tranh với một điểm nhìn khác.
Nếu trước đây chiến tranh thường được soi chiếu bằng cái nhìn của cộng đồng thì Nỗi buồn chiến tranh (Bảo Ninh) là tác phẩm đầu tiên nhận thức về chiến tranh ở góc độ cá nhân. Với những người lính tham chiến, chiến tranh khiến họ bị tha hóa và tự thú, sám hối là nhu cầu thiết yếu của những con người có lương tri. Kiên (Nỗi buồn chiến tranh) đã thực hiện một hành trình “đi tìm thời gian đã mất” trong tâm tưởng và thực tế. Chiến tranh được tái hiện bằng hồi ức, bằng những giấc mơ, đeo bám, ám ảnh, trở thành một phần trong sự tồn tại của Kiên. Kiên tự thú đối với những tội lỗi của mình gây ra (những tha hóa của anh trong chiến tranh). Kiên sám hối vì đã ra trận. Hành trình đi tìm những đồng đội đã mất, tìm về quá khứ trong các giấc mơ chính là một hình thức sám hối của Kiên. Quá khứ mãi đeo bám, càng ngày dòng kí ức càng khiến Kiên cảm nhận sức tàn phá và hủy diệt của chiến tranh. Bởi vậy, Nỗi Buồn Chiến Tranh còn là cuốn tiểu thuyết chống chiến tranh. “Nhận diện chiến tranh dưới những góc cạnh bi quan, tàn nhẫn nhất: qua kinh nghiệm mười năm tàn sát, con người học được những gì về lòng nhân ái? về tình người? về nhân tính? Những xa xỉ phẩm ấy, hầu hết đều đã vắng mặt trên thị trường xương máu. Khi phải trực diện với cái chết, chỉ có một chân lý đáng giá và đáng kể: “Miễn là không ngỏm trong mùa khô.” Bảo Ninh đã tìm được một định nghĩa hoang mang và khốc liệt về chiến tranh: “Chiến tranh là cõi không nhà không cửa, lang thang khốn khổ và phiêu bạt vĩ đại, là cõi không đàn ông, không đàn bà, là thế giới thảm sầu, vô cảm, là tuyệt tự khủng khiếp nhất của dòng giống con người.” [54, tr. 32] Trong các nhà văn đổi mới, Tạ Duy Anh xây dựng được khá nhiều nhân vật tự thú. Tiểu thuyết Lão Khổ đã thể hiện số phận của nhân vật chính “cuộc đời ông Khổ là một bằng chứng cho sự long đong của kiếp người”. Mở đầu tác phẩm là hoàn cảnh lão chuẩn bị ra hầu tòa. Trong những giờ phút ấy, lão mới nhìn nhận lại cuộc đời mình. Biết bao thăng trầm, lúc thăng, lúc giáng, lão trở thành một thứ nạn nhân của lịch sử và cũng là nạn nhân của chính lão. Khi có quyền lực, lão say quyền lực, đánh mất phần thiện trong con người, vô cảm trước những người yếu thế hơn lão. Nhưng vận
đổi sao dời, chính lão cũng phải nếm trái đắng của cuộc đời. Không phải ngẫu nhiên mà Tạ Bông, kẻ thù không đội trời chung với lão Khổ năm xưa, sau 30 năm lưu lạc, trở về gặp lão đã nói: “Ông Khổ ạ, không biết ở tuổi ông bây giờ ông cảm thấy gì. Với tôi, đấy là nỗi cô đơn, sự hãi hùng… Ba mươi năm rồi ông Khổ ơi, nhớ làm gì … Ai chẳng có một thời dại dột làm nên lầm lỗi. Rút cục thì ông có được gì?” [2, tr. 384]
Tiểu thuyết thành công và gây tiếng vang tiếp theo của Tạ Duy Anh là Đi tìm nhân vật, cũng nói đến sự sám hối của con người. Các nhân vật Chu Quý, Tiến sĩ N, nhà văn Bân, Thảo Miên đều trải qua quá trình tự vấn bản thân mình. Chu Quý luôn dằn vặt về tội ác đã hãm hiếp cô gái rồi phải chịu hình phạt khủng khiếp là căn bệnh liệt dương đến suốt đời. Thảo Miên sám hối để trở về với bản chất trong trắng của mình. Còn Tiến sĩ N luôn bị ám ảnh bởi cái chết của “em trai mình”. N sống trong đau khổ, giằng co giữa hai mặt của con người ông, một bên là một tiến sĩ hoàn hảo trước công chúng và vợ mình, một bên là một người con quên cha, quên nguồn gốc, quên quê hương của mình và gián tiếp giết chết em trai mình. Tiến sĩ N lâm vào cuộc khủng hoảng tinh thần trong suốt cuộc đời mình. N tìm cách giải thoát cho mình bằng cách tình nguyện ra chiến trường để tìm kiếm một cái chết nhưng cái chết mà N hướng tới không thực hiện được lại mang tính vụ lợi. N tiếp tục phải sống trong giả dối. Tự sát chính là quá trình sám hối toàn tâm và là cách để Tiến sĩ N trở về sự thuần khiết của tâm hồn.
Nhân vật của Tạ Duy Anh “luôn luôn ở ranh giới thiện-ác. Nhân vật nào cũng luôn luôn bị đặt trong trạng thái lựa chọn-đấu tranh, với xã hội với môi trường, với kẻ thù, với người thân, với chính bản thân mình Không bao giờ họ được phép lựa chọn một lần rồi xong, chưa hết sự kiện này đã có tình huống khác, đời họ vật vã mà nhà văn cũng căng óc ra suy tính, khiến người đọc nói chung là... mỏi” [27]. Nhân vật bị dằn vặt, sống với mặc cảm tội lỗi và ăn năn bằng những phút giây sám hối là tư tưởng nổi bật của cuốn tiểu thuyết Thiên thần sám hối. Có thể nói, các nhân vật ở đây đều là nhân vật sám hối. Kẻ đâm thuê chém mướn, kẻ giết con khi chúng chưa thành người, người mẹ nhân từ... và ngay cả thiên thần cũng là “thiên thần sám hối”.
Cũng trên hành trình hướng thiện, những phạm nhân là người mong muốn sám hối, tự thú hơn ai hết. Các tiểu thuyết của Nguyễn Đình Tú ( Hồ sơ một tử tù, Nháp, Phiên bản) đều có chung môtip những kẻ lầm lạc mong muốn được sám hối, tự thú. Đàn (Hồ sơ một tử tù), sau quãng thời gian sống cùng với Nhung, đã tự nhận thức lại về cuộc đời của mình.Hành vi sám hối của anh chính là việc không bỏ rơi Nhung khi cô bị rắn cắn. Trước khi bỏ trốn, Đàn vẫn bắn súng báo hiệu cho công an biết để cứu Nhung. Sau này vào tù, Đ àn cũng yên tâm khi biết Nhung đã có một cuộc sống tốt. Thời điểm này, Đàn như trở về với con người mình trước đây- một chàng sinh viên sống trung thực, muốn tiêu diệt cái xấu, cái ác.
Có thể bạn quan tâm!
- Từ Nhân Vật Đơn Bình Diện Đến Nhân Vật Đa Bình Diện.
- Nhân Vật Tha Hóa Bởi Môi Trường, Hoàn Cảnh
- Thế giới nhân vật trong tiểu thuyết Việt Nam thời kỳ đổi mới - 9
- Nhân Vật Dị Dạng, Bất Bình Thường Về Tâm Lí
- Thế giới nhân vật trong tiểu thuyết Việt Nam thời kỳ đổi mới - 12
- Thế giới nhân vật trong tiểu thuyết Việt Nam thời kỳ đổi mới - 13
Xem toàn bộ 105 trang tài liệu này.
Sự tồn tại của loại nhân vật sám hối, tự thú trong tiểu thuyết thời kì đổi mới một mặt phản ánh hiện thực cuộc đời: sự đổ vỡ của những giá trị, mặt khác, đề cập đến niềm tin, hi vọng vào sự hướng thiện, về những giá trị tốt đẹp của con người. Qua lăng kính một cá nhân, người ta thấy cả xã hội. Những tự thú đó thường được bạn đọc đón nhận nồng nhiệt miễn nhân vật tự thú là con người biết tự phân tích, có thái độ khách quan đối với mình cũng như đối với chung quanh. Con người đứng trước nguy cơ bị tha hóa hoặc đã bị tha hóa nhưng chưa đánh mất bản thân. Sự tự thú sám hối không hạ thấp họ, trái lại, khẳng định nguyện vọng tốt đẹp là sống lương thiện, quá trình hoàn thiện của con người không bao giờ chấm dứt.
3.4 Nhân vật cô đơn
Văn học thế giới đã đề cập đến kiểu nhân vật cô đơn trong sáng tác của các nhà tiểu thuyết nổi tiếng như: M. Sholokhop, G.Market, H. Murakami, J.M.Coetzee. Những nhân vật được xây dựng mang trong nó dấu ấn thời đại rất đậm nét. Cuộc sống mới, con người mới, nhiều giá trị hình thành song cũng có nhiều cái biến mất. Con người cô đơn xuất hiện ngày càng nhiều hơn trong cuộc sống: lạc lõng, thiếu sự đồng điệu, vô cảm… Và những con người đó đi vào tiểu thuyết như một nỗ lực của các nhà văn trong việc thám hiểm chiều sâu tâm lí, tính cách của con người.
PGS.TS. Nguyễn Bích Thu trong bài viết Những dấu hiệu đổi mới của văn xuôi từ sau 1975 qua hệ thống môtip chủ đề đã xác định: Sự xuất hiện nhân vật cô
đơn là một trong những dấu hiệu đổi mới của văn học “cô đơn là vấn đề của mỗi bản thể, cá nhân nhưng nó không hẳn là vấn đề riêng tư nhỏ bé. Có thể nói, từng cuộc đời riêng của mỗi cá nhân gộp lại thành vấn đề của cộng đồng, của xã hội. Con người cô đơn khi thiếu sự đồng cảm, thiếu tiếng nói chung. Trạng thái cô đơn thường được thể hiện ở sự trống trải trong tâm hồn” [66, tr. 60]. Nhà nghiên cứu văn học so sánh Nguyễn Văn Dân cũng chỉ ra rằng, việc xuất hiện con người cô đơn là dấu ấn văn học phi lí của phương Tây thâm nhập vào Việt Nam [15].
Điều này khẳng định nhân vật cô đơn là một tiếp thu của văn học phương Tây ở Việt Nam, đồng thời cũng là hệ quả sự đổi mới quan niệm nghệ thuật về con người của nhà văn nói chung nói chung, của các cây bút tiểu thuyết nói riêng trong giai đoạn này.
Trước khi các nhà tiểu thuyết thể hiện con người cô đơn thì truyện ngắn Nguyễn Huy Thiệp đã đề cập đến con người này. Nguyên do đâu mà xuất hiện kiểu con người cô đơn? Nguyễn Huy Thiệp đã nhạy cảm bắt nhận một điều tưởng như mâu thuẫn nhưng rất hợp lí: Con người cô đơn giữa biển người. Nhân vật xưng “Tôi” trong Tướng về hưu thể hiện rất rõ điều này. Sống trong một gia đình nhiều thành viên, đầy đủ các thế hệ nhưng ông vẫn thấy cô đơn. Bởi, những người xung quanh ông say mê rượt đuổi tiền tài, địa vị, danh vọng. Họ chỉ nhớ đến những ý muốn, mục đích của bản thân. Làm sao con người không cảm thấy bơ vơ khi bên cạnh mình là những người như thế. Nguyên nhân của sự cô đơn còn ở chỗ mâu thuẫn của những quan niệm. Ông tướng coi trọng giá trị tinh thần còn những người con quan trọng vật chất. Ông không bao giờ có thể hiểu, hòa hợp với người con dâu đem những bào thai về nuôi chó becgiê. Con người này lạc lõng trước thời thế, lạc lõng cô đơn ngay trong gia đình mình, giữa những người thân của mình. Và cái chết là giải pháp tất yếu để thoát khỏi sự cô đơn.
Trong sự chuyển giao thời cuộc, luôn có những con người cô đơn. Họ là những con người không “hợp thời”. Họ sống với những thang giá trị khác so với xã hội đương thời; suy nghĩ, đeo đuổi những điều mà đa số người cho là không bình thường. Ở những nhân vật này, sự cô đơn là cảm giác thường trực. Trong cuộc sống,
họ cố gắng tìm kiếm một con người có thể cảm thông, chia sẻ với mình, nhưng dường như đều bất lực, vô vọng.
Một lần nữa chúng ta nhắc đến những nhân vật trong Nỗi buồn chiến tranh của Bảo Ninh. Bố Kiên, Kiên đều là những con người cô đơn trong cuộc sống. Người họa sĩ (Bố Kiên) đã đốt toàn bộ tác phẩm của mình trước khi chết. Phải chăng, người nghệ sĩ cô đơn đến mất niềm tin, cho rằng nghệ thuật của mình không ai có thể hiểu. Trong suốt quãng đời sau chiến tranh, Kiên sống với ám ảnh quá khứ, cô đơn, lạc lõng trong thực tại. Những buổi chiều đi lang thang trên các con phố, miên man nghĩ về quá khứ, về cuốn tiểu thuyết của mình, Kiên trở thành một người lạ lùng trong con mắt của nhiều người. “Tay nhà văn của phường tôi kia kìa” - một người đàn ông ở góc nói với một người đàn ông khác. Kiên đi qua chỗ người đàn ông ngồi bán những con rắn độc trên vỉa hè. Đàn rắn dài thưỡn, ưỡn ườn chẳng buồn ngọ nguậy, vẻ chán đời, nằm bẹp. Bên kia đường lũ trẻ xúm quanh một ông già mù dừng bán những quả bóng bay nhiều màu. Mấy người ăn xin nằm dài trên ghế đá ven hồ. Lá vàng tơi tả rơi. Thành phố đông đúc, buồn rầu.” Đó là nỗi cô đơn của một người lính luôn sống dằn vặt giữa quá khứ và hiện tại. Đó là nỗi cô đơn của người nghệ sĩ trong trăn trở sáng tạo.
Nguyễn Ngọc Tư là cây bút truyện ngắn viết khá sắc sảo về nhân vật cô đơn. Nguyễn Ngọc Tư quan niệm sâu sắc về điều đó khi xây dựng môtip người nghệ sĩ cô đơn. Người đời sẽ rất khó hiểu, khó đồng cảm và lí giải vì sao người mẹ như đào Hồng “vì mê hát (…) mà gửi con cho người ta, đến nước nó không thèm nhìn mình nữa”, như Diệu (Làm má đâu có dễ) xa lìa cả đứa con còn đỏ hỏn để được diễn vai mà chị đã chờ đợi từ lâu. Người nghệ sĩ đặt sự mơ mộng giữa những toan tính lạnh lùng nhưng thất bại. Một nhân vật nghệ sĩ của Nguyễn Ngọc Tư thường nói : “Tụi bây thì biết gì”. “Nhưng đọc Nguyễn Ngọc Tư, chúng ta cảm nhận rất rõ niềm cô đơn mà không thấy sự bi quan tuyệt vọng. Nhân vật của chị tự ý thức về sự cô đơn. Họ chấp nhận bởi họ tìm thấy trong nỗi đau ấy một lẽ sống. Và, từ trong nỗi đau ấy, họ vươn lên, làm người. Cô đơn trong quan niệm của Nguyễn Ngọc Tư là động lực của cái Đẹp, cái Thiện” [46, tr.138].
Trong tiểu thuyết thời kì đổi mới xuất hiện những con người cô đơn với nhiều biểu hiện khác nhau. Lối sống thời bao cấp, thời kinh tế thị trường cũng là một trong những môi trường khiến con người cảm thấy cô đơn, lạc lõng bởi không tìm thấy ý nghĩa của cuộc sống.
Thiên sứ là thứ chủ nghĩa hư vô thời bao cấp (đám thanh niên không biết làm gì ngoài liên hoan hội hè ăn nhậu, sống không có mục đích). Hoàng - nhân vật chính trong Cơ hội của Chúa (Nguyễn Việt Hà) - một trí thức, phủ nhận cuộc sống bằng rượu. Hoàng cũng chẳng biết làm gì ngoài việc la cà các quán rượu, tọng hàng lít rượu mạnh vào bụng để rồi lại nôn ra hết. Anh ta rất thích các loại rượu Tây (một sản phẩm thượng lưu của thời kinh tế thị trường), nhưng hầu như không có khả năng tiêu hóa được bất cứ một loại rượu nào. Hoàng có cái vẻ giống với các nhân vật cô đơn, không hoà nhập được với cộng đồng, của văn học phi lí. Cũng giống như Meursault của Camus, Hoàng cũng có cái vẻ dửng dưng trước cuộc đời pha thêm chút thái độ khinh bạc, đặc biệt là dửng dưng trước đồng tiền.
Ở một dạng khác, có những con người cô đơn khi xung quanh họ là sự ngu dốt, là cái xấu, cái ác. Người trí thức được các nhà văn xây dựng là những hình tượng của con người cao đẹp. Một loạt các nhân vật của Ma Văn Kháng bị rơi vào sự cô đơn như Khiêm, Thịnh (Ngược dòng nước lũ); Tự, Kha, bác Thống (Đám cưới không có giấy giá thú)... Là những người có tâm huyết với công việc, họ lại trở thành nạn nhân, luôn bị chèn ép, ngáng trở bởi những phần tử nhỏ nhen, đố kị, mưu chước, tìm mọi cách chèn ép người khác để tiến thân. Họ là những kẻ lạc loài trong một môi trường đầy rẫy những kẻ ngu dốt, xấu xa. Quan hệ của trí thức với những kẻ xấu xa mãi là cuộc hôn nhân không giấy giá thú.
Cô đơn cũng là nỗi ám ảnh nhức nhối trên mỗi trang viết của nhà văn Tạ Duy Anh. Bản thân nhà văn là một cái tôi cô độc. “Tôi thích sự cô độc. Tôi thích một mình. Tôi có bao giờ tham gia cái gì mang tính tập thể đâu. Tôi không thích hội hè vì mỗi lần tham gia, tôi thấy cuộc tiếp xúc ấy không để lại điều gì tốt đẹp cả. Nó khiến cơ thể mình rỗng ra, mình hoắng lên, làm cho mình nhạt nhoà” [28]. Cô độc trong quá khứ, cô độc trong cả hiện tại. Mỗi khi cầm bút là mỗi lần nhà văn
sống trong tâm trạng của một người côi cút. Một nhân vật độc giả trong tác phẩm của ông đã thốt lên: “… Rất có thể chính tiên sinh là một khối cô đơn khủng khiếp và ông thiên về những cảm hứng thê thảm chăng”. Tạ Duy Anh ngưỡng mộ Dostoievxki và Nam Cao bởi họ dám và có đủ tài để sáng tác trong cô độc, họ không cần được đương thời chiếu cố và đều chọn khổ đau thay vì hạnh phúc. Nhà văn không thể lựa chọn đám đông, chạy theo thị hiếu và thoả hiệp với nhu cầu ve vuốt ở họ.
Kiểu nhân vật cô đơn gắn với cảm thức của nhà văn về con người thân phận. Con người nhỏ bé, đầy lo âu và bị lưu đày. Nhiều khi nhân vật hiện lên như một hữu thể bất lực trong thế giới câm lặng tuyệt đối như bãi sa mạc mênh mông. Vào những chiều đông của kiếp người, “lão Khổ thấy cô đơn đến khủng khiếp”, “liệu lão có chịu nổi là người cuối cùng nằm xuống sau khi lần lượt những người lớp tuổi lão về lòng đất” . Cuối cùng thì cuộc sống như một sự trừng phạt, lão “lang thang, lạc lõng, cô đơn ngay giữa đồng loại”. Khắc họa tâm trạng cô đơn, cảm giác lạc thời và lạc loài, tác phẩm Tạ Duy Anh muốn đặt vấn đề tự tra vấn của con người hiện đại. Vì sao con người cảm thấy cô đơn trong cộng đồng xã hội mà mình đang chung sống? Vì sao nó không thể tìm được sự đồng cảm, sẻ chia? Và đây là một câu trả lời: cô đơn như một tiền định. Cô đơn như một hình phạt, cô đơn là cái không có nguyên do, đơn giản họ là con người, cô đơn vì lạc lõng, lạc loài và cũng có thể cô đơn vì tôi đang là tôi, tôi tự quyết, tự chọn mình, chứ không phải là đám đông nhiễu loạn. Là một nhà văn hải ngoại trẻ, Thuận mang đến nỗi cô đơn cho phần lớn những nhân vật tiểu thuyết của mình. “Cảm thức về cái phi lí, sự đổ vỡ, bất tín nhận thức đã chi phối giọng điệu tiểu thuyết Thuận. Có thể xếp những cuốn tiểu thuyết của Thuận vào xu hướng văn xuôi vô cảm (một xu hướng văn xuôi xuất hiện ở Mỹ từ những năm 80 của thế kỉ XX), miêu tả một thực tại tàn nhẫn, trống rỗng, không chút tình người trong xã hội hậu hiện đại phương Tây” [7]. Những nhân vật cô đơn của Thuận mang đến cho chúng ta một quan niệm mới. Không chỉ có những tác nhân mang tầm vĩ mô tác động, làm nên sự cô đơn, có những điều rất nhỏ cũng có thể loại con người ra khỏi cộng đồng, biến con người thành kẻ cô đơn. Nhân vật Liên
(Pari 11/8) ý thức sự đơn độc của mình giữa bạn bè từ rất sớm. “Cấp một, Liên hầu như không có đứa bạn thân nào”. Cấp hai cũng vậy. Cấp ba trượt tiếp theo quán tính của những năm trước. Những năm tháng lẽ ra vô tư, trong trẻo nhất lại là những năm tháng đánh dấu sự bơ vơ của Liên giữa bạn bè. Nguyên nhân của sự lạc lõng này do Liên ý thức được sự khác biệt của mình với xung quanh: khác biệt về nhận thức (bọn con gái tin vào cổ tích Tấm Cám, tin vào hạt dẻ thần của Lọ Lem còn Liên lại không tin, thậm chí còn cho đó là điều ngốc nghếch); khác biệt về diện mạo (không ai xấu như Liên với đôi mắt gườm gườm và cái mặt lúc nào cũng đầy mụn trứng cá bọc). Năm năm đại học, cũng không có gì thay đổi. Lúc này, xấu xí như một định mệnh bám riết lấy Liên khiến cô xa lạ với chính phái đẹp của mình, xa lạ với những người khác phái. “Tuổi dậy thì của Liên cũng không vương vấn gương mặt thằng con trai nào”, “không có mùi kem cốm Thủy Tạ mà phảng phất mùi tanh của các phòng khám da liễu”. Ngày Liên nhận bằng tốt nghiệp cũng “không một bông hoa - không một tấm thiếp”. Liên trở thành một khối cô đơn đông đặc, không thể hoà nhập với môi trường xung quanh. Càng cô độc, Liên càng thu mình vào vỏ bọc. Ánh mắt “gườm gườm” trở thành vũ khí tự vệ duy nhất để Liên chống lại sự soi mói, châm chọc, vũ khí ấy khoét sâu thêm sự xa cách giữa Liên với bạn bè, trường lớp, với môi trường sống xung quanh.
Trinh (Vân Vy) cũng có cuộc sống tương tự. Trinh không thuộc vào những chuẩn mực giới tính đã được quy định. Cô thuộc giới tính thứ ba. Sự khác biệt này đẩy cô vào trạng thái hoàn toàn đơn độc. “Lạc loài” với cô Trinh được hiểu theo đúng nghĩa: lạc khỏi thế giới loài người, thuộc về một giới khác chưa được xã hội chấp nhận, chưa được định danh. Đặt ra vấn đề này, người đọc buộc phải nhìn nhận lại vấn đề đồng tính. Những con người thuộc thế giới thứ ba đó vẫn cần một sự cảm thông. “Bày ra thực trạng đắng chát của cuộc sống lạc loài, Thuận không phê phán, không lên án, không kêu gọi viện trợ tình thương. Song qua những số phận lạc loài, đã thấy thấp thoáng một vài lối thoát như là cách thức Thuận diễn giải nó” [30]
Nhân vật cô đơn là một kiểu nhân vật tương đối mới trong tiểu thuyết đương đại. Ngay trong cách thể hiện nỗi cô đơn chúng ta thấy được bước phát triển của văn