Nội Dung Pháp Luật Về Bảo Vệ Quyền Và Lợi Ích Hợp Pháp Của Nhà Đầu Tư Trong Công Ty Niêm Yết

chứng khoán thành phố Hồ Chí Minh (đổi thành Sở Giao dịch chứng khoán thành phố Hồ Chí Minh) chính thức hoạt động vào ngày 20/7/2000. Nói chung, hệ thống cơ quan quản lý và khung pháp luật về bảo vệ nhà đầu tư đã có bước phát triển theo hướng phù hợp với pháp luật các nước trên thế giới. Tuy nhiên, khung pháp luật lúc này cũng còn bộc lộ không ít khiếm khuyết, cụ thể là:

- Quyền của cổ đông công ty niêm yết vẫn chưa được quy định đầy đủ và chưa được bảo đảm thực hiện một cách hợp lý như: quyền giám sát trực tiếp của cổ đông hoặc gián tiếp thông qua các thể chế như kiểm toán, kiểm soát nội bộ; quyền tiếp cận thông tin.

- Chưa thiết lập được các biện pháp bảo vệ nhà đầu tư từ phía cơ quan có thẩm quyền.

Trước những bất cập nêu trên và sức ép của hội nhập kinh tế khu vực và quốc tế, hệ thống pháp luật nước ta không ngừng được hoàn thiện cho phù hợp với xu thế cũng như thông lệ đã được thừa nhận. Trong nỗ lực đó phải kể đến việc ban hành Luật Doanh nghiệp năm 2005 (thay thế Luật Doanh nghiệp năm 1999); Luật Chứng khoán; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Chứng khoán, Quy chế quản trị công ty niêm yết (ban hành kèm theo Quyết định 12/2007/QĐ-BTC ngày 13/3/2007 của Bộ Tài Chính) và Điều lệ mẫu áp dụng cho công ty niêm yết (ban hành kèm theo Quyết định 15/2007/QĐ-BTC ngày 19/3/2007 của Bộ Tài Chính). Đây là một bước tiến lớn tạo ra sự thay đổi căn bản trong quá trình hoàn thiện pháp luật về bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của nhà đầu tư trong các công ty niêm yết. Có thể nói, quyền của cổ đông trong các công ty niêm yết ở nước ta cũng được bổ sung cho phù hợp với yêu cầu bảo vệ nhà đầu tư và có sự tương đồng nhất định với Luật Công ty của các quốc gia như: Thái Lan, Singapore, Malaysia, Philipine.. Không

chỉ dừng lại ở đó, các văn bản pháp luật trên còn tạo ra cơ chế để bảo vệ quyền lợi nhà đầu tư một cách đầy đủ và cụ thể bao gồm: cơ chế bên trong là khung quản trị công ty niêm yết và cơ chế bên ngoài hay là sự quản lý, giám sát của cơ quan quản lý chuyên ngành về chứng khoán (Uỷ ban chứng khoán Nhà nước). Thực tế ở các nước có thị trường chứng khoán phát triển như Mỹ, Úc, Nhật Bản... đã chứng minh rằng, mức độ bảo vệ đối với nhà đầu tư càng cao thì thị trường chứng khoán càng phát triển, nguồn vốn thu hút vào nền kinh tế qua thị trường chứng khoán càng lớn và như vậy là năng lực cạnh tranh của nền kinh tế đó cũng càng cao. Tất cả những lợi ích này chỉ đạt được ở một đất nước có pháp luật về bảo vệ nhà đầu tư trong các công ty niêm yết phát huy một cách hữu hiệu.

1.2.1. Nội dung pháp luật về bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của nhà đầu tư trong công ty niêm yết

1.2.1.1. Bảo vệ quyền tham gia thị trường, quyền thực hiện các giao dịch chứng khoán của nhà đầu tư trong công ty niêm yết

Bảo vệ quyền tham gia thị trường, quyền thực hiện các giao dịch chứng khoán của nhà đầu tư trên thị trường chứng khoán nói chung và các nhà đầu tư vào công ty niêm yết nói riêng đã được Luật Chứng khoán ghi nhận là một nguyên tắc hoạt động chứng khoán và thị trường chứng khoán:“Tôn trọng quyền tự do mua, bán, kinh doanh và dịch vụ chứng khoán của tổ chức, cá nhân” [14, 1].

* Bảo vệ quyền tham gia thị trường của nhà đầu tư trong công ty niêm yết

Khác với tổ chức phát hành hoặc các công ty chứng khoán, Luật Chứng khoán không đưa ra bất kỳ điều kiện gì đối với nhà đầu tư trong các công ty niêm yết, thực tế họ chỉ cần có vốn là có thể tham gia vào thị trường chứng

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 124 trang tài liệu này.

khoán. Đây là sự khuyến khích của Nhà nước đối với các nhà đầu tư để họ tham gia vào thị trường này.

* Bảo vệ quyền thực hiện các giao dịch chứng khoán của nhà đầu tư trong công ty niêm yết

Bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của nhà đầu tư trong công ty niêm yết ở Việt Nam - 5

- Bảo vệ quyền tự do chuyển nhượng cổ phần


Cổ đông phổ thông được tự do chuyển nhượng cổ phần của mình cho cổ đông khác và cho người không phải là cổ đông, trừ trường hợp quy định tại khoản 5 Điều 84 Luật Doanh nghiệp [16, 35]. Quyền này của cổ đông lại được cụ thể hóa trong Quy chế quản trị công ty niêm yết và Điều lệ mẫu áp dụng cho công ty niêm yết như sau: Cổ đông có quyền tự do chuyển nhượng cổ phần đã được thanh toán đầy đủ và ghi trong sổ cổ đông của công ty, trừ một số trường hợp bị hạn chế chuyển nhượng theo quy định của pháp luật và Điều lệ công ty [2].

- Bảo vệ quyền của nhà đầu tư khi yêu cầu công ty niêm yết mua lại cổ phần của mình

Theo Khoản 1 Điều 90 Luật Doanh nghiệp và Điểm h Khoản 2 Điều 11 Điều lệ mẫu áp dụng cho công ty niêm yết, cổ đông biểu quyết phản đối quyết định về việc tổ chức lại công ty hoặc thay đổi quyền, nghĩa vụ của cổ đông quy định tại Điều lệ công ty có quyền yêu cầu công ty mua lại cổ phần của mình. Yêu cầu phải bằng văn bản, trong đó nêu rõ tên, địa chỉ của cổ đông, số lượng cổ phần từng loại, giá dự định bán, lý do yêu cầu công ty mua lại. Yêu cầu phải được gửi đến công ty trong thời hạn mười ngày làm việc, kể từ ngày Đại hội đồng cổ đông thông qua quyết định về các vấn đề trên.

Công ty phải mua lại cổ phần theo yêu cầu của cổ đông với giá thị trường hoặc giá được tính theo nguyên tắc quy định tại Điều lệ công ty trong thời hạn chín mươi ngày, kể từ ngày nhận được yêu cầu. Trường hợp không

thoả thuận được về giá thì cổ đông đó có thể bán cổ phần cho người khác hoặc các bên có thể yêu cầu một tổ chức định giá chuyên nghiệp định giá. Công ty giới thiệu ít nhất ba tổ chức định giá chuyên nghiệp để cổ đông lựa chọn và lựa chọn đó là quyết định cuối cùng.

1.2.1.2. Bảo vệ quyền sở hữu tài sản đầu tư của nhà đầu tư trong công ty niêm yết

Khi nhà đầu tư mua bỏ tiền ra để mua cổ phiếu của công ty niêm yết thì số tiền thu về sẽ trở thành vốn chủ sở hữu của tổ chức phát hành. Theo quy định của Bộ luật dân sự thì đây là tài sản chung theo phần, các nhà đầu tư đều có quyền sở hữu đối với công ty nhưng tương ứng với tỷ lệ góp vốn của họ.

Để chứng nhận quyền sở hữu tài sản của nhà đầu tư, công ty niêm yết phải lập và lưu giữ Sổ đăng ký cổ đông từ khi được cấp Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh. Theo Điều 86 Luật Doanh nghiệp, sổ đăng ký cổ đông có thể là văn bản, tập dữ liệu điện tử hoặc cả hai loại này.

Nếu cổ phiếu được phát hành dưới dạng chứng chỉ thì cổ đông còn được cấp chứng chỉ hoặc chứng nhận cổ phiếu tương ứng với số cổ phần và loại cổ phần sở hữu. Theo Khoản 1, Khoản 2 Điều 6 Quy chế quản trị công ty niêm yết, chứng chỉ cổ phiếu phải có dấu của công ty và chữ ký của đại diện theo pháp luật của công ty theo các quy định tại Luật Doanh nghiệp. Chứng chỉ cổ phiếu phải ghi rõ số lượng và loại cổ phiếu mà cổ đông nắm giữ, họ và tên người nắm giữ (nếu là cổ phiếu ghi danh) và các thông tin khác theo quy định của Luật Doanh nghiệp. Mỗi chứng chỉ cổ phiếu ghi danh chỉ đại diện cho một loại cổ phần.

Trong thực tế, cổ phiếu của các công ty niêm yết có thể được phát hành dưới dạng dữ liệu điện tử. Lúc đó, công ty niêm yết phải ứng dụng công nghệ

thông tin trong việc lưu giữ các thông tin liên quan đến quyền sở hữu của cổ đông đối với phần vốn góp của mình vào công ty.

Quyền sở hữu của nhà đầu tư còn được bảo đảm trong các giao dịch mua, bán cổ phần. Theo đó, cổ phần được coi là đã bán khi thanh toán đủ và những thông tin về người mua được ghi đúng, ghi đủ vào sổ đăng ký cổ đông; kể từ thời điểm đó người mua cổ phần trở thành cổ đông công ty. Sau khi cổ phần được bán, công ty phải phát hành và trao cổ phiếu cho người mua. Công ty có thể bán cổ phần mà không trao cổ phiếu. Trong trường hợp này, các thông tin về cổ đông được ghi vào sổ đăng ký cổ đông là đủ để chứng thực quyền sở hữu cổ phần của cổ đông đó trong công ty. Khi công ty giải thể hoặc phá sản, cổ đông được nhận một phần tài sản còn lại tương ứng với số cổ phần góp vốn vào công ty [16].

1.2.1.3. Bảo vệ quyền được cung cấp thông tin của nhà đầu tư trong công ty niêm yết

Khi mua cổ phần, người mua bỏ tiền ra mua lấy một thứ tài sản vô hình gọi là cổ phần…Yếu tố quyết định để mua cổ phần là niềm tin của người mua vào tổ chức phát hành; trong niềm tin đó hẳn cũng có một chút phiêu lưu, song về cơ bản phải có những cơ sở nhất định người ta mới có thể tạo dựng được niềm tin. Thị trường chứng khoán và các công ty cổ phần niêm yết sẽ trở nên phổ biến ở nước ta, nếu: (a) người dân có cơ sở để tin rằng những thông tin về doanh nghiệp, kế hoạch cũng như tương lai kinh doanh do người quản trị công ty phát hành đưa ra là đáng tin cậy, (b) người quản trị công ty thu tiền của dân để kinh doanh một cách hợp lý vì lợi ích của cổ đông chứ không vì lợi ích của bản thân và gia đình họ mà bóc lột cổ đông thiểu số [12, 332]. Để gây dựng được niềm tin của nhà đầu tư, thuyết phục được nhà đầu tư mua chứng khoán của mình, công ty niêm yết cần phải cung cấp cho nhà đầu

tư một cách đầy đủ nhất các thông tin về bản thân công ty, thông tin liên quan đến chứng khoán được chào bán.

Luật Chứng khoán đã có sự quan tâm lớn đối việc bảo vệ quyền được cung cấp thông tin của nhà đầu tư bằng việc quy định hẳn một chương riêng về vấn đề này. Công ty niêm yết phải có nghĩa vụ công bố thông tin khi chào bán chứng khoán ra công chúng. Theo Khoản 1 Điều 21 Luật Chứng khoán, việc phân phối chứng khoán chỉ được thực hiện sau khi tổ chức phát hành bảo đảm người mua chứng khoán tiếp cận Bản cáo bạch trong hồ sơ đăng ký chào bán chứng khoán ra công chúng được công bố tại các địa điểm ghi trong Bản thông báo phát hành.

Bên cạnh đó, do có sự bất cân xứng về thông tin nên bảo vệ quyền được cung cấp thông tin của nhà đầu tư trong công ty niêm yết được thực hiện trong suốt quá trình nhà đầu tư nắm giữ chứng khoán. Công ty niêm yết phải thực hiện công bố thông tin theo quy định của Luật Chứng khoán như sau:

- Trong thời hạn mười ngày, kể từ ngày có báo cáo tài chính năm được kiểm toán, công ty niêm yết phải công bố thông tin định kỳ về báo cáo tài chính năm;

- Công ty niêm yết phải công bố thông tin bất thường trong thời hạn hai mươi bốn giờ, kể từ khi xảy ra một trong các sự kiện sau:

Tài khoản của công ty tại ngân hàng bị phong toả hoặc tài khoản được phép hoạt động trở lại sau khi bị phong toả;

Tạm ngừng kinh doanh;

Bị thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh hoặc Giấy phép thành lập và hoạt động hoặc Giấy phép hoạt động;

Thông qua các quyết định của Đại hội đồng cổ đông;

Quyết định của Hội đồng quản trị về việc mua lại cổ phiếu của công ty mình hoặc bán lại số cổ phiếu đã mua; về ngày thực hiện quyền mua cổ phiếu của người sở hữu trái phiếu kèm theo quyền mua cổ phiếu hoặc ngày thực hiện quyền chuyển đổi trái phiếu chuyển đổi sang cổ phiếu và các quyết định liên quan đến việc chào bán;

Có quyết định khởi tố đối với thành viên Hội đồng quản trị, Giám đốc hoặc Tổng Giám đốc, Phó Giám đốc hoặc Phó Tổng giám đốc, Kế toán trưởng của công ty; có bản án, quyết định của Toà án liên quan đến hoạt động của công ty; có kết luận của cơ quan thuế về việc công ty vi phạm pháp luật về thuế;

Công bố thông tin trong thời hạn hai mươi bốn giờ, kể từ khi bị tổn thất tài sản có giá trị từ mười phần trăm vốn chủ sở hữu trở lên.

- Công ty niêm yết phải công bố thông tin bất thường trong thời hạn bảy mươi hai giờ, kể từ khi xảy ra một trong các sự kiện sau đây:

Quyết định vay hoặc phát hành trái phiếu có giá trị từ ba mươi phần trăm vốn thực có trở lên;

Quyết định của Hội đồng quản trị về chiến lược, kế hoạch phát triển trung hạn và kế hoạch kinh doanh hàng năm của công ty; quyết định thay đổi phương pháp kế toán áp dụng;

Công ty nhận được thông báo của Toà án thụ lý đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản doanh nghiệp.

- Công ty niêm yết phải công bố thông tin theo yêu cầu của Uỷ ban Chứng khoán Nhà nước khi xảy ra một trong các sự kiện sau đây:

Có thông tin liên quan đến công ty niêm yết ảnh hưởng nghiêm trọng đến lợi ích hợp pháp của nhà đầu tư;

Có thông tin liên quan đến công ty niêm yết ảnh hưởng lớn đến giá chứng khoán và cần phải xác nhận thông tin đó.

- Công bố thông tin về báo cáo tài chính quý trong thời hạn năm ngày, kể từ ngày hoàn thành báo cáo tài chính quý [14, 40-42].

Bên cạnh những trường hợp phải công bố thông tin như trên, công ty niêm yết còn phải tuân thủ nghĩa vụ công bố thông tin cho cổ đông và công chúng theo Quy chế quản trị công ty niêm yết, bao gồm:

- Công bố thông tin về tình hình quản trị công ty:


Công ty niêm yết phải công bố thông tin về tình hình quản trị công ty trong các kỳ Đại hội đồng cổ đông hàng năm, trong báo cáo thường niên của công ty, tối thiểu phải bao gồm những thông tin sau:

Thành viên và cơ cấu của Hội đồng quản trị và Ban kiểm soát;

Hoạt động của Hội đồng quản trị và Ban kiểm soát;

Hoạt động của thành viên Hội đồng quản trị độc lập không điều hành;

Hoạt động của các tiểu ban của Hội đồng quản trị;

Những kế hoạch để tăng cường hiệu quả trong hoạt động quản trị công ty;

Thù lao và chi phí cho thành viên Hội đồng quản trị, thành viên Ban giám đốc điều hành và thành viên Ban kiểm soát;

Thông tin về các giao dịch cổ phiếu của công ty của các thành viên Hội đồng quản trị, Ban giám đốc điều hành, Ban kiểm soát, cổ đông lớn và các giao dịch khác của thành viên Hội đồng quản trị, Ban giám đốc điều hành, Ban kiểm soát và những người liên quan tới các đối tượng nói trên;

Xem tất cả 124 trang.

Ngày đăng: 22/12/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí