những thành tựu mà triều vua Lê Thánh Tông đạt được đã được sử sách ghi nhận‖; ―Lê Thánh Tông rất coi trọng giáo dục, chấn chỉnh và mở mang chế độ học và thi. Thời Lê Thánh Tông là thời thịnh đạt nhất của nền giáo dục và thi cử phong kiến‖; ―Chúng ta có thể đồng tình hay không đồng tình với những lời ca ngợi, nhất là cách so sánh của các sử thần triều Lê, nhưng những thành tựu và cống hiến của Lê Thánh Tông thì đã được chứng thực qua nhiều nguồn sử liệu…‖ [30; tr.159 - 161]. Duy nhất sử gia Trần Quốc Vượng ―đề nghị một cái nhìn hơi khác‖ về Lê Thánh Tông. ―Cơ sở‖ để cố giáo sư Trần đưa ra lời ―đề nghị‖ này là: nhà vua hiếu sắc, hiếu sát, đổi người họ Trần thành họ Trình, lạm sát tù binh Chiêm, độc tôn Nho ―quá quắt‖, không khoan dung với tín ngưỡng dân gian…Tuy nhiên, nói cho công bằng thì nhiều ―dẫn chứng‖ trong số đó không tiêu biểu cho những điều đáng phê phán về một ông vua, lại là những ―tỳ vết đương nhiên‖, ―có thể chấp nhận được‖…của bất kỳ hoàng đế nào (cấu trúc xã hội quân chủ tạo cho hoàng đế ―siêu quyền lực‖ và rất nhiều cung phi, sao ―người ta‖ không hiếu sát, hiếu sắc?). Trần Quốc Vượng đứng trên lập trường khách quan khoa học để đánh giá toàn diện chứ không chỉ thuần túy ―tô hồng‖ đối tượng nghiên cứu…
Với một số học giả nước ngoài từng để ra nhiều công phu, tâm huyết nghiên cứu Việt Nam, Lê Thánh Tông là hoàng đế có vị trí sáng giá trong lịch sử. Trong cuốn Từ điển lịch sử Việt Nam xuất bản năm 1989, tác giả Wiliam J. Duiker xem Lê Thánh Tông là ―hoàng đế vĩ đại nhất của thời Hậu Lê (1428 - 1788)‖, có nhiều cống hiến to lớn đối với lịch sử và văn hóa dân tộc. Tác giả đã so sánh sự nghiệp của Lê Thánh Tông với Sejong Đại đế (1397 - 1450), nhà vua thứ tư của triều đại Choson trong lịch sử Triều Tiên; với Tokugawa Iemitsu (1603 - 1651), tướng quân thứ ba của triều đại Tokugawa trong lịch sử Nhật Bản [60; tr.59].
Vẫn bắt nguồn từ ―cảm hứng‖ so sánh, Nicholas Tarling trong cuốn Lịch sử Đông Nam Á - do Đại học Cambridge biên soạn - đã so sánh Lê Thánh Tông với Paramatrailokanat, ông vua đầyquyền lực của triều đại Ayutthaya (1351 - 1782): ―Cả hai đều là những nhà tập quyền mạnh mẽ, họ đã tuyên truyền và chế định luật pháp (…) khẳng định mọi tầng lớp xã hội đều dưới sự trị vì của họ, đồng thời các tầng lớp đó cũng xác định được địa vị của mình trong một cơ chế quan liêu và thể chế phù hợp‖. Trước đó, Nicholas Tarling luận về Lê Thánh Tông: ―Những cải cách về tư tưởng, luật pháp, nông nghiệp thời Lê Sơ do ông thực hiện đã thiết lập nên chính quyền quan liêu và trở thành khuôn mẫu cho các nhà cầm quyền Việt Nam suốt năm thế kỷ sau đó. Đây là thời kỳ phát triển chưa từng thấy của nền học thuật và văn hóa: các tác phẩm quan trọng về thi ca, văn hóa dân gian, lịch sử, luật pháp và về chính quyền đã được biên soạn, chấn hưng‖[60; tr.59 - 60]. Các sử gia nước ngoài nhấn mạnh tính chất tập quyền và thể chế quan liêu mà Lê Thánh Tông thiết lập cho cả lịch sử chế độ phong kiến Việt Nam.
Với Britannica - một trong những bộ từ điển đồ sộ, giá trị nhất của học giới phương Tây thì Lê Thánh Tông ―là nhà cầm quyền vĩ đại nhất của thời kỳ Hậu Lê (1428 - 1788) ở Việt Nam. Mặc dù những năm đầu cầm quyền, Lê Thánh Tông đã dành nhiều tâm sức để đấu tranh giành quyền lực, nhưng sau đó từng bước ông đã tạo dựng những cơ sở cho việc củng cố sức mạnh của chính quyền. Lê Thánh Tông đã thiết lập một chế độ hành chính tập trung theo mẫu hình Trung Hoa và mở rộng nền thống trị của triều đại xuống phương Nam‖ [60; tr.60]…
Nhìn chung, ở thời hiện đại, phần đông các học giả, sử gia trong nước và quốc tế đều đánh giá cao phẩm chất hoàng đế của Lê Thánh Tông trong bối cảnh xã hội quân chủ truyền thống ở Việt Nam cũng như khu vực. So sánh vị vua thứ tư nhà Hậu Lê với những vương triều hùng mạnh, thịnh đạt nhất Triều Tiên (Sejong Đại đế thời Choson), Nhật Bản (Tokugawa Iemitsu thời Tokugawa) hay Thái Lan (vua Paramatrailokanat triều Ayutthaya)…thì quả là không còn đánh giá nào cao hơn dành cho Thánh Tông Thuần hoàng đế. Thậm chí, có thể hiểu, cách so sánh ấy gián tiếp khẳng định: Lê Thánh Tông và thời đại của ông đã đạt đến các giá trị kinh điển, phổ quát của toàn nhân loại. Như John Kremers Whitmore, sử gia Mỹ từng chuẩn bị tinh thần ―trừ hao‖ bớt đi những tán tụng ―hào phóng‖ về các ông vua ―không nên hy vọng ở bất cứ một sự mô tả kém rực rỡ nào về một hoàng đế từ sử sách của triều đình‖, nhưng rồi John Kremers Whitmore phải thừa nhận
―sự mô tả về Lê Thánh Tông vượt quá những sự mô tả các hoàng đế trước‖ [60; tr.60].
Không còn nghi ngờ gì nữa, dù sau Lê Thánh Tông mấy mươi năm, nhà ―nhuận Mạc‖ từng có thời gian ngắn xây dựng được xã hội ―giàu mạnh, văn minh‖ với lệnh cấm người các xứ trong, ngoài không cầm giáo mác và dao nhọn, người đi đường không nhặt của rơi, cổng ngoài không phải đóng, được mùa liên tiếp, trong cõi tạm yên…thì xét một cách toàn diện (cả nhân tâm, đồng thuận quân thần phụ tử), xã hội Đại Việt những thập niên cuối thế kỷ XV mới là mẫu mực của thời đại quân chủ truyền thống trên đất nước ta. Thật hiếm thời điểm non sông Đại Việt có một vị hoàng đế có những phẩm chất mà thần, người và Nho giáo đều trông mong; lãnh đạo đất nước suốt một thời gian dài với vô số thành tựu rực rỡ. Đương nhiên, lịch sử cũng đã chỉ ra cái quy luật tất yếu: không có hôn quân hay minh quân ―toàn phần‖ (―hôn quân‖ kiểu Lê Tương Dực còn biết phong cho Nguyễn Trãi là Tế văn hầu; ―minh quân‖ đến đâu cũng ít nhiều có tỳ vết) và không triều đại nào bất khả bại vong - như điều nhà nghiên cứu Trần Nho Thìn từng đề cập đến ý thơ Nguyễn Du Trải qua một cuộc bể dâu mang ―sắc thái dự báo về sự vận động trong tư tưởng xã hội của Nho gia Việt Nam hướng đến hoài nghi mô hình đức trị: triều đại nào cũng nhận mình là
thuận theo thiên mệnh, cũng tuyên bố nhân nghĩa, song không có triều đại nào tồn tại ngàn năm‖. Năm 1497, Lê Thánh Tông băng hà, nhà Hậu Lê ―gắng gượng‖ tồn tại thêm chẵn 30 năm trước khi Mạc Đăng Dung tiến hành ―chính biến‖ năm 1527. Sẽ là bất hợp lý nếu nói Thiên Nam động chủ hoàn toàn ―vô can‖ trong thảm họa mà đám con cháu ông phải gánh chịu - vì ―Họa phúc hữu môi phi nhất nhật‖ (Họa phúc có nguồn phải đâu một ngày) - song không vì thế mà không đánh giá đúng mức cái gọi là kỷ nguyên Lê Thánh Tông, đỉnh cao nhất trong lịch sử - văn hóa Đại Việt truyền thống. Đó là cái ―lý‖, là ―cơ sở‖ để chúng tôi cho rằng: Lê Thánh Tông là vị hoàng đế lỗi lạc nhất của nghìn năm chế độ quân chủ Việt Nam. Ông không chỉ ―trí dũng có thừa‖ mà còn
―trầm tích‖, hiện thân cho những giá trị văn hóa tinh thần bất biến: trọng văn học, khoa cử, biết sử dụng người tài, xây dựng một xã hội quân chủ văn minh với tinh thần thượng tôn pháp luật. Cần nói thêm, trong số mấy mươi hoàng đế lần lượt xuất hiện, thay thế lẫn nhau trên sân khấu chính trị Đại Việt suốt mười thế kỷ, không phải không có người đã có thể mang tầm vóc của Thiên Nam động chủ, song vì nhiều lý do (―thời thế thế thời‖ hay quỹ thời gian giữ ngôi quá ngắn hoặc không được lòng người…), họ đành bỏ lỡ ―cơ hội‖ trở thành vị minh quân ―gần đạt tới sự trọn vẹn‖ như ông vua thứ tư thời Lê Sơ. Thánh Tông Thuần hoàng đế ngoài tài năng - phẩm chất cá nhân, còn có sự ―trợ giúp‖ của thiên thời, địa lợi và bối cảnh lịch sử - xã hội Đại Việt nửa cuối thế kỷ XV.
Trở lên, khi viết về văn học thế kỉ XV các nhà nghiên cứu đều chủ yếu khẳng định đóng góp của Lê Thánh Tông trên hai cương vị: một vị hoàng đế và một thi nhân, một nhà văn hóa. Có người gọi Lê Thánh Tông là ―vị hoàng đế anh minh, nhà văn hóa lỗi lạc‖, có người lại khẳng định ―Lê Thánh Tông nhà nho- hoàng đế- thi nhân‖, có người xem xét ―Lê Thánh Tông nhà chính trị tài năng, nhà văn hóa lớn‖…Bên cạnh đó cũng xuất hiện những bài viết đi vào tìm hiểu cụ thể về nội dung, nghệ thuật thơ văn Lê Thánh Tông để hiểu về con người ông. Mai Cao Chương khi giới thiệu về Các tác giả tiêu biểu và Lê Thánh Tông đã nhận xét: ―trong thơ Lê Thánh Tông ít thấy những tứ thơ bay bổng, những cảm hứng phiêu dật, những suy tư thâm trầm. Trái lại, thơ ông thường vang lên những lời thuyết giáo đạo đức phong kiến, những câu tán tụng minh quân lương tướng, hiếu nghĩa trung thần. Thảng hoặc hồn thơ của ông cũng rung cảm với ánh trăng, làn gió hay thả cảm hứng bay bổng lên cõi trời nhưng rồi lại nhanh chóng trở về với những vấn đề thực tế. Thơ văn ông lại bám sát vào nhiệm vụ chính trị mà giai cấp ông đòi hỏi‖; ―thơ thiên nhiên Lê Thánh Tông… thường thiếu sự rung cảm tế nhị (…) Thơ vịnh cảnh Lê Thánh Tông thường thể hiện sự quan tâm đến cuộc đời hơn là đi tìm cái đẹp thiên nhiên thuần túy‖; ―lòng tự hào về đất nước giàu
Có thể bạn quan tâm!
- Hệ thống nhân vật và thi pháp thể hiện chúng trong văn học trung đại Việt Nam giai đoạn từ thế kỉ X đến thế kỉ XV - 1
- Hệ thống nhân vật và thi pháp thể hiện chúng trong văn học trung đại Việt Nam giai đoạn từ thế kỉ X đến thế kỉ XV - 2
- Lịch Sử Nghiên Cứu Về Ba Loại Nhân Vật Thiền Sư, Liệt Nữ, Hoàng Đế Trong Văn Học Giai Đoạn X-Xv
- Giới Thuyết Chung Về Vấn Đề Nghiên Cứu
- Đường Lối Thiền Tông Và Quan Niệm Về Ngôn Từ Của Thiền Tông
- Nhân Vật Thiền Sư Huyền Quang Tự Biểu Hiện Qua Thơ Thiền-Kệ
Xem toàn bộ 190 trang tài liệu này.
đẹp, sự quan tâm đến cuộc sống no đủ của nhân dân là một biểu hiện của chủ nghĩa yêu nước có bao hàm nội dung ―thân dân‖. Tư tưởng thân dân của Lê Thánh Tông còn thể hiện ở sự thông cảm với nỗi khổ của người dân‖…[64; tr.326-327-328-317]. Về nội dung thân dân trong sáng tác của Lê Thánh Tông, Bùi Duy Tân cũng đã nhắc đến trong bài viết Lê Thánh Tông- vị hoàng đế anh minh, nhà văn hóa lỗi lạc, một văn hào dân tộc (trong cuốn Lê Thánh Tông- tác giả tác phẩm. NXBGD, H- 2007). Có thể kể thêm về hướng tiếp cận con người Lê Thánh Tông trong đối sánh với văn hóa, tôn giáo, Nho học…của tác giả Trần Thị Băng Thanh (Lê Thánh Tông và các mối “dị đoan‖); Phan Đại Doãn (Lê Thánh Tông và Nho học, Nho giáo), Vũ Ngọc Khánh (Đường vào thế giới folkore của một ông vua)…
Tuy chưa có một bài viết chuyên sâu về phân tích con người Lê Thánh Tông trong thơ nhưng những ý kiến nhận xét, đánh giá trên đây đã phần nào chỉ ra đặc điểm con người nhà nho Lê Thánh Tông trong thơ văn. Chúng tôi sẽ tiếp thu định hướng này làm cơ sở để phân tích cái tôi trữ tình trong thơ Lê Thánh Tông.
Nhìn chung, tuy đã có nhiều nghiên cứu về nhân vật trong các tác giả và tác phẩm cụ thể ở giai đoạn văn học này, nhưng hầu như chỉ là những khảo sát riêng lẻ, đặt vấn đề nghiên cứu các nhân vật theo hệ thống có tính nhân học văn hóa như luận án của chúng tôi hầu như chưa có. Về cảm hứng nghiên cứu, như trên đã nói, thường đi vào cảm hứng ngợi ca một chiều mà chỉ ca ngợi thì không đủ tính khách quan và nhiều nghiên cứu từ góc độ chính trị, nặng lập trường giai cấp, dân tộc. Những ý kiến như của Trần Quốc Vượng nói thẳng về Lê Thánh Tông còn rất hiếm hoi (Trần Quốc Vượng cho rằng vua Lê là người ―hiếu sát‖, ―hiếu sắc‖?). Bởi thế cần nghiên cứu toàn diện, khách quan về từng loại mẫu hình nhân vật.
1.1.2. Nghiên cứu về thi pháp tả nhân vật văn học trung đại
1.1.2.1. Về nhân vật thiền sư
Nghiên cứu thi pháp nhân vật thiền sư trong thơ thiền:
Việc nghiên cứu thi pháp nhân vật đã khiến cho thơ thiền được khai thác sâu hơn trên nhiều bình diện, trong đó nổi bật là sự biểu hiện con người thiền sư trong thơ. Nguyễn Phạm Hùng trong chuyên luận Thơ Thiền Việt Nam- những vấn đề lịch sử và tư tưởng nghệ thuật (NXBĐHQG, H- 1998) đã cho rằng ―con người trong thơ là con người lưỡng thể, nó là sự hợp nhập của con người phật giáo và con người cá nhân. Mục đích chính của thơ thiền là sáng tạo nên hình tượng con người tôn giáo‖ [54; tr.65]. Và theo tác giả chuyên luận thì con người tôn giáo có những đặc tính như con người tự do, con người vô ngã, con người vũ trụ…Còn con người cá nhân thường được nói tới trong thơ thiền là ―con người có trí tuệ siêu việt, có bản
lĩnh, có nghị lực và sức mạnh, có thể tự mình giác ngộ chân lí một cách độc lập‖ [54; tr.70]. Như vậy, tác giả đã xác định kiểu nhân vật thiền sư trong thơ thiền với những đặc điểm riêng so với con người trong văn học thế tục. Đây là vấn đề có lẽ tâm đắc của tác giả khi từng viết Con người trong thơ thiền đời Lí (1988) và Thơ thiền trong nhà trường nhìn từ quan điểm thể loại (1992). GS. Trần Đình Sử khi nghiên cứu về quan niệm con người trong thơ thiền trong sách Thi pháp Văn học trung Đại Việt Nam (NXB ĐHQGHN, H- 2005) cũng đã đưa ra những cảm nhận tinh tế về con người trong thơ thiền ―thơ thiền trước hết là thơ của con người siêu nghiệm, đứng ngoài sinh, diệt, đau khổ (…), là con người kiên nghị, đứng trên mọi biến ảo (…), hoàn toàn xa lạ với những vấn đề cơm áo hàng ngày‖ [118; tr.170-175]. Ngoài ra còn có thể đến những bài viết của các nhà nghiên cứu khác như Nguyễn Hữu Sơn, Quang Thảo, đặc biệt là Luận án của Đoàn Thị Thu Vân: Khảo sát một số đặc trưng nghệ thuật của thơ thiền Việt Nam giai đoạn từ thế kỉ X đến thế kỉ XIV (Luận án, TPHCM- 1995), đã đi vào nghiên cứu ngôn ngữ và hình tượng con người trong thơ thiền.
Rõ ràng với cách tiếp cận từthi pháp nhân vật, thơ thiền đã được khai thác ở một tầng sâu hơn.
Nghiên cứu thi pháp nhân vật trong văn xuôi:
Đã có nhiều bài viết, công trình nghiên cứu về văn xuôi giai đoạn đầu ở phương diện thi pháp nhân vật song hầu hết chỉ là những kiến giải mang tính định hướng chung, khái quát chứ chưa đi sâu phân tích cụ thể về từng kiểu loại nhân vật nào hoặc thường đặt trong mối quan hệ với thi pháp thể loại…Các tác phẩm như Việt điện u linh, Tam Tổ thực lục, Lĩnh Nam chích quái, Thiền uyển tập anh…là đối tượng thu hút những nhà nghiên cứu văn học tên tuổi như Nguyễn Phạm Hùng, Nguyễn Hữu Sơn, Trần Nho Thìn, Trần Đình Sử, Nguyễn Đăng Na, Nguyễn Đổng Chi…
GS.Nguyễn Đổng Chi trong phần viết Văn học chữ Hán (sách Sơ thảo Lịch sử VHVN, quyển II. NXB V- S- Đ, H- 1958) đã xếp Thiền uyển tập anh, Tam Tổ thực lục vào thể tài ―loại sử và truyện‖. Ông xem đây là hai bộ sử về tôn giáo. Còn Việt điện u linh, Lĩnh Nam chích quái được GS xếp vào thể tài ―truyện cổ‖. Trong khi giới thiệu hai tập truyện này nhà nghiên cứu cũng đã đề cập đến vấn đề nhân vật, ý nghĩa và cách thức biểu hiện. Với Việt điện u linh: ―Đáng chú ý nhất là hành động cũng như ngôn ngữ của những nhân vật trong các truyện phần nhiều tỏ ra chịu ảnh hưởng nặng của luân lí quan và nhân sinh quan Nho giáo (…). Hầu hết các thần đều là những nhân vật có bản chất trung tính, ngay thẳng, chung thủy (…), tác giả có ý muốn khôi phục lại lịch sử của một số nhân vật lịch sử hoặc truyền kì bị mai một trong thời Bắc thuộc (Bố Cái Đại Vương, Trưng Trắc
Trưng Nhị, Cao Lỗ, Lí Phục Man, Long Đỗ…) vì thế lối viết của Lí Tế Xuyên thiên về chép sử hơn kể truyện…‖ [10; tr.46]. Với Lĩnh Nam chích quái, GS khẳng định đây là ―tập truyện thần thoại và cổ tích Việt Nam‖. Tác phẩm có thể phân chia thành hai loại: một loại truyện có tính chất đấu tranh giữa người với thiên nhiên; một loại truyện có tính chất đấu tranh giữa người với người…
Nếu như GS. Nguyễn Đổng Chi đi vào phân loại và giới thiệu các tác phẩm văn xuôi và chỉ ra cách thức biểu hiện của nhân vật qua ngôn ngữ, hành động thì PGS. Nguyễn Đăng Na khi trình bầy Quan điểm và phương pháp biên soạn “Việt điện u linh” của Lí Tế Xuyên (TCVH, Số 1- 1986) đã chỉ ra yếu tố nội dung tác phẩm ẩn chứa trong hình thức thể loại, từ đó khái quát lên những đặc điểm cơ bản của các kiểu nhân vật trong mỗi thể loại. Ông cho rằng ―nếu trong VHTĐ hình thức thể loại là một phạm trù cơ bản chủ đạo thường xuyên được nêu lên ở ngay tên gọi tác phẩm, thì ngược lại hình thức thể loại- tên gọi tác phẩm cũng chứa đựng nội dung phản ánh của tác phẩm. Nhan đề Việt điện u linh cũng không nằm ngoài quy luật đó…‖ [85; tr.123-124]. Quan điểm này nhìn chung là đúng đối với nhiều trường hợp các tác phẩm VHTĐ. Tuy nhiên cũng vẫn có những trường hợp soi vào lại chưa hoàn toàn chính xác. Chẳng hạn, Kim Hoa thi thoại (Truyền kì mạn lục), hai chữ thi thoại là bàn luận về thơ, tiểu luận về lý luận thơ, song thực tế lại là truyện ngắn; Thiên Nam ngữ lục thì khái niệm Ngữ lục hay Lục không có gì giống với Tang thương ngẫu lục, Kiến văn tiểu lục của Lê Quý Đôn lại càng không phải là tác phẩm văn học… Tác giả của công trình Văn xuôi tự sự trung đại Việt Nam còn chỉ ra nội dung xác định trong hình thức khái niệm ―u linh‖: ―những u linh mà Lí Tế Xuyên viết ra hầu hết đều gần gũi, thân quen với người dân Việt thuở đó và khái niệm thần của ông hàm nghĩa chỉ những người đã mất một cách kính cẩn mà thôi…Các thần của Lí Tế Xuyên đặc biệt gắn bó với vận mệnh dân tộc, tác động trực tiếp vào lịch sử dân tộc và thúc đẩy dân tộc tiến lên. Vì vậy, các vị thần thường được truy tôn bằng những mĩ từ cao quý tiêu biểu cho truyền thống người dân Việt như Chương Tín, Sùng Nghĩa, Uy Minh, Anh Liệt, Trung Huệ, Bảo Quốc…‖ [85; tr.124]. Và khép lại bài viết, PGS tổng kết: ―Việt điện u linh đã đặt nền móng cho cả nền VXTS bằng chữ Hán sau này như Lĩnh Nam chích quái, Thiên Nam Vân lục liệt truyện, Thánh Tông di thảo, Truyền kì mạn lục và đỉnh cao là tiểu thuyết chương hồi Hoàng Lê Nhất Thống Chí…‖ [85; tr.131]. Cũng với hướng nghiên cứu thể loại nhưng PGS. Nguyễn Phạm Hùng có lẽ là người đã trình bầy một cách tập trung nhất, hệ thống
nhất về truyện thời Lí-Trần qua rất nhiều những bài viết, công trình nghiên cứu chuyên sâu như: Văn học Lí-Trần (Chuyên khảo, NXBGD, H-1993); Về cách tiếp cận truyện thời Lí- Trần (TCVH, số 2-1994); Mấy vấn đề về văn học cổ Việt Nam (Hội văn nghệ Bắc Thái xuất bản, 1993), Vận dụng quan điểm thể loại vào việc nghiên cứu văn học Việt Nam thời Lí-Trần (Luận án, Viện Văn Học, H-1995); Các khuynh hướng văn học thời Lí-Trần (NXBĐHQGHN, H-2008)…Qua những công trình này Nguyễn Phạm Hùng đã chỉ ra những đặc trưng cơ bản của truyện thời Lí-Trần như đậm chức năng ―tải đạo‖, mang nặng tính ghi chép, do đó các nhân vật chủ yếu là những nhân vật lịch sử, có thật hay được coi là có thật nhằm khắc hoạ những ―tấm gương‖, ―chân dung‖ để nêu cao và giáo huấn đạo đức.
PGS.TS. Trần Nho Thìn khi tìm hiểu Thi pháp truyện ngắn trung đại Việt Nam (VHTĐVN dưới góc nhìn văn hoá. NXBGD, H-2008) đã nói về vấn đề thi pháp nhân vật. Công trình mang tính khái quát, tổng hợp nên không đi sâu phân tích từng tác phẩm nhưng bước đầu nhà nghiên cứu cũng đã chỉ ra được những vấn đề cơ bản nhất trong việc phân loại kiểu nhân vật, thi pháp thể hiện nhân vật (nhân vật thánh nhân quân tử và nhân vật bình phàm). Trong phần thi pháp của loại truyện thánh nhân quân tử [154; tr.150-166] ta thấy PGS đề cập tới các kiểu nhân vật như danh thần, danh nho, tiết nghĩa, thế gia, bậc anh hùng, thánh nhân, vua chúa, nho gia, thiền sư…Bên cạnh đó là thi pháp miêu tả nhân vật: kể về nhân vật lí tưởng đều dùng các biện pháp nghệ thuật tô đậm màu sắc thần kì, phi thường (cụ thể là sử dụng các mô típ dị thường, phi thường liên quan đến nguồn gốc, đến thân thể, trí tuệ và cái chết); không gian và thời gian tồn tại của nhân vật…Cùng với hướng nghiên cứu này là cách tiếp cận của GS. Trần Đình Sử khi nghiên cứu Thể loại truyện chữ Hán đã xếp Việt điện u linh, Thiền uyển tập anh, Lĩnh Nam chích quái vào loại ―truyện thần linh, quái dị, anh tú‖ và cho rằng loại này ở Việt Nam ―có nguyên mẫu thể loại trong văn tự sự lịch sử Trung Quốc như tiểu thuyết chí quái đời Lục Triều hoặc truyện cao tăng có từ đời Lương đến đời Tống‖ [118; tr.286]. Nhận xét về cách thức miêu tả nhân vật trong các tập truyện, GS đã có những ý kiến gợi mở. Chẳng hạn, về Việt điện u linh: ―mỗi nhân vật ở đây sống hai cuộc đời trước và sau khi chết. Cuộc đời khi sống sơ lược, ít sự kiện. Khi thành thần thường báo mộng cho người trần. Là sách suy tôn thần linh nên phần suy tôn phong tặng ghi rất chính xác người suy tôn phong tặng là vua nên đây là hệ thống nhân vật thần linh quan phương…‖[118; tr.286]. Về Thiền uyển tập anh: ―nguyên tắc chép sử được tôn trọng theo cách lập hồ sơ về nhân vật…‖ [118; tr.288]. Về Lĩnh Nam chích
quái, GS cũng cho rằng cách trần thuật vẫn giữ lối thực lục, lập hồ sơ về nhân vật. Đặc biệt, GS đã dẫn ra sự phân tích của nhà nghiên cứu người Nga N.Niculin khi xem xét Lĩnh Nam chích quái trong quan hệ với văn học Viễn Đông, Châu Á. Cụ thể là trong Lĩnh Nam chích quái có những truyện sử dụng cốt truyện Ấn Độ như Dạ Thoa Vương (là truyện Ramayana giản lược đi); Hà Ô Lôi (trùng hợp với truyền thuyết về Krisona).
Như vậy, các nhà nghiên cứu dù ít dù nhiều, dù chuyên sâu hay mới chỉ là giới thiệu tác phẩm…khi tiếp cận theo hướng thi pháp nhân vật cũng đã đề xuất những cách hiểu, những cách triển khai mang ý nghĩa khoa học đối với phân tích nhân vật, thi pháp nhân vật trong các tác phẩm văn xuôi như Việt điện u linh, Lĩnh Nam chích quái, Thiền uyển tập anh, Tam Tổ thực lục. Chẳng hạn như đã nói đến mô tip xây dựng nhân vật…Tuy nhiên cũng chưa phổ biến, chưa tập trung, nhất là chưa chỉ ra rõ ràng liên hệ giữa nghệ thuật tả nhân vật (văn xuôi) và sự biểu hiện nhân vật (thơ) với kiểu người mà tác giả muốn thể hiện….
1.1.2.2. Về nhân vật hoàng đế
Đối với Lê Thánh Tông về hướng nghiên cứu này có thể kể đến những cách tiếp cận khác nhau của các nhà nghiên cứu. Trước hết là lời nhận xét ngắn gọn của Trần Đình Sử trong cuốn Thi pháp văn học trung đại Việt Nam về hình mẫu hoàng đế-nhà nho: ―Lê Thánh Tông là một người hùng theo mẫu hình nho quân…Ông tận tâm, trau đức, sửa mình, giữ lễ, phát triển đất nước toàn diện và cũng sống rất mực phong lưu, vận sự‖ [118; tr.186]. Bên cạnh đó là sự khẳng định vai trò, vị trí của Lê Thánh Tông đối với Hội Tao Đàn và giá trị tập thơ Hồng Đức Quốc âm thi tập. Có thể kể đến những bài viết chuyên sâu: Lê Thánh Tông- vị nguyên súy sáng tác văn học và chỉ đạo sáng tác văn học (Bùi Văn Nguyên); Lê Thánh Tông và Hội Tao Đàn (Nguyễn Đổng Chi); Hội Tao Đàn- Quỳnh uyển cửu ca và vai trò của Lê Thánh Tông; Hồng Đức Quốc âm thi tập- một tác phẩm lớn của văn học tiếng Việt thế kỉ XV (Bùi Duy Tân); Lê Thánh Tông và bộ Hồng Đức Quốc âm thi tập (Trương Chính); Hồng Đức Quốc âm thi tập và Thập giới cô hồn ngữ văn (Nguyễn Hồng Phong) [30]. Những cách tiếp cận về nội dung, nghệ thuật, cảm hứng trong thơ Lê Thánh Tông cũng là điểm nhấn trong hướng nghiên cứu này. Nguyễn Hữu Sơn đi vào tìm hiểu Lê Thánh Tông- đời thơ và những dấu hiệu trữ tình. Phạm Tú Châu khai thác Thiên nhiên trong thơ chữ Hán Lê Thánh Tông. Mai Xuân Hải nghiên cứu Lê Thánh Tông và thơ chữ Hán. Ninh Viết Giao cảm nhận Tính hoành tráng qua những bài thơ Lê Thánh Tông