Tài Sản Thế Chấp Do Bên Thế Chấp Giữ. Các Bên Có Thể Thỏa Thuận Giao Cho Người Thứ Ba Giữ Tài Sản Thế Chấp.” [3].

2. Tài sản thế chấp do bên thế chấp giữ. Các bên có thể thỏa thuận giao cho người thứ ba giữ tài sản thế chấp.” [3].

Vì vậy, với những quy định trên BLDS năm 2015 đã thể hiện rõ việc thế chấp phần vốn góp chỉ là một bộ phận nhỏ trong hoạt động thế chấp tài sản nói chung và mang hầu hết các nét đặc trưng của hoạt động thế chấp tài sản. Đây là một khái niệm mang tính chất bao quát trên tất cả mọi phương diện của hoạt động thế chấp tài sản. Điều đó đã khẳng định một bước tiến trong hành lang pháp lý điều chỉnh về hoạt động thế chấp nói chung và thế chấp phần vốn góp trong công ty nói riêng trong mối quan hệ Dân sự. Ngoài ra, BLDS 2015 quy định về tài sản đảm bảo, không liệt kê chi tiết nhằm tránh tình trạng bỏ sót những loại hình tài sản khác trong các giao dịch đảm bảo nói chung và thế chấp nói riêng, cụ thể: Quy định tại Điều 295 về Tài sản bảo đảm: 1. Tài sản bảo đảm phải thuộc quyền sở hữu của bên bảo đảm, trừ trường hợp cầm giữ tài sản, bảo lưu quyền sở hữu.

2. Tài sản bảo đảm có thể được mô tả chung, nhưng phải xác định được.

3. Tài sản bảo đảm có thể là tài sản hiện có hoặc tài sản hình thành trong tương lai.

4. Giá trị của tài sản bảo đảm có thể lớn hơn, bằng hoặc nhỏ hơn giá trị nghĩa vụ được bảo đảm”. Nhưng tại BLDS 2015 cũng như LDN 2014 không đưa ra khái niệm về thế chấp phần vốn góp mà chỉ đề ra quy định chung.[36]

Thông qua hoạt động của phần vốn góp trong công ty thì việc xác định phần vốn góp là một quyền tài sản đã có nhiều ý nghĩa quan trọng. Trong số các văn bản dưới luật, có thể dẫn chiếu tới Điều 10 của Hệ thống tiêu chuẩn thẩm định giá Việt Nam (tiêu chuẩn số 12 về Phân loại tài sản) ban hành kèm theo Quyết định số 129/2008/QĐ-BTC của Bộ Tài chính về việc ban hành 06 tiêu chuẩn thẩm định giá ngày 31/12/2008. Theo đó quyền tài sản là một khái niệm pháp lý

bao hàm tất cả quyền, quyền lợi và lợi tức liên quan đến quyền sở hữu, nghĩa là người chủ sở hữu được hưởng một hay những quyền lợi khi làm chủ tài sản đó. Quyền sở hữu tài sản là một nhóm những quyền năng mà mỗi quyền năng có thể tách rời với quyền sở hữu và chuyển giao trong giao dịch dân sự, bao gồm: quyền chiếm hữu, quyền sử dụng, quyền định đoạt. Quyền tài sản gắn với lợi ích thu được từ quyền tài sản được gọi là tài sản thực và là đối tượng thẩm định giá. Quyền tài sản là tài sản vô hình. Quy định này đã công nhận quyền tài sản là một loại tài sản vô hình, khẳng định quyền sở hữu của chủ sở hữu quyền tài sản, đồng thời nhấn mạnh tới khía cạnh lợi ích kinh tế của quyền tài sản.

Tuy nhiên, trên thực tế, quyền tài sản đối với phần vốn góp trong doanh nghiệp là một khái niệm khá trừu tượng, phần vốn góp trong công ty là quyền tài sản (tài sản vô hình) và do đó không thể giao được về mặt vật chất cho chủ nợ có bảo đảm.[31] Hơn nữa, chúng thể thiện quyền chủ nợ của người nắm giữ (chủ sở hữu) cổ phần hay phần vốn góp đối với công ty dẫn đến khó khăn trong việc áp dụng chế định này. Do đó, thế chấp là biện pháp bảo đảm phù hợp nhất đối với phần vốn góp và cổ phần bởi vì thế chấp không đặt ra yêu cầu chuyển giao tài sản thế chấp cho bên nhận thế chấp và pháp luật Việt Nam công nhận thế chấp là biện pháp bảo đảm duy nhất đối với quyền đòi nợ. Trong khi Luật doanh nghiệp năm 2014 chỉ quy định về chuyển nhượng, thế chấp, cầm cố,... đối với phần vốn góp trong doanh nghiệp (khoản 6 Điều 50, điểm e khoản 1 Điều 182). Với quy định như trên thì BLDS, LDN đã điều chỉnh một cách tương đối hợp lý các vấn đề liên quan đến việc áp dụng những quy định về thế chấp phần vốn góp của quan hệ thương mại trong và ngoài nước, phù hợp với thực tiễn áp dụng tại Việt Nam. Tạo ra nền tảng pháp lý cơ sở cho các hoạt động nhằm hạn chế và kiểm soát các giao dịch bảo đảm ở nước ta trong tiến trình hội nhập kinh tế - quốc tế.

Tuy nhiên, thông qua thực tiễn và những quy định về thế chấp thì có thế đưa ra khái niệm như sau: Thế chấp phần vốn góp là một hoạt động giao dịch bảo đảm được pháp luật dân sự kinh tế điều chỉnh mà ở đó, bên thế chấp mang tài sản vô hình là phần vốn góp của mình (quyền lợi được quy định trong điều lệ hay bút kí, sổ ghi của công ty mà bên thế chấp đã tiế hành góp vốn trước đó) để đảm bảo cho một nghĩa vụ dân sự đối với bên nhận thế chấp. Trong trường hợp, bên thế chấp không thực hiện nghĩa vụ dân sự đã cam kết trước đó thì tài sản đảm bảo là phần vốn góp sẽ do bên nhận thế chấp tiến hành các thủ tục xử lý tài sản đảm bảo theo quy định của pháp luật.

1.1.2. Bản chất của hoạt động thế chấp phần vốn góp trong công ty

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 96 trang tài liệu này.

Với nhiều cách tiếp cận khác nhau khi tìm hiểu về bản chất của thế chấp nói chung và thế chấp phần vốn góp đã giúp cho chúng ta hiểu được bản chất của hoạt động này.

Dưới góc độ là một giao dịch dân sự nói chung thì: Bản chất của quan hệ thế chấp phần vốn góp trong công ty nhằm đảm bảo thực hiện hợp đồng tín dụng và là quan hệ hợp đồng…" . Với cách tiếp cận này đã làm rõ được mối quan hệ giữa bên thế chấp với bên nhận thế chấp về việc: bên thế chấp dùng tài sản là phần vốn góp trong một công ty của mình để bảo đảm cho việc thực hiện nghĩa vụ đối với bên nhận thế chấp. Theo đó, bên nhận thế chấp có quyền kiểm tra việc khai thác, sử dụng tài sản thế chấp của bên thế chấp để tránh trường hợp tài sản đó bị tiêu hủy, giảm sút giá trị, có quyền yêu cầu giao tài sản thế chấp để xử lý khi có sự vi phạm.

Thế chấp phần vốn góp trong công ty theo pháp luật Việt Nam - 3

Tuy nhiên, các quyền trên của bên nhận thế chấp đối với tài sản thế chấp mang tính "gián tiếp" thông qua hành vi thực hiện nghĩa vụ của bên thế chấp theo hợp đồng đã ký kết mà không có quyền trực tiếp trên tài sản thế chấp. Nếu có hoạt động vi phạm diễn ra thì các nghĩa vụ đã cam kết thì bên nhận thế chấp

chỉ có thể khởi kiện ra Tòa án có thẩm quyền để yêu cầu bên thế chấp thực hiện đúng, đầy đủ nghĩa vụ. Từ đó, ta nhận thấy, tính "bảo đảm" của hoạt động thế chấp phần vốn góp trong công ty sẽ diễn ra hoàn toàn phụ thuộc vào một bên. Trong trường hợp thế chấp là phần vốn góp thì việc này có thể ảnh hưởng đến quyền lợi của các thành viên khác trong công ty. Từ đó, làm cho thế chấp phần vốn góp trong công ty trở thảnh đối tượng của nhiều mối quan hệ phức tạp khác. Khác với các loại hình giao dịch bảo đảm khác, thế chấp phần vốn góp trong công ty chịu sự điều chỉnh của nhiều mối quan hệ khác nhau và mang tính đa phương, đa chiều. Trong hoạt động này, phần vốn góp trong công ty được

đưa ra thế chấp không gây ảnh hưởng đến tình hình hoạt động của công ty.

Ngoài ra, khi tiếp cận dưới góc độ là quyền bảo đảm thì "Thế chấp phần vốn góp trong công ty được xem là một biện pháp bảo đảm được pháp luật ghi nhận và bảo đảm thực hiện đối với các bên trong quan hệ thế chấp" [12]. Theo đó, với bản chất là một biện pháp bảo đảm được pháp luật ghi nhận đã cho phép bên nhận thế chấp có quyền tác động trực tiếp đến tài sản thế chấp mà không phụ thuộc vào ý chí của bất kỳ chủ thể nào. Cụ thể, bên nhận thế chấp có quyền truy đòi tài sản đảm bảo từ sự chiếm giữ của bất kỳ ai (trừ trường hợp pháp luật có quy định khác) để xử lý và có quyền ưu tiên thanh toán trước từ số tiền thu được khi xử lý tài sản thế chấp.

Trên cơ sở phân tích bản chất của hoạt động thế chấp phần vốn góp trong công ty cho chúng ta thấy rõ đây là một biện pháp bảo đảm và có nội hàm bao quát cả hai cách tiếp cận nêu trên, đó là biện pháp thế chấp vừa có yếu tố vật quyền và yếu tố trái quyền. Như vậy, trên cơ sở hợp đồng thế chấp phần vốn góp trong công ty được xác lập (là quan hệ có tính trái quyền), bên nhận thế chấp phần vốn góp tiến hành hoàn thiện quyền của mình trên tài sản thế chấp để có quyền truy đòi và quyền ưu tiên thanh toán (là quan hệ có tính vật quyền). Như

vậy, thế chấp phần vốn góp là một biện pháp chứa đựng cả yếu tố trái quyền và cả yếu tố vật quyền, chúng tương hỗ cho nhau để thực hiện tốt nhất chức năng bảo đảm của mình mà không có sự đối lập với nhau.

Hợp đồng thế chấp phần vốn góp trong công ty chịu sự điều chỉnh của BLDS, LDN và một số văn bản có liên quan. Đồng thời, hoạt động này còn có mối quan hệ phụ thuộc về hiệu lực đối với hợp đồng làm phát sinh nghĩa vụ cần được bảo đảm thực hiện.

Tuy nhiên, trong xu thế phát triển của nền kinh tế theo hướng minh bạch hóa tình trạng pháp lý của tài sản, đăng ký công khai phải được coi là căn cứ để xác định quyền ưu tiên giữa các chủ thể cùng có lợi ích liên quan đến thế chấp phần vốn góp trong công ty đã và đang tạo tiền đề cho sự phát triển của doanh nghiệp nói chung.

1.1.3. Đặc điểm pháp lý của tài sản thế chấp là phần vốn góp theo pháp luật Việt Nam

Theo PGS. TS Ngô Huy Cương, thế chấp nói chung có bốn đặc điểm chủ yếu như sau:

Đặc điểm thứ nhất: Thế chấp là một vật quyền.

Đặc điểm thứ hai: Thế chấp là một quyền phụ thuộc.

Đặc điểm thứ ba: Thế chấp đối kháng với người thứ ba.

Đặc điểm thứ tư: Thế chấp không thể bị phân chia. [Ngô Huy Cương, “Bảo đảm thực hiện nghĩa vụ dân sự”, Bài giảng điện tử, 2015].

Xét từ các đặc điểm chung này cho thấy: (1) Thế chấp phần vốn góp là một vật quyền phụ thuộc mặc dù phần vốn góp là tài sản vô hình. Thông thường tài sản hữu hình liên quan tới vật; còn tài sản vô hình liên quan tới quyền. Tuy nhiên quan niệm về vật từ thời La Mã cổ đại đã được các luật gia mở rộng tới cả các tài sản vô hình. Khẳng định thế chấp phần vốn góp là một vật quyền phụ

thuộc có ý nghĩa lớn trong việc áp dụng luật, có nghĩa là các qui tắc thế chấp có thể áp dụng chung tất cả các thế chấp không kể đối tượng của thế chấp là tài sản vô hình hình hay hữu hình. Tuy nhiên khi bắt giữ tài sản để lấy nợ trên giá bán, thì buộc phải có các qui chế pháp lý khác nhau để áp dụng riêng cho việc bắt giữ hay xử lý tài sản vô hình. Đối với tài sản vô hình cũng có những qui chế pháp lý khác nhau trong việc xử lý tài sản thế chấp, chẳng hạn việc xử lý tài sản thế chấp là phần vốn góp có sự khác biệt với xử lý tài sản là quyền sở hữu trí tuệ... (2) Thế chấp phần vốn góp đối kháng lại với người thứ ba. Điều này có nghĩa là khi người nhận thế chấp phần vốn góp đã đăng ký thế chấp thì có quyền theo đuổi phần vốn góp chống lại các chủ nợ khác và có quyền ưu tiên lấy nợ trên giá bán phần vốn góp đó. (3) Thế chấp phần vốn góp không thể bị phân chia, có nghĩa là người nhận thế chấp có quyền lấy nợ trên toàn bộ các phần của phần vốn góp đó dù phần vốn góp đó bị phân chia ra cho những người khác. Pháp luật Việt Nam hiện hành không có đầy đủ các qui tắc để bao quát toàn bộ các đặc điểm nói trên của thế chấp bằng phần vốn góp. Vì vậy nếu xuất phát từ các qui định của Bộ luật Dân sự năm 2015 chúng ta có thể thấy những hệ quả có thể khác phần nào.

Qua nghiên cứu, phân tích một số khái niệm cũng như bản chất của hoạt động thế chấp phần vồn góp trong công ty theo pháp luật Việt Nam, có thể rút các đặc điểm pháp lý cơ bản sau về thế chấp phần vốn góp trong công ty:

Thứ nhất, hoạt động thế chấp tài sản nói chung và thế chấp phần vốn góp nói riêng phải đặt trong sự chi phối có tính lôgic với chế định về quyền sở hữu và được đặt bằng những nền tảng cơ bản của học thuyết về sở hữu nói chung. Và phần vốn góp trong công ty có chủ sở hữu mang tính tập thể và là của doanh nghiệp. Quyền sở hữu theo quy định của pháp luật là căn cứ cơ bản để hình thành nên hoạt động thế chấp phần vốn góp của doanh nghiệp, bởi lẽ, chỉ có chủ

sở hữu của tài sản mới có quyền dùng tài sản của mình thế chấp bảo đảm cho việc thực hiện nghĩa vụ của mình hoặc của người khác.

Thêm vào đó, trong phạm vi quyền sở hữu của mình, chủ sở hữu của tài sản thông qua hợp đồng thế chấp phần vốn góp trong doanh nghiệp có thể chuyển giao quyền định đoạt tài sản cho bên nhận thế chấp trong thời hạn bảo đảm thực hiện nghĩa vụ và chỉ còn giữ lại quyền chiếm hữu, sử dụng tài sản. Chỉ có chủ sở hữu hay người được chủ sở hữu ủy quyền mới có thể thế chấp tài sản, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác. BLDS năm 2015 của Việt Nam khoản 1, Điều 295 quy định: “ Tài sản bảo đảm phải thuộc quyền sở hữu của bên bảo đảm, trừ trường hợp cầm giữ tài sản, bảo lưu quyền sở hữu…” Điều đó có nghĩa là chỉ có chủ sở hữu mới có quyền quyết định đưa tài (trong trường hợp này là phần vốn góp trong công ty) tham gia vào hoạt động thế chấp và trường hợp khác theo quy định của pháp luật Việt Nam. Tóm lại, việc xác định tài sản thế chấp đều xuất phát từ những nguyên tắc cơ bản của chế định tài sản và quyền sở hữu.

Hai là, phần vốn góp trong công ty được đưa ra thế chấp là đối tượng của hợp đồng thế chấp, là tài sản vô hình không thể chuyển giao cho các bên. Do vậy phải tuân thủ các điều kiện nói chung của đối tượng hợp đồng là tính xác định (cụ thể, chi tiết) và có thể chuyển giao trong các giao lưu dân sự. Tính xác định của tài sản thế chấp thể hiện ở hai giác độ: tính xác định về pháp lý và tính xác định về vật lý. Đối với tài sản là vật, các bên phải xác định được vật đó là động sản hay bất động sản, người đang thực tế chiếm giữ là ai (nếu người chiếm giữ không đồng thời là chủ sở hữu đối với tài sản thì họ có mối quan hệ như thế nào với bên thế chấp), xác định được giá trị của tài sản đó. Ngoài ra, phần vốn góp trong công ty phải đáp ứng tính xác định về chủ sở hữu của tài sản, tình trạng pháp lý của tài sản như: Được LDN quy định rõ ràng; có thể chuyển giao trong hoạt động thương mại bị chi phối bởi hai yếu tố: không bị pháp luật cấm không

phải là tài sản có gắn với yếu tố nhân thân, có giá trị lịch sử, có giá trị tín ngưỡng, tâm linh.

Yếu tố có thể chuyển giao trong hoạt động kinh doanh có thể giải thích là phần vốn góp trong công ty có thể chuyển nhượng được, có thể chuyển dịch quyền sở hữu cho người khác để khấu trừ cho giá trị của nghĩa vụ mà biện pháp thế chấp bảo đảm.

Ba là, phần vốn góp trong công ty là tiền đề để các bên xác lập hợp đồng thế chấp nhưng giá trị của phần vốn góp mới là nội dung mà bên nhận thế chấp hướng tới vì chỉ có giá trị của phần vốn góp mới bù đắp được giá trị của nghĩa vụ bị vi phạm. Theo quy định của pháp luật Việt Nam thì phần vốn góp của các cá nhân, tổ chức là tổng giá trị tài sản của một thành viên đã góp hoặc cam kết góp vào công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty hợp danh và cả cổ phần chủ thể đó tham gia đóng góp vào các công ty cổ phần. Tỷ lệ phần vốn góp là tỷ lệ giữa phần vốn góp của một thành viên và vốn điều lệ của công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty hợp danh, công ty cổ phần.[35]

Phần vốn góp trong công ty được thể hiện thông qua hoạt động góp vốn. Tài sản góp vốn theo quy định của LDN [5] luôn đa dạng và ở trong tình trạng luôn có sự thay đổi chuyển hóa từ dạng này sang dạng khác. Có thể tài sản góp vốn ở giai đoạn giao kết hợp đồng thế chấp chưa hình thành nhưng sau đó đã hình thành và xác lập quyền sở hữu cho bên thế chấp; tài sản thế chấp có thể là vật hữu hình tại thời điểm giao kết hợp đồng thế chấp nhưng sau đó bị tiêu hủy, mất mát, bán, trao đổi với người khác thì số tiền bảo hiểm hay tiền thanh toán được coi như thuộc về tài sản thế chấp hoặc tài sản đó có thể tăng hay giảm sút giá trị do nhiều yếu tố khách quan và chủ quan tác động.

Chính đặc điểm này giúp cho bên nhận thế chấp cần có các biện pháp phù hợp để quản lý tài sản thế chấp, đúng hơn là quản lý giá trị của thế chấp phần

Xem tất cả 96 trang.

Ngày đăng: 09/11/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí