Vấn Đề Giới Tính Của Các Nhân Vật Nữ Trong Sáng Tác Võ Thị Hảo


xa khi nhận ra “Thành gắn bó với cô chỉ bằng nghĩa chứ không có tình”. Nhất là khi thấy anh và cô bạn gái cùng lớp đang thầm yêu nhau, họ đẹp đôi và ở gần nhau. Vậy mà nhiều lần Thảo bảo anh rời xa cô để yêu người khác thì anh không chịu và rồi cô đã tự nguyện lùi bước, nhường Thành cho người con gái đó. Vì nếu tiếp tục yêu cô, Thành sẽ không hạnh phúc, sẽ chịu nhiều thiệt thòi. Vì yêu và mong người mình yêu được hạnh phúc mà cô đã tự nguyện hi sinh tình yêu vô bờ của mình nhường Thành cho người con gái khác và nhận về mình những thiệt thòi, những đau đớn, xót xa. Truyện Nàng tiên xanh xao lại là một người con gái giàu lòng nhân ái và đức hi sinh. Bởi cô đã tự nguyện hiến một nửa máu chảy trong huyết quản của mình để cứu sống một tràng trai xa lạ “chưa từng biết mặt, chưa từng biết tên”. Còn Khát của muôn đời ta lại gặp một cô gái có tấm lòng bao dung độ lượng, vị tha, đầy lòng yêu thương nhân ái và đức hi sinh cao cả, bởi vì cô đã không ngại gian nan vất vả, không quản cái chết, không quản hi sinh bản thân mình để đi tìm người yêu.Và nguyện trở về kiếp trước vẫn xin được làm linh hồn của cây chanh bên dòng suối cạn, để cứu giúp những người sau đó. Những nhân vật nữ bị lỡ làng, bị phụ bạc một phần bởi theo họ cuộc sống sẽ trở nên vô nghĩa nếu không có tình yêu: “Thử hỏi thế gian này không còn ai biết mình, không còn ai si mê, không còn tìm đâu ra một kẻ biết yêu…ở trong ngực mọi người chỉ còn là băng giá, chẳng còn những H'Điều không quản cái chết đi tìm người yêu thì liệu có đáng còn thế giới này chăng?” Ở truyện Đường về trần người đọc cũng sẽ gặp một người phụ nữ giàu đức hi sinh, bà đã hy sinh thân mình cả đời vì chồng, vì con, để vun vén gia đình. Qua lời kể của bà ta thấy sự chịu đựng cũng như đức hi sinh của người phụ nữ đó cho gia đình lớn lao thế nào. Sống với một nguời chồng tai ngược, quái ngở luôn hành hạ, giày vò bà cả về thể xác lẫn tinh thần, ngày thì thiu thiu ngủ nhưng khi đêm đến mẹ con bà lên giường đi ngủ thì ông “Sùng sục rít thuốc, đá thúng đụng nia và chửi rủa, chì


chiết”… Bà sống với chồng nhưng trong nỗi đau khổ, sợ hãi và chán trường để nuôi dạy các con khôn lớn, trưởng thành, để ngăn các con không được tự tử chỉ vì không chịu nổi bố, để khuyên các con tu chí làm ăn… Còn bà Diễm trong truyện Người gánh nước thuê là người trầm tính, ít nói, nhưng ẩn sâu trong dáng hình xấu xí, trái ngược với cái tên Diễm là một con người đôn hậu, giàu lòng nhân ái, biết yêu thương, cảm thông và chia sẻ với những người cùng cảnh ngộ…Nhuệ Anh trong Giàn thiêu, một tiểu thư xinh đẹp, một cành vàng lá ngọc yêu Từ Lộ bằng một tình yêu trong sáng, thiết tha được dâng hiến được hi sinh cho người mình yêu và chung thủy tuyệt đối. Nàng cũng như bao người con gái khác ước mong tình yêu kết trái chín hạnh phúc, được sống một cuộc sống yên bình. Tình yêu khắc cốt ghi tâm, ghi lòng tạc dạ của Nhuệ Anh đối với Tư Lộ đã trở thành mục đích sống duy nhất, lớn lao nhất của nàng. Vì tình yêu chân chính và trong sáng ấy mà nàng đang tâm từ bỏ mẹ cha, gia đình, tự nguyện dấn thân vào cuộc đời trầm luân khổ ải, đi theo tiếng gọi của trái tim tha thiết yêu thương. Thân gái dặm trường nàng lặn lội cất công đi tìm dấu vết của Từ Lộ ở khắp nơi với mong ước, khát khao cùng chàng đồng cam cộng khổ vượt qua kiếp nạn. Khát vọng tình yêu chân chính của Nhuệ Anh với Từ Lộ không chỉ là khát khao được sẻ chia, ghánh vác, nguyện như chim liền cánh, như cây liền cành mà còn là khát khao dâng hiến, hi sinh, sống hết mình cho tình yêu và vì tình yêu.

Các nhân vật nữ trong sáng tác của Võ Thị Hảo không chỉ hiện lên với những phẩm chất tốt đẹp đó mà còn hiện lên là những người phụ nữ với trái tim trong sáng, thánh thiện, thủy chung và cao thượng trong tình yêu. Người con gái trong Hồn trinh nữ đã chờ đợi người yêu đi lính suốt mười bẩy năm trời mà không có một chút tin tức của người yêu, đến quá lứa lỡ thì. Tình yêu của nàng dành cho chàng trai lính chiến đó thật thuỷ chung son sắc, chân thành và mãnh liệt. Chính sức mạnh của tình yêu đó đã chiến thắng thời gian.


Còn Hải trong Mắt miền tây yêu Tuấn bằng một tình yêu trong sáng, thánh thiện. Chị luôn quan tâm chăm sóc, lo lắng cho Tuấn, mặc dù bị Tuấn đối xử, đánh đập, và hành hạ tệ bạc nhưng chị vẫn tha thứ, vẫn hi vọng có thể làm thay đổi con người Tuấn bằng những bức ảnh về gia đình anh. Đó là một người phụ nữ thánh thiện và cao thượng…

Cùng những phẩm chất trên thì tính tự trọng cũng là một phẩm chất đạo đức đáng quý mà người đọc bắt gặp ở một kiểu nhân vật nữ khác, những con người tưởng chừng như xấu xa, đáng khinh bỉ, những con người sống tầng lớp dưới đáy xã hội như cô gái điếm trong Biển cữu rỗi. Mặc dù là gái điếm, một cô điếm “đã thiu, bị liệng ra bãi thải, ốm nhách và vô phương sinh sống”, trước cái nhìn đầy khinh miệt của người đàn ông đảo đèn thì cô gái điếm đó “thấy nhục và quờ tay tìm cái nón che người”…Bước đường cùng nên cô mới phải tìm đến với anh nơi đảo hoang, mong tìm được một chỗ dựa, một nơi để bấu víu những ngày cuối đời nhưng ước mong bình dị đã bị sự ích kỷ của người đàn ông đó dập tắt, không ngoài sự ghê tởm nhưng khi ân ái với cô, anh đã coi cô không khác gì một con bò. Một cô gái điếm nhưng đâu phải không có lòng tự trọng, anh đã không nhận ra“tận cùng nơi hình hài tã tượi kia vẫn còn chút lòng tự tôn của giống người”. Cô thấy nhục nhã bởi“Trong đời hành nghề của thị, thị chưa bao giờ cảm thấy đau đớn đến như thế trước sự hạ nhục của trò chăn gối. Dường như thị đang bị cầm kìm rứt từng khúc ruột”. Trong truyện Tim vỡ nhân vật nàng lại thất vọng ê chề vì những người đàn ông “chỉ dừng lại nơi làn môi, khóe mắt và thân xác hứa hẹn đầy lạc thú” của những người đàn bà, nhận ra sự thật phũ phàng được thốt ra từ chính miệng người đàn ông mà nàng vẫn gọi là chồng kia, một mình nàng quằn quại với nỗi đau và chết trong nỗi đau đó nỗi đau không chỉ của riêng nàng mà đó là nỗi đau của cả thế giới đàn bà, vậy mà nó lại chất chứa nơi trái tim bé bỏng tội nghiệp của nàng. Nhân vật Nàng trong truyện Người đàn ông duy nhất


chỉ vì là con của một gái làng chơi yểu mệnh, mà điều mong ước được sống, được yêu thương, được có người bảo vệ và che chở cho nàng như những người bình thường khác mà không thể được. Bởi“những người đàn ông tử tế không bao giờ muốn lấy con của một gái làng chơi” làm vợ, nên nàng cứ liên tiếp lấy những người chồng không như ý muốn và người sau thì thấp cấp hơn người trước. Để rồi trước sự đuổi đánh, xúc phạm của chồng nàng ở giữa chợ, lòng tự trọng trong nàng dâng lên. Nàng thấy nhục nhã và quyết tâm rời bỏ căn nhà "ma ám" mà mẹ nàng đã để lại cho nàng rồi ra đi…Như vậy nhân vật phụ nữ trong sáng tác của Võ Thị Hảo thực sự là những người có phẩm chất đạo đức tốt đẹp. Họ đại diện cho những người phụ nữ có tâm hồn trong sáng, thánh thiện, giàu lòng nhân ái, giàu đức hy sinh và hơn cả là đầy lòng tự trọng. Đó là phẩm chất của người phụ nữ Á đông nói chung và của người phụ nữ Việt Nam nói riêng, những con người giàu đức hi sinh và giàu lòng vị tha. Trong văn học truyền thống chúng ta bắt gặp không ít những người phụ nữ tài sắc đức hạnh nhưng cuộc đời vẫn đầy oan trái như Vũ Thị Thiết trong truyện Người con gái Nam Xương của Nguyễn Dữ. Hay nàng Kiều trong Truyện Kiều của Nguyễn Du…Dù có những đức tính quý giá ấy, dù nhận thức rõ sự bất công hoặc ý thức rõ về quyền được hưởng họ vẫn sống, vẫn có nó như bản năng như phẩm chất sẵn có.Viết về những phẩm chất đáng quí của người phụ nữ, Võ Thị Hảo không chỉ ca tụng mà chị còn khẳng định một sức mạnh tiềm ẩn sâu sa và mạnh mẽ của họ. Sức mạnh ấy còn hơn một lời tố cáo, hơn một sự khẳng định. Nó là chân lý, là thiên đường.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 128 trang tài liệu này.

2.2.3.Vấn đề giới tính của các nhân vật nữ trong sáng tác Võ Thị Hảo

“Giới tính luôn bị quy định bởi truyền thống văn hóa tập tục, giáo dục, tôn giáo, chính trị…nghĩa là toàn bộ những gì ta cảm thấy qua cách nhìn nhận của một cá nhân hay tập thể về tính cách nam- nữ. Và vấn đề giới tính thực chất là vấn đề thể hiện một hệ thống biểu trưng hay hệ thống ý nghĩa nối

Nhân vật nữ trong sáng tác của Võ Thị Hảo - 10


liền các giống với những nội dung văn hoá tương ứng với những giá trị và đẳng cấp xã hội tương ứng”[2]. Trước kia do hoàn cảnh văn hoá xã hội, do mô thức đạo đức phong kiến đã khống chế tư duy của người viết nữ Việt Nam trong một thời gian dài, từ ảnh hưởng của đạo Khổng, Mạnh và Phật giáo đến tinh thần thanh giáo của chủ nghĩa xã hội. Chính vì vậy mà vấn đề giới tính cũng như đề tài tính dục ít được nói đến hay đúng hơn là bị cấm.

Trong thực tế, văn học Việt Nam trước đây vấn đề giới tính hay vấn đề tính dục luôn thuộc “khu vực đèn đỏ, vùng cấm địa” ngay cả phái nam cũng ít khi dám công khai viết. Bởi thế khi các nhà văn nữ dám công khai viết về tính dục thì đương nhiên họ sẽ bị sức ép từ nhiều phía, nam giới có, dư luận có, và ngay cả những người thân của chính họ nữa… Phẩm chất, nhân cách họ bị hạ thấp thậm chí còn bị rè bỉu, khinh bỉ với các hệ từ không mấy thiện cảm như “đĩ thõa, xấu xa, đồi trụy”…“Diễn trình giải phóng dục tính nữ trong lịch sử là một quá trình mà ở đó, giới nữ đi từ khách thể dục tính đến chủ thể dục tính. Tính dục của giới nữ đi từ quan niệm như là nghĩa vụ và thiên chức(làm mẹ) chuyển sang như là đam mê và quyền lực (cái đẹp). Vai trò người đàn ông cũng chuyển hóa từ kẻ thống trị và chiếm đọat, trở thành một đối tác…[55]. Tuy nhiên không nên đồng nhất giải phóng tính dục với nữ quyền mà tính dục chẳng qua chỉ là một công cụ để các nhà văn nữ “bung thoát” ra khỏi vòng kim cô bất bình đẳng về giới trước đây, để họ dám bày tỏ, cũng như dám nói những điều mình mong muốn, những khát vọng bản năng thầm kín, dám thật với cảm giác của mình.

Văn học sau 1975 nhìn nhận con người ở góc độ thế sự, đời tư được đặt trong quan hệ với cuộc sống hàng ngày, với nhiều lo toan, nhiều va đập của cuộc sống. Bởi vậy con người cũng được bộc lộ hết mình với nhiều mặt tính cách và ngày càng trở nên bí ẩn hơn, phức tạp hơn. Trong mạch chảy chung ấy của văn học đương đại, sáng tác của Võ Thị Hảo cũng khai thác con người


cá thể, ở đó các nhân vật được đặt trong nhiều khía cạnh khác nhau của đời sống. Họ xuất hiện với tất cả các mặt tốt- xấu, cao cả- thấp hèn…với tư cách con người trần thế của mình, dám nói những điều mình muốn, mình nghĩ…Vì trong xã hội dân chủ mỗi người được tự do sống với niềm tin cá nhân của mình, được quyền khẳng định vị thế, giá trị, nhân cách của mình và nó còn được thể hiện ở “sự trỗi dậy của tình dục như một cách giải toả những ẩn ức bị đè nén bấy lâu” [55], ở khát vọng tình yêu trần thế, ở sự chủ động trong tình yêu trong hạnh phúc cá nhân, đó chính là sự biểu hiện một ý thức sâu sắc về nữ quyền trước vấn đề tình dục. Họ, những người phụ nữ luôn khát khao yêu thương, căng đầy sức sống phồn thực, sẵn sàng quẫy đạp để thoát ra khỏi sự cầm tù của những khuôn khổ chật chội, của những định kiến xã hội, của những tập tục hay mô thức đạo đức phong kiến. Nàng Sải trong Con dại của đá và tiểu thư Nhuệ Anh trong Giàn thiêu là những người phụ nữ như thế. Khát khao yêu thương, họ yêu bằng một tình yêu thiết tha trong sáng, bằng niềm đam mê mãnh liệt. Khi yêu họ không còn cái mặc cảm, e dè, sợ hãi, không còn sợ sự trói buộc của gia đình, xã hội hay những tập tục, cũng như giáo lý phong kiến ngăn cản. Họ sẵn sàng yêu và chấp nhận vượt qua tất cả để đến với người mình yêu, họ dám sống thật với chính cảm xúc khát khao của mình, dẫu biết rằng cái kết cục của những mối tính ấy không mấy tốt đẹp nhưng vẫn chủ động yêu, sẵn sàng làm tất cả để giành và giữ tình yêu ấy. Nàng Sải trong Con dại của đá và Nhuệ Anh trong Giàn thiêu đều bỏ trốn trong đêm tân hôn. Sải thì tìm đến nhà người yêu, đòi người yêu đưa mình bỏ trốn, thấy Sải hắn nói “Đến đấy làm gì? đêm nay phải ngủ với chồng mới chứ! Hắn nói rồi ôm Sải. Đôi tay đã đặt trên ngực nàng, sờ sẫm”…Con dại của đá. Còn Nhuệ Anh một tiểu thư xinh đẹp, một cành vàng lá ngọc, con quan ngũ phẩm Tôn Trinh, được hứa hôn và yêu Từ Lộ bằng một tình yêu trong sáng, thiết tha. Nàng khao khát được hiến dâng, hi sinh và thủy chung tuyệt


đối với người mình yêu. Vì tình yêu sâu nặng đó mà nàng dám bỏ Lý Câu- công tử duy nhất của Diên Thành hầu Hoàng thân, trong đêm hợp cẩn của lễ tiểu đăng khoa và đang tâm từ bỏ cả cha mẹ, gia đình để đi theo tiếng gọi con tim. Để được hiến dâng, được thụ hưởng niềm hạnh phúc tột cùng trong men say tình yêu khi hai trái tim, hai tâm hồn, hai thể xác hòa quyện làm một. Đó là dây phút thăng hoa tuyệt diệu nhất của tình yêu và cũng là niềm hạnh phúc duy nhất có được trong đời nàng:“Nàng run rẩy áp cặp môi trinh nữ lên vùng ngực nóng hổi trong mưa của chàng. Cái mùi đàn ông lạ lẫm, đắng ngắt, bạo liệt như đá rừng rực tỏa hơi nóng dưới ánh nắng mặt trời pha lẫn hơi mưa tươi tắn và trinh khiết khiến nàng ngây ngất chợt như lả đi, chợt lại như lạc vào cõi phiêu bồng. "Từ Lộ… Em là vợ chàng!". Thân thể của Nhuệ Anh quằn quại trong những tiếng lắp bắp đứt đoạn tắc nghẹn, theo những giọt máu đỏ ứa ra từ trong tim…Một cảm giác nghẹn ngào lan tỏa cùng với nỗi lòng chan chứa biết ơn người đã mang lại cho nàng niềm khoái lạc mêng mang và nỗi đau đớn trần thế kỳ diệu”.[15,tr.211-212]. Sải và Nhuệ Anh là những người phụ nữ dám sống thật với những cảm xúc khát khao của mình. Điều này cho thấy ý thức cá nhân, yếu tố riêng đã "cựa quậy" để thoát ra khỏi những ràng buộc cố hữu.“Đây không phải là điều dễ thấy trong hình ảnh những người phụ nữ trước đây, khi mà gánh nặng“tam tòng”còn đè nặng lên vai. Từ đó đã dần hé lộ ra những dấu hiệu ý thức“nữ quyền” một cách kín đáo nhưng không kém phần quyết liệt”[55].

Tình yêu vốn rất đa dạng và phong phú, không chỉ ở lứa tuổi, ở tầng lớp người yêu mà còn muôn hình vạn trạng, muôn vàn cung bậc khác nhau. Nếu trước đây ta chỉ quen nghe đến những tình yêu lý tưởng, tình yêu cao thượng hay tình yêu đau khổ, thì nay những hình dung từ đó đã trở nên “lỗi thời” và người ta nghe thấy nhiều hơn những tình yêu phút chốc, tình yêu bản năng, tình yêu bồng bột, tình yêu tự do…Nhà văn Võ Thị Hảo cũng đã khám phá


tình yêu ở nhiều đối tượng, từ những cảm xúc của cô gái mới lớn trong Vườn yêu đến tình yêu của một cô gái mù loà tưởng như không thể có tình yêu trong Làn môi đồng trinh. Đặc biệt nhà văn còn khám phá tình yêu ở một góc độ trái với truyền thống trong Tình yêu mây trắng với thái đột trân trọng, đồng cảm. Phải nói rằng, chưa bao giờ trong văn học nói đến tình yêu lại đề cập đến vấn đề dục vọng cá nhân nhiều như thế và vấn đề tính dục được khai thác cặn kẽ, mạnh bạo khiêu khích hơn bao giờ hết. So với các cây bút nữ cùng thời, trong sáng tác của Võ Thị Hảo vấn đề bản năng được đề cập và thể hiện cũng khá táo bạo. Sống với bản năng của mình, lòng dục quá lớn, nên nhân vật của chị dễ mắc phải lỗi lầm, những người phụ nữ đến với những tình yêu chớp nhoáng, phút chốc, hay đổi chác hoặc ngoại tình…Như người vợ anh lính gác đèn nơi đảo hoang trong Biển cứu rỗi chị tìm đến những mối tình,“ những cuộc giao hoan vội vã” bởi chiến tranh “cả làng trắng đàn ông”,bởi trong khi tạo hóa sinh ra đàn bà chỉ để làm chiếc dây leo đẹp quấn yểu điệu quanh cây đại thụ- người đàn ông. Chị cũng có những khát khao bản năng thầm kín, những ham muốn như bao người khác, chỉ có điều chị dám sống thật với những cảm xúc những ham muốn đó, dám là chính mình, chấp nhận khi hạnh phúc dở dang, gia đình tan vỡ. Khao khát một tình yêu đích thực, đôi khi người phụ nữ trong sáng tác của Võ Thị Hảo nhẹ dạ tới mức ngây thơ và thậm chí ảo tưởng như người Dì trong Vườn yêu, nàng Sải trong Con dại của đá, người vợ Thanh trong Phúc Lộc Thọ lên trời… đã chạy theo tiếng gọi của ái tình để rồi phải đón nhận những kết cục không mấy tốt đẹp: tình yêu dang dở, hạnh phúc gia đình tan vỡ, thậm chí họ còn phải trả giá bằng cả mạng sống của mình.

Những ham muốn bản năng trong sáng tác của Võ Thị Hảo, ta có thể bắt gặp đâu đó trong cuộc sống đời thường, được nhà văn nói đến với hai thái độ khác nhau, vừa trân trọng, vừa phê phán. Mỗi cá nhân có quyền được sống

Xem tất cả 128 trang.

Ngày đăng: 18/09/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí