Hệ Thống Luật Pháp Có Liên Quan Chưa Có Quy Định Về Việc Thành Lập Công Ty Vay Tín Thác‌


Tình trạng nợ xấu tăng cao cộng với việc nền kinh tế Việt Nam có dấu hiệu suy giảm tăng trưởng kinh tế sâu trong năm 2012 vừa qua (chỉ đạt 5,03% thấp nhất kể từ năm 1999) đã dẫn đến tâm lý e ngại rủi ro của các TCTD khiến cho việc mở rộng tín dụng của các TCTD gặp rất nhiều khó khăn. Chính điều này đã làm cho số lượng DAĐT được cấp tín dụng bằng phương thức TTDA của các TCTD trong năm 2012 sụt giảm đáng kể, chỉ còn 1 DAĐT so với số lượng từ 6 -12 DAĐT trong 3 năm trước đó.

2.4.3.7. Hệ thống luật pháp có liên quan chưa có quy định về việc thành lập Công ty vay tín thác‌

Hệ thống luật pháp có liên quan đến hoạt động TTDA của các TCTD ở Việt Nam hiện nay chủ yếu là Luật đầu tư, Luật doanh nghiệp và văn bản hướng dẫn thi hành hai đạo luật quan trọng này. Cụ thể là Luật đầu tư và Luật doanh nghiệp hiện đang có hiệu lực thi hành hoàn toàn không có quy định về loại hình công ty vay tín thác (TBV) – một chủ thể tham gia vào TTDA do người được người khởi xướng lập trong những trường hợp mà người khởi xướng không thể thành lập DNDA đứng tên vay nợ TCTD. Khi đó, những người khởi xướng sẽ đứng ra thành lập các TBV và các TBV này sẽ đứng tên vay nợ các TCTD, đồng thời sử dụng tiền vay để thanh toán cho các nhà thầu xây dựng và cung cấp thiết bị cho DAĐT. Nguồn thu từ dự án trong giai đoạn hoạt động sẽ được chuyển vào tài khoản của TBV và TBV sẽ sử dụng nguồn thu này để hoàn trả nợ vay cho các TCTD, phần còn lại sẽ chuyển trả cho người khởi xướng. Chính vì lý do này cũng làm hạn chế rất nhiều khả năng vay nợ thực hiện các DAĐT khả thi của những người khởi xướng trong những trường hợp mà những người khởi xướng không thể thành lập thêm các DNDA (công ty con của những người khởi xướng) do các cơ quan có thẩm quyền không cho phép các doanh nghiệp nhà nước thành lập thêm các công ty con, hoặc những hạn chế và ràng buộc trong điều lệ hoạt động hay nghị quyết đại hội cổ đông không cho phép các doanh nghiệp cổ phần thành lập thêm các công ty con, v.v.


Kết luận chương 2‌

Phần đầu của chương 2 tác giả đã giới thiệu về hệ thống các TCTD ở Việt Nam và phân tích khả năng vận dụng phương thức TTDA của từng loại hình TCTD ở Việt Nam. Đồng thời tác giả cũng đã cho thấy được những thuận lợi và khó khăn trong việc vận dụng phương thức TTDA tại các TCTD ở Việt Nam trong thời gian qua cũng như là trong thời gian tới. Phần tiếp theo tác giả đã phân tích về thực trạng vận dụng và mở rộng phương thức TTDA ở Việt Nam trong khoảng thời gian từ 2002 - 2012. Bên cạnh đó, ở chương 2 này, tác giả cũng đã có dẫn chứng tiêu biểu về một DAĐT được các nhà chuyên môn đánh giá là thành công như Dự án nhà máy nhiệt điện Phú Mỹ 2.2 và một DAĐT được xem là một điển hình thất bại như Dự án BOT cầu Phú Mỹ trong lĩnh vực TTDA ở Việt Nam. Phần trọng tâm của chương này tác giả đã cho thấy được những kết quả đạt được bước đầu còn khá khiêm tốn trong lĩnh vực TTDA ở Việt Nam, đồng thời chỉ ra được những hạn chế đang tồn tại trong việc vận dụng và mở rộng phương thức TTDA tại các TCTD ở Việt Nam, cùng với nó là những nguyên nhân dẫn đến những hạn chế này, để làm cơ sở cho việc đề xuất các kiến nghị và giải pháp khắc nhằm phục những hạn chế đó ở chương 3 tiếp theo.


CHƯƠNG 3


Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 301 trang tài liệu này.

GIẢI PHÁP VẬN DỤNG VÀ MỞ RỘNG PHƯƠNG THỨC TÀI TRỢ DỰ ÁN, GÓP PHẦN ĐẨY

NHANH TIẾN TRÌNH PHÁT TRIỂN KINH TẾ VIỆT NAM

Vận dụng và mở rộng phương thức tài trợ dự án, góp phần đẩy nhanh tiến trình phát triển kinh tế Việt Nam - 20


3.1. ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI VIỆT NAM ĐẾN NĂM 2020‌

Định hướng phát triển kinh tế - xã hội Việt Nam đến năm 2020 đã được nêu một cách cụ thể trong Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội 2011-2020 đã được thông qua tại Đại hội Đại biểu ĐCSVN lần thứ XI. Có thể tóm tắt những nội dung chủ yếu đã được nêu trong phần định hướng phát triển phát triển kinh tế - xã hội Việt Nam đến năm 2020 để cho thấy rằng, việc vận dụng và mở rộng phương thức TTDA tại các TCTD ở Việt Nam trong thời gian tới cũng là phù hợp với định hướng phát triển kinh tế - xã hội Việt Nam đã được nêu ra CLPTKTXH 2011-2020 tại Đại hội Đại biểu ĐCSVN lần thứ XI:

3.1.1. Hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, huy động và sử dụng có hiệu quả các nguồn lực‌

Hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường đồng bộ và hiện đại được xác định là tiền đề quan trọng thúc đẩy quá trình cơ cấu lại nền kinh tế, chuyển đổi mô hình tăng trưởng, ổn định kinh tế vĩ mô. Bên cạnh đó, CLPTKTXH cũng nêu rõ định hướng quản lý chặt chẽ việc vay và trả nợ nước ngoài; giữ mức nợ chính phủ, nợ quốc gia và nợ công trong giới hạn an toàn. Mặt khác, CLPTKTXH cũng đề ra định hướng xây dựng một số tập đoàn kinh tế mạnh, đa sở hữu, trong đó sở hữu nhà nước giữ vai trò chi phối và khuyến khích phát triển các loại hình doanh nghiệp, các hình thức tổ chức sản xuất kinh doanh với sở hữu hỗn hợp, nhất là các doanh nghiệp cổ phần, thúc đẩy hình thành các


tập đoàn kinh tế tư nhân, khuyến khích tư nhân góp vốn vào các tập đoàn kinh tế nhà nước, thu hút đầu tư nước ngoài có công nghệ hiện đại, thân thiện môi trường và tăng cường sự liên kết với các doanh nghiệp trong nước.

3.1.2. Phát triển mạnh công nghiệp và xây dựng theo hướng hiện đại‌

Phát triển mạnh công nghiệp và xây dựng theo hướng hiện đại bằng cách phát triển có chọn lọc công nghiệp chế biến, công nghệ cao, công nghiệp năng lượng, khai khoáng, luyện kim, hoá chất. Bên cạnh đó, CLPTKTXH cũng đề ra định hướng ưu tiên phát triển công nghệ cao, công nghiệp cơ khí, công nghệ thông tin và truyền thông, công nghiệp dược, công nghiệp hỗ trợ, năng lượng sạch, năng lượng tái tạo và vật liệu mới đi đôi với áp dụng công nghệ tiết kiệm năng lượng, nguyên liệu, từng bước phát triển công nghiệp sinh học và công nghiệp môi trường, công nghiệp vật liệu xây dựng, nhất là vật liệu chất lượng cao, áp dụng công nghệ mới.

3.1.3. Phát triển mạnh các ngành dịch vụ, nhất là các dịch vụ có giá trị cao, tiềm năng lớn và có sức cạnh tranh‌

Phát triển mạnh các ngành dịch vụ theo định hướng tập trung một số ngành dịch vụ có lợi thế, có hàm lượng tri thức và công nghệ cao như hàng hải, hàng không, viễn thông, công nghệ thông tin, y tế, du lịch.

3.1.4. Phát triển nhanh kết cấu hạ tầng, nhất là hạ tầng giao thông‌

Phát triển nhanh kết cấu hạ tầng theo hướng đa dạng hoá hình thức đầu tư, khuyến khích và tạo điều kiện cho các thành phần kinh tế, kể cả đầu tư nước ngoài tham gia phát triển kết cấu hạ tầng. Bên cạnh đó, CLPTKTXH cũng đề ra định hướng tập trung các nguồn lực đầu tư xây dựng đường bộ cao tốc Bắc - Nam , nâng cấp đường sắt hiện có, xây dựng hệ thống đường sắt đô thị ở các thành phố lớn. Trên cơ sở quy hoạch, chuẩn bị các điều kiện để từng bước xây dựng đường sắt cao tốc Bắc - Nam với lộ trình phù hợp; xây dựng một số cảng biển và cảng hàng không hiện đại; cải tạo và nâng cấp hạ tầng đô thị tại Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh, từng bước hình thành đồng bộ trục giao thông Bắc - Nam , các trục hành lang Đông - Tây bảo đảm liên kết các

127


phương thức vận tải; xây dựng các tuyến đường bộ đối ngoại đạt tiêu chuẩn kỹ thuật quốc tế.

Phát triển nhanh và bền vững nguồn điện, hoàn chỉnh hệ thống lưới điện, đi đôi với sử dụng công nghệ tiết kiệm năng lượng, bảo đảm cung cấp đủ điện cho nhu cầu phát triển, hiện đại hoá ngành thông tin - truyền thông và hạ tầng công nghệ thông tin, phát triển hệ thống cung cấp nước sạch và hợp vệ sinh cho đô thị, khu công nghiệp và dân cư nông thôn, giải quyết cơ bản vấn đề thoát nước và xử lý nước thải ở các đô thị.

3.1.5. Xây dựng đô thị mới‌

Xây dựng đô thị mới theo hướng từng bước hình thành hệ thống đô thị có kết cấu hạ tầng đồng bộ, hiện đại, thân thiện với môi trường gồm một số thành phố lớn, nhiều thành phố vừa và nhỏ liên kết và phân bố hợp lý trên các vùng; chú trọng phát triển đô thị miền núi, phát triển mạnh các đô thị ven biển.

3.1.6. Phát triển toàn diện các lĩnh vực xã hội hài hoà với phát triển kinh tế‌

Phát triển toàn diện lĩnh vực xã hội theo hướng tạo cơ hội bình đẳng hưởng thụ các dịch vụ cơ bản, các phúc lợi xã hội, hoàn thiện hệ thống chính sách và cơ chế cung ứng dịch vụ công cộng thích ứng với thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa.

3.1.7. Phát triển mạnh sự nghiệp y tế‌

Phát triển mạnh sự nghiệp ý tế theo hướng đẩy mạnh xã hội hóa để phát triển nhanh hệ thống y tế ngoài công lập, khuyến khích các nhà đầu tư thuộc các thành phần kinh tế thành lập các cơ sở y tế chuyên khoa có chất lượng cao.

3.1.8. Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực‌

Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực theo hướng đào tạo nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu đa dạng, đa tầng của công nghệ và trình độ phát triển của các lĩnh vực, ngành nghề, thực hiện liên kết chặt chẽ giữa các doanh nghiệp, cơ sở sử dụng lao động, cơ sở đào tạo và Nhà nước để phát triển nguồn nhân

128


lực theo nhu cầu xã hội, thực hiện các chương trình, đề án đào tạo nhân lực chất lượng cao đối với các ngành, lĩnh vực chủ yếu, mũi nhọn.

3.1.9. Phát triển khoa học và công nghệ‌

Phát triển khoa học công nghệ bằng nhiều biện pháp trong đó có biện pháp phát triển theo hướng có chính sách khuyến khích doanh nghiệp nhập khẩu công nghệ hiện đại, trước hết là đối với những ngành, lĩnh vực chủ lực, mũi nhọn; ưu tiên phát triển công nghệ cao. Có chính sách khuyến khích, hỗ trợ các doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế đổi mới công nghệ, làm chủ các công nghệ then chốt, mũi nhọn và đẩy mạnh sản xuất các sản phẩm có hàm lượng công nghệ cao. Chú trọng phát triển các ngành, lĩnh vực khoa học, công nghệ làm nền tảng cho phát triển kinh tế tri thức như: công nghệ thông tin, công nghệ sinh học, công nghệ vật liệu mới, công nghệ môi trường v.v. Tập trung phát triển sản phẩm công nghệ cao, có giá trị gia tăng lớn trong một số ngành, lĩnh vực.

3.1.10. Bảo vệ và cải thiện chất lượng môi trường‌

Bảo vệ và cải thiện chất lượng môi trường theo hướng các DAĐT xây dựng mới phải bảo đảm yêu cầu về môi trường, thực hiện nghiêm ngặt lộ trình xử lý các cơ sở gây ô nhiễm môi trường, từng bước phát triển năng lượng sạch, phát triển các dịch vụ môi trường, xử lý chất thải.

3.2. ĐIỀU KIỆN ĐỂ VẬN DỤNG VÀ MỞ RỘNG PHƯƠNG THỨC TÀI TRỢ DỰ ÁN TẠI CÁC TỔ CHỨC TÍN DỤNG Ở VIỆT NAM‌

3.2.1. Đối với những người khởi xướng dự án‌

Trước hết, để có thể được các TCTD chấp nhận cấp tín dụng cho các DAĐT của những người khởi xướng bằng phương thức TTDA, đòi hỏi những người khởi xướng dự án phải góp vốn hoặc cam kết góp vốn để thành lập DNDA. DNDA là một tổ chức kinh tế có tư cách pháp nhân hoàn toàn độc lập với tư cách pháp nhân của những người khởi xướng dự án. Khi đó, những người khởi xướng dự án sẽ đóng vai trò là thành viên góp vốn, các cổ đông hoặc là công ty mẹ góp vốn vào các công ty con là các DNDA. Chính DNDA


này mới là người sở hữu, quản lý và vận hành DAĐT sau khi DAĐT đã được hoàn tất giai đoạn xây dựng. Mặt khác, DNDA này sẽ đóng vai trò là người vay và chịu trách nhiệm trả nợ cho các TCTD. Những người khởi xướng dự án sẽ chịu trách nhiệm hữu hạn trong phạm vi số vốn ban đầu đã góp vào DNDA. Trong một số trường hợp, nếu những người khởi xướng dự án không thể thành lập DNDA để thực hiện DAĐT do điều lệ hoạt động của những người khởi xướng quy định, hoặc do pháp luật nước sở tại không cho phép, hoặc do những người khởi xướng dự án lựa chọn hình thức đầu tư theo Hợp đồng hợp tác kinh doanh, v.v, họ có thể thành lập một công ty có mục đích đặc biệt (SPV). Công ty có mục đích đặc biệt này sẽ đứng ra vay nợ các TCTD thanh toán chi phí cho các nhà thầu và thu lại tiền bán hàng từ các công ty kinh doanh sản phẩm dịch vụ của dự án để hoàn trả nợ gốc và lãi cho các TCTD. Đây là một điều kiện bắt buộc để các TCTD có thể dễ dàng quản lý và kiểm soát được dòng tiền của các DAĐT được tài trợ, bởi vì khoản tài trợ thường là tài trợ truy đòi giới hạn hoặc tài trợ miễn truy đòi đối với những người khởi xướng dự án.

Thêm nữa, để có thể được các TCTD chấp nhận tài trợ theo phương thức TTDA, yêu cầu đặt ra là những DAĐT của những người khởi xướng phải thật sự khả thi về phương diện tài chính, kinh tế và kỹ thuật, bởi vì các TCTD chỉ có thể thu nợ chủ yếu là từ chính dòng tiền phát sinh từ dự án và các tài sản hình thành từ dự án được tài trợ. Do đó, các TCTD sẽ thẩm định một cách chặt chẽ tính khả thi và triển vọng thành công của DAĐT để đưa ra quyết định tài trợ mà không căn cứ chủ yếu vào tài sản bảo đảm hay những hỗ trợ của những người khởi xướng như trong các khoản tài trợ truyền thống cho các DAĐT của những người khởi xướng.

Cuối cùng, các TCTD cũng sẽ thẩm định một cách chặt chẽ các báo cáo đánh giá tác động môi trường của người vay để tránh những hậu quả pháp lý về mặt môi trường có thể xảy ra trong quá trình xây dựng và vận hành dự án. Đối với các tổ chức phát triển đa quốc gia (như WB và các ngân hàng phát triển khu vực) thì một trong những yêu cầu bắt buộc để được tài trợ là các


DAĐT phải thỏa mãn được đầy đủ các tiêu chuẩn về bảo vệ môi trường của các chính quyền sở tại.

3.2.2. Đối với các tổ chức tín dụng‌

Trước hết, để có thể vận dụng được phương thức TTDA đòi hỏi các TCTD phải có khả năng huy động được nguồn vốn trung dài hạn để tài trợ cho các DAĐT, bởi vì các DAĐT được tài trợ theo phương thức TTDA thường là những DAĐT đòi hỏi số vốn đầu tư ban đầu rất lớn. Thực tế ở Việt Nam cho thấy, trong thời gian qua, có những DAĐT cần số vốn đầu tư ban đầu lên đến cả trăm triệu USD như Dự án nhà máy nhiệt điện Nhơn Trạch 2 (706 triệu USD) hoặc có khi lên đến cả tỷ USD như Dự án nhà máy nhiệt điện Mông Dương 2 (1,95 tỷ USD). Trong trường hợp nguồn vốn huy động không đủ tài trợ, một TCTD có thể tham gia đồng tài trợ với các TCTD khác.

Bên cạnh đó, các TCTD cũng cần có sự chuẩn bị về mặt tổ chức nhân sự để có thể chuyên môn hóa hoạt động tài trợ này, đặc biệt là đối với những TCTD chuyên cho vay lĩnh vực trung dài hạn (như BIDV) hoặc chuyên cho vay các DAĐT thuộc lĩnh vực ưu đãi đầu tư của chính phủ (như VDB). Việc chuyên môn hóa lĩnh vực hoạt động này sẽ giúp cho các TCTD có được khả năng quản lý rủi ro tốt hơn so với trường hợp không chuyên môn hóa. Đội ngũ nhân sự này bao gồm những chuyên viên có nhiều năm kinh nghiệm trong lĩnh vực thẩm định DAĐT cho vay trung dài hạn và có thể được bổ sung thêm những kỹ sư kỹ thuật có nhiều năm kinh nghiệm để hỗ trợ cho quá trình thẩm định tính khả thi về khía cạnh kỹ thuật của các chuyên viên thẩm định hiệu quả tài chính DAĐT. Kinh nghiệm tài trợ dự án quốc tế của WB cho thấy, các kỹ sư kỹ thuật được WB tuyển dụng để làm công việc thẩm định kỹ thuật DAĐT nhiều khi có kinh nghiệm làm việc trong ngành kỹ thuật nhiều hơn kinh nghiệm làm việc trong lĩnh vực TTDA.

Cuối cùng là để có thể vận dụng được phương thức TTDA, đòi hỏi các TCTD phải có sự chuẩn bị về mặt kỹ thuật nghiệp vụ bao gồm cải tiến phương pháp thẩm định hiệu quả tài chính dự án dựa trên dòng tiền, thay vì dòng thu

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 16/11/2022