Từ Con Người Lịch Sử, Cộng Đồng Đến Con Người Cá Nhân


những cách thức thể hiện nhân vật. Lần đầu tiên, trong văn học Việt Nam xuất hiện kĩ thuật dòng ý thức như trong Nỗi buồn chiến tranh (Bảo Ninh), trong những sáng tác của Nguyễn Bình Phương, Tạ Duy Anh; những thủ pháp kì ảo trong sáng tác của Hồ Anh Thái, Võ Thị Hảo, Nguyễn Xuân Khánh .., những cách thức làm mờ hóa nhân vật, biến mất nhân vật trong tác phẩm của Thuận, Nguyễn Bình Phương, Tiến Đạt …

Trong những đổi mới về quan niệm nghệ thuật, đổi mới quan niệm về con người được xem là vấn đề trọng tâm. Văn học là nhân học, mọi biến đổi của văn học xét đến cùng là khám phá về đời sống con người. Những sự thật về con người mãi mãi là đòi hỏi khe khắt của văn học. Đặt trong bối cảnh của sự đổi mới nói riêng, của văn học hiện đại nói chung, con người cũng chính là trung tâm biểu hiện của sự đổi mới: là đối tượng kết tinh những thành công. GS. Hà Minh Đức nhận xét: “Truyện và tiểu thuyết của ta trong những năm qua (những năm 1945 - 1975) còn lệ thuộc quá nhiều vào một trường hợp cụ thể của người và việc có thực trong đời sống. Thường các câu chuyện cấu tạo theo cách dựa hẳn vào một người, một chuyến đi hoặc một trận đánh rồi triển khai thêm một vài mối quan hệ xã hội, nối tiếp chúng lại với nhau thành một mạch truyện”. [76, tr. 310]. Đến nay chúng ta có thể thấy văn học đã khắc phục được tình trạng đó. Mỗi tác phẩm là sáng tạo của nhà văn trong nỗ lực nâng cao chất lượng của nền văn học, đi vào chiều sâu nhân bản, vận hành theo quỹ đạo của văn học thế giới.

1.3... Và sự đổi mới của tiểu thuyết

Nói đến văn học sau đổi mới, phần lớn các nhà nghiên cứu đều đánh giá cao những thành tựu, đóng góp của tiểu thuyết. Với những ưu thế về mặt thể loại (có khả năng dung chứa các thể loại khác, khả năng khám phá hiện thực đời sống. Bản chất của tiểu thuyết như M. Bakhtin nói là thể loại đang hình thành. Hiện thực của tiểu thuyết vì thế là cuộc sống đang diễn ra ngoài kia, cái đương đại. Bản chất phức tạp của cuộc sống là điều kiện thuận lợi để tiểu thuyết phát huy thế mạnh sở trường. Nhà viết tiểu thuyết theo M. Robert: “tích tụ mọi nhiệm vụ khắc nghiệt của nhà bác học, vị thầy tu, thầy thuốc, nhà tâm lí học, xã hội học, quan tòa, sử gia (mà chẳng


phải chia sẻ trách nhiệm của họ bởi lẽ anh ta chỉ phải chịu trách nhiệm trước tòa án thẩm mỹ mà anh ta lựa chọn”. [17, tr. 401]. Từ sau đổi mới, tiểu thuyết hướng vào việc khám phá số phận, bản chất con người cũng như hướng vào thể hiện cái phức tạp đa chiều của cuộc sống một cách trung thực và sâu sắc với bút pháp đa dạng.

Sau 1986, người ta có thể gọi đây là Thời của tiểu thuyết. Tính từ thời điểm đó đến nay, tiểu thuyết Việt Nam đã có nhiều sự biến đổi mà chúng ta có thể phân chia thành các chặng cụ thể. Một số nhà nghiên cứu như Nguyễn Văn Long, Nguyễn Thị Bình, Nguyễn Hoà thống nhất cho rằng: Tiểu thuyết Việt Nam đã đi qua chặng đường dài và cơ bản, có thể chia thành hai giai đoạn: Giai đoạn thứ nhất: đầu những năm 80: Tiểu thuyết viết về con người, xã hội thời hậu chiến và manh nha những ý tưởng về sự trì trệ của cơ chế quan liêu bao cấp. Tiểu thuyết thường viết về người nông dân trong nạn cường hào mới, những hậu quả thù hận giai cấp trong chiến tranh để lại, con người trong đời sống kinh tế thị trường với những suy thoái đạo đức và các giá trị truyền thống, nhận thức cá nhân về chiến tranh (Mùa lá rụng trong vườn (Ma Văn Kháng), Thời xa vắng (Lê Lựu), Bên kia bờ ảo vọng, Những thiên đường mù (Dương Thu Hương), Người đàn bà trên đảo (Hồ Anh Thái), Thiên sứ (Phạm Thị Hoài) Đám cưới không giấy giá thú (Ma Văn Kháng)... Nội dung tiểu thuyết giai đoạn này tuy đa dạng nhưng thống nhất lại ở chỗ phản ánh chân thực cuộc sống trong chiều sâu của nó. Ở đó, con người được đặt trước nhiều sự lựa chọn. Thế giới nhân vật trong tiểu thuyết giai đoạn đầu này đa phần nhuốm màu sắc bi kịch. Ai cũng có những đoạn đời gập ghềnh chông gai, những nỗi niềm trắc ẩn, những thua thiệt mất mát... Nhưng đó là nét bi kịch mang ý nghĩa thức tỉnh luôn hướng tới sự hoàn thiện nhân cách. Đây là những phản ứng đối với giai đoạn văn học trước, là sự thay đổi tư duy tiểu thuyết.

Giai đoạn hai là đầu những năm 90 đến nay: Những khám phá về con người được “kể” một cách mạch lạc hơn khi việc xóa bỏ cơ chế cũ, tiếp cận lối sống mới mang nhiều yếu tố tự do. Sang những năm đầu thế kỉ XXI, tiểu thuyết đã thực sự biến đổi khi các nhà văn có nhiều cách tân nghệ thuật mới mẻ. Tiểu thuyết giai đoạn


Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 105 trang tài liệu này.

này khiến người ta nghĩ tới những tiểu thuyết có dấu ấn của cảm quan hậu hiện đại như: Giã biệt bóng tối (Tạ Duy Anh), Vân Vy (Thuận), Xuân Từ Chiều (Y Ban)... Các tác giả chú tâm tới những thể nghiệm mới, lạ hóa cách viết quen thuộc hơn là lấy cốt truyện làm trọng tâm. Vân Vy tiếp tục thể nghiệm mới trong cách viết của Thuận bằng hai tuyến truyện chính đan xen: B - nhân vật đồng tính, bị nhiễm HIV và Vy - Việt kiều Pháp gốc Hà Nội. Luôn có mặt những đối thoại ngầm, chất giọng giễu nhại ẩn sau phong cách trần thuật lạnh lùng. Khác với các tiểu thuyết trước đây của Thuận, Vân Vy đầy những pha tả sex, chuyện ngoại tình, đồng tính... Tuy không thực sự vượt trội nhưng trong mặt bằng chung của tiểu thuyết, đây là tác phẩm khá hấp dẫn bởi nó tránh được sự đơn điệu và lặp lại.

Qua khảo sát, có thể thấy một số cách tân nổi bật của tiểu thuyết ở giai đoạn

Thế giới nhân vật trong tiểu thuyết Việt Nam thời kỳ đổi mới - 5

này:

1. Dung lượng tiểu thuyết đang có xu hướng ngắn. Đó là những tiểu thuyết

chưa đầy 80 trang của Thiên sứ, 180 trang của Vào cõi, 127 trang và 163 trang giấy khổ nhỏ của Trí nhớ suy tàn, Thoạt kỳ thủy; cũng như vậy với 120 trang của Thiên thần sám hối, và 203 trang của Tấm ván phóng dao… Theo nhà văn Tạ Duy Anh: “Xu hướng ngắn, thu hẹp bề ngang vừa khoan sâu theo chiều dọc, đa thanh hóa sự đối thoại, nhiều vỉa ý nghĩa, bi kịch thời đại được dồn nén trong một cuộc đời bình thường, không áp đặt chân lí dễ thấy. (...) Ở đó, con người có thể chiêm ngưỡng mình từ nhiều chiều hơn là chỉ thấy cái bóng của mình đổ dài xuống lịch sử. Cái thiêng liêng và cái bị biếm họa không bị một đường vạch ngang thô thiển đẩy sang hai bên giới tuyến. Cái này có trong cái kia và ngược lại. Ở đó, sự vật ở đời phức tạp hơn anh tưởng” [6, tr. 181]. Khi nhà văn đào sâu vào cái tôi thì tiểu thuyết không thể xây dựng theo lối nhiều bè, dung lượng lớn như tiểu thuyết sử thi. Một nguyên nhân khác, khách quan hơn để lí giải xu hướng này là sức ép của truyền thông, của công nghệ thông tin, công nghệ giải trí. Văn hóa đọc vẫn là vấn đề được nhiều người bàn luận. Nhưng rõ ràng, một cuốn tiểu thuyết dung lượng lớn sẽ khó được tiếp nhận hơn một cuốn tiểu thuyết ngắn (trừ một số trường hợp đặc biệt).

2. Cốt truyện ngày càng lỏng lẻo, mơ hồ. Tiểu thuyết khó kể hơn cho dù nó


thuộc loại tự sự. Trong những tiểu thuyết của Thuận, Nguyễn Bình Phương, Tạ Duy Anh, các yếu tố sự kiện, tình tiết nhân vật được triển khai theo mạch vận động của cảm xúc, suy nghĩ. Trong tiểu thuyết còn có sự thâm nhập của các thể loại khác khiến cốt truyện càng trở nên khó nắm bắt. Tiểu thuyết mang trong nó cả thơ, huyền thoại, nhật kí (Người đi vắng của Nguyễn Bình Phương, Cơ hội của chúa của Nguyễn Việt Hà, Người sông Mê của Châu Diên,...).

3. Cũng vì hướng đến thể hiện chiều sâu của cuộc sống, tâm hồn con người, số lượng nhân vật theo đó cũng giảm đi. Xu hướng giản lược nhân vật càng ngày càng thể hiện rõ. Chúng ta hãy so sánh tác phẩm Bến không chồng (Dương Hướng, Giải thưởng Hội Nhà văn 1991) và Thể xác lưu lạc (tiểu thuyết lọt vào chung khảo giải thưởng văn Bách Việt 2009). Một bên có ít nhất năm nhân vật chính với tuyến cốt truyện mở rộng và trải dài trong không gian và thời gian, một bên là một nhân vật chính với câu chuyện đi tìm người yêu cũ. Nhân vật trong các tiểu thuyết ngày càng ít đi, nhiều cũng chỉ đến ba nhân vật (Xuân Từ Chiều-Y Ban), thông thường chúng ta chỉ thấy một nhân vật chính (sáng tác của Nguyễn Bình Phương, Tạ Duy Anh, Thủy anna, Phong Điệp,...). Việc giản lược nhân vật minh chứng cho khuynh hướng đào sâu vào bản thể của tiểu thuyết đương đại.

4. Tiểu thuyết đương đại mang đến những mảng văn bản trần thuật là những mảnh vụn rời rạc, không theo một trật tự nhân quả rõ rệt nào, và tương ứng với mỗi mảnh vụn ấy là mỗi mảnh của hiện thực đời sống được biểu hiện. Vân Vy (Thuận) được kết cấu: 20 chương (260 trang, khổ 12x20cm, NXB Hội Nhà văn 2009). Mỗi chương mang một tên rất lạ. Bắt đầu là Chủ đề B (1), Hoa Lư (2), Don Joang và Che Quevara (3), Bánh chưng (4), Hoàn toàn đơn độc (5), Nụ hôn Hàn Quốc (6), Gaza (7), TGV (8), Mistral (9), Con đường vô ngạn tối om om (10),…Nhìn vào kết cấu ấy, chúng ta khó hình dung mạch kết cấu giữa chúng. Hay trong Xuân Từ Chiều, cuốn tiểu thuyết dài 255 trang (khổ 12x20cm) nói về ba nhân vật nhưng không hề có một dấu chấm xuống dòng cũng khiến người đọc khó hình dung mạch truyện. Đây không chỉ là một trò chơi cấu trúc văn bản nhằm lạ hóa nghệ thuật trần thuật, nhằm gây chú ý cho người đọc, thay đổi sự tập trung hoặc phi tập trung của


việc đọc văn bản một cách thật biến hóa. Loại văn bản này có ý nghĩa năng động và biến hóa. Theo ý kiến của nhà nghiên cứu Văn Giá, lý do của hiện tượng này chính là: “1) Nhằm phá hủy cốt truyện truyền thống, tiến hành biểu hiện và nhận thức thế giới theo tinh thần phân mảnh, và sự liên kết bề sâu của các phân mảnh đó tạo ra được một ý niệm nhất quán nào đó về thế giới; 2) Tự nó mang nghĩa biểu đạt sự phân rã, đổ vỡ của hiện thực đời sống đương đại. Chưa bao giờ, cuộc sinh tồn của loài người trên mặt đất này lại thiếu tính liên kết, lại rơi vào tình trạng rã đám, nhốn nháo, xô bồ, bất trắc đến như vậy” [19].

Từ cách kết cấu này mà tiểu thuyết Việt Nam thời kì đổi mới có thêm những thể nghiệm về kết cấu mở, kết cấu lồng ghép truyện trong truyện. Đặc điểm này thể hiện ở một số tiểu thuyết Cơ hội của Chúa, Khải huyền muộn (Nguyễn Việt Hà), Nỗi buồn chiến tranh (Bảo Ninh), Thoạt kỳ thủy (Nguyễn Bình Phương),… đặc biệt điển hình ở Phố Tàu (Thuận).

5. Tiểu thuyết giai đoạn này cũng gia tăng yếu tố kì ảo. Hiện thực kì ảo, nhân vật kì ảo. Mức độ kì ảo được tính toán kĩ trong việc sử dụng ngôn ngữ nhiều cảm giác, giàu hình ảnh, đa giọng điệu… Tiểu thuyết đã mang đến những hình tượng mang tính biểu tượng (Thiên sứ của Phạm Thị Hoài, Thoạt kì thủy của Nguyễn Bình Phương, Giàn Thiêu của Võ Thị Hảo, Mẫu Thượng ngàn của Xuân Khánh …). “Sự độc đáo của ngôn ngữ văn xuôi đương đại dưới tác động của yếu tố kì ảo cũng không ngoài nỗ lực, khát vọng tái hiện một cách sinh động, đầy tính nghệ thuật thực tiễn xã hội đa sắc hôm nay; vì lẽ, việc sáng tạo ngôn ngữ văn học không bao giờ bắt đầu từ bản thân ngôn từ mà bắt đầu từ ý đồ phản ánh đời sống của người nghệ sĩ” [72].

Tất cả những điều chúng tôi trình bày ở trên đã minh chứng: Tiểu thuyết là một thể loại thích hợp cho nhiều thể nghiệm nhằm cách tân nghệ thuật: Khám phá về cuộc sống, về con người, các thủ pháp nghệ thuật mới mẻ của hậu hiện đại, kĩ thuật dòng tự sự, pha trộn yếu tố hoang đường kì ảo... Trong đó, vấn đề con người mang lại cho nhà tiểu thuyết nhiều sự say mê khám phá. Một trong những điểm độc đáo của các tiểu thuyết thời kì đổi mới là xây dựng nên được những loại nhân vật


khác nhau, góp phần thể hiện sự khám phá toàn diện tính cách của con người. Tiểu thuyết với những ưu thế riêng của mình đã xây dựng được một thế giới nhân vật phong phú, đa dạng và hấp dẫn, ngày càng không ngừng thu hút độc giả.

Trong chương này chúng tôi cố gắng cung cấp những tiền đề cho sự đổi mới tiểu thuyết sau 1975, đặc biệt là sau 1986. Chúng ta nhận thấy rằng: văn học đã có rất nhiều sự thay đổi, đặc biệt trong quan niệm nghệ thuật về nhà văn, hiện thực và con người. Nhà văn không còn vai trò của một nhà chép sử; hiện thực và con người đều được khai thác ở chiều sâu và bề rộng. Văn học thể hiện cuộc sống và con người trong tính tổng thể và toàn vẹn. Chính những đổi thay này đã dẫn đến việc hình thành thế giới nhân vật phong phú và đa dạng mà chúng tôi sẽ nỗ lực chỉ ra những đặc trưng trong chương sau.


Chương 2

ĐẶC TRƯNG THẾ GIỚI NHÂN VẬT

TRONG TIỂU THUYẾT VIỆT NAM THỜI KÌ ĐỔI MỚI


Từ những bối cảnh đổi mới chung của văn học, những thay đổi về hiện thực và con người đã giúp tiểu thuyết giai đoạn này xây dựng được nhiều kiểu nhân vật. Trong chương này, chúng tôi cố gắng đưa ra một số đặc trưng cơ bản của thế giới nhân vật thời kì này.

Văn học thời nào cũng là câu chuyện về con người với những thăng trầm gắn với cuộc sống. Sự thay đổi của thời đại văn học này so với thời đại văn học khác cũng chính ở chỗ thay đổi trong cách quan niệm về con người, trong cách tạo dựng nên những loại hình nhân vật. Nhân vật văn học “là phương tiện khái quát các tính cách số phận con người và các quan niệm về chúng (…) thể hiện quan niệm nghệ thuật và lí tưởng thẩm mỹ của nhà văn về con người” [20, tr. 243]. Bởi vậy, nhân vật văn học in dấu ấn những xu hướng tiến hóa của tư duy nghệ thuật. Các kết quả nghiên cứu sâu vào từng xu hướng, từng giai đoạn văn học, từng tác giả cho thấy diện mạo của nhân vật. Trong tiểu thuyết thời kì đổi mới chúng ta thấy sự xuất hiện nhiều kiểu loại nhân vật mới. Khảo sát vấn đề này qua tác phẩm của một số tác giả tiêu biểu, chúng tôi nhận thấy thế giới nhân vật trong tiểu thuyết thời kì đổi mới có một số đặc trưng cơ bản sau:

2.1. Từ con người lịch sử, cộng đồng đến con người cá nhân

Nhân vật trong tiểu thuyết là con người mang bộ mặt của thời đại. Cho nên, văn học không chỉ tìm ra con người thời đại mà còn có những nguyên tắc để tạo nên vẻ riêng biệt cho nhân vật thời đại.

Tiểu thuyết trước 1975 xem con người là sản phẩm của lịch sử. Trước hết, con người là một phần của lịch sử, là phương tiện phản ánh lịch sử. Số phận cá nhân lồng ghép với số phận cộng đồng. Câu chuyện của nhân vật Tnú (Rừng xà nu, Nguyễn Trung Thành) là câu chuyện của một người, một buôn làng nhưng cũng là chuyện của một dân tộc, một đất nước bởi những cuộc đời ấy cùng có sự vận động:


Từ đau thương, mất mát đến thắng lợi. Qua nhân vật chị Sứ (Hòn đất, Anh Đức) chúng ta thấy số phận của đồng bào xứ Hòn trong cuộc chiến chống lại kẻ thù. Các nhân vật: Kinh, Lữ, Khuê, Lượng (Dấu chân người lính, Nguyễn Minh Châu) đã tái hiện không khí của chiến dịch Khe Sanh nổi tiếng. Anh hùng Núp (Đất nước đứng lên, Nguyên Ngọc) đã mang đến khoảng thời gian đau thương mà hào hùng của người dân Kông Hoa nói riêng, đồng bào các dân tộc Tây Nguyên nói chung trước và sau cách mạng. Các nhân vật ấy được xây dựng từ cái nhìn của cộng đồng, là phương tiện để tác giả chuyển tải những vấn đề của dân tộc.

Vì nhân vật phản ánh lịch sử nên họ thường được xây dựng bằng bút pháp sử thi với giọng điệu ngợi ca. Các nhân vật này đều mang tính điển hình. Có nhân vật là thực tế ngoài đời, có nhân vật là sản phẩm sáng tạo. Nhưng dù có thực hay được sáng tạo thì họ cũng là những con người có sức đại diện cho cộng đồng. Họ được khám phá chủ yếu ở bình diện xã hội, con người trong thế giới đó là những cấu trúc nguyên khối đặt trong những ngăn loại hình xác định (nếu có nhắc đến vấn đề cá nhân cũng là để tô đậm hơn phẩm chất anh hùng). Nhân vật văn học thường là những mô hình giản đơn, được miêu tả theo nguyên tắc đồng nhất một chiều. Thực tế, nhân vật dù là những người hoàn toàn có thực nhưng khi tham gia vào sự nghiệp lớn lao của dân tộc học đã trở thành đại diện ưu tú, là hình ảnh kết tinh ý chí, vẻ đẹp và sức mạnh của cộng đồng. Cảm hứng ngợi ca, cảm hứng anh hùng khiến nhà văn không khỏi có cảm giác phải cố vươn lên cho gần với tầm của những nhân vật mang tính huyền thoại, do vậy, giữa nhà văn và nhân vật thường tồn tại một khoảng cách mang tính sử thi. Ở nhân vật, từ ngoại hình đến nội tâm đều toát lên sự mẫu mực. Bởi vậy, nhân vật không sống cho mình, không nghĩ cho mình mà chỉ lo cho lợi ích tập thể. Chị Sứ, trong sự thiếu thốn, khó khăn khi bị bao vây ở hang Hòn, dành ca nước cuối cùng của con cho hai chiến sĩ bị thương; trước cái chết vẫn kêu gọi ý chí chiến đấu của mọi người. Trong hoàn cảnh đói ăn, đói mặc, không vải may quần, không kim để dùng, vợ sinh con, Núp vẫn nhận nuôi đứa trẻ mồ côi và không ngừng đi vận động đồng bào chịu đựng khó khăn kiên trì chống giặc.

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 19/02/2024