Lịch Sử Nghiên Cứu Về Ba Loại Nhân Vật Thiền Sư, Liệt Nữ, Hoàng Đế Trong Văn Học Giai Đoạn X-Xv

Mở đầu: (12 trang, từ tr.04 đến tr.15)

Chương 1: Tổng Quan về vấn đề nghiên cứu (25 trang, từ tr.16 đến tr.40)

Chương 2: Nhân vật Thiền Sư (46 trang, từ tr.41 đến tr.86)

Chương 3: Nhân vật Liệt nữ (31 trang, từ tr.87 đến tr.117)

Chương 4: Nhân vật Hoàng đế (36 trang, từ tr.118 đến tr.153)

Kết luận: (03 trang, từ tr.154 đến tr.156)

Phần Nội dung chính của Luận án được trình bầy trong ba chương (2, 3, 4) tương ứng với ba kiểu nhân vật luận án lựa chọn là Thiền sư, Liệt nữ, Hoàng đế. Việc sắp xếp thứ tự các chương cho sự xuất hiện của từng nhân vật cũng hàm chứa ngụ ý thể hiện về sự vận động, biến chuyển, thay đổi của bản thân tiến trình văn họcmấy thế kỉ đầu. Trước hết phải nói về Thiền sư vì từ thời Bắc thuộc, loại Thiền sư đã có mặt, và Thiền sư xuất hiện sớm nhất trong văn học những thế kỉ đầu nhưng rồi với sự hưng thịnh của Nho giáo, nhân vật thiền sư dần mờ nhạt. Chương về nhân vật liệt nữ xếp sau Thiền sư vì tuy Mỵ Ê là nhân vật văn học đời Lý (thế kỉ XI) nhưng là nhân vật được Nho giáo hóa, văn bản hóa muộn hơn (được ghi lại trong sách đời Trần- thế kỉ XIV). Chương về Hoàng đế đặt ở vị trí cuối cùng vì Lê Thánh Tông là ―nhân vật‖ của nửa cuối thế kỉ XV. Các ông vua Việt Nam trong quá trình hình thành của lịch sử dựng nước và giữ nước đã dần dần nhận ra tầm quan trọng của văn học đối với công cuộc trị nước, sự nghiệp chính trị; các nhà nho cũng dần dần hình dung mường tượng về những chuẩn mực đạo đức –chính trị mà một ông vua cần có.

CHƯƠNG 1

TỔNG QUAN VỀ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU


Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 190 trang tài liệu này.

1.1. Tổng quan về lịch sử vấn đề nghiên cứu

Xuất phát từ thực tế nghiên cứu VHTĐVN giai đoạn thế kỉ X- XV về vấn đề nhân vật và thi pháp nhân vật, chúng tôi đi vào tìm hiểu những công trình, những tư liệu nghiên cứu có liên quan đến đề tài Luận án theo các hướng sau:

Hệ thống nhân vật và thi pháp thể hiện chúng trong văn học trung đại Việt Nam giai đoạn từ thế kỉ X đến thế kỉ XV - 3

1.1.1. Lịch sử nghiên cứu về ba loại nhân vật Thiền sư, Liệt nữ, Hoàng đế trong văn học giai đoạn X-XV

1.1.1.1. Về nhân vật thiền sư

Những nghiên cứu về nhân vật thiền sư trong thơ thiền Lí-Trần:

Sự sáng tạo thơ thiền bắt đầu từ thế kỉ X, kéo dài đến hết thế kỉ XIX. Nhưng thơ thiền phát triển rực rỡ nhất trong thời kì Lí- Trần (thế kỉ XI- XIV). Công tác sưu tầm, nghiên cứu, giới thiệu mảng thơ này được tiến hành từ thế kỉ XV đến nay.

Số phận của thơ thiền cũng khá long đong. Trong cuộc kháng chiến chống Mĩ, việc tiếp cận thơ thiền ở nước ta dường như bị hạn chế đặc biệt ở Miền Bắc. Ở Miền Nam, do không khí xã hội, chính trị khiến cho sách vở nghiên cứu giới thiệu về Phật giáo nở rộ. Tuy nhiên thơ thiền vẫn chưa được giới thiệu hệ thống thành một loại hình văn học riêng mà các nhà nghiên cứu phật giáo và văn học phật giáo tên tuổi như Nguyễn Đăng Thục, Nguyễn Lang, Nguyễn Duy Hinh, Phương Bối, Thanh Sơn, Thích Mãn Giác…chủ yếu đi vào tìm hiểu nội dung triết học của thơ thiền chứ không nhìn nhận nó như một tác phẩm văn học. Bởi thế ―nhân vật‖ càng chưa được bàn đến.

Sau giải phóng Miền Nam, thống nhất đất nước năm 1975, nhất là sau thời đổi mới, Phật giáo được nhìn nhận khách quan và công bằng hơn, văn học nghệ thuật bắt đầu được chú ý khai thác, tìm hiểu sâu hơn. Những tiểu luận khoa học, nhiều công trình nghiên cứu, dịch thuật, giới thiệu về thơ thiền, về các tác giả thơ thiền lần lượt ra đời. Trong các công trình nghiên cứu về lịch sử văn học trên các tạp chí khoa học chuyên ngành như Tạp chí văn học, Tạp chí văn hóa dân gian, Nghiên cứu nghệ thuật, Tạp chí Hán Nôm, Phật học, Tôn giáo…đã có sự quan tâm nhất định tới thơ thiền. Nhiều công trình nghiên cứu về tư tưởng Phật giáo ra đời. Các từ điển phật học được biên soạn và tái bản. Các tuyển tập văn học trong đó có nhiều thơ thiền được trích tuyển (Bộ Thơ văn Lí- Trần đã giới thiệu hầu hết các tác giả thơ thiền tiêu biểu). Có thể kể đến một số công trình, bài viết đánh giá chung về thơ thiền đời Lí- Trần về các mặt như quan niệm triết lí phật giáo, thái độ tích cực lạc quan, chất trữ tình, tính trực giác…:

- VHVN từ thế kỉ XI đến thế kỉ XIV- Bùi Văn Nguyên (Lịch sử VHVN, tập 2. NXBGD, H- 1978)

- Văn học đời Lí và những truyền thống dân tộc- Đinh Gia Khánh (VHVN từ thế kỉ X đến nửa đầu thế kỉ XVIII, tập 1. NXBGD ĐH&CN, H- 1978).

- Mấy điều tâm đắc về một thời đại văn học- Đặng Thai Mai (Thơ văn Lí- Trần, tập 1. NXBKHXH, H- 1977).

- Chất trữ tình trong thơ thiền đời Lý- Phạm Ngọc Lan (TCVH, số 4- 1986).

- Thơ thiền và việc lĩnh hội thơ thiền đời Lý- Nguyễn Phạm Hùng (TCVH, Số 4- 1992)… Như vậy, với việc được sưu tầm, giới thiệu rộng rãi thơ thiền bắt đầu được xem xét

như là một đối tượng thẩm mĩ, một loại hình nghệ thuật độc đáo, có quá trình mã hóa và giải mã riêng. Và từ đây việc tìm hiểu về tư tưởng nghệ thuật, ngôn từ nghệ thuật, về quan niệm con người…trong thơ thiền đã được các nhà nghiên cứu quan tâm. Nói riêng về vấn đề nhân vật, phân tích nhân vật tuy chưa có một công trình, bài viết chuyên sâu nhưng không phải không có hướng nghiên cứu liên quan. Chẳng hạn, Đoàn Thị Thu Vân trong khi Khảo sát một số đặc trưng nghệ thuật của thơ thiền Việt Nam thế kỉ X- XIV (Luận án Tiến sĩ, 1995) như về ngôn ngữ thơ thiền, không gian, thời gian trong thơ thiền…cũng đã đề cập đến ―hình tượng con người‖ thơ thiền với những đặc điểm như con người tự do, con người vô ý, con người vô ngôn…Sâu hơn, tác giả Quang Thảo đi tìm Chân dung con người trong thơ thiền Lí- Trần (2007) và nhận ra rằng đó là con người với phật tính thường hữu trong tâm, con người vô ngã và sống trọn vẹn với tinh thần đời đạo không hai. Đinh Gia Khánh trong Văn học đời Lí và những truyền thống của dân tộc đã đặt vấn đề khái quát: ―nói về con người văn học Thiền tông thường muốn khẳng định bản lĩnh của nhà tu hành. Những điều mà tác giả nêu lên về bản lĩnh ấy có ý nghĩa gì đối với việc xây dựng nhân phẩm?‖ [64; tr.57]. Nguyễn Hữu Sơn khi đặt vấn đề Con đường trở lại với thiên nhiên và đời sống qua các bài kệ (2002) đã đặc biệt quan tâm đến cái Tâm đạt đạo của con người thiền sư: ―ngoài xu thế tu chứng, giải thoát bằng tâm thế hướng về thiên nhiên để lòng thanh thản hòa hợp với rừng suối, cỏ nội mây ngàn, trăng thanh gió mát, một tiếng chim ban mai, một hương cúc mùa thu, một sắc hoa nở sớm… thì chính các thiền sư lại đạt đạo ngay trong cuộc sống thường ngày…Về hình thức, điều này có vẻ như trái ngược song kì thực lại chứng tỏ cái tâm được giải thoát đó đã khắc phục, vượt lên mọi chướng ngại, làm chủ được thân tâm và hoàn cảnh‖ [111; tr.191-192].

Văn học Lí- Trần để lại hàng trăm bài thơ thiền trong đó có nhiều đạt đến giá trị nghệ thuật và tư tưởng cao. Chính bởi vậy, khi nghiên cứu thơ thiền, hướng khai thác về tác giả, tác phẩm cũng là hướng thu hút sự quan tâm của các nhà nghiên cứu từ trước đến nay. Có thể nhắc đến những trường hợp cụ thể như: Nguyễn Huệ Chi: ―Mãn Giác và bài thơ thiền nổi tiếng của ông‖ (Tạp chí văn học, số 5/1987), ―Trần Tung - một gương mặt lạ trong làng thơ thiền Lí - Trần‖ (Tạp chí văn học, số 4/1977); Nguyễn Phương Chi: ―Huyền Quang- nhà sư thi sĩ‖ (Tạp chí văn học, Số 3 /1982); Minh Chi: ―Thơ Huyền Quang‖ (Thiền học đời Trần, Viện Văn học, Hà Nội, 1992); Thích Phước An: ―Thiền sư Huyền Quang và con đường thầm lặng của mùa thu‖ (Tạp chí văn học, số 4/1992); Nguyễn Phạm Hùng: ―Dương Không Lộ - thiền sư – thi sĩ‖ (Nghiên cứu Phật học, số 4 và 5/1996); Nguyễn Khắc Phi: ―Quanh nguồn tư liệu liên quan đến bài ―Ngôn hoài‖ của Không Lộ Thiền sư‖ (TCVH, số 12/1996); Nguyễn Đăng Na: ―Con đường tuệ giải bài kệ gọi là ―Ngôn hoài‖ của Không Lộ Thiền sư‖ (TCVH, số 7/2002); Nguyễn Hữu Sơn: ―Nguyễn Vạn Hạnh: nhà chính trị- thiền sư- thi sĩ‖ và ―Tác gia hoang đế - thiền sư- thi sĩ Trần Nhân Tông‖ (NCVH, số 12/2008); Nguyễn Kim Sơn: ―Cội nguồn triết học của tinh thần thiền nhập thế Trần Nhân Tông‖ (http://khoavanhoc.edu.vn/index.php?option=com_content&view=article&id=243:trannhantong&catid= 85:trit-hc-m-hc-vn-hoa-hc&Itemid=256). Ngoài ra còn có thể kể đến bài viết của những tác giả như: Đoàn Thị Thu Vân, Đỗ Văn Hỷ, Hà Văn Tấn, Tầm Vu, Trần Nghĩa…

Trong những bài viết trên, chúng tôi nhận thấy ở từng phương diện cụ thể như về tác gia Thiền sư – thi sĩ, Thiền sư – nhà tư tưởng, Thiền sư – hoàng đế…hay giá trị tác phẩm thơ ở tư cách lịch sử, văn hóa dân gian, ý nghĩa nhân văn, đặc trưng thể loại, cảm hứng nhân sinh trong mối liên hệ xa gần với thiên nhiên, đất nước, con người…đã có nhiều trang phân tích, đúc kết sâu sắc. Ngay trong việc lý giải ở từng khái niệm, từng câu chữ trong văn bản liên quan tới triết lý tư tưởng phật giáo cũng đã được xem xét kỹ lưỡng. Chỉ một cụm từ ― trường khiếu nhất thanh‖ trong câu kết của bài ―Ngôn hoài‖ thôi cũng đã tốn bao giấy mực của các nhà nghiên cứu. Người thì cho rằng đó là ― kêu dài một tiếng‖; có người lại lập luận đó là ―tiếng cười‖ theo kiểu ―Lý Ngao làm thơ về tiếng cười của Duy Nghiễm, không lẽ làm thơ về tiếng cười của mình‖ (Nguyễn Phạm Hùng); và có người thì hiểu ―tất cả các quả chuông nhất tề vang lên…‖ (Nguyễn Đăng Na). Hướng nghiên cứu này giúp đi sâu vào tác giả, tác phẩm nhằm phát hiện ra những nét độc đáo về tư tưởng, phong cách nghệ thuật. Ở đây tuy các nhà nghiên cứu không trực tiếp phân tích ―nhân vật‖ nhưng khi tiếp cận về tác giả, tác phẩm họ cũng đã chỉ ra được bản chất của con người Thiền Sư về thế giới tâm hồn, bản lĩnh, nhân cách…

Nhìn chung, qua tình hình nghiên cứu thơ thiền ở giai đoạn văn học Lí – Trần có thể rút ra kết luận: thơ thiền từ chỗ được giới thiệu rời rạc, chưa xác định thành một đối tượng thẩm mĩ độc lập đến chỗ được giới thiệu thành một hệ thống rộng rãi, được tìm hiểu, nghiên cứu trên nhiều phương diện, đã bắt đầu có một số công trình đề cập đến vấn đề ―nhân vật‖, về con người trong thơ thiền với những đặc điểm cơ bản nhất.

Nghiên cứu về nhân vật thiền sư trong văn xuôi đặc biệt là trong Thiền uyển tập anh, Tam tổ thực lục:

Các tác phẩm văn xuôi chức năng phật giáo như Thiền uyển tập anh, Tam tổ thực lục từ lâu cũng đã thu hút các nhà nghiên cứu. Trước hết phải kể đến công tác dịch thuật, khảo cứu văn bản của các nhà nghiên cứu như Trịnh Đình Rư, Lê Hữu Mục, Ngọc Hồ, Đinh Gia Khánh, Nguyễn Huệ Chi, Nguyễn Đăng Na, Lê Mạnh Thát...Điều đáng chú ý là, bên cạnh công tác giới thiệu, dịch, khảo cứu văn bản, khi viết về văn học Lí- Trần, các nhà nghiên cứu dù ít dù nhiều cũng đã bắt đầu đề cập đến những phương diện tư tưởng, nghệ thuật của những tác phẩm trên. Và đôi chỗ, vấn đề nhân vật, kiểu nhân vật thiền sư cũng đã được nhắc đến. Ví như, trong Thơ văn Lí- Trần, tập 1 khi khảo cứu về Thiền uyển tập anh, đã có ý gợi mở: ―…cuốn sách là một tập chân dung các nhà thiền học, với những phác họa đôi khi rất có cá tính, đã vượt ra khỏi mọi tiểu sử nhạt nhẽo mà đạt đến những chân dung văn học có giá trị‖ [7; tr.135]. Đinh Gia Khánh khi tìm hiểu Văn tự sự, truyện kí đời Trần cũng đã khẳng định trong Thiền uyển tập anh

―những sự tích xứng đáng được coi như tác phẩm văn học hay, không kém gì những truyện ngắn đầy hấp dẫn trong văn học đời sau‖. Sau đó ông cũng đã minh họa bằng các truyện về thiền sư Khuông Việt, Vạn Hạnh, Từ Đạo Hạnh…Đáng chú ý là khi phân tích nhân vật Từ Đạo Hạnh, nhà nghiên cứu đã chỉ ra tính cách, thi pháp nhân vật: ―Thiền sư Từ Đạo Hạnh là một nhân vật được miêu tả với những nét kì dị, hoang đường‖, ―tính cách…được miêu tả một cách ngắn gọn nhưng rất sinh động‖ [64; tr.124 -125]. Cũng GS. Đinh Gia Khánh khi giới thiệu về Tam Tổ thực lục cho rằng tuy tác phẩm ít giá trị văn học, sử học hơn so với Thiền uyển tập anh nhưng cũng ―có những đoạn văn kì thú, miêu tả nhân vật với những nét khá sinh động…chẳng hạn như truyện về nhà sư Huyền Quang‖ [64; tr.126]. PGS. Nguyễn Đăng Na khi tìm hiểu Văn xuôi tự sự Việt Nam- những bước đi lịch sử trong cuốn Văn xuôi tự sự Việt Nam thời trung đại, tập 1 đã chỉ ra trong các tác phẩm như Thiền uyển tập anh, Tam Tổ thực lục,…đều có các nhân vật anh tài. Đặc biệt nhà nghiên cứu còn chỉ ra nghệ thuật xây dựng nhân vật chủ yếu dựa trên các mô típ như ―thụ thai thần kì‖, ―ra đời thần kì‖, ―xuống thủy phủ‖, ―lên trời‖, ―người xấu có giọng hát hay‖, ‗duyên kì ngộ‖, ―chết kì lạ‖…[84].

Như vậy, tuy chưa đi sâu phân tích nhưng những nhận xét khái quát trên đây của các nhà nghiên cứu Nguyễn Huệ Chi, Đinh Gia Khánh, Nguyễn Đăng Na đã gợi mở cho chúng tôi nhiều điều bổ ích khi thực hiện Luận án.

Ngoài ra cũng phải kể đến cách tiếp cận từ nghiên cứu riêng về tác giả, tác phẩm đối với các tập văn xuôi viết về nhân vật thiền sư. Không kể những luận án thiên về khảo sát văn bản của các tác giả như Nguyễn Thị Oanh (Nghiên cứu văn bản Lĩnh Nam chích quái, Luận án, H-2005), Đào Phương Chi (Nghiên cứu văn bản Việt điện u linh và quá trình chuyển dịch của văn bản, Luận án, H-2006) thì cách tiếp cận này đáng chú ý nhất đối với nghiên cứu nhân vật thiền sư có lẽ là luận án của PGS.TS. Nguyễn Hữu Sơn: ―Khảo sát loại hình tiểu truyện thiền sư trong “Thiền uyển tập anh” (Luận án, Viện văn học- 1998). Với khá nhiều tâm đắc và công phu trong nghiên cứu Thiền uyển tập anh nhà nghiên cứu không chỉ thể hiện ở luận án mà còn nhiều bài viết đăng trên TCVH, Nghiên cứu Phật học…Với Luận án, sau khi chỉ ra rằng Thiền uyển tập anh đã được các học giả Lê Quý Đôn, Phan Huy Chú…xếp vào thể tài

―lục‖, ―ghi chép‖, ―truyện kí‖…Nguyễn Hữu Sơn đã xác định Thiền uyển tập anh bao gồm trong nó loại hình tiểu truyện thiền sư. Nhà nghiên cứu đã tiến hành khảo sát 68 tiểu truyện, xem mỗi tiểu truyện là một tác phẩm độc lập. Tác giả từ đây mới đi vào phân tích cụ thể kiểu nhân vật thiền sư theo phương pháp loại hình thể tài trên những khía cạnh: sự ra đời, cuộc đời tu hành (tác giả phân chia thành bốn kiểu loại cuộc đời nhân vật thiền sư: các thiền sư có phép lạ, các thiền sư nhập thế, các thiền sư ẩn dật, các thiền sư có công hoằng dương phật giáo), mô típ về sự qui tịch. Hướng nghiên cứu này từng được nhà nghiên cứu thể hiện trong những bài viết như: Vị trí của “Thiền uyển tập anh” trong dòng văn xuôi truyền thống dân tộc (Tác phẩm mới, số 2- 1992); “Thiền uyển tập anh”- từ góc nhìn một nét tương đồng thể tài biến văn (TCVH, Số 3- 1977); “Thiền uyển tập anh”- tác phẩm mở đầu loại hình Văn xuôi tự sự Việt Nam thời trung đại” (TCVH, Số 8- 2001); Loại hình tác phẩm “Thiền uyển tập anh” (Chuyên luận, NXBKHXH, H- 2002)…

1.1.1.2. Về nhân vật liệt nữ

Riêng về kiểu nhân vật liệt nữ hầu như chưa có nghiên cứu (cả ở phân tích nhân vật và thi pháp miêu tả, do đó ở hướng nghiên cứu sau chúng tôi cũng không nhắc đến lịch sử nghiên cứu về nhân vật này nữa). Tuy nhân vật người liệt nữ lúc này chưa phổ biến, song đây là biểu hiện khá rõ của xu hướng xây dựng thể chế văn hóa nam quyền, phục vụ cho mô hình đạo đức phong kiến nên rất cần được nghiên cứu. Và đây là một trong những nhiệm vụ rất cần thiết trong nghiên cứu văn học hiện nay.

1.1.1.3. Về nhân vật hoàng đế

Hầu hết các nhà nghiên cứu cho đến nay đều ghi nhận Lê Thánh Tông là một minh quân, một vị anh hùng và là một tác giả lớn của VHTĐVN. Sự nghiệp mà Lê Thánh Tông để lại trên từng phương diện quân sự, chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội, văn học đã được sử sách ghi nhận, đánh giá cao. Bởi thế, con người Hoàng đế này không chỉ được các nhà nghiên cứu văn học quan tâm mà từ rất lâu hình mẫu ấy đã thu hút các sử gia cả thời quân chủ và thời hiện đại. Cho nên trước khi đi vào tìm hiểu lịch sử nghiên cứu vấn đề về Lê Thánh Tông thiết nghĩ cũng cần điểm qua những ý kiến của các sử gia về ông.

Với các sử gia thời quân chủ, ta có thể kể đến những lời bàn của Ngô Sĩ Liên:

―vua sáng lập chế độ văn vật khả quan, mở mang đất đai, bờ cõi khá rộng, thực là bậc vua anh hùng tài lược, dù Vũ Đế nhà Hán, Thái Tông nhà Đường cũng không hơn được‖ [30; tr.708]. So sánh với hoàng đế các đời Hán, Đường là nhằm ghi nhận công lao mở rộng bờ cõi, nhất là thiết lập nền văn hóa Nho giáo (chế độ văn vật). Vũ Quỳnh:

―vua tư trời cao siêu, anh minh quyết đoán, có hùng tài đại lược, võ giỏi văn hay, mà thánh học rất chăm, tay không lúc nào rời quyển…văn thơ thì hay hơn cả các quan văn học…‖ [30; tr.712], ghi nhận tài năng văn võ kiêm toàn; Phan Huy Chú: ―tư chất và tính khí vua cao sáng, ham học không biết mỏi, tay không rời sách; kinh sử, chư tử, lịch số, toán chương đều tinh thông, văn thơ càng giỏi hơn các bề tôi‖ [30; tr.725]…Ngoài ra còn phải kể đến bài tán của Thân Nhân Trung, những lời bàn của danh sĩ họ Mạc-Hà Nhậm Đại, ý kiến của Lê Quý Đôn...Điều cần khẳng định là qua những lời bàn trên, Lê Thánh Tông có một tư cách văn hóa ở bậc cao nhất trong số các hoàng đế Đại Việt xưa nay, không một hoàng đế Đại Việt nào khác có được vị trí ấy như Thiên Nam động chủ. Tổng hợp lại, ta thấy các nhà Nho nhấn mạnh tư chất, văn võ song toàn, chăm học, lập nền văn trị, mở mang bờ cõi…tức là hình mẫu của ông vua trong cách nhìn Nho giáo thuần túy.

Với các sử gia thời hiện đại công nghiệp và vị trí của Lê Thánh Tông cũng được khẳng định trên nhiều phương diện khác nhau. Trong Việt sử yếu, mục ―Lời bàn của sử thị‖ về Lê Thánh Tông, Hoàng Cao Khải cho rằng: ―Bàn về nền quân chủ ở Việt Nam ta, được xưng tụng về văn trị và võ công cực thịnh, không lúc nào bằng triều đại Hồng Đức. Người nước ta nên tự cho Ngài là Hán Võ Đế, Đường Thái Tông của Việt Nam. Vua Lê Thái Tổ đã ly khai được nhà Minh cường bạo, sáng tạo nên nước ta. Những nền văn minh tới trung diệp mới được thấm nhuần và phát triển thì tới Lê Thánh Tông mới là cực điểm‖ [63; tr.270]. Với Lệ thần Trần Trọng Kim - tác giả Việt Nam sử lược, ―Thánh Tông là một ông vua thông minh,

thờ mẹ rất có hiếu, ở với bề tôi đều lấy lòng thành. Ngài trị vì được ba mươi tám năm, sửa sang được nhiều việc chính trị, mở mang sự học hành, chỉnh đốn các việc vũ bị, đánh dẹp nước Chiêm, nước Lào, mở thêm bờ cõi, khiến cho nước Nam ta bấy giờ được văn minh thêm ra và lại lừng lẫy một phương, kể từ xưa đến nay chưa bao giờ được cường thịnh như vậy‖ [62; tr.263]. Nhà giáo Dương Quảng Hàm, dù chấp bút cuốn Việt Nam văn học sử yếu (1941) thì vẫn phải ―đụng‖ đến nhiều vấn đề của lịch sử. Theo họ Dương, ―Trong ba mươi tám năm làm vua, ngài (Lê Thánh Tông) đánh thua Chiêm Thành để mở mang bờ cõi nước ta về mạn Nam; lại sửa sang chính trị, san định luật lệ, chấn chỉnh phong tục (ngài đặt ra 24 điều giáo hóa cho dân thường, giảng đọc, để giữ lấy luân thường và phong hóa tốt). Ngài cũng lưu tâm đến việc văn học lắm. Chính ngài đặt ra lệ xướng danh và khắc bia tiến sĩ để tưởng lệ các sĩ phu trong nước. Năm 1479, ngài sai Ngô Sĩ Liên biên tập bộ Đại Việt sử ký toàn thư. Tóm lại, ngài thật là một bậc anh quân về triều Hậu Lê vậy‖ [36; tr.336]. Các nhận xét này chưa có gì mới so với nhận xét của nho gia xưa. Một năm sau Dương Quảng Hàm, giữa những ngày vận động cách mạng sôi nổi, khi cần tóm tắt lịch sử nước ta để tuyên truyền, giác ngộ quần chúng, Hồ Chí Minh ―khái quát‖: ―Vua hiền có Lê Thánh Tông/ Mở mang bờ cõi đã khôn lại lành”. Năm 1943, trong công trình nghiên cứu riêng về Lê Thánh Tông, nhà sử học Đào Duy Anh đánh giá: ―Thời Lê Thánh Tông là đỉnh cao nhất của nền quân chủ phong kiến Việt Nam‖. Những kết quả nghiên cứu, tìm tòi khoa học của ông còn được lứa học trò các khóa đầu tiếp nhận, lĩnh hội trong vài ba thập niên nữa. Giữa lúc cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước cuốn Lịch sử Việt Nam (tập 1. NXBKHXH, H-1971) - bộ sử chính thống thời đó - do các ―sử gia‖ thuộc Ủy ban Khoa học Xã hội chấp bút, khẳng định: ―Trong buổi đầu, chính quyền nhà Lê về cơ bản vẫn phỏng theo tổ chức chính quyền các triều đại trước. Trải qua nhiều lần sửa đổi và chấn chỉnh, đến đời Lê Thánh Tông (1460 - 1497), bộ máy hành chính cũng như tổ chức quân đội và hoạt động lập pháp của nhà Lê đạt đến mức hoàn bị với những thiết chế chặt chẽ‖ [tr.262]. Đến đêm trước và cả những ngày sau Đổi mới, việc nhìn nhận, đánh giá vai trò to lớn, ảnh hưởng tích cực của Lê Thánh Tông trong tiến trình lịch sử - văn hóa Việt Nam vẫn khá thống nhất trong giới sử học quốc nội. Ở cuộc hội thảo về danh nhân văn hóa Nguyễn Bỉnh Khiêm năm 1985 tại Hải Phòng, giáo sư Phan Huy Lê từng nêu ý kiến: ―Vào nửa sau thế kỷ XV, dưới triều Lê Thánh Tông, chế độ phong kiến tập quyền theo mô hình Nho giáo và đạt đến mức phát triển cao nhất‖ [30; tr.626]. Gần một thập niên sau, giáo sư bày tỏ quan điểm: ―Trên cương vị hoàng đế của nước Đại Việt, ông (Lê Thánh Tông) đã để lại một sự nghiệp phục hưng đất nước rạng rỡ. Trên từng phương diện chính trị, quân sự, kinh tế, văn hóa, xã hội

Xem tất cả 190 trang.

Ngày đăng: 18/12/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí