Vai Trò Của Pháp Luật Điều Chỉnh Hoạt Động Công Bố Thông Tin Của Công Ty Đại Chúng Trên Thị Trường Chứng Khoán

lược kinh doanh mà công ty đã, đang và sẽ thực hiện. Hiện nay, nhiều công ty cổ phần đã sử dụng Báo cáo thường niên như là khẩu hiệu (slogan) quảng cáo về công ty, giúp các cổ đông nhận thức được mục tiêu và sứ mệnh của doanh nghiệp mà họ đang tham gia đầu tư.

Bên cạnh Báo cáo thường niên, công ty đại chúng còn phải CBTT bất thường khi xảy ra các sự kiện có ảnh hưởng lớn đến hoạt động sản xuất, kinh doanh như việc ký hợp đồng có giá trị lớn hoặc khi có tổn thất lớn về mặt tài sản; tạm ngừng một phần hoạt động kinh doanh; quyết định vay, đầu tư có giá trị lớn… Những thông tin này đều tác động đến giá chứng khoán, đòi hỏi công ty đại chúng phải công bố ngay tức thời. Thông thường các nước đều yêu cầu công ty đại chúng phải CBTT ngay lập tức (CBTT trong ngày) trong các trường hợp này như Mỹ, Úc, Hàn Quốc… Ở một số nước khác, thời hạn CBTT có thể là 24 giờ hoặc một ngày làm việc, cụ thể như sau:

Tại Hàn Quốc, nghĩa vụ CBTT bất thường khi xảy ra sự kiện ảnh hưởng lớn đến hoạt động sản xuất, kinh doanh của công ty niêm yết được quy định tại Điều 161 Luật Thị trường vốn và các dịch vụ tài chính và được cụ thể tại Quy chế CBTT của SGDCK Hàn Quốc. Theo Điều 7 Quy chế CBTT trên sàn giao dịch KOSPI (KOSPI Market Disclosure Regulation), các công ty niêm yết khi xảy ra các sự kiện ảnh hưởng lớn đến tình hình hoạt động, sản xuất kinh doanh phải công bố ra thị trường ngay tức thì (CBTT trong ngày) hoặc một số trường hợp, công ty phải công bố trong vòng hai mươi bốn (24) giờ. Cụ thể:

- Công ty phải CBTT tức thì (timely disclosures) khi xảy ra các sự kiện sau:

+ Các hợp đồng có giá trị từ 10% trở lên doanh số bán hàng (tỷ lệ đối với công ty có quy mô lớn là 5%); hoặc khi một phần hoặc tất cả dòng kinh doanh chính bị ngừng trệ hoặc khi giấy phép cho dòng kinh doanh chính bị thu hồi;

+ Từ 10% trở lên hoạt động sản xuất (tỷ lệ với công ty quy mô là 5%) bị gián đoạn hoặc khi hoạt động sản xuất bị gián đoạn ổn định trở lại;

+ Khi xảy ra tổn thất chiếm từ 5% tổng tài sản (đối với các công ty quy mô lớn tỷ lệ này là 2,5%).

+ Quyết định tăng hoặc giảm vốn cổ phần, quyết định mua lại cổ phiếu…

- Các sự kiện phải được công ty niêm yết công bố trong vòng 1 ngày sau khi xảy ra gồm:

+ Khi ban giám đốc thông qua phương án đầu tư có giá trị từ 20% trở lên vốn cổ phần (tỷ lệ với công ty quy mô lớn là 10%) hoặc khi thông qua phương án đầu tư trực tiếp nước ngoài, khi có một hợp đồng sáp nhập hoặc chuyển nhượng tài sản cố định hoặc khi có yêu cầu bồi thường thiệt hại tương đương với 10% trở lên vốn cổ phần (tỷ lệ với các công ty quy mô lớn là 5%);

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 123 trang tài liệu này.

+ Khi có hợp đồng giao dịch hàng hoá phái sinh từ 2% trở lên tổng tài sản của năm tài chính kế trước (hoặc 1% trở lên đối với công ty lớn);

+ Có kế hoạch hoặc được chấp nhận niêm yết tại SGDCK nước ngoài…

Công bố thông tin của công ty đại chúng trên thị trường chứng khoán theo pháp luật Việt Nam - 5

Tại Úc, theo Luật Doanh nghiệp 2001 và Quy chế niêm yết của SGDCK Australia, công ty đại chúng phải công bố ngay lập tức khi xảy ra một trong các sự kiện có ảnh hưởng lớn đến tình hình hoạt động của công ty như sau:

+ Khi công ty có thay đổi trong dự báo về tình hình tài chính;

+ Một giao dịch mà khoản phải trả hoặc phải thu chiếm một tỷ lệ đáng kể trong giá trị tổng tài sản hợp nhất của công ty (thông thường tỷ lệ là 5%);

+ Đề nghị hoặc tuyên bố về cổ tức hoặc phân phối cổ tức;

+ Bản sao tài liệu có chứa những thông tin (không phải là thông tin mật) nhạy cảm với thị trường mà công ty phải nộp cho SGDCK nước ngoài hoặc cơ quan quản lý khác;

+ Gửi đi hoặc nhận được một thông báo có ý định thâu tóm…

Một số quốc gia khác như Malaysia, Philippines… còn quy định nghĩa vụ CBTT cho các doanh nghiệp hoạt động trong một số nhóm ngành đặc thù như theo quy định tại phần 9.36 đến 9.38 phần M Quy chế CBTT của SGDCK Malaysia, các công ty niêm yết khai thác mỏ, trồng rừng còn phải thông báo cho SGDCK các số liệu sản xuất hàng tháng chậm nhất vào cuối tháng tiếp theo; còn

các công ty xây dựng dự án cơ sở hạ tầng phải ngay lập tức thông báo cho SGDCK sự khác biệt trong thu nhập và dòng tiền có thể tác động tiêu cực đến thu nhập tiềm năng trong thời gian xây dựng các dự án cơ sở hạ tầng, đồng thời phải công bố báo cáo tiến độ dự án cơ sở hạ tầng hàng quý chậm nhất 2 tháng sau khi kết thúc mỗi quý của năm tài chính.

Nhóm thông tin liên quan đến quản trị công ty:

Theo các nguyên tắc quản trị công ty của Tổ chức hợp tác và phát triển kinh tế (OECD) thì quản trị công ty được hiểu là mối quan hệ giữa Ban giám đốc, Hội đồng quản trị, các cổ đông và các bên có liên quan trong doanh nghiệp. Quản trị công ty được đặt trên cơ sở tách bạch giữa quyền quản lý và sở hữu doanh nghiệp, từ đó xác định quyền hạn, nghĩa vụ của các nhóm lợi ích, các thành viên khác nhau trong công ty (gồm cổ đông, thành viên Hội đồng quản trị, ban điều hành, ban kiểm soát và các bên có liên quan với công ty như người lao động, bên đối tác…); đồng thời nó lập ra các quy tắc và quy trình ra quyết định trong công ty, ngăn chặn sự lạm dụng quyền lực và giảm thiểu các xung đột lợi ích giữa các bên. Một công ty có mô hình quản trị tốt sẽ có hoạt động kinh doanh hiệu quả, giúp công ty có được niềm tin từ công chúng đầu tư, từ đó dễ dàng tiếp cận được các nguồn vốn. Tại các nước thành viên của OECD như Mỹ, các nước châu Âu, Úc, Hàn Quốc, Nhật Bản…, công ty đại chúng phải tuân thủ Bộ nguyên tắc quản trị công ty của OECD với các yêu cầu khắt khe như các tiêu chuẩn đối với thành viên Hội đồng quản trị, nghĩa vụ công khai thông tin…

Thông thường, công ty đại chúng đều phải CBTT vấn đề quản trị công ty như công khai thông tin về các nhân sự quản lý; Thông tin về hoạt động của Hội đồng quản trị, Ban Kiểm soát; Thông tin về thay đổi cổ đông lớn và quyền biểu quyết của cổ đông; Thông tin về giao dịch giữa công ty đại chúng với các bên liên quan… cụ thể như sau:

(i) Về thông tin liên quan đến nhân sự quản lý của công ty đại chúng:

Các nhân sự quản lý (thành viên Ban giám đốc, Hội đồng quản trị, Ban kiểm soát, Kế toán trưởng) có vai trò quan trọng trong công ty, họ thay mặt cổ đông thực hiện các kế hoạch, giải pháp phát triển công ty. Vì thế, nhà đầu tư luôn quan tâm đến phẩm chất, năng lực cũng như hiệu quả làm việc, những đóng góp của họ đối với công ty. Do đó, nghĩa vụ công bố các thông tin về nhân sự quản lý đối với công ty đại chúng đều được pháp luật các nước quy định.

- Thông tin về thay đổi nhân sự quản lý:

Việc thay đổi các vị trí chủ chốt đều ít nhiều ảnh hưởng đến hoạt động của công ty, do đó pháp luật các nước đều yêu cầu công ty đại chúng phải công bố ngay tức thì (CBTT trong ngày) trong trường hợp này như quy định tại điểm 14 mục 9.19 phần J Quy chế CBTT của SGDCK Bursa – Malaysia hoặc mục 4.3 phần IV Chính sách quốc gia 51-201 về tiêu chuẩn CBTT của Canada.

- Thông tin về chính sách thù lao cho nhân sự quản lý:

Tùy thuộc pháp luật từng quốc gia mà công ty đại chúng phải công bố lương thưởng cho toàn bộ đội ngũ lãnh đạo hoặc một số cán bộ quản lý được trả lương cao nhất. Theo pháp luật Nhật Bản có phân biệt 04 loại chức danh quản lý trong công ty gồm: (i) người điều hành, (ii) các giám đốc, (iii) kiểm toán viên và

(iv) các giám đốc, kiểm toán viên bên ngoài, theo đó số lượng các chức danh có hưởng lương và tổng số lương của họ phải được công bố trong Báo cáo chứng khoán (Securities reports); nếu tổng cộng lương cho một chức danh từ 100 triệu Yên Nhật trở lên thì phải nêu cụ thể tên và chức danh của người đó. Còn tại Hoa Kỳ, công ty đại chúng phải CBTT về thù lao trong 3 năm đối với công ty quy mô nhỏ hoặc 5 năm đối với công ty quy mô lớn chi trả cho ban giám đốc điều hành. Thậm chí tại Hàn Quốc, việc thay đổi lương của các thành viên quản lý cũng phải được công bố một cách tức thì. Việc công ty đại chúng CBTT về chính sách thù lao cho nhân sự quản lý giúp nhà đầu tư có thể đánh giá chi phí và lợi ích của kế hoạch thù lao vào hiệu quả hoạt động của công ty và đang trở thành xu hướng chung trong chính sách CBTT nhiều TTCK trên thế giới.

- Thông tin về giao dịch cổ phiếu của các nhân sự quản lý:

Do lợi thế về tiếp cận thông tin mà nhân sự quản lý có được nên các hành vi mua, bán của họ đôi khi có ý nghĩa định hướng giao dịch của các nhà đầu tư khác trên thị trường. Chính vì vậy, pháp luật nhiều nước quy định các chức danh quản lý của CTĐC phải CBTT trước giao dịch mua, bán cổ phần công ty, đôi khi một số nước còn yêu cầu những người này chỉ được phép giao dịch khi có sự chấp thuận của cơ quan quản lý thị trường (như Ấn Độ). Quy định này nhằm giảm bớt tình trạng nhân sự quản lý sử dụng đặc quyền của họ để giao dịch chứng khoán nhằm thu lợi cho mình, đồng thời đảm bảo sự công bằng giữa các nhà đầu tư trên thị trường. Mặt khác, nó cũng tránh cho các nhân sự quản lý phải chịu các hình thức xử phạt nghiêm khắc khi giao dịch của họ bị coi là giao dịch nội gián (Insider Trading).

(ii) Thông tin về hoạt động của Hội đồng quản trị, Ban Kiểm soát:

Hội đồng quản trị (HĐQT) là cơ quan quản lý của công ty đại chúng, có vai trò quan trọng trong việc điều hành công ty. Hoạt động của HĐQT được thể hiện tập trung qua các cuộc họp. Một số quốc gia yêu cầu công ty đại chúng phải công bố ngay tức thì đối với quyết định của HĐQT (như yêu cầu của Canada) hoặc một số nước chỉ yêu cầu công ty đại chúng CBTT đối với một số quyết định quan trọng của HĐQT. Mặt khác, định kỳ (sáu tháng hoặc hàng năm), công ty đại chúng phải công khai các hoạt động của HĐQT, các tiểu ban giúp việc (số cuộc họp, nội dung, thành viên dự họp, không dự họp, kết quả cuộc họp, tỷ lệ biểu quyết) tại Báo cáo quản trị công ty.

Ngoài ra, trong quản trị công ty cổ phần, Ban kiểm soát (BKS) cũng có vai trò vô cùng quan trọng trong thực hiện chức năng giám sát, kiểm tra tính hợp lý, hợp pháp, tính trung thực và mức độ cẩn trọng trong quản lý, điều hành hoạt động kinh doanh của HĐQT, ban giám đốc cũng như trong tổ chức công tác kế toán, thống kê và lập Báo cáo tài chính… Do đó, các CTĐC cũng phải công khai

hoạt động của Ban kiểm soát (về các cuộc họp, nội dung họp, kết quả cuộc họp) cho nhà đầu tư.

(iii) Thông tin liên quan đến cổ đông lớn và quyền biểu quyết của cổ đông:

- Về thông tin liên quan đến cổ đông lớn:

Theo thông lệ pháp luật các nước, cổ đông nắm giữ từ 5% trở lên cổ phiếu có quyền biểu quyết của công ty đại chúng được coi là cổ đông lớn và các giao dịch của họ đều bắt buộc phải CBTT. Pháp luật chứng khoán các nước (Mỹ, Trung Quốc, Hàn Quốc, Nhật Bản…) đều quy định cổ đông lớn khi có sự thay đổi tỷ lệ sở hữu cổ phần qua các ngưỡng 1% phải báo cáo cho tổ chức phát hành cũng như cơ quan quản lý thị trường. Ngoài ra, nhiều quốc gia còn yêu cầu công ty đại chúng phải công bố tức thì khi có sự thay đổi cổ đông lớn như quy định tại phần 3 Quy chế niêm yết và CBTT của SGDCK Thái Lan; hoặc khi công ty có sự thay đổi cổ đông lớn nhất như quy định tại điểm i khoản 3 Điều 7 Quy chế CBTT tại thị trường KOSPI – Hàn Quốc. Tại Nhật Bản, ngoài việc phải CBTT khi có sự thay đổi cổ đông lớn, công ty đại chúng còn phải CBTT về sở hữu chéo (do phần lớn các công ty tại Nhật Bản sở hữu chéo cổ phiếu của nhau), cụ thể các công ty nắm giữ cổ phiếu với mục đích chiến lược phải công bố số lượng và mục đích nắm giữ cổ phi ếu, còn đối với công ty nắm giữ đơn thuần chỉ để đầu tư thu lãi thì phải công bố số lượng cổ phiếu nắm giữ và cổ tức nhận được.

- Về quyền biểu quyết của cổ đông:

Quyền biểu quyết của cổ đông được tập trung tại cuộc họp Đại hội đồng cổ đông (ĐHĐCĐ) - nơi cổ đông tham gia với tư cách là chủ sở hữu công ty, quyết định những vấn đề quan trọng nhất của công ty như thay đổi vốn điều lệ, các hợp đồng có giá trị lớn, quyết định hợp nhất, sáp nhập công ty… Do đó, công ty cổ phần nói chung và các công ty đại chúng nói riêng cần công khai thời gian, nội dung họp và gửi tài liệu họp cho cổ đông trong một khoảng thời gian nhất định trước khi tiến hành họp ĐHĐCĐ (theo nguyên tắc quản trị công ty của OECD,

thời hạn này là 15 ngày), nhằm đảm bảo cho cổ đông có thời giam xem xét và đưa ra quyết định đúng đắn. Ngoài ra, ngay sau cuộc họp ĐHĐCĐ, công ty phải CBTT về quyết định của ĐHĐCĐ.

(iv) Thông tin về giao dịch giữa các bên liên quan và công ty đại chúng:

Nhà đầu tư luôn muốn biết liệu công ty có được điều hành vì lợi ích chung của doanh nghiệp hay không và để đạt được mục đích này, công ty nhất thiết phải công bố đầy đủ các giao dịch với “người có liên quan”, đồng thời phải xác định được các giao dịch này có được thực hiện theo pháp luật và dựa trên các nguyên tắc thị trường thông thường hay không. Theo thông lệ về quản trị công ty của OECD, CTĐC phải công bố tức thời các giao dịch giữa công ty và người có liên quan như giao dịch giữa công ty với các nhân sự chủ chốt, giữa các công ty trong cùng tập đoàn…

Thông tin về hệ thống giám sát và quản lý rủi ro của công ty đại chúng:

Bên cạnh các thông tin về tài chính, quản trị công ty, công ty đại chúng còn phải CBTT các thông tin liên quan đến rủi ro và quản lý rủi ro. Công bố rủi ro hiệu quả nhất khi nó được thực hiện phù hợp với bản chất của mỗi ngành nghề kinh doanh cụ thể. Hiện nay, các thông tin như tài khoản của công ty tại ngân hàng bị phong toả hoặc được phép hoạt động trở lại; thông tin về tạm ngừng kinh doanh… đều yêu cầu CTĐC công bố ngay lập tức. Ngoài ra, các yếu tố rủi ro khác như rủi ro đối với ngành kinh doanh hoặc khu vực địa lý nơi công ty hoạt động, sự phụ thuộc vào nguồn nguyên liệu hay rủi ro của thị trường tài chính (biến động lãi suất hoặc rủi ro tiền tệ), rủi ro liên quan đến chứng khoán phái sinh… cũng được nhiều quốc gia yêu cầu công ty đại chúng nêu rõ (thường yêu cầu nêu trong Báo cáo thường niên).

Hiện nay, pháp luật nhiều nước đều quy định công ty đại chúng phải CBTT ngay lập tức khi xảy ra sự kiện: tài khoản của công ty tại ngân hàng bị phong toả hoặc được phép hoạt động trở lại; thông tin về tạm ngừng kinh doanh… vì những sự kiện này đem lại rủi ro rất lớn trong hoạt động của công ty. Ngoài ra,

công ty đại chúng phải CBTT các yếu tố rủi ro khác trong Báo cáo thường niên như rủi ro đối với ngành kinh doanh hoặc khu vực địa lý nơi công ty hoạt động, sự phụ thuộc vào nguồn nguyên liệu hay rủi ro của thị trường tài chính (biến động lãi suất hoặc rủi ro tiền tệ), rủi ro liên quan đến chứng khoán phái sinh... Tại TTCK các nước chưa phát triển như Việt Nam, Philippines…, đa số các công ty đều công bố yếu tố rủi ro nhưng lại không công bố chính sách quản lý rủi ro. Ngược lại, trên các TTCK phát triển như Mỹ, Úc… các doanh nghiệp thường chủ động đưa ra các rủi ro phải lường trước và trách nhiệm hạn chế hết mức các rủi ro, từ đó làm tăng niềm tin của nhà đầu tư đối với doanh nghiệp và tăng tính thanh khoản đối với chứng khoán của công ty. Yêu cầu công ty CBTT về hệ thống giám sát và quản lý rủi ro đang được coi là một thông lệ tốt trong quản trị công ty đại chúng hiện nay.

1.2.3. Vai trò của pháp luật điều chỉnh hoạt động công bố thông tin của công ty đại chúng trên thị trường chứng khoán

Hệ thống văn bản quy phạm pháp luật điều chỉnh hoạt động công bố thông tin trên TTCK nói chung và hoạt động công bố thông tin của công ty đại chúng nói riêng có vai trò đặc biệt quan trọng, thể hiện ở các khía cạnh sau:

Pháp luật điều chỉnh hoạt động CBTT của công ty đại chúng góp phần bảo vệ nhà đầu tư:

TTCK được xem là thị trường của thông tin và điều này được minh chứng trong sự phát triển của tất cả các thị trường. Trên TTCK, thông tin được công bố từ công ty đại chúng giúp nhà đầu tư đánh giá được tiềm năng phát triển, khả năng sinh lời để đưa ra quyết định đầu tư. Đây chính là cơ sở để hình thành giá chứng khoán. Việc quy định nghĩa vụ CBTT của công ty đại chúng càng đầy đủ thì TTCK càng minh bạch, rủi ro cho nhà đầu tư càng giảm và từ đó giúp cho TTCK phát triển bền vững hơn

Ngoài ra, luôn tồn tại tình trạng bất cân xứng thông tin (imformation asymmetry) trên TTCK do những cổ đông nhỏ thường không có lợi thế về thông tin như các cổ đông chiến lược hoặc người nội bộ, vì vậy họ thường chịu những

Xem tất cả 123 trang.

Ngày đăng: 25/12/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí