Đánh Giá Thực Trạng Thế Chấp Phần Vốn Góp Trong Công Ty Tại Việt Nam

Bán tài sản thế chấp: Đó có thể là trường hợp bên thế chấp tự nguyện bán phần vốn góp và dùng tiền đó để thanh toán cho bên nhận thế chấp hoặc trường hợp bên thế chấp ủy quyền cho bên nhận thế chấp bán phần vốn góp đã thế chấp trong công ty. Bên nhận thế chấp nhận chính phần vốn góp để thay thế cho việc thực hiện nghĩa vụ.

Bán đấu giá phần vốn góp trong công ty : Việc quy định niêm yết việc bán đấu giá, địa điểm,… nhằm bảo đảm cho việc bán đấu giá phần vốn góp phù hợp với nguyên tắc công khai, minh bạch, đạt hiệu quả cao nhất. Tuy nhiên, việc niêm yết, xác minh cần tuân thủ những quy định của pháp luật về vấn đề này.

Thứ hai, việc xử lý phần vốn góp không có sự hợp tác và tự nguyện của bên thế chấp: phương thứ c xử lý phần vốn góp thông qua khởi kiêṇ , thi hành án. Với thủ tục khởi kiện bên vay/bên bảo đảm ra tòa án để yêu cầu giải quyết việc trả nợ thường kéo dài 2 – 3 năm và phát sinh nhiều chi phí, các tổ chức tín dụng rất

quan ngại với phương thức thu nợ bằng biện pháp khởi kiện khách hàng ra tòa án. Hầu hết tổ chức tín dụng đều cho rằng, khởi kiện khách hàng ra tòa án là biện pháp “cực chẳng đã”, không còn sự lựa chọn nào khác để xử lý tài sản bảo đảm nói chung và phần vốn góp trong công ty nói riêng. Ngay cả khi có được bản án, quyết định có hiệu lực của tòa án, việc xử lý phần vốn góp của người phải thi hành án cũng không dễ dàng vì vấp phải những nguyên nhân khách quan và chủ quan trong quá trình áp dụng.

Thứ tự ưu tiên thanh toán từ số tiền xử lý phần vốn góp trong công ty

Thứ nhất, về căn cứ xác định thứ tự ưu tiên thanh toán: Được quy định tại điêu 307, 308 BLDS 2015, cụ thể:

Điều 307. Thanh toán số tiền có được từ việc xử lý tài sản cầm cố, thế chấp

1. Số tiền có được từ việc xử lý tài sản cầm cố, thế chấp sau khi thanh toán chi phí bảo quản, thu giữ và xử lý tài sản cầm cố, thế chấp được thanh toán theo thứ tự ưu tiên quy định tại Điều 308 của Bộ luật này.

2. Trường hợp số tiền có được từ việc xử lý tài sản cầm cố, thế chấp sau khi thanh toán chi phí bảo quản, thu giữ và xử lý tài sản cầm cố, thế chấp lớn hơn giá trị nghĩa vụ được bảo đảm thì số tiền chênh lệch phải được trả cho bên bảo đảm.

3. Trường hợp số tiền có được từ việc xử lý tài sản cầm cố, thế chấp sau khi thanh toán chi phí bảo quản, thu giữ và xử lý tài sản cầm cố, thế chấp nhỏ hơn giá trị nghĩa vụ được bảo đảm thì phần nghĩa vụ chưa được thanh toán được xác định là nghĩa vụ không có bảo đảm, trừ trường hợp các bên có thỏa thuận bổ sung tài sản bảo đảm. Bên nhận bảo đảm có quyền yêu cầu bên có nghĩa vụ được bảo đảm phải thực hiện phần nghĩa vụ chưa được thanh toán.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 96 trang tài liệu này.

Điều 308. Thứ tự ưu tiên thanh toán giữa các bên cùng nhận tài sản bảo

đảm

Thế chấp phần vốn góp trong công ty theo pháp luật Việt Nam - 8

1. Khi một tài sản được dùng để bảo đảm thực hiện nhiều nghĩa vụ thì thứ

tự ưu tiên thanh toán giữa các bên cùng nhận bảo đảm được xác định như sau:

a) Trường hợp các biện pháp bảo đảm đều phát sinh hiệu lực đối kháng với người thứ ba thì thứ tự thanh toán được xác định theo thứ tự xác lập hiệu lực đối kháng;

b) Trường hợp có biện pháp bảo đảm phát sinh hiệu lực đối kháng với người thứ ba và có biện pháp bảo đảm không phát sinh hiệu lực đối kháng với người thứ ba thì nghĩa vụ có biện pháp bảo đảm có hiệu lực đối kháng với người thứ ba được thanh toán trước;

c) Trường hợp các biện pháp bảo đảm đều không phát sinh hiệu lực đối kháng với người thứ ba thì thứ tự thanh toán được xác định theo thứ tự xác lập biện pháp bảo đảm.

2. Thứ tự ưu tiên thanh toán quy định tại khoản 1 Điều này có thể thay đổi, nếu các bên cùng nhận bảo đảm có thỏa thuận thay đổi thứ tự ưu tiên thanh toán cho nhau. Bên thế quyền ưu tiên thanh toán chỉ được ưu tiên thanh toán trong phạm vi bảo đảm của bên mà mình thế quyền.

Việc xác định thứ tự ưu tiên thanh toán chỉ được đặt ra khi đồng thời có nhiều chủ thể cùng có quyền lợi trên phần vốn góp trong công ty. Bởi lẽ, phần vốn góp trong công ty là đối tượng để thanh toán cho nhiều chủ nợ của bên thế chấp theo nguyên lý: chủ nợ nào có cách thức công bố công khai quyền lợi trên phần vốn góp của doanh nghiệp trước thì sẽ được ưu tiên thanh toán trước.

Pháp luật của nhiều nước trên thế giới đều công nhận các hình thức tuyên bố quyền trên tài sản là phần vốn góp khi tham gia thế chấp tài sản như nắm giữ hợp pháp tài sản đó hoặc đăng ký công bố công khai quyền lợi tại các cơ quan nhà nước có thẩm quyền.

Thứ hai, nội dung thứ tự thanh toán từ tổng số tiền thu được khi xử lý phần vốn góp là đối tượng của hợp đồng thế chấp: Số tiền thu được khi xử lý phần vốn góp trong công ty trong hoạt động thế chấp cần được xác định theo thứ tự các khoản phải thanh toán sau đây:

Chi phí thực hiện việc xử lý phần vốn góp như chi phí đăng ký thông báo, chi phí bán đấu giá (nếu có), chi phí thu giữ tài sản (nếu có), chi phí định giá tài sản (nếu có)…;

Các khoản phải thanh toán xác định theo luật như ưu tiên lợi ích của nhà nước (tiền thuế), người lao động (tiền công lao động), mai táng phí (nếu bên thế

chấp chết)…sau đó mới đến các chủ nợ có bảo đảm dựa trên căn cứ xác định thứ tự ưu tiên như đã phân tích ở phần thứ nhất của mục này;

Khoản phải thanh toán đối với các chủ nợ không có bảo đảm nói chung.


2.3. Đánh giá thực trạng thế chấp phần vốn góp trong công ty tại Việt Nam


2.3.1. Những kết quả đạt được

Sau 30 năm thực hiện công cuộc đổi mới ở nước ta với bước ngoặt đánh dấu là sự thành công của Đại hội Đảng VI năm 1986, nền Việt Nam đã ra từng bước vượt ra khỏi khủng hoảng kinh tế, đạt được tốc độ tăng trưởng nhanh, tăng cường cơ sở vật chất và tạo tiền đề cho giai đoạn phát triển mới công nghiệp hóa

– hiện đại hóa đất nước, sớm đưa nước ta ra khỏi tình trạng kém phát triển, phấn đấu đến năm 2020 cơ bản trở thành một nước công nghiệp theo hướng hiện đại. Mở cửa thị trường nội địa, hòa chung dòng chảy kinh tế thế giới đã đem lại cho chúng ta nhiều cơ hội để phát triển, song bên cạnh đó lại đặt ra không ít thách thức do sự cạnh tranh mạnh mẽ đến từ các nước trên thế giới và trong khu vực.

Đứng trước tình hình biến động của thị trường kinh tế trong và ngoài nước đã và đang đặt ra cho chúng ta xây dựng một nguồn tài chính có thể trợ giúp cho doanh nghiệp khi cần hỗ trợ. Việc quy định chi tiết về các giao dịch bảo đảm tài sản sẽ giúp cho quá trình áp dụng được tiến hành một cách có hiệu quả hơn.

Để thuận tiện hơn trong hoạt động thế chấp phần vốn góp của doanh nghiệp được tiến hành một cách suôn sẻ và nhanh chóng thì hệ thống pháp luật nước ta đã có nhiều thay đổi nhằm tăng tính chủ động, linh hoạt nhằm phù hợp với tình hình thực tiễn ở nước ta.

Với việc không quy định tại Bộ luật dân sự 2015 đã tạo điều kiện để các chủ thể có thể chủ động trong việc sử dụng quyền tài sản đối với phần vốn góp trong doanh nghiệp có thể dùng làm tài sản bảo đảm (điểm tiến bộ so với BLDS

2005). Mặc dù trong thực thế việc xác định chính xác ý nghĩa của thuật ngữ quyền tài sản đối với phần vốn góp trong doanh nghiệp là rất khó khăn nhưng chúng ta có thể hiểu rằng Bộ luật dân sự, LDN thừa nhận giá trị pháp lý của giao dịch bảo đảm đối với phần vốn góp trong công ty trong hoạt động thế chấp.

Ở nước ta trong những năm trở lại đây việc thế chấp phần vốn góp trong công ty cho các tổ chức tín dụng không còn là hiếm khi Việt Nam trở thành thành viên của các tổ chức kinh tế trong khu vực và trên thế giới. Một số thương vụ tiêu biểu trong hoạt động thế chấp phần vốn góp có thể kể đến đó là:

Liên doanh giữa PNC (Công ty Phương Nam) của Việt Nam và Công ty Envoy thuộc Tập đoàn CJ Hàn Quốc thế chấp toàn bộ phần vốn góp 20% cổ phần của liên doanh Megastar (cũng tức là CJ-CGV Việt Nam) vay 150 tỷ đồng cho Công ty đầu tư Cross Junction ở Singapore.

Ninh Vân Bay sử dụng phần vốn góp có tổng giá trị là 109 tỷ đồng tại Hai Dung và Danh Việt để làm tài sản đảm bảo tại Techcombank. Nhằm hỗ trợ công ty con tái cơ cấu tài chính, bổ sung vốn cho dự án đang triển khai. Hội đồng quản trị Công ty cổ phần bất động sản du lịch Ninh Vân Bay (mã NVT) quyết định dùng vốn góp của NVT tại các công ty con và công ty liên kết để bảo đảm cho nghĩa vụ của NVT và công ty con. Theo thông tin của thương vụ này thì NVT dùng toàn bộ phần vốn góp tại công ty trách nhiệm hữu hạn Hai Dung, tương đương 99 tỷ đồng, làm tài sản bảo đảm để bảo đảm cho các nghĩa vụ của Hai Dung. Bên cạnh đó, số vốn đó còn dùng để cầm cố, thế chấp, và bảo lãnh chuyển nhượng hoặc bán có kỳ hạn cho Ngân hàng Thương mại cổ phần Kỹ Thương Việt Nam (Techcombank) hoặc bên thứ ba do Techcombank chỉ định. Ngoài ra, NVT dùng toàn bộ cổ phần tại công ty cổ phần Thương mại và Dịch vụ Danh Việt, tương đương 10,2 tỷ đồng, để cầm cố, thế chấp, bảo lãnh chuyển

nhượng hoặc bán có kỳ hạn cho Techcombank hoặc bên thứ ba do Techcombank chỉ định. Mục đích hướng đến của các giao dịch liên quan đến vốn góp của NVT tại Hai Dung và Danh Việt nói trên là nhằm hỗ trợ cho công ty con trong việc tái cơ cấu tài chính, bổ sung nguồn vốn phân bổ cho dự án đang triển khai của công ty. Theo báo cáo tài chính của công ty NVT thì Công ty trách nhiệm hữu hạn Hai Dung là công ty con của NVT. NVT chiếm 90% trên 110 tỷ đồng vốn điều lệ của doanh nghiệp này. Công ty cổ phần Danh Việt là công ty liên kết, Ninh Vân Bay sở hữu 29,2% trên tổng số 35,125 tỷ đồng vốn điều lệ của đơn vị này...

Theo quy định của Pháp luật Việt Nam thì những thương vụ như trên là thế chấp phần vốn góp. Tuy nhiên, trên thực tế thì hoạt động thế chấp phần vốn góp gặp rất nhiều khó khăn trong quá trình áp dụng. Có thể khẳng định rằng mặc dù pháp luật quy định về thế chấp phần vốn góp trong công ty trên thực tế đã mở ra nhiều cơ hội cho doanh nghiệp tuy nhiên thực tiễn áp dụng còn nhiều bất cập. Khả năng tiếp cận những quy định về vấn đề này ở nước ta còn nhiều hạn chế gây ảnh hưởng đến việc áp dụng của pháp luật thế chấp phần vốn góp trong công ty tại Việt Nam trong những năm trở lại đây.

2.3.2. Hạn chế

Mặc dù đạt được những kết quả bước đầu đáng khích lệ nhưng pháp luật về thế chấp phần vốn góp trong công ty ở nước ta vẫn còn nhiều hạn chế về góc độ pháp lý cũng như thực tiễn áp dụng.

Thứ nhất, quy định của pháp luật Việt Nam về thế chấp phần vốn góp còn bộc lộ nhiều thiếu sót hạn chế. Nếu xem xét kỹ các quy định của Bộ luật dân sự, LDN và Nghị định 163, có thể dễ dàng nhận thấy còn thiếu rất nhiều quy định cho việc thế chấp quyền tài sản là phần vốn góp trong công ty.

Về các quy định chung, pháp luật hiện hành chưa nêu ra được các nguyên tắc áp dụng cho loại hình tài sản đặc biệt này. Thực vậy, dường như các quy

định về thế chấp chỉ mới hướng tới các tài sản hữu hình chứ chưa thật sự đề cập tới các tài sản vô hình như quyền tài sản. Chẳng hạn nếu đọc các điều từ điều 320 tới điều 324 của Bộ luật dân sự 2015 về quyền và nghĩa vụ của bên thế chấp và bên nhận thế chấp và quy định của Luật doanh nghiệp 2014, rất khó tìm ra các quy định có thể đưa vào phần tương ứng của một hợp đồng thế chấp phần vốn góp nói riêng và thế chấp quyền tài sản nói chung để bảo đảm cho một hợp đồng tín dụng.

Tương tự, nếu chỉ áp dụng các quy tắc của phần xử lý tài sản bảo đảm trong cầm cố, thế chấp của Nghị định 163[10], thì cũng chưa thể quy định thỏa đáng trong hợp đồng về hệ quả pháp lý của giao dịch thế chấp quyền tài sản.

Về các quy định riêng, như đã nêu ở trên chỉ có thế chấp quyền đòi nợ và thế chấp quyền sử dụng đất được quy định tại Bộ luật dân sự và Nghị định 163. Các văn bản pháp luật chuyên ngành (Luật doanh nghiệp đối với phần vốn góp, Luật sở hữu trí tuệ đối với quyền sở hữu trí tuệ, Luật kinh doanh bảo hiểm đối với hợp đồng bảo hiểm nhân thọ, Luật thương mại đối với quyền tài sản phát sinh từ hợp đồng, vv…) vẫn ít nhiều còn bỏ ngỏ biện pháp giao dịch bảo đảm này.

Thực ra, phần vốn góp là quyền tài sản mang tính chất là tài sản vô hình khi ra đời đã làm thay đổi quan điểm về tính chất hữu hình của tài sản. Trong một thế giới đang chứng kiến sự bùng nổ các công nghệ và kỹ thuật hiện đại, vai trò của các tài sản vô hình ngày một tăng lên. Các quyền tài sản ngày càng chiếm tỷ trọng lớn trong tổng tài sản của một doanh nghiệp. Việc huy động được nguồn tài sản hữu ích này vào việc bảo đảm các quan hệ tín dụng sẽ góp phần thúc đẩy đáng kể tăng trưởng doanh nghiệp. Pháp luật phải đi liền và thích ứng để điều chỉnh kịp thời được những xu hướng phát triển mới. Việc hoàn thiện các quy

định pháp luật về giao dịch bảo đảm liên quan đến thế chấp quyền tài sản nói chung và phần vốn góp nói riêng cũng không nằm ngoài xu hướng này.

Bộ luật dân sự 2015 có một bước tiến so với quy định BLDS 2005 đó là tăng tính chủ động cho doanh nghiệp khi không quy định rõ việc dùng quyền tài sản đối với phần góp vốn trong doanh nghiệp làm tài sản bảo đảm. Tuy nhiên, tại Luật DN 2014 thì chỉ quy định tại Điều 182 về quyền và nghĩa vụ của thành viên góp vốn cho phép thành viên góp vốn của công ty hợp danh được định đoạt phần vốn góp của mình bằng cách thế chấp, cầm cố[06]. Tức là Luật doanh nghiệp cho phép thực hiện giao dịch bảo đảm đối với phần vốn góp. Tuy nhiên, Luật Doanh nghiệp không nêu rõ việc thành viên góp vốn của công ty trách nhiệm hữu hạn có quyền thực hiện giao dịch bảo đảm đối với phần góp vốn của mình hay không (Điều 50) như trong trường hợp công ty hợp danh. Tuy khoản 6 điều 50 quy định mở là định đoạt phần vốn góp của mình bằng cách chuyển nhượng một phần hoặc toàn bộ, tặng cho và cách khác theo quy định của pháp luật và Điều lệ công ty., nhưng thật khó có thể hình dung giá trị pháp lý của việc thế chấp phần vốn góp nếu chỉ được quy định trong điều lệ của một công ty.

Ngoài ra, Luật doanh nghiệp vẫn còn thiếu vắng các quy định về việc chấp thuận giao dịch thế chấp phần vốn góp. Luật doanh nghiệp chỉ quy định việc chấp thuận thành viên mới của công ty trong trường hợp chuyển nhượng phần vốn góp hay sử dụng phần vốn góp để trả nợ. Có thể thấy tinh thần của Luật doanh nghiệp là hạn chế sự xuất hiện của thành viên mới trong công ty và tôn trọng quyết định chấp thuận hay không chấp thuận thành viên mới của các thành viên còn lại. Khi xây dựng các quy định mới về vấn đề này đối với việc thế chấp phần vốn góp, nhà làm luật nên đi theo hướng tôn trọng nguyên tắc này của Luật doanh nghiệp.

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 09/11/2023