quyền, lợi ích hợp pháp của mình” [18].

Căn cứ vào tính chất của quyết định, hành vi và các quan hệ pháp luật phát sinh khiếu nại được phân thành hai dạng cơ bản sau:

(1) Khiếu nại hành chính: khiếu nại về quyết định hành chính hoặc hành vi hành chính trái pháp luật của cơ quan, tổ chức hoặc cá nhân có thẩm


quyền trong hoạt động quản lý của các cơ quan hành chính nhà nước. Đó là việc cá nhân, cơ quan, tổ chức yêu cầu cơ quan nhà nước có thẩm quyền xem xét lại quyết định hành chính, hành vi hành chính trái pháp luật khi có căn cứ cho rằng nó xâm hại đến quyền, lợi ích hợp pháp của mình.

(2) Khiếu nại tư pháp: khiếu nại về quyết định trái pháp luật hoặc hành vi trái pháp luật trong hoạt động tư pháp. Khiếu nại tư pháp là khiếu nại về quyết định hoặc hành vi trái pháp luật của cơ quan hoặc của người tiến hành tố tụng như: cơ quan điều tra, kiểm sát, xét xử và thi hành án hoặc điều tra viên, kiểm sát viên, thẩm phán, hội thẩm, chấp hành viên. Khiếu nại tư pháp trong lĩnh vực hình sự, dân sự, kinh tế, lao động, hành chính được pháp luật tố tụng tương ứng quy định.

Như vậy, có nhiều cách hiểu khác nhau về khiếu nại, nhưng tác giả luận văn đồng nhất khiếu nại theo quy định của Luật Khiếu nại năm 2011 như sau: “Khiếu nại là việc công dân, cơ quan, tổ chức hoặc cán bộ, công chức theo thủ tục do Luật này quy định, đề nghị cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền xem xét lại quyết định hành chính, hành vi hành chính của cơ quan hành chính nhà nước, của người có thẩm quyền trong cơ quan hành chính nhà nước hoặc quyết định kỷ luật cán bộ, công chức khi có căn cứ cho rằng quyết định hoặc hành vi đó là trái pháp luật, xâm phạm quyền, lợi ích hợp pháp của mình” [17]. Trong phạm vi nghiên cứu của đề tài, luận văn chỉ đề cập đến khiếu nại trong phạm vi hành chính của các cơ quan nhà nước.

1.1.2.2. Khái niệm khiếu nại đất đai

Khiếu nại đất đai là một dạng cụ thể của quyền khiếu nại - một quyền chính trị - pháp lý của con người được Hiến pháp và pháp luật thừa nhận, bảo vệ. Mặc dù hình thức thể hiện ở mỗi giai đoạn khác nhau, nhưng trong lịch sử phát triển pháp luật về đất đai của Việt Nam, quyền khiếu nại đất đai luôn được ghi nhận và bảo đảm thực hiện.


Hiện nay, Điều 166 Luật Đất đai năm 2013 tiếp tục ghi nhận người sử dụng đất có quyền khiếu nại những hành vi vi phạm quyền sử dụng đất của mình và những hành vi khác vi phạm pháp luật về đất đai. Bên cạnh đó, Điều 204 Luật Đất đai năm 2013 cũng quy định rõ phương thức, thủ tục thực hiện quyền khiếu nại. So với Luật Đất đai năm 2003, Luật Đất đai năm 2013 quy định thêm chủ thể có quyền khiếu nại là người có quyền và nghĩa vụ liên quan đến sử dụng đất.

Với tư duy đó, quyền khiếu nại đất đai là nhu cầu và khả năng của người sử dụng đất, người có quyền và nghĩa vụ liên quan đến sử dụng đất được Nhà nước thừa nhận và bảo hộ nhằm yêu cầu cơ quan hành chính có thẩm quyền xem xét lại các quyết định hành chính được ban hành hoặc hành vi hành chính được thực hiện trong quá trình thực thi công vụ trong lĩnh vực đất đai khi họ cho rằng quyết định, hành vi đó là trái pháp luật, xâm phạm đến quyền và lợi ích hợp pháp của mình. Khi sử dụng quyền khiếu nại đất đai, các chủ thể luôn hướng đến mục tiêu là bảo về quyền tài sản và các quyền, lợi ích hợp pháp trên một hoặc nhiều thửa đất mà mình đang quản lý, sử dụng.

Qua phân tích, tác giả đưa ra khái niệm khiếu nại đất đai như sau: Khiếu nại đất đai là việc người sử dụng đất, người có quyền lợi và nghĩa vụ liên quan đến sử dụng đất theo thủ tục hành chính do pháp luật khiếu nại quy định, đề nghị chủ thể có thẩm quyền giải quyết khiếu nại xem xét lại quyết định hành chính, hành vi hành chính trong quản lý đất đai khi có căn cứ cho rằng quyết định hành chính, hành vi hành chính đó là trái pháp luật, xâm phạm đến quyền và lợi ích hợp pháp của mình.

1.1.3. Khái niệm giải quyết khiếu nại đất đai

Để giải quyết tranh chấp đất đai có rất nhiều phương thức mà các chủ thể sử dụng như khiếu nại, tố cáo, khiếu kiện.


Tuy nhiên, trong phạm vi của luận văn này tác giả chỉ tập trung đi sâu vào phân tích, bình luận những vấn đề liên quan đến giải quyết tranh chấp đất đai bằng nội dung khiếu nại. Do đó, để có cơ sở phân tích cho luận văn, tác giả tiến hành so sánh, đối chiếu giữa các phương thức trên như sau:

Tiêu chí

Tố cáo

Khiếu nại

Khiếu kiện

1. Căn cứ

pháp lý

Luật Tố cáo năm 2018

Luật Khiếu nại năm 2011

Luật Tố tụng Hành chính năm 2015


2. Đối tượng


Hành vi vi phạm pháp luật trong việc thực hiện nhiệm vụ, công vụ

Hành vi vi phạm pháp luật của bất cứ cơ quan, tổ chức, cá nhân nào gây thiệt hại hoặc đe dọa gây thiệt hại lợi ích của Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của công

dân, cơ quan, tổ chức

Quyết định hành chính, hành vi hành chính; quyết định kỷ luật buộc thôi việc công chức giữ chức vụ từ Tổng Cục trưởng và tương đương trở xuống; quyết định giải quyết khiếu nại về quyết định xử lý vụ việc

cạnh tranh; danh sách cử tri

3. Đối tượng bị khiếu nại, tố cáo, khiếu kiện

Các cá nhân có hành vi vi phạm pháp luật trong việc thực hiện nhiệm vụ, công vụ; cơ quan, tổ chức hành vi vi phạm pháp luật trong việc thực hiện nhiệm vụ,

công vụ


Cơ quan hành chính nhà nước hoặc người có thẩm quyền trong cơ quan hành chính nhà nước có quyết định hành chính, hành vi hành chính bị khiếu nại


Cơ quan, tổ chức, cá nhân có quyết định hành chính, hành vi hành chính, quyết định kỷ luật buộc thôi việc, quyết định giải quyết khiếu nại về quyết định xử lý vụ việc cạnh tranh, danh sách cử tri bị khởi kiện

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 95 trang tài liệu này.

Thi hành pháp luật trong giải quyết khiếu nại đất đai của UBND tỉnh Phú Thọ - 3

Xem tất cả 95 trang.

Ngày đăng: 13/02/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí