Khái Quát Chung Về Pháp Luật Điều Chỉnh Hoạt Động Công Bố Thông Tin Của Công Ty Đại Chúng Trên Thị Trường Chứng Khoán

tạc, bóp méo hoặc có hành vi cố ý gây hiểu nhầm thông tin. Các thông tin có thể được công bố định kỳ dưới hình thức tài liệu phải được kiểm tra kỹ để đảm bảo tính chính xác trước khi công bố như đối với các Báo cáo tài chính, kiểm toán độc lập là một phần thiết yếu của việc kiểm tra các tài liệu này trước khi công bố. Ngoài ra, những thông tin không thể dự liệu trước nhưng nếu nó ảnh hưởng đến quyết định của nhà đầu tư và giá chứng khoán thì doanh nghiệp phải có ý thức tự giác CBTT hoặc phải công bố theo yêu cầu của cơ quan quản lý. Về mặt nguyên tắc, công ty đại chúng phải cung cấp cho nhà đầu tư những thông tin quan trọng về công ty một cách đầy đủ nhất, ngay cả khi thông tin đó gây ra bất lợi cho công ty và phải chịu trách nhiệm đối với thông tin do mình công bố.

Thông tin phải được công bố kịp thời:

Mục tiêu của việc CBTT là nhằm thúc đẩy hoạt động giao dịch chứng khoán diễn ra trôi chảy và có trật tự, đảm bảo quá trình hình thành giá cả một cách công bằng thông qua việc cung cấp những thông tin quan trọng, tức thời trên hệ thống cung cấp thông tin hiện đại. Trên TTCK, việc có được thông tin kịp thời sẽ đem lại lợi ích, đôi khi rất lớn cho nhà đầu tư thông qua quyết định mua, bán chứng khoán đúng thời điểm và ngược lại. Nguyên tắc kịp thời trong CBTT thể hiện sự khách quan trong CBTT, đồng thời tránh được những tin đồn làm sai lệch sự hình thành giá chứng khoán, giảm bớt các giao dịch nội gián, làm giá... Ngày nay, hầu hết các TTCK đều yêu cầu công ty thực hiện CBTT qua trang thông tin điện tử (website) do phương thức này đảm bảo tốt nhất tính kịp thời, nhanh chóng trong cung cấp thông tin đến nhà đầu tư.

Bảo đảm công bằng giữa các đối tượng nhận thông tin công bố:

Trên thực tế, các nhân sự quản lý, luật sư, kiểm toán viên, tổ chức tư vấn cho công ty đại chúng... luôn có lợi thế về thông tin so với những đối tượng khác trên TTCK, tạo ra sự bất cân xứng về thông tin trên TTCK. Mặc dù các nước đều nghiêm cấm các giao dịch nội gián nhưng nhiều đối tượng vẫn sử dụng thông tin nội bộ để thu lợi bất chính. Các vụ việc điển hình như: Vào cuối năm 2001,

Samuel D. Waskal - CEO của công ty dược phẩm ImClone Systems Inc đã bán cổ phần và vận động gia đình, người thân hỗ trợ khi biết trước thông tin Cục quản lý thực phẩm và dược phẩm Hoa Kỳ loại bỏ một trong những thuốc được mong đợi nhất được phát triển bởi công ty này, do e ngại giá cổ phiếu của ImClone Systems Inc sẽ giảm xuống đáng kể. Ông này sau đó đã bị kết án 7 năm tù vì hành vi gian lận và giao dịch nội gián. Hay giao dịch nội gián được coi là có qui mô lớn nhất trong lịch sử TTCK Mỹ được “phanh phui” năm 2012, đó là Mathew Martoma - giám đốc quản lý danh mục đầu tư tại SAC Capital Advisors LP từ mùa hè năm 2006 đến giữa tháng 8/2008, do biết được các thông tin nội bộ của 2 công ty dược Elan Corporation và Wyet, đã điều hành CR Intrinsic Investors bán hết số cổ phiếu nắm giữ của hai công ty này và thực hiện bán khống chứng khoán với dự báo giá sẽ giảm xuống trong tương lai. Kết quả là, CR Intrinsic Investors thu được lợi nhuận và tránh được các khoản lỗ có giá trị lên tới 276 triệu USD và bản thân Martoma cũng nhận được 9 triệu USD tiền thưởng sau sự kiện này. Kết cục, anh này cũng bị buộc tội gian lận và phải chịu tối thiểu 20 năm tù. Các sự việc trên cho thấy, mọi giao dịch trên TTCK phải công bằng, việc sử dụng lợi thế thông tin để thu lợi là không được phép. Đây cũng là nguyên tắc quan trọng trong thực hiện CBTT của công ty đại chúng. Điều này có nghĩa là công ty không được tạo ra lợi thế về thông tin cho bất kỳ chủ thể nào thông qua việc cung cấp thông tin cho một số nhà đầu tư riêng biệt hoặc những bên có lợi ích khác trước khi công bố rộng rãi ra công chúng. Ngoại lệ chỉ được áp dụng khi công ty đại chúng cung cấp thông tin cho các nhà tư vấn hoặc công ty định mức tín nhiệm hoặc các bên đối tác và trường hợp này bên tiếp nhận thông tin có trách nhiệm phải bảo mật thông tin.

Các thông tin tài chính được công bố cần được lập phù hợp với chuẩn mực kế toán:

Báo cáo tài chính là được xem như “phong vũ biểu” đo lường “trạng thái tài chính” trên mọi khía cạnh của quá trình kinh doanh của công ty đại chúng. Báo cáo tài chính do công ty đại chúng công bố phải được lập phù hợp với chuẩn mực kế toán là một nguyên tắc không thể thiếu trong việc CBTT. Ở nhiều TTCK

phát triển như Mỹ, Hàn Quốc, Úc… Báo cáo tài chính được lập theo chuẩn mực kế toán quốc tế. Ở một số nước, các công ty đại chúng phải lập Báo cáo tài chính theo tiêu chuẩn kế toán trong nước. Tuy nhiên, dù theo chuẩn mực nào thì để các thông tin tài chính khi công bố hữu ích cho người sử dụng, các công ty đại chúng khi trình bày các thông tin về kế toán cần phải thực hiện các yêu cầu cơ bản của pháp luật kế toán, nghĩa là phải thỏa mãn điều kiện: thông tin phải dễ hiểu, phải đáng tin cậy và phải đảm bảo có thể so sánh được.

1.2. Khái quát chung về pháp luật điều chỉnh hoạt động công bố thông tin của công ty đại chúng trên thị trường chứng khoán

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 123 trang tài liệu này.

1.2.1. Khái niệm pháp luật điều chỉnh hoạt động công bố thông tin của công ty đại chúng trên thị trường chứng khoán

1.2.1.1. Khái niệm pháp luật điều chỉnh hoạt động công bố thông tin trên thị trường chứng khoán

Công bố thông tin của công ty đại chúng trên thị trường chứng khoán theo pháp luật Việt Nam - 4

Để TTCK phát triển bền vững, thu hút đông đảo nhà đầu tư thì vấn đề minh bạch thông tin được đặt lên hàng đầu. Chính vì thế, ngay từ những ngày đầu hình thành TTCK, các nhà lập pháp đã quan tâm đến việc xây dựng hành lang pháp lý cho sự vận hành và phát triển TTCK, trong đó chú trọng đến vai trò của sự minh bạch thông tin. Có thể nói, pháp luật điều chỉnh hoạt động CBTT trên TTCK là một bộ phận quan trọng trong hệ thống pháp luật về chứng khoán và TTCK, là tổng hợp các quy phạm pháp luật điều chỉnh hoạt động CBTT của các chủ thể trên TTCK. Pháp luật về CBTT trên TTCK quy định những nguyên tắc, định hướng cơ bản về hoạt động CBTT và cụ thể nghĩa vụ công khai thông tin, hình thức cũng như nội dung, cách thức công bố thông tin của các chủ thể tham gia thị trường, góp phần tạo lập một TTCK minh bạch, bền vững.

Về chủ thể có nghĩa vụ CBTT trên TTCK: Nghĩa vụ CBTT áp dụng với hầu hết các chủ thể tham gia TTCK bao gồm công ty đại chúng, tổ chức phát hành trái phiếu, tổ chức kinh doanh chứng khoán (gồm công ty chứng khoán, công ty quản lý quỹ), các quỹ đầu tư chứng khoán, cổ đông lớn, cổ đông nội bộ, Trung tâm Lưu ký chứng khoán (TTLKCK), SGDCK. Mỗi chủ thể có nghĩa vụ công bố

ra thị trường các loại thông tin khác nhau như SGDCK cung cấp thông tin liên quan đến chức năng tổ chức thị trường; TTLKCK có nghĩa vụ công khai thông tin liên quan đến chức năng đăng ký, thanh toán, bù trừ chứng khoán; cổ đông lớn, cổ đông nội bộ phải công bố các thông tin về giao dịch chứng khoán... Tuy nhiên trong cơ cấu các chủ thể tham gia TTCK, yêu cầu minh bạch thông tin luôn được đặt ra đầu tiên đối với công ty đại chúng do những thông tin từ công ty này tượng trưng cho thông tin về “hàng hóa” trong “Chợ Chứng khoán”, góp phần quan trọng trong hình thành giá cổ phiếu.

Việc thực hiện nghĩa vụ CBTT của các chủ thể tham gia TTCK chịu sự quản lý trực tiếp của UBCK. Cơ quan này chủ trì xây dựng, soạn thảo các văn bản pháp lý về chứng khoán và TTCK, trong đó có văn bản điều chỉnh hoạt động CBTT. Tuy nhiên, tại Việt Nam, UBCKNN có vị trí là cơ quan trực thuộc Bộ Tài chính (ngang một Vụ thuộc Bộ) nên thẩm quyền ban hành các văn bản pháp quy trong lĩnh vực chứng khoán và TTCK thuộc về Bộ Tài chính, đây là điểm khác biệt so với nhiều TTCK các nước khi UBCK thường độc lập, có chức năng ban hành văn bản pháp luật trong lĩnh vực chứng khoán, có thẩm quyền điều tra và chủ động trong quản lý TTCK.

Bên cạnh đó, trực thuộc Ủy ban Chứng khoán là SGDCK có quyền ban hành các quy định và thực hiện việc giám sát liên quan đến chức năng tổ chức thị trường giao dịch chứng khoán tập trung. Tại một số nước, SGDCK được thành lập dưới hình thức công ty trách nhiệm hữu hạn được sở hữu bởi thành viên là các công ty chứng khoán (như mô hình của Thái Lan, Hàn Quốc, Indonesia…) hoặc nhiều quốc gia lựa chọn mô hình tổ chức SGDCK dưới hình thức công ty cổ phần (như mô hình của Singapore, Hongkong, London, Paris, Tokyo, New York… và đang là xu hướng của nhiều TTCK hiện nay) nhằm đảm bảo SGDCK có tính độc lập cao, đảm bảo vai trò giám sát thị trường, theo đó các SGDCK có quyền ban hành các quy chế để thực hiện chức năng tổ chức thị trường (như quy chế giao dịch, quy chế niêm yết, quy chế CBTT…). Tại Việt Nam, hai Sở giao

dịch chứng khoán (SGDCK Hà Nội – HNX và SGDCK TP. Hồ Chí Minh – HOSE) trực thuộc UBCKNN, được tổ chức theo mô hình công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên do Nhà nước sở hữu 100% vốn nhưng hoạt động theo cơ chế đặc thù. Theo Điều 33 Luật Chứng khoán năm 2006, các SGDCK là nơi tổ chức thị trường giao dịch chứng khoán cho chứng khoán của tổ chức niêm yết/đăng ký giao dịch, có quyền ban hành các quy chế như Quy chế niêm yết, Quy chế giao dịch, Quy chế CBTT để hướng dẫn các công ty niêm yết/đăng ký giao dịch, công ty chứng khoán thành viên cũng như nhà đầu tư thực hiện các quyền và nghĩa vụ của mình khi tham gia TTCK có tổ chức, đồng thời có thể đưa ra hình thức xử lý vi phạm nghĩa vụ CBTT của các đối tượng trên.

Ngoài ra, pháp luật về CBTT trên TTCK cũng quy định các nguyên tắc CBTT, trường hợp có thể được tạm hoãn CBTT và nguyên tắc xử lý vi phạm CBTT trên TTCK nhằm tạo sức răn đe đối với các chủ thể tham gia thị trường. UBCKNN, SGDCK cũng có ban hành các quy định cụ thể về trình tự, thủ tục CBTT trên hệ thống CBTT của UBCKNN, SGDCK.

1.2.1.2. Khái niệm pháp luật điều chỉnh hoạt động công bố thông tin của công ty đại chúng trên thị trường chứng khoán

Pháp luật điều chỉnh hoạt động công bố thông tin của công ty đại chúng trên TTCK là một bộ phận quan trọng trong hệ thống pháp luật điều chỉnh hoạt động CBTT trên TTCK. Nó là tổng hợp những nguyên tắc, định hướng cơ bản về hoạt động công bố thông tin của công ty đại chúng, là tổng hợp các quy phạm pháp luật điều chỉnh hoạt động công khai thông tin của các công ty đại chúng, bao gồm các nhóm quy phạm pháp luật sau:

+ Nhóm quy phạm về CBTT định kỳ của công ty đại chúng (bao gồm nhóm quy phạm pháp luật điều chỉnh hoạt động công bố các thông tin mang tính chất tài chính hoặc phi tài chính phát sinh định kỳ theo tháng/quý/sáu tháng/năm của công ty đại chúng như các quy định về CBTT Báo cáo tài chính, Báo cáo thường niên, Báo cáo quản trị công ty, họp Đại hội đồng cổ đông thường niên);

+ Nhóm quy phạm về CBTT bất thường của công ty đại chúng (bao gồm nhóm quy phạm pháp luật điều chỉnh hoạt động công bố các thông tin phát sinh bất thường, có ảnh hưởng lớn đến công ty đại chúng hoặc đến giá như khoán, đòi hỏi công ty phải công bố tức thời ra thị trường như thông tin về thay đổi nhân sự quản lý, việc ký kết hợp đồng có giá trị lớn, quyết định tổ chức lại hoặc giải thể, phá sản doanh nghiệp…);

+ Nhóm quy phạm về công bố thông tin theo yêu cầu của công ty đại chúng (bao gồm các quy định liên quan đến nghĩa vụ công bố các thông tin có ảnh hưởng đến giá chứng khoán hay đến quyền lợi của nhà đầu tư mà UBCKNN, SGDCK thấy cần thiết phải yêu cầu công ty đại chúng CBTT).

Các nhóm quy phạm pháp luật điều chỉnh hoạt động CBTT của công ty đại chúng như trên tương ứng với các nghĩa vụ CBTT mà công ty đại chúng phải tuân thủ. Theo đó, công ty đại chúng phải công bố các thông tin mang tính chất tài chính hoặc phi tài chính liên quan đến tình hình hoạt động của công ty như các Báo cáo tài chính, các thông tin về quản trị công ty, thông tin về rủi ro và chính sách quản lý rủi ro… Việc CBTT của công ty đại chúng có thể diễn ra định kỳ, bất thường hay theo yêu cầu của UBCKNN, SGDCK.

1.2.2. Nội dung pháp luật điều chỉnh hoạt động công bố thông tin của công ty đại chúng trên thị trường chứng khoán

Pháp luật chứng khoán các nước cũng như pháp luật Việt Nam đều quy định cụ thể nghĩa vụ CBTT của công ty đại chúng trên TTCK. Các thông tin do công ty đại chúng công bố rất đa dạng, bao gồm các loại sau:

Thông tin về Báo cáo tài chính (BCTC) của công ty đại chúng:

Thông tin về tài chính, đặc biệt là thông tin về Báo cáo tài chính là thông tin quan trọng nhất, là nguồn thông tin về công ty được sử dụng rộng rãi nhất và được nhà đầu tư đặc biệt quan tâm vì nó cho thấy hiệu quả kinh tế và tình hình tài chính của công ty. Thông thường, công ty đại chúng phải công bố BCTC năm, BCTC bán niên và BCTC quý. Theo thông lệ quốc tế, BCTC năm phải

kèm theo báo cáo kiểm toán của tổ chức kiểm toán được chấp thuận. Ngoài ra, các BCTC phải tuân theo các quy định về chuẩn mực kế toán chung được chấp nhận của quốc gia đó (Generally Accepted Accounting Principles- GAAP) cũng như phải tuân thủ các yêu cầu pháp lý khác có liên quan hoặc phải tuân thủ chuẩn mực kế toán quốc tế (International Accounting Standards – IAS). Pháp luật chứng khoán và TTCK các nước đều có quy định chặt chẽ về việc lập, hoàn thành và CBTT Báo cáo tài chính của công ty đại chúng.

Theo quy định tại Luật Chứng khoán Úc, công ty niêm yết phải nộp BCTC quý, bán niên và năm cho Ủy ban chứng khoán và đầu tư Australia (Australian Securities and Investments Commission-ASIC) và Sở giao dịch chứng khoán Australia (Australian Securities Exchange - ASX). Ngoài ra, các công ty đại chúng hoạt động vì mục tiêu lợi nhuận cũng phải lập Báo cáo tài chính theo chuản mực BCTC quốc tế từ năm 2009 theo đề xuất của Ủy ban các chuẩn mực kế toán Australia (Statements of Standard Accounting Practice- SSAB).

Tại Hàn Quốc, theo Điều 160 Luật Thị trường vốn và dịch vụ tài chính, công ty niêm yết phải gửi BCTC năm, bán niên và quý cho Ủy ban Dịch vụ Tài chính (Financial Service Commission – FSC) và SGDCK Hàn Quốc (Korean Stock Exchange - KSE). Thời gian nộp BCTC năm là 90 ngày sau khi kết thúc năm tài chính, đối với BCTC bán niên và quý thời hạn là 45 ngày sau khi kết thúc kỳ kế toán. Công ty phải nộp thêm BCTC hợp nhất (consolidated financial statements) khi sở hữu từ 50% trở lên cổ phần của một công ty khác hoặc khi sở hữu từ 30% trở lên cổ phần của một công ty khác đồng thời đóng vai trò là cổ đông kiểm soát. Ngoài ra, BCTC của công ty niêm yết phải được kiểm toán bởi tổ chức kiểm toán độc lập hàng năm theo tiêu chuẩn chuyên nghiệp.

Tại Nhật Bản, theo Điều 436 Luật Doanh nghiệp 2005 tất cả công ty cổ phần đều phải công bố Báo cáo kinh doanh và BCTC (gồm Bảng cân đối kế toán, Báo cáo thu nhập, Báo cáo thay đổi tài sản ròng, Báo cáo tài chính phi hợp nhất, thuyết minh Báo cáo tài chính). Đối với công ty đại chúng phải có

BCTC và kế hoạch phụ trợ được kiểm toán không chỉ bởi các kiểm toán viên nội bộ của công ty hoặc Hội đồng kiểm toán nội bộ của công ty mà còn bởi các kiểm toán viên có chứng chỉ hành nghề CPA (Certified Practising Accoutant) hoặc công ty kiểm toán độc lập. BCTC được chứng nhận bởi các kiểm toán viên công ty, Hội đồng kiểm toán và kiểm toán viên có chứng chỉ hành nghề CPA hay công ty kiểm toán độc lập không cần phải có sự chấp thuận của Hội đồng cổ đông thường niên nếu như Ban Giám đốc đã chấp thuận. Ngoài ra, theo Điều 435(2) Luật này, các công ty đại chúng phải gửi Báo cáo kinh doanh và BCTC cho Cơ quan dịch vụ tài chính và phải công bố BCTC trong Báo cáo thường niên.

Tại Indonesia, theo quy định số XK.2 về nộp BCTC định kỳ của Cơ quan giám sát thị trường tài chính Bapepam (Rule number XK.2 obligation to submit periodic financial statements) thì công ty đại chúng phải trình bày Bảng cân đối kế toán, Báo cáo lỗ/lãi, Báo cáo khác theo quy định ít nhất trên 2 tờ báo có phạm vi lưu thông cả nước và công bố tại trụ sở của công ty (đối với công ty vừa và nhỏ chỉ cần công bố trên 1 tờ báo có phạm vi lưu thông trên cả nước).

Có thể thấy, yêu cầu công ty đại chúng phải CBTT Báo cáo tài chính là quy định bắt buộc tại TTCK các nước. Tại nhiều quốc gia có TTCK phát triển như Mỹ, Úc, Nhật Bản…, Báo cáo tài chính phải được lập theo tiêu chuẩn quốc tế và được kiểm toán bởi các kiểm toán viên có chứng chỉ hành nghề CPA.

Công bố thông tin liên quan đến tình hình hoạt động, kết quả sản xuất, kinh doanh của công ty đại chúng:

Các thông tin về tình hình hoạt động và kết quả sản xuất, kinh doanh của công ty đại chúng có ý nghĩa quan trọng đối với nhà đầu tư, được thể hiện tập trung tại Báo cáo thường niên và yêu cầu các công ty này phải CBTT Báo cáo thường niên là quy định bắt buộc tại nhiều nước hiện nay. Đây là tài liệu cung cấp cho nhà đầu tư cái nhìn tổng thể về tình hình hoạt động, tình hình tài chính của công ty, những đánh giá của Ban giám đốc, Hội đồng quản trị về hoạt động của công ty trong cả năm so với các mục tiêu đề ra; các phương hướng, chiến

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 25/12/2022