Nhân Vật Tha Hóa Bởi Môi Trường, Hoàn Cảnh


vẫn lan truyền về thân phận hẩm hiu của những kẻ gieo ác trong cải cách ruộng đất: Đội Cự vào Nam, chiêu hồi, bị đặc công ta giết; Đội Đình và vợ con đi ăn mày rồi tha hương vào vùng kinh tế mới Lâm Đồng, tiếp tục đeo đuổi giấc mơ trại Đại Đồng hão huyền; Đội Bối bị vợ con bỏ, bật ra lề hè bơm xe... Bi kịch cải cách ruộng đất ở xã nọ kết thúc có hậu. Những nhân vật Cự, Bối, Đình xét ở phương diện nào đó cũng có thể xem là nhân vật bi kịch. Bi kịch của chúng xuất phát từ những ham muốn của cá nhân về quyền lực. Điều này khiến chúng trượt dài trong sự tha hóa và dẫn đến kết cục đầy đau khổ.

Những bi kịch trên đây đã cho thấy: có một thời chúng ta quá cứng nhắc, không hề chú ý đến con người như một giá trị, một con người bình thường với những mong muốn giản dị. Con người trở thành một bộ phận của tập thể, có nhiệm vụ hi sinh, phục tùng tập thể. Loại nhân vật này thể hiện sâu sắc nhu cầu nhận thức lại lịch sử. Số phận bi kịch của cá nhân đã mang đến cho chúng ta những bài học trong cách nhìn nhận và đối xử với con người.

3.1.2 Bi kịch đời tư

Không chỉ hoàn cảnh lịch sử mang lại bi kịch cho con người. Trong cuộc sống, với bao mối quan hệ phức tạp với nhiều mâu thuẫn, nghịch lí thì việc con người rơi vào bi kịch là tất yếu. Trong đó, có bi kịch do cái ác gây ra, nhưng cũng có bi kịch do bản thân con người tạo nên.

Trong tiểu thuyết Tạ Duy Anh, con người hiện lên hiếm khi hạnh phúc tròn trịa viên mãn. Nhà văn dành nhiều sự quan tâm đến nỗi thống khổ của con người và những mảnh đời bất hạnh. Con người trong tiểu thuyết Tạ Duy Anh luôn bị nhấn chìm trong lòng hận thù. Chính từ đây sinh ra nỗi thống khổ và tội ác. Trong cái làng Đồng bé nhỏ, nỗi hận thù bủa vây lên số phận Lão Khổ, Lão Tự, Tư Vọc, Hai Duy và Tâm. Mối thù từ thế hệ này nối tiếp thế hệ kia không thể hoá giải. Chính Lão Khổ đắc lực xây dựng nên cái khổ của mình. Tên lão, là bản chất lão, là con đẻ cái guồng máy mà lão là nguyên nhân tạo dựng, để sau này nó nghiền nát lão. Khi "lão bắt đầu lục lọi ký ức, lôi ra cả dây những thằng ăn cháo đá bát, những thằng phản thầy, những thằng ngậm máu phun người, những thằng tàn hại cuộc sinh nhai


của lão, những thằng khẩu phật tâm xà" và than thở "Sao cái giống hại nhân nó nhiều đến thế" thì lão không biết rằng đời lão đang tàn đi theo những ý nghĩ ấy. Cái danh sách hận thù càng dài thì đời lão càng ngắn lại. Sự hận thù đẻ ra bi kịch. Tạ Duy Anh hay nói đến cái chết của con người. Từ cái chết oan nghiệt của những sinh linh chưa bao giờ được làm người đến những con người mà bàn tay đã vấy máu. Hầu hết các nhân vật còn một chút tỉnh táo của Tạ Duy Anh đều lâm vào cảnh không còn chọn lựa nào khác ngoài sự tự kết liễu, vì đây là việc duy nhất còn có ý nghĩa mà họ có thể làm – tiến sĩ N. suốt đời chỉ làm được một việc có ý nghĩa: ấy là tự sát!

Lại có bi kịch con người khuất phục bởi hoàn cảnh, bởi cái xấu, cái ác. Loại nhân vật trở thành bi kịch của cái xấu, cái ác có thể nhìn thấy trong Vòng tròn bội bạc, Cuộc đời dài lắm, Ba lần và một lần (Chu Lai). Họ là những người lính muốn sống trung thực, không chịu khuất phục tiền tài và quyền lực, không a dua theo kẻ xấu, kiên quyết đấu tranh đến cùng cho lẽ phải. Trong Ba lần và một lần (Chu Lai) nhân vật chính là Sáu Nguyện- một người chỉ huy tốt bụng. Bi kịch của Sáu Nguyện được miêu tả trong mối quan hệ với Năm Thành là đồng đội cũ của anh – một kẻ xấu xa, thủ đoạn. Ở mỗi tình huống đối mặt, Sáu Nguyện đều là người tha thứ. Lần đầu tiên Năm Thành chiêu hồi, Sáu Nguyên tha. Lần thứ hai Năm Thành cướp người thương yêu nhất của Sáu Nguyện, ông cũng tha. Hai mươi năm sau Năm Thành bằng thủ đoạn đã phạm nhiều vào tội ác, chà đạp lên tất cả, ông vẫn tha. Lẽ ra Sáu Nguyện đã có thể giết chết Năm Thành nhiều lần nhưng vì lòng nhân đạo anh lại tha cho hắn. Chính vì lòng nhân đạo của mình mà Sáu Nguyện có kết cục bi thảm là cái chết. Để làm nổi bật lên cuộc chiến không khoan nhượng giữa cái thiện và cái ác, Chu Lai thường để nhân vật trong những xung đột gay gắt, quyết liệt. Trong chuỗi xung đột ấy, cái ác hiện lên hết sức tinh vi, hiểm độc Chủ đề nhân vật bi kịch còn được Chu Lai tiếp tục trong Cuộc đời dài lắm. Để hãm hại Vũ Nguyên, Đăng Điền đã giở mọi mánh khóe, mưu mô, thậm chí đã có lúc vờ vĩnh, giả nhân, giả nghĩa. Hắn tìm đến những kẻ có thế lực như Ba Vinh, thất thế như Đoàn Thanh, có điều kiện gây tội ác như Hùng tiền đồn …. Để tạo thành một liên minh ma quỷ.


Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 105 trang tài liệu này.

Kết quả là Vũ Nguyên bị đẩy vào tù. Nhờ sự tranh đấu của bạn bè, đồng chí, nhất là Hà Thương, Vũ Nguyên được minh oan. Nhưng ngày trở về cũng chính là ngày Vũ Nguyên ra đi trong vòng tay của người yêu vì bệnh tim tái phát.

Không chỉ Chu Lai, Ma Văn Kháng cũng là người theo đuổi mẫu nhân vật bị cái ác vùi dập. Loại nhân vật này trong tiểu thuyết Ma Văn Kháng thường là những trí thức có học, giàu lòng tự trọng, nuôi trong mình khát vọng cao đẹp như Tự, Thuật (Đám cưới không có giấy giá thú), Khiêm, Hoan (Ngược dòng nước lũ).

Thế giới nhân vật trong tiểu thuyết Việt Nam thời kỳ đổi mới - 8

Là một thầy giáo dạy văn giỏi, được nhiều thế hệ học trò yêu quý nhưng cuộc đời của Tự là “một vại dưa muối hỏng”. Hay nói như Thuật, Tự là “một cuốn sách hay để nhầm chỗ, một đám cưới không thành, một bữa tiệc giang dở”. Vì không đồng ý với việc làm gian dối của Dương và Cẩm- những kẻ ngu dốt, xấu xa- mà Tự, Thuật (một giáo viên dạy toán “có cái đầu bằng hai tiến sĩ cộng lại”) và ông Thống bị đầy đọa bằng những thủ đoạn hết sức bỉ ổi. Thuật và ông Thống bắt được Cẩm chữa bài thi để nâng thành tích nhưng hắn đã đổi trắng thay đen, vu cho hai người tự tiện vào văn phòng và lập biên bản. Sự trắng trợn của hắn làm cho ông Thống bị sốc, phải đưa đi cấp cứu. Trong cuộc đối đầu với cái ác, không ai lành lặn. Ông Thống bị cấm khẩu, Tự suy nhược sức khỏe phải vào viện, Thuật bị tâm thần phải điều trị. Riêng Tự còn phải gánh chịu thêm nhiều nỗi bất hạnh nữa: bị Dương và Cẩm nhân danh Đảng, nhân danh nghề nghiệp kết luận Tự không xứng đáng được đứng trên bục giảng. Thêm vào đó, vợ Tự phản bội, cuộc sống gia đình nặng nề. Có thể nói, toàn bộ cuốn sách vang lên những câu hỏi riết róng đầy trách nhiệm của nhà văn: Tại sao có những người đủ cả tâm lẫn tài lại phải chịu nhiều kiếp nạn đến thế? Tại sao cái ác lại có thể hoành hành một cách trắng trợn như vậy?

Một bi kịch khác cũng được tái hiện khá thành công trong Ngược dòng nước lũ là bi kịch của Khiêm và Hoan. Khiêm là một trí thức tài hoa, uyên bác, được bạn bè yêu quý. Khiêm luôn giúp đỡ người khác một cách chân thành, không suy bì, tính toán. Nhờ anh, việc vào Đảng của Liệu thuận lợi. Anh cũng luôn quan tâm đùm bọc cái Tí Hợi …Nhưng chính những kẻ mà anh nâng đỡ ấy lại là những kẻ phản


trắc. Chúng hợp sức với Phô- một kẻ nhân cách kém cỏi, hèn hạ- vùi dập Khiêm. Bi kịch gia đình và bi kịch phản trắc làm Khiêm chán nản, đau ốm.

Như trên đã phân tích, nẻo đường dẫn tới bi kịch của nhân vật có thể do hoàn cảnh, có thể do cái ác hãm hại. Tuy nhiên, bi kịch còn một phần nằm ngay trong những con người thiếu bản lĩnh, không thắng được chính bản thân mình. Khi bàn về nhân vật Giang Minh Sài trong Thời xa vắng, chúng tôi đã phân tích hoàn cảnh đã xô lệch cuộc đời nhân vật này. Nhưng về phía mình, bản thân Sài luôn luôn sống thụ động. Ngay cả khi bỏ Tuyết để lấy Châu, Sài lại rơi vào luẩn quẩn: “Nhiều lúc anh thấy mình không còn là mình”. Chia tay Châu, Sài cay đắng nhân ra một sự thật: “bốn mươi tuổi đầu không biết mình là như thế nào để tự định đoạt lấy số phận của mình”.

Trong Bến không chồng của Dương Hướng, Vạn cũng là nhân vật bi kịch. Thầm yêu Nhân, nhưng vì lời nguyền của dòng họ, Vạn đành để mối tình ấy câm lặng trong lòng. Nhưng đau khổ nhất là ở chỗ, khi biết con gái của Hạnh chính là con mình, Vạn vẫn nhất quyết khuyên Hạnh trở về với Nghĩa. Việc Vạn khuyên Hạnh về với Nghĩa xuất phát từ chỗ anh quá sợ mọi người biết được sự thật. Khi biết ý định của Hạnh sẽ không rời xa Vạn, Vạn đã ra sông để tự tử. Cái chết của Vạn cho thấy nhân vật này không đủ can đảm “bước qua lời nguyền” để đón nhận hạnh phúc.

Như vậy, cảm hứng bi kịch thấm đẫm chất nhân văn trong tiểu thuyết thời kì đổi mới như một nguồn ánh sáng đẹp và buồn thăm thẳm. Nguồn ánh sáng ấy hướng tới và hội tụ lại trong kiểu nhân vật "Con người bi kịch". Từ bi kịch của những anh hùng trong các dạng thức cụ thể của bi kịch lịch sử đến bi kịch của những con người nhỏ bé, bình thường trong bi kịch đời tư với số phận con người đa đoan, bất trắc, hợp lí và phi lí, đúng đắn và sai lầm... Tất cả bề bộn, ngổn ngang như chính cuộc đời thực quanh ta. Và đó mới đích thực là cuộc sống.

3.2 Nhân vật tha hóa

Tha hóa: “hiện tượng biến chất của con người thành kẻ xấu” [78, tr. 907]. Sự xuất hiện của kiểu nhân vật này có cơ sở từ sự thay đổi quan niệm về con người của


văn học thời kì đổi mới. Các nhân vật trước 1975 thường không có sự vận động về mặt tính cách: luôn là người tốt hoặc mãi mãi là người xấu. Xu hướng phản ánh của văn học thiên về nhìn nhận mặt tốt của xã hội, những con người lí tưởng với cảm hứng ngợi ca. Bởi vậy, chúng ta nhìn nhận con người một cách giản đơn. Bước sang thời kì đổi mới, đối diện với những thay đổi to lớn trong đời sống, con người bị đặt trong nhiều sự lựa chọn. Trong những lựa chọn ấy, họ đứng trước nguy cơ bị tha hóa bởi rất nhiều nguyên nhân. Điều này càng chứng minh sự tồn tại của những bí ẩn và phức tạp trong mỗi con người, sự bộn bề của cuộc sống mà nhà văn phải tỉnh táo, trung thực mới có thể khám phá và thể hiện được.

3.2.1 Nhân vật tha hóa bởi môi trường, hoàn cảnh

Tha hóa là hiện tượng dễ xảy ra ở những thời điểm chuyển giao của xã hội. Trong lịch sử văn học những năm 1930-1945 đã từng xuất hiện nhân vật tha hóa như: Chí Phèo, Binh Tư, Năm Thọ, Hộ trong các sáng tác của Nam Cao; Xuân tóc đỏ trong tiểu thuyết của Vũ Trọng Phụng… Họ là những con người bị tha hóa bởi hoàn cảnh. Nhưng tính chất tha hóa ở họ thường được lí giải là do nhu cầu tồn tại. Nói chung, mức độ tha hóa của những nhân vật đó thường đơn giản và dễ nhận thấy. Trong văn học đổi mới, những đổi thay của cuộc sống với sự cám dỗ dễ khiến con người tha hóa (nhân vật trong tiểu thuyết của Ma Văn Kháng, Dương Hướng, Nguyễn Khắc Trường, Chu Lai, Tô Hoài …). Và trong sự bộn bề của đời sống, mức độ biểu hiện của sự tha hóa bởi hoàn cảnh cũng sâu sắc hơn. Chiến tranh là một môi trường thường được nhắc đến với nguy cơ làm tha hóa con người. Không phải ngẫu nhiên mà tiểu thuyết thời kì đổi mới có một phân nhánh “tiểu thuyết hậu chiến”. Chiến tranh, với bất kì người Việt Nam cho dù tham chiến hay không tham chiến đều để lại những ấn tượng thật nặng nề và đầy ám ảnh. Những tác phẩm như Thời xa vắng (Lê Lựu), Bến không chồng (Dương Hướng), Nỗi buồn chiến tranh (Bảo Ninh), Ăn mày dĩ vãng (Chu Lai) thực sự. là một sự nhận thức lại về chiến tranh mà ở đó tồn tại một thực tế: Con người bị tha hóa. Sự tha hóa ấy biểu hiện ở phương diện: con người ngày càng xa rời bản chất tốt đẹp của mình, xa rời chất người lương thiện. Sự tha hóa của những nhân vật này mang màu sắc bi kịch. Họ đáng thương nhiều hơn là đáng


trách.

Nỗi buồn chiến tranh (Bảo Ninh) là tác phẩm nói sâu sắc nhất về chiến tranh cho đến thời điểm này. Đọc tác phẩm ta nhớ đến truyện ngắn Cuộc sống sau khi chết (Tim O’Brien)-một tác phẩm của nhà văn Mỹ nói về cuộc chiến ở Việt Nam. Chiến tranh với tất cả những gì tàn bạo nhất đã hủy diệt tâm hồn của con người. Những người lính trong tác phẩm nhìn thấy cái chết một cách thản nhiên, thậm chí còn cười đùa với xác chết. Với Kiên trong Nỗi buồn chiến tranh (Bảo Ninh), chiến tranh là kí ức không phai mờ về những điều khủng khiếp đối với con người. Trong những giấc mơ, Kiên vẫn nhớ đến việc anh “hành quyết” những tên thám báo. Không nghe van xin, không cần những thông tin mà chúng hứa sẽ cung cấp, Kiên chỉ có một quyết định: cho bốn thằng chung một hố do chính chúng đào, bất chấp sự can ngăn của đồng đội “Một nỗi điên giận hung tàn nóng như thiêu ngút dậy trong lòng đốt cháy anh, xé anh ra.

- Câm?-Anh gầm lên, và thô bạo gí họng tiểu liên vào sát miệng Cừ-Muốn tỏ tình với chúng thì đứng vào một hàng với chúng. Tao sẽ hạ luôn cả mày. Cả mày... đấy?” [54]

Con người không chỉ bị tha hóa bởi chiến tranh. Trong cuộc sống, với mỗi con người, hoàn cảnh đều có ý nghĩa nhất định và đôi khi nó làm nên sự tha hóa.

Đi tìm nhân vật (Tạ Duy Anh) đã xây dựng những nhân vật tự biến mình thành nô lệ của cái xấu, cái ác. Đó là “mụ Cúc”- vốn là một cô gái “mơ mộng và lí tưởng, có người yêu đẹp trai”, nhưng năm 14 tuổi ra phố làm con sen, bị gã chủ hãm hiếp, “bị quăng quật qua hết tay thằng này đến tay thằng khác” từ đó mất đi niềm tin vào cuộc sống rồi trở thành gái điếm và chủ nhà chứa “xấu xí và lố bịch”. Thảo Miên - cô gái thiên thần trong sáng cũng vì chứng kiến cảnh mẹ mình ngoại tình với gã đào giếng mà mất niềm tin khiến cô quyết định bán linh hồn cho quỷ dữ, rồi dẫn thân vào lầu xanh, trở thành một “gái điếm cao cấp, chỉ cặp với những kẻ tai mắt, coi tiền như vỏ hến”. Trong Đám cưới không có giấy giá thú (Ma Văn Kháng), cô nữ sinh Trình vốn ngoan ngoãn, vì bệnh tật, vì bị bỏ rơi, vì nghèo đói… bỗng trở nên đáo để, chụp giật để trả thù đời. Chỉ vì tính độc đoán và nguyên tắc quá


đáng của ông bố, Núi (Sóng ở đáy sông, Lê Lựu) từ một cậu bé ngoan ngoãn, thông minh, học giỏi nhưng vì hoàn cảnh mẹ mất sớm, lo lắng cho các em mà Núi đã trở thành một tên ăn cắp, ăn trộm. Được rất nhiều sự giúp đỡ của những người tốt, Núi đã trở lại thành một người tốt, nhưng không, một lần nữa chỉ vì cái lý lịch không trong sạch lại xô đẩy Núi trở về con đường tội lỗi. Thời gian cứ thế trôi đi, tưởng chừng như Núi đã giũ bỏ được kiếp giang hồ trở về với cuộc sống làm ăn lương thiện thì việc ăn cắp của Núi một năm trước đó đã một lần nữa đẩy Núi vào tù. Thông qua câu chuyện của Núi, nhà văn muốn nói đến một thực tế: cuộc sống không có tình thương, tình thân cũng sẽ trở thành môi trường khiến con người tha hóa. Nó đặt lại vấn đề “sống trong đời sống cần có một tấm lòng” (Trịnh Công Sơn).

Xét ở khía cạnh này, những nhân vật cũng bị hoàn cảnh xô đẩy, trả thù cuộc đời bằng một lối sống buông thả, độc ác …. Họ thật đáng thương mà cũng đáng giận. Trong những sáng tác này, nhà văn muốn chúng ta nhìn nhận về môi trường xung quanh mình: cần có một thái độ tỉnh táo. Tuy nhiên, cuộc đấu tranh giữa cái tốt và cái xấu trong mỗi con người luôn gay gắt và dai dẳng. Đó cũng là cuộc chiến không bao giờ dứt. Con người vẫn luôn tiềm ẩn nguy cơ bị tha hóa, bị đánh mất chính mình.

3.2.2. Nhân vật tha hóa bởi chính bản thân

Nếu con người bị tha hóa bởi hoàn cảnh ít nhiều gợi nên sự đáng thương thì những nhân vật bị biến chất bởi chính những nhu cầu của bản thân lại mang đến sự khinh ghét và căm phẫn. Những nhân vật này xuất hiện trong thời mở cửa và tiếp tục tồn tại đến ngày nay.

Khởi đầu của thời kì đổi mới, nền kinh tế thị trường thật sự hấp dẫn với nhiều người. Tiền trở thành một thước đo trong xã hội. Không ít “con người vì cái lợi vật chất đang hèn đi, tầm thường đi” (Ma Văn Kháng). Với giọng văn mềm mại, hiền lành, nhưng quyết liệt, Ma Văn Kháng viết về những mặt trái của xã hội nhằm nhấn mạnh ma lực của đồng tiền đã làm hoại suy ý chí, tình cảm và nhân cách của con người một cách mạnh mẽ. Ma Văn Kháng khẳng định: “Lối sống thực dụng chạy


theo đồng tiền là một hoàn cảnh lắm vi trùng làm cho con người ta bị nhiễm một thứ bệnh mất nhân tính” (Mùa lá rụng trong vườn).

Mùa lá rụng trong vườn (Ma Văn Kháng) đề cập một thực trạng đáng báo động nữa của xã hội buổi giao thời: không ít người có lối sống ích kỷ, chỉ biết chạy theo dục vọng cá nhân, chạy theo đồng tiền, thoát ly truyền thống, phá vỡ mọi chuẩn mực đạo đức xã hội... Tất cả những điều đó đang hàng ngày, hàng giờ làm băng hoại mọi mối quan hệ gia đình. Trong gia đình ông Bằng xuất hiện hai con người nổi loạn muốn tung hê tất cả, phủ định sạch trơn mọi chuẩn mực đạo đức truyền thống là Cừ và Lý. Cừ vốn là kẻ “trong người đã có sẵn cái mầm hư hỏng”. Mọi lời khuyên bảo, dạy dỗ của ba mẹ đối với Cừ chỉ là hành động “đạo đức giả”. Trong thâm tâm Cừ “coi đạo đức là con số không vô nghĩa”, nên dù bị chửi mắng, đánh đập, dọa nạt đủ điều Cừ vẫn chứng nào tật nấy. Đi bộ đội, Cừ luôn viết thư về nhà kêu khổ để “tróc” cho được nhiều tiền của ba mẹ. Cừ lại coi việc hệ trọng “trăm năm” chỉ là “chuyện sinh hoạt vặt vãnh”. Hơn thế, sau khi để lại cho một cô gái nhẹ dạ hai đứa con, Cừ rũ bỏ trách nhiệm làm chồng, làm cha rồi rủ rê một người đàn bà khác trốn chồng cùng mình vượt biên. Kết cục của Cừ là chết nơi đất khách quê người và nỗi ân hận muộn màng. Ngoài nhân vật Cừ, trong tác phẩm, Lý là nhân vật phức tạp, có cá tính, có đời sống nội tâm phong phú được tác giả khắc họa một cách đậm nét. Nhà nghiên cứu Vân Thanh đã có những đánh giá về Lý như sau: “Nhân vật này mang nhiều nét đổi mới trong bút pháp tác giả. Đó là một phụ nữ đẹp, sắc sảo, tháo vát nhưng ít học. Khi còn trẻ, là một thiếu nữ mơ mộng, chị đã lấy một anh bộ đội hiền lành. Tự hào về sự anh dũng chiến đấu của chồng, chị đã chung thủy với chồng suốt những năm kháng chiến chống Mỹ ác liệt, đã một mình nuôi con thành người. Nhưng chị lại là một con người thích quyền hành muốn sai khiến người khác, dám đứng mũi chịu sào, tự coi mình hơn người, chị lại thích ăn diện, thích theo đòi cuộc sống xa hoa” [62, tr. 159]. Sự chiều nịnh khéo léo cùng sự sành điệu trong các ngón ăn chơi của tay trưởng phòng vật tư thoái hóa, lẳng lơ, lắm tiền nhiều mưu kế đã đẩy Lý từ chỗ không làm chủ được cám dỗ vật chất đến sa ngã, hư hỏng. Bản tính Lý là người thích quyền hành, thèm sai khiến người khác, tự coi

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 19/02/2024