Từ Nhân Vật Đơn Bình Diện Đến Nhân Vật Đa Bình Diện.


của các nhà tiểu thuyết chính là niềm xót thương, cảm thông, chia sẻ với con người.

2.3. Từ nhân vật đơn bình diện đến nhân vật đa bình diện.

Chiến tranh đã khiến tâm lí, ý thức của cả dân tộc chỉ tập trung vào một mục tiêu. Con người dù ở bất kì cương vị nào cũng được xem xét trong mối quan hệ với cuộc chiến: Anh hùng hay kẻ phản bội. Họ được nhìn nhận ở khía cạnh con người xã hội với những nét tâm lí, tính cách dễ thấy, dễ cảm nhận. Nhiều nhân vật mới chỉ được quan sát trên bình diện chính trị mà không được quan sát trên bình diện luân lý

- xã hội hoặc bình diện triết lý lịch sử, để qua đó soi sáng những khía cạnh tinh thần, đạo đức của nhân vật. Nghệ thuật xây dựng nhân vật thường xoay quanh mục đích thể hiện cái xấu, cái tốt của nhân vật trong sự nghiệp giải phóng đất nước. Thế nên, thế giới nhân vật được phân tuyến rõ ràng. Quan niệm mới về hiện thực và con người đã làm thay đổi cách thể hiện nhân vật sau 1975, đặc biệt sau 1986. Nhân vật không còn được xem xét trên một bình diện mà thay vào đó, có nhiều bình diện khác thể hiện con người, nhiều bình diện tồn tại trong một con người.

Bài viết của ThS. Hoàng Cẩm Giang về Vấn đề nhân vật trong tiểu thuyết Việt Nam đầu thế kỉ XXI [20] đã tổng hợp các bình diện miêu tả nhân vật.

Cấp độ tâm lý – tính cách: Tiềm thức, vô thức, bản năng hay ý thức, tư tưởng...

Cấp độ thân phận – hành động: Nạn nhân, chứng nhân hay chủ thể của lịch

sử.

Cấp độ chức năng tự sự: Người kể chuyện, nhân vật, người đọc, hay tác giả

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 105 trang tài liệu này.

của chính truyện kể.

Nhưng theo chúng tôi, vấn đề nhân vật của tiểu thuyết thời kì đổi mới nằm ở hai cấp độ: Tâm lý - tính cách và thân phận - hành động. Hai cấp độ này có khi tách biệt, có khi đan cài trong cách xây dựng nhân vật của nhà văn.

Thế giới nhân vật trong tiểu thuyết Việt Nam thời kỳ đổi mới - 7

Ngay những tác phẩm đầu tiên như Mùa lá rụng trong vườn (Ma Văn Kháng), Thời xa vắng (Lê Lựu), Người đàn bà trên đảo (Hồ Anh Thái), Đám cưới không có giấy giá thú (Ma Văn Kháng), Mảnh đất lắm người nhiều ma (Nguyễn Khắc Trường), Nỗi buồn chiến tranh (Bảo Ninh), Ăn mày dĩ vãng (Chu Lai) các nhân vật


đã được xây dựng ở cả cấp độ tâm lí - tính cách và cấp độ thân phận – hành động. Nhân vật được nhìn nhận trong những ước muốn bản năng về tiền bạc, về tình yêu, tình dục. Nhân vật cũng nhận thức lại lịch sử như như một nạn nhân, một chứng nhân của chiến tranh. Lý (Mùa lá rụng trong vườn), Ba Sương (Ăn mày dĩ vãng) ít nhiều đã được miêu tả trong những ham muốn bản năng về tiền tài – địa vị; Giang Minh Sài (Thời xa vắng) vừa là chứng nhân vừa là nạn nhân của lịch sử; Kiên (Nỗi buồn chiến tranh) đan cài ở bình diện là chủ thể, nhân chứng đồng thời là nạn nhân lịch sử song hành cùng những khát vọng bản năng, ở tầng ý thức và vô thức…

Như thế, rõ ràng nhân vật được nhìn nhận ở nhiều bình diện, trở nên phức tạp và khó hiểu, khó đánh giá và cả khó tiếp nhận. Đồng thời, chính việc xây dựng nhân vật ở nhiều bình diện đã khẳng định tài năng của nhà văn.

Tiểu thuyết đến gần với thế kỉ XXI với việc tiếp cận ngày càng sâu sắc với những kĩ thuật tiểu thuyết hiện đại càng trở nên đa dạng hơn trong cách xây dựng nhân vật. Các nhân vật trong Cơ hội của Chúa (Nguyễn Việt Hà), Thoạt kì thủy, Ngồi (Nguyễn Bình Phương), Đi tìm nhân vật, Giã biệt bóng tối (Tạ Duy Anh), Xuân Từ Chiều (Y Ban), Pari 11/8, Vân Vy (Thuận) … ngày càng được khám phá và thể hiện ở góc độ tâm lí. Cái tiềm thức, vô thức ngày càng được khai thác một cách triệt để và hiệu quả. Các giấc mơ đi vào tiểu thuyết ngày càng nhiều, những đoạn viết không thuộc về ai và kiểu “nhân vật trong truyện viết truyện” xuất hiện cũng không ít. Cũng trong các tác phẩm này, yếu tố bản năng xuất hiện như một dụng ý rõ ràng, không che giấu. Tình yêu gắn với tình dục xuất hiện nhiều trên các trang viết. Nhiều đến mức, người ta cảm tưởng như nếu thiếu điều đó, tác phẩm sẽ mất đi một phần giá trị. Thực tế, việc thể hiện sex trong tiểu thuyết mang nhiều ý nghĩa và một ý nghĩa quan trọng là thể hiện khát vọng hạnh phúc chính đáng của con người. Trong Vân Vy (Thuận), tình dục được miêu tả khi Vân, Vy gặp nhau; thậm chí ngay cả khi họ không nhìn thấy nhau (trong giấc mơ, qua điện thoại) - một thứ tình dục tưởng tượng nhưng đều thể hiện khát vọng yêu và mong muốn được yêu của họ. Tiệp trong Gia đình bé mọn thấy rõ việc quan hệ với Đính và với chồng cô hoàn toàn khác nhau, ở đó, Tiệp nhận ra đâu là tình yêu đích thực. Nói một cách


khác, tình dục phần nào thể hiện một thứ tình yêu chân thành.

Không dừng lại ở đó, tiểu thuyết tiếp tục đi sâu khám phá con người ở góc độ tâm linh. Rất nhiều tiểu thuyết ra đời xây dựng nhân vật ở góc độ tâm linh, tiêu biểu phải kể đến Giàn Thiêu (Võ Thị Hảo), Mẫu thượng ngàn (Nguyễn Xuân Khánh). Những nhân vật trong các tác phẩm trên đều được thể hiện ở bình diện nạn nhân của lịch sử và ở khía cạnh con người tâm linh. Từ Lộ - Từ Đạo Hạnh – Lý Thần Tông (Giàn thiêu), xét về bản chất cũng là nạn nhân của thời điểm đó cho dù trải qua ba kiếp người. Chàng thanh niên Từ Lộ hào hoa bỗng chốc trở thành kẻ không nhà vì gia đình là nạn nhân của quyền lực. Tiếp tục, Từ Lộ trở thành nạn nhân của sự trả thù, bỏ cả cuộc đời vì mục đích trả thù. Sang kiếp sống khác, Từ Lộ trở thành thiền sư Từ Đạo Hạnh danh tiếng song rốt cuộc không đến được cõi niết bàn mà lại tham dự vào cuộc đời trong một vai trò khác – Lý Thần Tông. Ở kiếp người này, Lý Thần Tông, giống như các đấng, bậc, cuộc sống đầy những ham muốn, hưởng lạc … để rồi dẫn đến kết cục bi kịch. Hồ Quý Ly trong thực tế là đối tượng chịu đựng nhiều sự khen chê cũng là một kiểu nạn nhân của lịch sử, một số phận bi kịch. Cuộc đời mỗi nhân vật (bà Tổ cô, cô Mùi, Nhụ) trong Mẫu thượng ngàn mang đến bức tranh rộng lớn nền văn hóa Việt – văn hóa Mẫu, một khía cạnh tâm linh mới mẻ đối với nhiều người Việt. Ở góc độ khác, các nhân vật được xây dựng trên nhiều bình diện.

Khi được nhìn nhận ở nhiều bình diện, khái niệm nhân vật dường như có sự thay đổi, đặc biệt trong những tiểu thuyết gần đây. Nhân vật đôi khi là một kí ức, một mảnh tâm trạng; nhân vật có những yếu tố dị biệt, kì ảo. Nhìn chung, đây là kiểu nhân vật hầu như bị “làm dẹt” [1], bị “tẩy trắng” mọi đường viền lịch sử (về mặt tiểu sử hay tâm lý-tính cách) chỉ còn là một cái tên, một thứ ký hiệu – biểu tượng: nhân vật “bào thai” trong Thiên thần sám hối, “hắn” trong Chinatown; Kim trong Ngồi; “con cú” trong Thoạt kỳ thủy, những hồn ma trong Người đi vắng nhân vật được kí hiệu: homo A, homo Z (Thiên sứ, Phạm Thị Hoài); là N, B, (Vân Vy, Thuận). Nhân vật được gọi một cách phiếm định: thằng bé lang thang, Kẻ ẩn mình trong bóng tối, Gã đào mỏ (Giã biệt bóng tối, Tạ Duy Anh)… Đa phần trong số họ hiện diện trong hình hài của những ký ức, không diện mạo, không lai lịch, thậm chí,


có nhân vật chiếm vị trí quan trọng trong tác phẩm song thực tế chỉ là tiếng nói vang vọng trong tâm tưởng của những nhân vật khác (Nỗi buồn chiến tranh, Giàn thiêu, Vân Vy, Giã biệt bóng tối, ….)

Nhân vật đa bình diện mang trong mình những cách tân của tiểu thuyết ở cả phương diện nội dung và nghệ thuật. Nó mang đến nhiều cách biểu hiện về con người; tìm hiểu, lí giải được những tiềm ẩn trong tâm lí, tính cách con người; minh chứng rằng tiểu thuyết vẫn là thể loại có ưu thế trong việc khám phá và thể hiện con người.


Trong chương hai, bằng việc chỉ ra một số đặc điểm nổi bật trong thế giới nhân vật tiểu thuyết thời kì đổi mới. Xuất phát từ những tiền đề chúng tôi đã đề cập đến ở chương 1, thế giới nhân vật tiểu thuyết thời kì này có nhiều điểm khác biệt với giai đoạn trước. Nhân vật được nhìn nhận ở góc độ cá nhân với tất cả các vấn đề đời tư trong sự đa dạng, phức tạp của tính cách. Không còn là những tính cách đơn phiến, dễ được cảm nhận, đánh giá; nhân vật thời kì này đan xen, tổng hòa của nhiều tính cách: tốt – xấu, cao cả - thấp hèn; … Vượt thoát cái nhìn một chiều, các nhà tiểu thuyết đi sâu khám phá cuộc sống và con người bằng cách xây dựng nhân vật trên nhiều bình diện. Không còn những nhân vật được nhìn nhận ở một bình diện chính trị - xã hội, các nhân vật được mở rộng sang những bình diện mới, đi sâu vào thế giới đầy bí ẩn của tiềm thức, vô thức, của cái bản năng, thám hiểm vào thế giới tâm linh. Mặt khác, bằng hệ quy chiếu mới, nhân vật trong mối quan hệ với lịch sử có thể là chủ thể, là nhân chứng nhưng cũng có khi là nạn nhân. Một trong những thành tựu nổi bật của nhân vật tiểu thuyết thời kì này chính là sự phán xét cá nhân đối với lịch sử (cả nhân vật lịch sử và sự kiện lịch sử). Song hành với điều đó, con người nhận thức lại chính mình. Có thể nói, nhân vật tiểu thuyết thời kì này ngoài sự nhìn nhận mang tính tổng thể và toàn vẹn còn được thử nghiệm xây dựng với nhiều kĩ thuật mới mẻ. Điều này chứng tỏ vai trò của nhân vật trong tiểu thuyết nói riêng và trong văn học nói chung trong khám phá cuộc sống và con người.


Chương 3

CÁC KIỂU DẠNG NHÂN VẬT

CỦA TIỂU THUYẾT VIỆT NAM THỜI KÌ ĐỔI MỚI


Như trên chúng tôi đã trình bày, thế giới nhân vật tiểu thuyết thời kì đổi mới có những đặc trưng khác biệt so với giai đoạn trước. Bởi, văn học luôn cố gắng xây dựng nên những nhân vật của thời đại mình. Tiểu thuyết sử thi những năm 1945- 1975 đã xây dựng nên một thế giới nhân vật bao gồm: nhân vật anh hùng, nhân vật tập thể, nhân vật đám đông, đời tư, nhân vật kẻ thù. Trong thế giới đó người anh hùng là nhân vật trung tâm. Các nhân vật khác đóng vai trò quy tụ làm sáng tỏ vẻ đẹp của anh hùng. Như vậy, xét đến cùng, tiểu thuyết trước 1975 có nhân vật cơ bản là người anh hùng. Văn học sau 1975, với những đặc trưng về nhân vật mà chúng tôi đã khảo sát ở chương hai, khó có thể xác định nhân vật trung tâm bởi tính bộn bề phức tạp của đời sống, bởi sự phức tạp và bí ẩn con người. Bằng nhiều tiêu chí, chủ yếu xét biểu hiện tâm lí, tính cách, … khảo sát qua thế giới nhân vật phong phú và đa dạng trong tiểu thuyết thời kì đổi mới, chúng tôi nhận thấy có một số kiểu loại nhân vật cơ bản như sau:

3.1. Nhân vật bi kịch

Bi kịch nguyên nghĩa là một thể loại. Bản chất của bi kịch là “phản ánh không phải bằng tự sự mà bằng hành động của nhân vật chính, mối xung đột không thể điều hoà được giữa cái thiện và cái ác, cái cao cả và cái thấp hèn.v.v diễn ra trong một tình huống cực kì căng thẳng mà nhân vật thường khỏi thoát ra khỏi nó bằng cái chết bi thảm gây nên những suy tư và xúc động mạnh mẽ đối với công chúng” [22; tr.15]. Cảm quan bi kịch ra đời do sự bất mãn với thực tại xã hội. Dù bằng cách này hay cách khác, bi kịch đến với con người khi họ bị đặt trong nhiều sự đấu tranh, giằng xé hoặc phải theo cái này hoặc phải theo cái khác. Có những khi bi kịch xảy ra do mâu thuẫn của điều muốn và không muốn, được và mất. Thậm chí, bi kịch chính là những số phận bi đát, có kết cục bi thảm. Vì thế, phạm trù cái bi có cơ sở khách quan là nỗi khổ đau và chết chóc của con người. Tuy nhiên, trong tác phẩm


văn chương không phải lúc nào cũng xuất hiện nhân vật bi kịch. Chỉ khi con người có sự tự ý thức cao độ thì bi kịch mới xảy ra. Tự ý thức là giai đoạn cao của ý thức, là sự đào sâu mổ xẻ bản thân nội tâm để cải tạo và hoàn thiện. Cơ sở của sự tự ý thức và tự hoàn thiện là năng lực cảm nhận sự thật, trước hết là sự thực của cõi lòng mình. Tiểu thuyết thời kì đổi mới ra đời trong không khí của nhu cầu muốn thể hiện sự thật, trên nền một hiện thực phức tạp đa sự, đa đoan, cảm hứng bi kịch xuất hiện trong nhiều tác phẩm và vì thế, nhân vật bi kịch cũng được thể hiện một cách sâu sắc. Thông qua nhân vật bi kịch, chúng ta không chỉ thấy số phận cá nhân mà còn thấy số phận của cộng đồng.

Trong tiểu thuyết thời kì đổi mới, bi kịch của các nhân vật xuất phát từ nhiều nguyên nhân khác nhau: nạn nhân của chiến tranh, của tư duy lỗi thời; nạn nhân của môi trường sống tha hóa… Những nhân vật này xuất hiện trong sáng tác của Tạ Duy Anh, Lê Lựu, Ma Văn Kháng, Nguyễn Việt Hà …

3.1.1 Bi kịch lịch sử

Đây là kiểu bi kịch do hoàn cảnh mang lại cho người. Loại bi kịch này xuất hiện ở những hoàn cảnh đặc biệt của lịch sử (chiến tranh, cải cách ruộng đất).

Có thể kể đến các nhân vật mang tính chất bi kịch như: Giang Minh Sài trong Thời xa vắng của Lê Lựu, gia đình thương gia Đức Cường, gia đình Hoàng Kỳ trong Dưới chín tầng trời của Dương Hướng, Kiên trong Nỗi buồn chiến tranh của Bảo Ninh, Hai Hùng trong Ăn mày dĩ vãng của Chu Lai... Những nhân vật này giúp cho người đọc thấu suốt được con người của lịch sử đồng thời nó giúp ta chống lại "sự lãng quên của con người" (Kundera).

Với người Việt Nam, chiến tranh là nỗi ám ảnh lâu dài. Nỗi buồn chiến tranh (Bảo Ninh) đã thể hiện bi kịch trong chiến tranh. Tham chiến, trở thành nạn nhân của lịch sử. Kiên là một loại nhân vật bi kịch: căm ghét cái ác nhưng Kiên có những lúc hành động dã man; yêu Phương nhưng vì hoàn cảnh mà không thể đến được với Phương. Trở về thời bình nhưng quá khứ đã thành sức mạnh ghê gớm kéo anh quay cuồng trong những hồi ức triền miên không dứt, “ngày này qua ngày khác, đêm thâu này thấu đêm thâu kia”. Kiên chính là “nạn nhân của lịch sử”.


Trong Ăn mày dĩ vãng, Chu Lai đã đặt Hai Hùng trong hai chiều thời gian: hiện tại và quá khứ và đồng thời thực hiện hai cuộc hành trình: một hướng về quá khứ và một hướng vào thực tại để xác minh lại quá khứ ấy. Cuộc gặp gỡ tình cờ với người phụ nữ tưởng có số phận đã chôn chặt cùng quá khứ của anh, bỗng chốc xáo tung tất cả hiện tại. Quá khứ trỗi dậy làm phần đời còn lại của người lính đã bị chiến tranh vắt kiệt trở thành những tháng ngày không yên ả giữa thời bình. Đó cũng là chủ đề mà Chu Lai hướng tới trong tiểu thuyết Vòng tròn bội bạc. Cuộc sống thời bình ác nghiệt đã xô đẩy ba người lính may mắn của cả một đại đội còn sống sót đi theo những ngả đường khác nhau, thậm chí tình cảm đồng đội thắm thiết khi xưa cũng nhanh chóng phai nhạt trước sức cám dỗ của đồng tiền. Con người còn giữ trong mình những tình cảm tốt đẹp của thời đã qua trở thành lạc lõng mà không dám tin rằng mình lạc lõng. Chỉ đến khi bị đẩy ra rìa cuộc sống mới đau đớn nhận ra rằng cả một thế hệ như mình hăng say lao vào cuộc chiến vinh quang mà quên chuẩn bị cho mình những hành trang cần thiết khi ra khỏi cuộc chiến để bước vào đời thường; cứ tưởng đời thường thì bình dị ai ngờ lại lắm bão dông đến thế! Vì thế, quá khứ luôn là nỗi ám ảnh khôn nguôi, quá khứ đeo đẳng suốt cuộc đời họ.

Con người bi kịch còn là người đánh mất mình ngay cả trong những suy nghĩ, ước muốn, khát khao chính đáng và đời thường nhất. Điều gì đã khiến Giang Minh Sài (trong Thời xa vắng) nhanh chóng phục tùng, chấp nhận trước những áp đặt của gia đình, họ hàng, đơn vị? Để rồi phải thốt lên: “Giá ngày ấy em cứ sống với tình cảm của chính mình, mình có thế nào cứ sống như thế. Không sợ ai, không chiều theo ý ai, sống hộ ý định người khác, cốt để cho đẹp mặt mọi người chứ không phải cho hạnh phúc của mình”. Cái “giá như” mà Giang Minh Sài chua chát rút ra ấy là kết quả của cả một đời bi kịch: “nửa đời phải yêu cái người khác yêu”, “nửa đời còn lại đi yêu cái mình không có”. Bản thân là một người thông minh nhưng Giang Minh Sài luôn trói mình vào khuôn phép, cam chịu, không tự quyết định số phận của mình. Khi đã không tự làm chủ số phận, tất yếu Sài rơi vào bi kịch. Bi kịch của Sài là làm những gì người khác muốn.


Còn ở Quy (một nữ du kích) trong Chim én bay (Nguyễn Trí Huân), suốt từ đầu đến cuối tác phẩm, chúng ta luôn bắt gặp trong cô những dằn vặt, day dứt, những do dự, phân vân bắt nguồn từ sự giằng co giữa ý thức giai cấp và tình người, giữa hành động và suy nghĩ, giữa lý trí và bản năng. Như bao người lính chiến đấu vì Tổ quốc, vì lý tưởng, Quy không bao giờ hối tiếc vì những việc đã làm, “nếu phải sống lại những năm tháng cũ, chắc chắn chị vẫn sống như thế”, “nhưng không hiểu sao chị cứ thấy lòng mình không yên… có một cái gì đó ngoài lý trí bắt chị suy nghĩ, trăn trở”.

Ngoài bi kịch do chiến tranh gây ra, con người chịu bi kịch do những sai lầm trong sự chỉ đạo, tiêu biểu là cải cách ruộng đất.

Gia tộc Hoàng Kỳ (Dưới chín tầng trời, Dương Hướng) giàu có nhờ vào việc buôn bán thuốc lào với các thương gia trong nước và cả những bạn hàng ở nước ngoài. Tuy giàu có nhưng gia tộc Hoàng Kỳ lại sống rất có tình có nghĩa với bà con xóm làng, cống hiến cho cách mạng (Hoàng Kỳ Trung đi kháng chiến). Thế nhưng gia đình này lại là nạn nhân của cuộc cải cách ruộng đất diễn ra ở miền Bắc. Gia đình Hoàng Kỳ Bắc bị quy oan là địa chủ cường hào, việt gian phản động bị đưa ra đấu tố và phải chịu án tử hình, nhà cửa, của cải bị sung công và chia cho nhân dân. Có thể nói, cái bi kịch của gia đình Hoàng Kỳ là do sai lầm của lịch sử đem lại - cái sai lầm mà các nhân vật đều cho là cái "tai nạn" của thời đại.

Tô Hoài trong sáng tác mới của mình Ba người khác đã viết về bi kịch cải cách ruộng đất thật thành công. Nhân vật chính của tác phẩm, giống như nhan đề gồm ba người: Đội trưởng Cự, đội phó Bối, Đình (bộ đội) – những con người cùng không hiểu biết gì về nông thôn, nông dân, nhưng “được tiếng là đánh địch (địa chủ, phản động) giỏi, có thành tích” trong ba đợt cải cách ở Thanh Hóa, được cấp trên tin cậy, điều về tiếp quản một xã ở Hải Dương sau khi quân Pháp rút. Một vùng quê đang yên lành, bỗng chốc chìm ngập trong các cuộc đấu tố, tranh giành, oan khốc, đen tối và đẫm máu... Khi về địa phương, họ bắt mối và tập hợp quanh mình các “rễ”, “chuỗi” u tối, toàn đui, què, mẻ, sứt, nếu không cũng khùng khùng, điên điên... Những hành động của chúng là nguyên nhân gây ra bi kịch cho bản thân chúng. Ba kẻ gây tội ác, cũng phải chịu luật nhân quả, như nhiều chục năm qua, trong dân gian

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 19/02/2024