Thế giới nhân vật trong tiểu thuyết Việt Nam thời kỳ đổi mới - 9


mình là quan trọng, là hơn người. Từ ngày có Phượng chuyển về, vai trò của Lý trong gia đình giảm dần. Tệ hại hơn, sự tin cậy của mọi người đối với chị cũng không được như xưa. Chị như kẻ cùng đường, xù lông xù cánh chống trả: “Đối đáp bốp chát, ăn miếng trả miếng, chửi vỗ mặt nhau đanh đá hàng tôm hàng cá, thơn thớt dựng chuyện, vu khống đê tiện một cách nanh ác”. Những nét thô kệch, phàm tục do thiếu văn hóa căn bản (ngày nhỏ mồ côi, không được học hành) trong Lý bộc phát ra hết, vì thế lúc này con người chị chỉ rặt những nét trâng tráo, vô liêm sỉ, bản năng và hoang dã. Đặc biệt nguy hiểm hơn, đồng tiền đã len lỏi vào suy nghĩ của các em nhỏ, kéo theo sự đổ vỡ nhân cách của những mầm non của xã hội. Đó là trường hợp của Kim Phú, Nam Giang; chị em Vàng Anh - Vành Khuyên trong Côi cút giữa cảnh đời. Chúng bắt chước người lớn cậy tiền, cậy thế của bố mẹ để bắt nạt bạn bè chửi bậy, đánh nhau, đốt nhà, cãi lại bố mẹ và hỗn láo với những người thân trong gia đình và những người hàng xóm xung quanh. Chúng ta hãy nghe chúng đối thoại với bà hàng xóm: “Bà tôi đang xới luống rau muống cuối mùa, thấy vậy, liền ngẩng lên ôn tồn bảo đứa lớn :

- Cháu Vàng Anh ơi, đừng nên nói thế. Các bác ấy là người có công có việc. Con lớn ngừng chân nhảy, vênh mặt: cái bà này, bận gì đến bà nhỉ ?

Bà tôi lắc đầu :

- Đừng cua nhà nọ rọ nhà kia thế cháu. Dẫu sao bố cháu cũng là nhân viên nhà nước.

Con bé cong mỏ :

- Phải rồi, chúng tôi đâu phải con phò ?

- Phò nào ?

- Phò nên mới theo giai, bỏ nhà bỏ cửa theo giai. Bà tôi gài tóc lên vành tai, nén giận :

- Đừng ăn hơn nói kém phải tội, các cháu ạ”

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 105 trang tài liệu này.

Là trẻ con, nhưng những đứa trẻ bị nhiễm những nét xấu ấy đều hành động lỗ mãng và có những lời nói bậy bạ, chua chát ghê gớm. Chúng thờ ơ với nỗi đau vất vả của bà cháu Duy, thóc mách và động chạm vào những nỗi lòng sâu kín của ba bà


Thế giới nhân vật trong tiểu thuyết Việt Nam thời kỳ đổi mới - 9

cháu nghèo khổ khốn khó. Ma Văn Kháng là một trong những nhà văn tiên phong trong thời kì đổi mới sớm băn khoăn, trăn trở về vấn đề tha hóa của con người trong cuộc sống mới. Tác phẩm của ông là sự cảnh tỉnh cho con người trước những nhu cầu của chính bản thân về tiền bạc.

Nhân vật chú Năm và Ba Sương trong Ăn mày dĩ vãng (Chu Lai) cũng là những con người tự đẩy mình vào con đường tha hóa. Chú Năm là Bí thư chi bộ một xã vùng ven khó khăn ác liệt. Từng là một Bí thư chi bộ có nhiều thành tích, người cán bộ lãnh đạo của Đảng ở một xã ấy đã không kiên trung đi trọn con đường cách mạng cùng đồng đội. Bom đạn, thử thách khốc liệt và sự hi sinh của đồng chí đồng đội đã khiến chú Năm trở thành con người hèn nhát, bạc nhược. Chú Năm đã bỏ đội ngũ về cứ Bù Chao của những người trốn lính - những con người chẳng theo địch cũng chẳng theo ta, chỉ lo kiếm ăn và bảo toàn mạng sống của mình. Sự đào ngũ ấy tuy chưa trở thành phản bội nhưng cũng cần phải lên án.

Nhân vật Ba Sương (Ăn mày dĩ vãng) từng trở thành huyền thoại của những cánh rừng hậu cứ. Với vẻ đẹp đầy nữ tính làm dịu mềm những đau thương của chiến tranh, với lòng dũng cảm và những chiến công, Ba Sương từng là nhân vật chính diện mang tính lí tưởng. Nhưng rồi từ một tình huống éo le, trớ trêu của chiến tranh, Ba Sương tưởng chết rồi đã sống lại cùng cái tên mới Tư Lan. Nhưng đó chỉ là sự sống lại của thể xác, nhân cách của một Ba Sương ngày trước đã chết thật rồi. Vinh quang giả tạo, quyền lực và cuộc sống phồn hoa cùng với sự tác động, quyến rũ của Địch, Ba Sương đã thay đổi để chối bỏ chính mình, chối bỏ cả một quá khứ bi hùng, tiếp tay cho kẻ xấu làm chuyện phi pháp, tổn hại lớn cho nhân dân, cho đất nước.

Đám cưới không có giấy giá thú (Ma Văn Kháng) phản ánh sâu sắc về những con người bị cơn lốc ham muốn vật chất cuốn đi trong nền kinh tế thị trường. Bên cạnh các nhân vật trí thức bị tha hóa còn có lớp người lãnh đạo quan liêu bao cấp. Nhân vật Xuyến, Trình, Quỳnh, Thảnh, thầy Thuật đã bị đồng tiền mua chuộc. Họ dùng đồng tiền để đánh đổi tình cảm. Sống trong dục vọng, dần dần họ trở nên bị tha hóa nhân cách. Cẩm, Dương, Lại là ba nhân vật “kì khôi” trong tác phẩm này. Hãy nghe bài giảng của Cẩm để ta thấy hắn là người như thế nào.


“Học trò: Thưa thầy, tại sao Nguyễn Du viết “vầng trăng ai xẻ làm đôi”? Thầy Cẩm: Thế mới hay chứ!

Học trò: Thế thưa thầy vì sao lại “nửa in gối chiếc”? Thầy Cẩm: Thế thì mới gọi là thơ chứ!

Học trò: Thế còn “nửa soi dặm trường” là thế nào ạ?

Thầy Cẩm: Cái cậu này dốt bỏ mẹ! Thế thì mới gọi là đại thi hào Nguyễn Du chứ [33, tr. 123].

Sự ngu dốt cùng thói ham quyền vụ lợi khiến Cẩm ngày càng trượt dài trên con đường tha hóa. Cẩm vu oan hãm hại Tự, ông Thống khiến người bị suy nhược, người phải bị tâm thần. Sự tha hóa của Cẩm đi từ sự ngu dốt đến thói đố kị với những con người có tài năng và cuối cùng dồn đẩy người hiền lành vào kết cục bi thảm.

Cùng với Cẩm, Dương giữ chức Bí thư Chi bộ suốt 15 năm với 30 năm tuổi Đảng, luôn tự hào mình là đỉnh cao thường hay nói về chủ nghĩa Mác – Lênin nhưng không hiểu Lênin là ai, là một người hay hai người. Dương nhìn cuộc đời, nhìn con người, nhìn mọi việc rất vô lối và khắt khe nghiệt ngã, luôn nói câu cửa miệng: “Theo quan điểm toàn diện”, “xét theo quan điểm toàn diện”, … quen thuộc như một “bửu bối vạn năng trong lý luận” để phê phán người khác “Dương tự coi mình là vị lãnh tụ anh minh của tập thể”. Thực tế thì “Dương bị chức trách của mình lừa mình. Ông đồng hóa ông với chức vụ và càng thâm niên đảm nhiệm chức vụ đó, ông càng xa cách con người bình thường tự nhiên. Hay quan trọng hóa là đặc điểm của người ít học. Lên mặt, cường điệu vai trò của mình là thói tật của kẻ kém phát triển trí tuệ. Kém phát triển trí tuệ, thiếu chiều rộng, chiều sâu hiểu biết, nên trên thực tế, Dương lại phản lại ý định của mình: ông thực thi công tác đảng một cách vô cùng thông tục tầm thường” [34, tr. 159 ]. Con người Dương được Ma Văn Kháng lật xới tới tận cùng bản chất: “Tính nguyên tắc và thói máy móc, tệ giáo điều. Niềm tin vào chủ nghĩa duy tín mù quáng, ổn định và trí tuệ. Kiên trì và cố chấp, bảo thủ, đối lập nhau, tiếc thay lại cùng chung sống, núp bóng nhau, đan xen hình ảnh lẫn lộn vào nhau, ở Dương” [34, tr. 158]. Điển hình cho con người ngu dốt


nhưng thích mắng người khác, ưa giáo dục người khác là Bí thư Thị uỷ Lại. Hắn là một nét vẽ khôi hài, nguệch ngoạc về một kiểu cán bộ dốt nát, bất tài, vô học, thô lỗ, háo danh, luôn có ác cảm, đố kị với trí thức tài năng. Một lần nhân dịp lễ khai giảng, hắn cao giọng biến buổi khai giảng thành buổi huấn thị nghe thật khôi hài: “Hôm nay, thị xã ta khai giảng trường cấp ba. Rồi đây chúng ta sẽ mở trường cấp bốn, cấp năm, cấp sáu. Cũng như hiện tỉnh ta đã có giống lợn Mường Khương nhiều mỡ, rồi đây ta sẽ có giống lợn lai kinh tế, nhiều nạc, tăng trọng nhanh” [34, tr. 107]. Quay sang phía các thầy đang ngồi trên hàng ghế danh dự, hắn cũng dọa nạt, phỉ báng với ngôn ngữ bất lịch sự: “… Các anh giáo! Xin nói để các anh biết. Tầng lớp trí thức tiểu tư sản các anh chẳng qua chỉ là các cái sinh thực khí, tức là cái của thằng đàn ông, có nghĩa là xung trận, được kích thích thì nó cương cứng lên. Rồi sau đó thì cứ xìu xuống như thằng chó chết trôi…” [34, tr. 109]. Cậy thế vào Lại, những kẻ giúp việc cho hắn như công an, ban tổ chức thị ủy đã vi phạm nhân quyền mà ra sức tung hoành, phá phách. Bài dạy của Tự đã bị chúng bóp méo, xuyên tạc còn trường cấp 3 bị chúng coi là nơi làm loạn. Sách vở, nhà cửa của Tự bị lục tung, bọn chúng vu khống cho Tự là kẻ đốt trường, bị xích tay như tội phạm và bị đập bàn, đập ghế dọa nạt khiến thầy Tự nhiều khi không chịu nổi thói đê mạt, đểu giả của Cẩm, Dương và lại những kẻ bị tha hóa đến mất cả nhân tính.

Không chỉ có những kẻ ngu dốt, không được giáo dục mới tha hóa bởi quyền lực và tiền bạc, người trí thức cũng là đối tượng nằm trong nguy cơ bị tha hóa. Nhân vật trí thức đã từng xuất hiện trong văn học. Tuy nhiên, người trí thức thường xuất hiện với những bi kịch tinh thần, mâu thuẫn giữa nhân cách, lí tưởng và gánh nặng cuộc sống. Trong hai cuộc chiến, nhân vật trí thức gần như không xuất hiện. Thông thường họ xuất hiện trong vai trò của một người lính, vai trò của một công dân. Thời hậu chiến, trở về với cuộc sống đời thường, nhân vật trí thức mới được nhận diện một cách rõ ràng với những biểu hiện đầy đủ. Sự xuất hiện của kiểu nhân vật trí thức bị tha hóa càng khắc sâu thêm những bi kịch của xã hội: Những con người tưởng chừng là cứu cánh của xã hội nhưng thực tế lại đốn mạt hơn cả những kẻ thường dân. Nó còn nói lên một thực tế: đáng sợ biết bao khi những kẻ tha hóa lại là


trí thức và những kẻ có địa vị xã hội. Nhân vật trí thức tha hóa thường có học hàm, học vị, có địa vị xã hội. Tiến sĩ N trong Đi tìm nhân vật (Tạ Duy Anh) vì muốn bảo vệ lí lịch trong sáng của mình, muốn giữ cái địa vị mà mình đang có nên đã để mặc đứa em trai của mình bị chết trong thê thảm. N đã bị ám ảnh bởi cái chết của đứa em trai, nên đã tìm ra chiến trường để tìm kiếm một cái chết nhưng đây là hành động mang tính chất vụ lợi. Tiến sĩ N càng dằn vặt lương tâm thì hắn càng muốn xung trận để được chết nhưng “éo le” thay, mọi người lại nghĩ đó là hành động dũng cảm và con người này cần được nêu gương. May cho N, hắn đã không phải ra trận mà còn được cử đi học ở nước ngoài. Dường như đó cũng là một hình phạt dành cho hắn, N đã phải sống từ giả dối này kéo theo giả dối khác, và giả dối đã được đẩy lên thành cực điểm trong mối quan hệ với vợ mình. Hình phạt dành cho hắn là sự dằn vặt, hành hạ của lương tâm đến mức phát điên và đã dẫn N tới hành động: giết vợ và tự sát.

Cõi người rung chuông tận thế (Hồ Anh Thái) phản ánh sâu sắc về một cõi người tha hóa. Con người sống trong cái ác và sự trả thù. Yên Thanh là một nhân vật trở đi trở lại trong tác phẩm với một gương mặt xinh đẹp của một hoa khôi nhưng tấm lòng thì xảo quyệt, luôn chạy theo ham muốn vật chất, ham muốn đầy nhục dục mà quên đi đạo lý của con người. Do chạy theo những ham hố dục vọng cá nhân, con người trở nên thác loạn và sống trong vết trượt dài về tha hóa nhân cách.

Trong Cơ hội của Chúa, nhân vật đa phần là những kẻ ham hố. Sự “nhố nhố nhăng nhăng” của thời cuộc quả là cơ hội lớn cho những trí thức tha hóa toàn diện và “khốn nạn có gien” như Lâm, Trần Bình, Sáng. Con đường lập thân của Lâm là con đường của một kẻ “nghèo khổ từ ấu thơ, lập cập bước vào đời đã chịu nhiều gian nan khắc nghiệt” và “đã tìm thấy lối thoát trong việc học hành, phương tiện thích hợp để “thăng hoa” ra khỏi sự bần hàn”[21].Thủ đoạn tiến thân của Lâm là sự lừa dối. Để có hộ chiếu đi Hà Lan, Lâm hứa sẽ là con rể của một gia đình trọc phú... và hệ quả tất yếu là phải đá Nhã, người tình đã có mang ba tháng với Lâm. Bằng sự lừa gạt, dần dà Lâm có tất cả, trừ hạnh phúc. Khác với Lâm, “Sáng là con


một trong một gia đình được coi là thế gia. Bố Sáng nhiều năm là Bộ trưởng một Bộ quan trọng, một vị Thượng thư có nhiều bằng sau đại học nhất so với các Đại thần khác” [21]. Sáng là một chuyên gia kinh tế cũng là một con người rất am hiểu văn chương nghệ thuật. Thế nhưng, con người ấy vì quyền lợi (đang ứng cử vào Hội đồng Nhân dân thành phố) vứt bỏ người yêu khi người yêu vì bị vu khống mà bị công an bắt.

Cơ hội của Chúa đã mang đến một thực tế: quyền lực, tiền bạc … có sức mạnh ghê gớm và con người, dù là ai cũng có nguy cơ bị chúng khuất phục, biến thành kẻ tha hóa, biến chất.

Cũng trong giai đoạn này, văn học đã đề cập đến một vấn đề mới của đời sống: Sự tha hóa của một bộ phận thanh niên. Ở độ tuổi còn rất trẻ, kinh nghiệm sống ít ỏi, những thanh niên đó dễ đánh mất mình. Đàn (Hồ sơ một tử tù, Nguyễn Đình Tú) là một sinh viên sinh ra từ một miền sơn địa, đập đá để kiếm sống. Cuộc sống sinh viên ban đầu trong sáng, ngây thơ, Đàn là anh hùng giữa đường thấy việc bất bằng chẳng tha; trở thành một anh đội phó thanh niên xung kích, trừng trị những kẻ đầu gấu, chuyên xin đểu, phạt đểu. Say trong chiến thắng, Đàn trở thành nạn nhân của chính những nhu cầu quyền lực của mình: thích được người khác ca tụng, chào hỏi, trọng vọng, phục tùng … Quá trình tha hóa đơn giản từ chính những nhu cầu tầm thường của con người. Sự tha hóa khi đã bắt đầu thì khó có thể dừng lại. Đàn vào tù, giết người, trốn lên vùng núi thành đại ca, bưởng vàng và đi đến kết cục cuối cùng án tử hình. Sự tha hóa của Đàn là có nguyên nhân: Nếu trước đây, Bằng không dè bỉu cái nghèo khó của con người, không đem đồng tiền ra để trêu trọc những người nghèo như Đàn thì đã không có kẻ tử tù là Đàn.

Không có xuất thân khốn khó như Đàn, Cốc, Bóp, Phũ trong Cõi người rung chuông tận thế (Hồ Anh Thái) là ba nhân vật điển hình cho lối sống thác loạn của một bộ phận thanh niên trong xã hội hiện đại. Tác phẩm khẳng định, cái ác không chỉ nảy sinh trong chiến tranh, mang bộ mặt dễ nhận thấy của chiến tranh (cái chết của bố Mai Trừng, sự hi sinh của mẹ Mai Trừng), mà nó còn sinh sôi nảy nở bạo tợn sau hòa bình, thậm chí mang bộ mặt trẻ trung của những thanh niên. Ba nhân


vật thanh niên trong tiểu thuyết của Hồ Anh Thái là ba sắc diện khác nhau của một cái ác tinh vi: kẻ muốn thỏa mãn dục vọng, kẻ tìm cảm giác mạnh trong hành vi “bóp” đối với súc vật, kẻ theo đuổi sự trả thù bằng những hình thức dã man, ghê rợn. Tác phẩm thực tế là hồi chuông rung lên cảnh báo một cõi người tha hóa, mất nhân tính. Cõi người như vậy sẽ có ngày tận thế.

Nhân vật Sang trong Lạc giới (Thủy Anna) từ một điếm trai trở thành kẻ đồng tính nam. Nhân vật tha hóa, trượt dài trong những tội lỗi của mình: tạo dựng club đồng tính nam phục vụ nhu cầu của các loại đối tượng; không ngừng mở rộng việc làm ăn phi pháp đó. Nhưng kết cục cuối cùng, Sang bị người đàn bà (Sương) hắn quan hệ trước đây hại đến nỗi tâm thần. Hành vi của người đàn bà đó không chỉ vì Sang đã ruồng bỏ bà ta mà vì Sang đã ép cậu bé con bà ta quan hệ. Tác phẩm đã vẽ lên một bức tranh sẫm màu về lối sống của một bộ phận thanh niên thành thị. Điều này thật đáng báo động.

Có thể thấy, khi xã hội thay đổi, con người, bất kể trình độ, địa vị, tuổi tác, giới tính đều có nguy cơ bị tha hóa bởi quyền lực, tiền bạc, địa vị. Họ chà đạp lên mọi nguyên tắc đạo đức, sống thác loạn. Những nhân vật này được xây dựng thông thường theo tính chất luận đề. Bởi vậy, kết cục của những nhân vật tha hóa thường là nỗi mất mát. Người bị mất đi hạnh phúc gia đình, kẻ thì sống trong sự dằn vặt nội tâm đến hết đời, kẻ kết thúc cuộc đời trong nhà giam với án tử hình … Còn biết bao hậu quả nặng nề khác để lại cho xã hội, trong đó có tâm lí hoang mang, sự đổ vỡ niềm tin vào cuộc sống, vào con người.

Tha hóa đã, đang và sẽ trở thành bi kịch nhức nhối nhất của con người thời hiện đại. Nói cách khác, văn minh vật chất càng phát triển, khoa học càng tiến bộ thì nguy cơ rạn nứt những giá trị nhân văn, đẩy con người đến bờ vực tha hóa càng cao. Không dễ nhận ra sự bào mòn nhân cách khi mà khắp xung quanh hình như ai ai cũng thế cả. Người ta yên tâm bởi sự hậu thuẫn của đám đông để rồi mất mình lúc nào không biết.

Nhân vật tha hóa là kiểu nhân vật xuất hiện sớm trong tiểu thuyết thời kì đổi mới và tiếp tục đến ngày nay. Loại nhân vật này chứa đựng những tư tưởng tương


đối rõ ràng. Thông thường nó minh chứng cho sự tồn tại của cái xấu, cái ác trong cuộc sống. Nó đào sâu và cho thấy, có những cái xấu không do con người mong muốn và do hoàn cảnh xô đẩy nhưng cũng có những cái xấu do chính bản thân cá nhân con người tạo nên.

Có người cho rằng văn học với những nhân vật tha hóa đã nói quá nhiều đến cái tiêu cực. Người ta lo sợ một thứ văn học “minh họa” mới ra đời. Và lần này đích nhắm tới là những tiêu cực trong cuộc sống. Thực tế, những cái xấu, những kẻ tha hóa luôn tồn tại trong xã hội. Và ở mỗi một giai đoạn, nhân vật tha hóa có những đặc điểm riêng, mang đậm dấu ấn của thời đại. Nguyên nhân tha hóa cũng không giống nhau. Bởi thế, có thể nói, chân dung của các nhân vật tha hóa ít nhiều cho ta thấy một sự vận động của cuộc sống.

Sự xuất hiện và tồn tại của kiểu nhân vật tha hóa là sự thể hiện tinh thần mạnh dạn nhìn thật, nói thật - một phẩm chất đáng quý của văn chương. Chừng nào văn chương còn tinh thần đó văn chương sẽ có cơ hội đưa con người thoát khỏi những lầm lỗi, hướng đến cuộc sống tốt đẹp.

3.3. Nhân vật sám hối, tự thú

Trong phần đổi mới quan niệm hiện thực ở trên, chúng tôi đã đề cập đến một ý kiến của Nguyên Ngọc: Không gọi đổi mới mà nói là trở lại. Tinh thần của đổi mới là nhìn lại cho đúng những gì đã diễn ra. Bởi vậy, nhận thức lại là nhu cầu tất yếu. Trong sự nhận thức lại ấy, người ta chú ý đến sám hối, đến tự thú. Cũng cần phải nói thêm rằng, cơ sở cho sự xuất hiện của kiểu nhân vật này chính là sự thức tỉnh của ý thức cá nhân. Sáng tác của Ma Văn Kháng, Lê Lựu, Phạm Thị Hoài, Hồ Anh Thái, Bảo Ninh, Nguyễn Bình Phương, Tạ Duy Anh,... đều thể hiện rất rõ sự thức tỉnh ý thức cá nhân. Các nhân vật được quyền phát ngôn cho quan điểm của mình bởi những điều đó là trải nghiệm của chính bản thân họ.

Mỗi lần lịch sử bước sang một trang mới, con người lại có nhu cầu nhận thức lại những gì đã xảy ra với bản thân trong quá khứ, nhìn nhận lại quá khứ. Với người Việt Nam, chiến tranh là một nỗi ám ảnh. Chuyển sang thời bình, những người may mắn còn sống sót có cơ hội để nhìn lại quãng đời mình trong quá khứ gắn với chiến

Xem tất cả 105 trang.

Ngày đăng: 19/02/2024
Trang chủ Tài liệu miễn phí