Phương Hướng, Giải Pháp Hoàn Thiện Pháp Luật Điều Chỉnh Hoạt Động Công Bố Thông Tin Của Công Ty Đại Chúng Trên Thị Trường Chứng Khoán

Báo cáo thường niên. Điều này cho thấy, các vi phạm nghĩa vụ CBTT vẫn còn phổ biến, chiếm tỷ trọng lớn trong các vi phạm trên TTCK.

Tính trên cả hai SGDCK, nếu trong năm 2012 có 23 doanh nghiệp bị hủy niêm yết thì đến năm 2013, con số này lên tới 37 doanh nghiệp, và chỉ trong nửa đầu năm 2014 số doanh nghiệp hủy niêm yết đã lên đến 22 công ty. Trong số các công ty này, nhiều công ty bị hủy niêm yết do vi phạm nghiêm trọng nghĩa vụ CBTT như Công ty cổ phần Sông Đà 3 (mã SD3), Công ty cổ phần xây dựng Huy Thắng (HTB), Công ty cổ phần phát triển nhà và sản xuất vật liệu xây dựng Chí Linh (mã MCI), Công ty cổ phần khai thác mỏ và xây dựng Cavico Việt Nam (mã MCV)… Điều này cho thấy trách nhiệm đối với nhà đầu tư và ý thức tuân thủ pháp luật của các doanh nghiệp Việt còn thấp.

Trên TTCK, các vi phạm về nghĩa vụ CBTT của công ty đại chúng đều liên quan đến tính kịp thời, đầy đủ và chính xác của thông tin, cụ thể như sau:

- Về tính kịp thời trong CBTT của công ty đại chúng:

Phân tích thực trạng CBTT của các công ty đại chúng cho thấy, vi phạm của các công ty đại chúng liên quan đến tính kịp thời trong CBTT khá phổ biến. Các công ty đại chúng thường chậm công bố các thông tin phát sinh bất thường như thông tin về thay đổi nhân sự, thay đổi người được ủy quyền CBTT và Nghị quyết ĐHĐCĐ/HĐQT về việc thông qua việc trả cổ tức, mua cổ phiếu quỹ hoặc điều chỉnh kế hoạch sản xuất kinh doanh... (năm 2013, HNX đã phát hiện 308 trường hợp vi phạm nghĩa vụ CBTT bất thường, tại HOSE cũng phát hiện 110 vi phạm). Ngoài ra, chậm CBTT Báo cáo tài chính cũng là một trong những sai phạm thường gặp của CTĐC (tính trong năm 2013, có khoảng 80 công ty vi phạm thời hạn thực hiện nghĩa vụ CBTT Báo cáo tài chính) và nguyên nhân được doanh nghiệp giải trình thường là thay đổi hệ thống kế toán, kế toán trưởng đi vắng hoặc phải thu thập nhiều số liệu của công ty liên kết… Tuy nhiên, vi phạm nghĩa vụ CBTT BCTC thường có nguyên nhân chủ quan của doanh nghiệp bởi tài liệu này chứa đựng những thông tin quan trọng nhất có ảnh hưởng đến giá

chứng khoán, vì thế khi doanh nghiệp có hoạt động kinh doanh tốt, họ thường có xu hướng “gom hàng” giá rẻ, sau đó mới công bố BCTC nhằm thu lợi khi giá chứng khoán tăng lên; ngược lại, khi BCTC có các thông tin không tốt về tình hình tài chính của doanh nghiệp, những người nắm được thông tin này sẽ bán trước chứng khoán do lo ngại giá chứng khoán sẽ giảm sau khi công bố BCTC.

- Về chất lượng thông tin do công ty đại chúng công bố trên thị trường:

Việc công ty đại chúng CBTT đúng hạn mới chỉ đáp ứng các yêu cầu CBTT về mặt hình thức, tuy nhiên điều mà nhà đầu tư quan tâm nhất lại chính là tính chính xác trong nội dung thông tin do công ty công bố. Tuy nhiên, thực tế cho thấy, có khoảng cách rất lớn về chất lượng thông tin được công ty công bố trên thị trường và nội dung thông tin mà công ty đại chúng phải công bố theo quy định pháp luật. Các thông tin không chất lượng chủ yếu bắt gặp trong các Báo cáo tài chính, Báo cáo thường niên của công ty đại chúng được công bố định kỳ, bởi các báo cáo này đòi hỏi công ty phải định lượng nhiều chỉ tiêu, do đó thường mất nhiều thời gian để hoàn thành.

+ Về thông tin liên quan đến Báo cáo tài chính:

Sự chênh lệch đáng kể số liệu tài chính trước và sau kiểm toán của các công ty niêm yết luôn là một vấn đề nóng trên TTCK Việt Nam. Tại kỳ soát xét BCTC 2013, rất nhiều doanh nghiệp có chênh lệch lớn giữa BCTC trước và sau soát xét, thậm chí có công ty chuyển từ lãi qua lỗ khiến các nhà đầu tư “hoang mang” như: CTCP Xây dựng hạ tầng Sông Đà (SDH) công bố BCTC bán niên soát xét công ty mẹ với mức lỗ 16,37 tỷ đồng, thay vì lãi 612 triệu đồng như báo cáo trước đó do các khoản chi phí phát sinh thêm; CTCP Xuất nhập khẩu lâm thủy sản Bến Tre (FBT) từ lãi 3,36 tỷ đồng chuyển thành lỗ 4,34 tỷ đồng dẫn tới lãi gộp chỉ còn 755 triệu đồng so với mức 4,71 tỷ đồng trước soát xét… Không chỉ giảm mạnh lợi nhuận sau soát xét, nhiều doanh nghiệp bị kiểm toán viên đưa ra ý kiến nghi ngờ về khả năng hoạt động liên tục như công ty chứng khoán Tràng An (TAS), công ty đầu tư tổng hợp Hà Nội (SHN), Tập đoàn Thái Hòa

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 123 trang tài liệu này.

(THV), công ty Viglacera Hạ Long (VHL), công ty đầu tư phát triển Vinaconex (VCR)… Theo ý kiến của nhiều chuyên gia, nguyên nhân dẫn đến những sai lệch số liệu trước và sau soát xét không chỉ do việc phức tạp trong công tác lập BCTC mà thường còn do nguyên nhân chủ quan từ phía doanh nghiệp. Trong bối cảnh tình hình thị trường khó khăn chung, doanh nghiệp gặp khó khăn trong công tác bán hàng, tiêu thụ sản phẩm… nên họ tìm cách “làm đẹp” Báo cáo tài chính. Và trong các trường hợp này, dù các công ty có giải trình nguyên nhân nào thì khi nhà đầu tư nhìn vào những con số giảm đột ngột trong BCTC cũng không thể không hoài nghi về tính trung thực của nó. Điều này không những ảnh hưởng lớn đến quyền lợi của nhà đầu tư mà còn làm ảnh hưởng đến chính hình ảnh của doanh nghiệp và gây tác động tiêu cực đến niềm tin của nhà đầu tư đối với TTCK.

+ Về thông tin trong Báo cáo thường niên của công ty đại chúng:

Công bố thông tin của công ty đại chúng trên thị trường chứng khoán theo pháp luật Việt Nam - 12

Không chỉ các thông tin tài chính mà nhiều thông tin khác do công ty đại chúng công bố tại Báo cáo thường niên cũng không đảm bảo chất lượng. Nhiều công ty đại chúng mới chỉ xây dựng Báo cáo thường niên một cách chung chung, thiếu thông tin được lượng hoá; sử dụng nhiều thuật ngữ chuyên môn và quá nặng về các thông tin quá khứ… nên Báo cáo thường niên không nhiều hữu ích cho nhà đầu tư. Ngoài ra, các lợi ích và lương thưởng của Hội đồng quản trị cũng không được công ty đại chúng thống kê đầy đủ và chính xác tại báo cáo này. Điều này cho thấy, các công ty còn coi nhẹ việc công bố Báo cáo thường niên và thường công bố mang tính đối phó.

- Về cách ứng xử của công ty khi xuất hiện các thông tin ảnh hưởng đến công ty hoặc đến giá chứng khoán:

Đối với một thị trường mới nổi như TTCK Việt Nam, yếu tố đầu cơ, lũng đoạn bằng tin đồn hay làm giá là điều không thể tránh khỏi. Những năm qua, TTCK đã xuất hiện nhiều tin đồn từ “các đội lái chứng khoán, làm giá chứng khoán” như sự kiện từ 18/12/2009 đến ngày 7/1/2010, công ty cổ phần Khoáng

sản Hà Nam đã có 14 phiên tăng trần liên tiếp, từ 3.0 lên gần 6.0, phần nhiều nguyên nhân là do tin đồn công ty đã tìm ra được một mỏ vàng trữ lượng lớn; hay vào tháng 12/2011, thông tin công ty chứng khoán VNDirect (mã VND) nộp đơn xin phá sản làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến hoạt động của công ty này cũng như giá chứng khoán; hoặc gần đây sự kiện ngày 21/2/2014, sau khi tin đồn ông Trần Bắc Hà bị bắt, TTCK đã lao đốc mạnh, còn giá vàng, USD đồng loạt tăng… Có thể thấy các tin này đều có sức lan tỏa lớn và nhà đầu tư thì bất chấp rủi ro, tiếp nhận thông tin một cách đơn giản và vì thế khi TTCK “đảo sóng”, thiệt hại đối với họ là không tránh khỏi. Tuy nhiên, các quy định pháp luật hiện hành chưa quy định về cơ chế ứng phó với tin đồn cho các công ty đại chúng, và nhất là cho các công ty niêm yết; do đó các công ty thường chỉ công bố cho nhà đầu tư các giải trình khi UBCKNN yêu cầu. Mặt khác, các cơ quan quản lý cũng không có cơ chế kịp thời để phối hợp, xác định được tin đồn là chính xác hay không và bản thân nhiều công ty còn chậm trễ ứng phó với các tin đồn hoặc đôi khi còn “bỏ mặc”, “tiếp tay” cho các tin đồn. Theo ước tính, có đến 30% công ty niêm yết có tin đồn về các kế hoạch kinh doanh hay chia thưởng, song số doanh nghiệp lên tiếng để bác bỏ tin đồn chỉ chiếm phần nhỏ. Chỉ khi giá cổ phiếu của công ty tăng hoặc giảm liên tiếp từ 10 phiên liên tiếp, công ty mới giải trình và thường giải trình với nguyên nhân là do cung – cầu thị trường. Điều này chứng tỏ trách nhiệm của doanh nghiệp đối với nhà đầu tư còn thấp và khi thị trường càng thiếu minh bạch, các hiện tượng “làm giá chứng khoán” nhờ các tin đồn càng nhiều. Do đó, cần có cơ chế công khai, minh bạch hơn, tránh việc các nhà đầu tư coi “tin đồn” như là một “đặc sản” của TTCK Việt Nam.

Qua các phân tích trên cho thấy, các vi phạm về công bố thông tin của các công ty đại chúng vẫn còn khá phổ biến. Bên cạnh đó, còn một khoảng cách khá lớn giữa việc công bố thông tin và minh bạch thông tin. Thực trạng này xuất phát từ nguyên nhân các công ty đại chúng vẫn chưa ý thức được tầm quan trọng của CBTT và việc nâng cao hình ảnh doanh nghiệp thông qua thực hiện tốt nghĩa vụ

công bố thông tin. Trên thực tế, các công ty đại chúng thường đối phó bằng cách tuân thủ nghĩa vụ CBTT đúng hạn nhưng chất lượng thông tin còn thấp. Hệ quả của nó là làm cho nhà đầu tư không có niềm tin với doanh nghiệp, làm ảnh hưởng đến tính thanh khoản của chứng khoán và về lâu dài nó làm ảnh hưởng đến sự phát triển ổn định của TTCK.

KẾT LUẬN CHƯƠNG 2


TTCK là một “cái Chợ” mà ở đó công ty đại chúng có vai trò cung cấp “hàng hóa chứng khoán”. Muốn “hàng hóa” được nhà đầu tư lựa chọn, có “giá” tốt thì bản thân hàng hóa đó phải có chất lượng và các công ty phải đưa ra thông tin về hàng hóa một cách kịp thời, đầy đủ và chính xác. Pháp luật điều chỉnh hoạt động CBTT trên TTCK nói chung và điều chỉnh hoạt động CBTT của công ty đại chúng nói riêng đã không ngừng được hoàn thiện. Hiện nay, Thông tư số 52/2012/TT-BTC đã xác định khá chi tiết nghĩa vụ CBTT của các công ty đại chúng. Theo đó, công ty đại chúng phải công bố định kỳ hoặc bất thường hoặc công bố theo yêu cầu của SGDCK, UBCKNN đối với các thông tin có ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất, kinh doanh của công ty hoặc đến giá chứng khoán. Các thông tin này có vai trò quan trọng, giúp nhà đầu tư xây dựng chiến lược đầu tư hiệu quả. Tuy nhiên, tình trạng công bố thông tin không kịp thời, thiếu minh bạch của các công ty đại chúng vẫn là vấn đề “nổi cộm” hiện nay. Thực trạng này có nguyên nhân từ chính sách pháp luật nhưng phần nhiều do yếu tố chủ quan của doanh nghiệp và hệ quả của nó là làm giảm niềm tin của nhà đầu tư trong và ngoài nước đối với doanh nghiệp nói riêng và TTCK nói chung. Do đó, cần thiết phải có những giải pháp kịp thời nhằm nâng cao tính hiệu quả trong hoạt động công bố thông tin của các chủ thể tham gia TTCK, mà quan trọng nhất là các công ty đại chúng, từ đó giúp TTCK phát triển ổn định, bền vững hơn.

Chương 3

PHƯƠNG HƯỚNG, GIẢI PHÁP, KIẾN NGHỊ HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT ĐIỀU CHỈNH HOẠT ĐỘNG CÔNG BỐ THÔNG TIN

CỦA CÔNG TY ĐẠI CHÚNG TRÊN THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN


3.1. Phương hướng, giải pháp hoàn thiện pháp luật điều chỉnh hoạt động công bố thông tin của công ty đại chúng trên thị trường chứng khoán

Để đưa ra giải pháp hoàn thiện pháp luật điều chỉnh hoạt động công bố thông tin của công ty đại chúng trên TTCK Việt Nam, trước hết cần phải đặt yêu cầu minh bạch hóa thông tin trong bối cảnh thị trường hiện nay và từ thực trạng pháp luật điều chỉnh hoạt động công bố thông tin của công ty đại chúng, qua đó để thấy rõ sự cần thiết phải có các giải pháp toàn diện, đồng bộ cho việc hoàn thiện pháp luật, nâng cao hiệu quả hoạt động công bố thông tin của công ty đại chúng nói riêng và nâng cao tính công khai, minh bạch của TTCK nói chung.

3.1.1. Hoàn thiện pháp luật về công bố thông tin trước yêu cầu phát triển thị trường chứng khoán và hội nhập quốc tế

Qua hơn 14 năm hoạt động, TTCK đã có những bước phát triển mạnh mẽ cả về quy mô và giá trị giao dịch. Tính đến ngày 31/12/2013, giá trị vốn hóa thị trường đạt 964 nghìn tỷ đồng, bằng 31% GDP, giá trị giao dịch bình quân trong sáu tháng đạt 2.962 tỷ đồng/phiên, tổng giá trị huy động vốn trên thị trường ước đạt 179 nghìn tỷ đồng, tăng 13% so với năm 2102. Ngoài ra, tổng dòng vốn nước ngoài luân chuyển trên TTCK năm 2013 cũng tăng 54% và giá trị danh mục tăng khoảng 3,8 tỷ USD so với cuối năm 2012. Sự phát triển này cũng đặt ra yêu cầu ngày càng cao về tính công khai, minh bạch bởi cũng như bất kỳ thị trường nào, minh bạch là điều kiện quan trọng nhất cho TTCK phát triển bền vững. Tuy nhiên, các quy định pháp luật hiện hành và thực trạng áp dụng pháp luật về CBTT trên TTCK nói chung và pháp luật về CBTT của công ty đại chúng nói riêng vẫn còn nhiều hạn chế. Điều này làm ảnh hưởng đến sức hút của TTCK đối với các nhà đầu tư trong và ngoài nước, từ đó hạn chế khả năng huy động vốn của doanh nghiệp. Do đó, minh bạch hóa thông tin là yêu cầu bức thiết hiện nay.

Ngoài ra, bối cảnh hội nhập kinh tế mạnh mẽ cũng đặt ra nhiều thách thức đối với TTCK Việt Nam như (i) khả năng dịch chuyển rất nhanh của luồng tiền;

(ii) sự cạnh tranh của các doanh nghiệp nước ngoài với doanh nghiệp trong nước; (iii) yêu cầu hoàn thiện môi trường pháp lý… Vì thế, tại Đề án phát triển thị trường chứng khoán Việt Nam giai đoạn từ năm 2011 đến năm 2020 được phê duyệt tại Quyết định 252/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ ngày 01 tháng 03 năm 2012 đã đặt ra trọng tâm là phải phát triển TTCK nhiều cấp độ, đồng bộ cả về cung và cầu chứng khoán, cả về quy mô và chất lượng hoạt động; đồng thời phải hoàn thiện chính sách pháp luật theo các chuẩn mực và thông lệ quốc tế tốt nhất; tạo ra kênh huy động vốn trung và dài hạn cho đầu tư phát triển, góp phần phát triển thị trường tài chính Việt Nam; chủ động hội nhập với TTCK quốc tế mà trước mắt là khu vực ASEAN. Để thực hiện mục tiêu hội nhập TTCK, Việt Nam đã tham gia Dự án “Liên kết giao dịch ASEAN” (Asean Trading Link) - một phần chiến lược thống nhất thị trường vốn 10 nước thành viên thuộc Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á, và là một trong sáu thành viên đầu tiên (gồm Indonesia, Malaysia, Philippines, Singapore, Thái Lan và Việt Nam) niêm yết chứng khoán trên SGDCK ASEAN với 30 công ty có vốn hóa lớn nhất trên SGDCK Hà Nội và SGDCK TP. Hồ Chí Minh. Tham gia thị trường này, đòi hỏi các chính sách pháp luật phải đáp ứng tiêu chuẩn chung của khối ASEAN, trong đó có các quy định về quản trị công ty, công bố thông tin…; đồng thời bản thân các doanh nghiệp Việt Nam cũng phải nâng cao tính minh bạch, nhằm tăng sức cạnh tranh với các doanh nghiệp trong khu vực, qua đó tăng khả năng thu hút vốn cũng như tiếp thị thương hiệu của công ty.

3.1.2. Hoàn thiện pháp luật điều chỉnh hoạt động công bố thông tin của công ty đại chúng để khắc phục những vướng mắc, bất cập hiện hành

Như đã phân tích ở Chương 2, thực trạng pháp luật điều chỉnh hoạt động công bố thông tin của công ty đại chúng trên TTCK còn nhiều bất cập, nhiều quy định chưa rõ ràng, gây khó khăn cho quá trình thực thi nghĩa vụ CBTT của công

Xem tất cả 123 trang.

Ngày đăng: 25/12/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí