Partners Vietnam LLC & NCS khoa Luật, Đại học Paris 2 Panthéon Assas, Pháp. Thạc sĩ Nguyễn Quang Hương Trà, 2011, "Bàn về khái niệm giao dịch bảo đảm nhìn từ giác độ đối tượng của hoạt động đăng ký", Tạp chí Dân chủ và pháp luật, số chuyên đề Pháp luật về đăng ký giao dịch bảo đảm….trong đó các công trình này ít nhiều đều đề cập đến vấn đề thế chấp phần vốn góp trong công ty. Tuy nhiên, công trình nghiên cứu triển khai trực tiếp về nội dung thế chấp phần vốn góp còn khá khiêm tốn.
Với mục đích làm phong phú thêm nội dung nghiên cứu về thế chấp phần vốn góp, tôi lựa chọn đề tài: "Thế chấp phần vống góp trong công ty theo pháp luật Việt Nam" làm đề tài nghiên cứu luận văn thạc sỹ luật học với mong muốn sẽ góp phần hoàn thiện hơn nữa các quy định của pháp luật hiện hành về vấn đề thế chấp phần vốn góp nhằm khẳng định tầm quan trọng của biện pháp thế chấp này đối với doanh nghiệp nói chung trong điều kiện nền kinh tế thị trường hiện nay. Đồng thời, qua đó nhằm góp phần phát hiện những hạn chế của pháp luật về thế chấp nói chung và thế chấp phần vốn góp nói riêng cũng như những khó khăn, vướng mắc trong quá trình thực thi ở Việt Nam. Từ đó, đề xuất, kiến nghị một số giải pháp nhằm hoàn thiện hơn hệ thống pháp luật về thế chấp phần vốn góp nói riêng và hệ thống pháp luật kinh tế nói chung, nâng cao hiệu quả áp dụng pháp luật về giao dịch đảm bảo ở nước ta trong giai đoạn hiện nay.
2. Phạm vi và mục đích nghiên cứu
Pháp luật về thế chấp phần vốn góp là một lĩnh vực tương đối rộng và phức tạp thuộc phạm vi điều chỉnh của nhiều ngành luật khác nhau. Trong khuôn khổ luận văn thạc sĩ, phạm vi nghiên cứu luận văn thạc sĩ được giới hạn trong các văn bản pháp luật về thế chấp phần vốn góp như: BLDS năm 2015, Luật Doanh nghiệp 2014, Đất Đai năm 2013, Luật kinh doanh Bất động sản năm 2014…và một số văn bản có liên quan như: Nghị định số 163/2006/NĐ-CP ngày 29 tháng
12 năm 2006 của Chính phủ về giao dịch bảo đảm và Nghị định số 11/2012/NĐ- CP ngày 22 tháng 02 năm 2012 của Chính phủ về sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 163/2006/NĐ-CP ngày 29 tháng 12 năm 2006 của Chính phủ về giao dịch bảo đảm... Nội dung luận văn giới hạn trong vấn đề lý luận về thế chấp phần vốn góp được pháp luật Việt Nam quy định. Giới hạn khảo sát của luận văn là quá trình áp dụng pháp luật thế chấp phần vốn góp tại Việt Nam.
Thông qua việc nghiên cứu trong phạm vi được đề ra ở trên, tác giả mong muốn cung cấp cho người đọc một cách tổng thể các quy định về hoạt động thế chấp phần vốn góp trong công ty. Trên cơ sở đó, nghiên cứu thực trạng, tình hình thế chấp phần vốn góp tại Việt nam để có thể đánh giá được mức độ bảo vệ của các quy định pháp luật trong thực tế. Đồng thời, dựa vào thực trạng đó để nghiên cứu về nguyên nhân của thực trạng trên từ đó đưa ra những giải pháp để tháo gỡ vướng mắc còn tồn tại.
3. Nhiệm vụ nghiên cứu đề tài
Để có thể đạt được mục đích đặt ra khi nghiên cứu đề tài, đòi hỏi luận văn phải giải quyết các vấn đề sau:
Thứ nhất, đề cập khái quát về nội dung về quyền tài sản, thế chấp tài sản, thế chấp phần vốn góp trong công ty và trình bày tổng quát việc hình thành việc thế chấp tài sản trong quy định của pháp luật Việt Nam.
Thứ hai, phân tích, đánh giá, các quy định về thế chấp phần vốn góp trong công ty được hệ thống pháp luật Việt Nam quy định.
Có thể bạn quan tâm!
- Thế chấp phần vốn góp trong công ty theo pháp luật Việt Nam - 1
- Tài Sản Thế Chấp Do Bên Thế Chấp Giữ. Các Bên Có Thể Thỏa Thuận Giao Cho Người Thứ Ba Giữ Tài Sản Thế Chấp.” [3].
- Vai Trò Của Hoạt Động Thế Chấp Tài Sản Là Phần Vốn Góp Đối Với Doanh Nghiệp
- Thực Trạng Áp Dụng Pháp Luật Việt Nam Về Thế Chấp Phần Vốn Góp Trong Công Ty
Xem toàn bộ 96 trang tài liệu này.
Thứ ba, nêu và phân tích thực trạng thi hành pháp luật Việt Nam về thế chấp phần vốn góp trong công ty. Trên cơ sở đó phân tích nguyên nhân của thực trạng trên và đưa ra các giải pháp, đề xuất để đảm bảo tốt việc thực hiện những quy định về thế chấp phần vốn góp trong công ty.
Những năm trở lại đây, thế chấp phần vốn góp trong công ty là vấn đề đang được nhiều ngành, nhiều cấp, nhiều đối tượng quan tâm. Chọn hoạt động thế chấp phần vốn góp trong công ty làm đối tượng nghiên cứu, chúng ta có điều kiện đi sâu phân tích những vấn đề lý luận chung và các quy định của pháp luật của Việt Nam về vấn đề này, khẳng định tính tất yếu khách quan của việc thế chấp phần vốn góp trong quá trình phát triển kinh tế của thế giới và ở Việt Nam hiện nay.
4. Phương pháp nghiên cứu
Để đạt được các mục tiêu nghiên cứu mà đề tài đặt ra, trong quá trình nghiên cứu luận văn đã sử dụng những phương pháp nghiên cứu cơ bản sau:
Phương pháp luận nghiên cứu khoa học duy vật biện chứng và duy vật lịch sử của chủ nghĩa Mac - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh và đường lối quan điểm của Đảng cộng sản Việt Nam. Theo đó, người viết đặt các vấn đề về thế chấp phần vốn góp trong mối liên hệ, quan hệ với nhau, không nghiên cứu một cách riêng lẻ đồng thời có sự so sánh với các quy định đã hết hiệu lực cũng như sắp được áp dụng.
Một số phương pháp nghiên cứu chủ yếu được áp dụng:
Phương pháp phân tích, phương pháp diễn giải: Những phương pháp này được sử dụng phổ biến trong việc làm rõ các quy định của pháp luật về giao dịch bảo đảm nói chung và thế chấp phần vốn góp nói riêng.
Phương pháp đánh giá, phương pháp so sánh: Những phương pháp này được người viết vận dụng để đưa ra ý kiến nhận xét quy định của pháp luật hiện hành có hợp lý hay không, đồng thời nhìn nhận trong mối tương quan so với quy định liên quan hoặc pháp luật của các nước khác…
Phương pháp quy nạp, phương pháp diễn dịch: Được vận dụng để triển khai có hiệu quả các vấn đề liên quan đến thế chấp phần vốn góp, đặc biệt là các kiến
nghị hoàn thiện. Cụ thể như trên cở sở đưa ra những kiến nghị mang tính khái quát, súc tích người viết dùng phương pháp diễn dịch để làm rõ nội dung của kiến nghị đó…
5. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận văn
Kết quả đạt được của luận văn góp phần làm sáng tỏ phương diện lý luận trong khoa học pháp lý của vấn đề thế chấp phần vốn góp trong công ty. Cụ thể: Xây dựng được khái niệm và đưa ra những tiêu chí cơ bản nhất để xác định thế chấp tài sản vốn góp trong công ty, phân tích thực trạng điều chỉnh pháp luật đối với vấn đề này, chỉ ra những bất cập của pháp luật và đưa ra phương hướng hoàn thiện pháp luật về thế chấp phần vốn góp tại Việt Nam.
Ngoài ra, những giải pháp hoàn thiện pháp luật là cơ sở quan trọng để các cơ quan chức năng trong phạm vi, thẩm quyền của mình sửa đổi, bổ sung, hoàn thiện pháp luật trong lĩnh vực tương ứng. Bên cạnh đó, luận văn sẽ là tài liệu tham khảo hữu ích không chỉ với đội ngũ giảng viên, sinh viên mà còn có giá trị đối với các cán bộ đang làm công tác hoạch định chính sách và xây dựng pháp luật về giao dịch bảo đảm ở Việt Nam.
6. Cơ cấu của luận văn
Ngoài lời nói đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, nội dung chính của luận văn gồm 3 chương, cụ thể:
Chương 1: Cơ sở lý luận về thế chấp phần vốn góp trong công ty.
Chương 2: Thực trạng pháp luật về thế chấp phần vốn góp đối với doanh nghiệp hiện nay.
Chương 3: Một số giải pháp nhằm hoàn thiện các quy định pháp luật Việt Nam về thế chấp phần vốn góp trong công ty.
CHƯƠNG 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ THẾ CHẤP PHẦN VỐN GÓP TRONG CÔNG TY
1.1. Khái quát chung về thế chấp phần vốn góp
1.1.1. Các khái niệm liên quan đến thế chấp phần vốn góp
Hiện nay, đa phần người ta thường hiểu một cách đơn giản rằng: Thế chấp phần vốn góp trong công ty có nghĩa là dùng quyền lợi của chủ thể đã tiến hành góp vốn được ghi nhận trong điều lệ hay bút toán, sổ ghi của công ty để bảo đảm cho việc vay nợ nếu không trả đúng hạn. Tuy nhiên, xét trong quan hệ thương mại như hiện nay thì cách hiểu như trên có phần không chính xác.
Xét dưới góc độ ngôn ngữ, xét về định nghĩa thì "Thế chấp" là một từ có nguồn gốc Hán Việt: "Thế là bỏ đi, thay cho" [13, tr.154], còn "Chấp là cầm, giữ, bắt" [2, tr. 394]. Trong khi đó, phần vốn góp được xem là tài sản của cá nhân, tổ chức và được nhắc đến là của cải vật chất dùng vào mục đích sản xuất hoặc tiêu dùng. Khi phân loại tài sản theo chu kỳ sản xuất, ta có tài sản cố định và tài sản lưu động. Còn khi phân loại tài sản theo đặc tính cấu tạo của vật chất, ta có tài sản hữu hình và tài sản vô hình. Như vậy, phần vốn góp được xem như là tài sản của các cá nhân, tổ chức dùng khi tham gia vào các mối quan hệ được pháp luật kinh tế điều chỉnh.
Để có thể đưa ra một khái niệm cơ bản, từ điển tiếng Việt giải thích: "Thế chấp phần vốn góp là việc dùng [tài sản] dùng làm vật bảo đảm, thay thế cho số tiền vay nếu không có khả năng trả đúng kỳ hạn"[23]. Xuất phát từ ngữ nghĩa cơ bản của từ thế chấp phần vốn góp như trên thì chúng ta có thể hiểu đó là một cách thức mà bên có quyền và bên có nghĩa vụ đã lựa chọn để bảo đảm cho việc thực hiện nghĩa vụ thông qua phần vốn góp trong công ty; giá trị của phần vốn góp có khả năng thay thế cho nghĩa vụ bị vi phạm. Từ đó, ta nhận thấy, thế chấp
phần vốn góp là việc một bên dùng phần vốn góp trong công ty mà chủ thể này đã tiến hành góp vốn bằng tài sản trước đó để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ dân sự đối với bên kia và nếu bên thế chấp phần vốn góp không thực hiện nghĩa vụ dân sự thì sẽ phải chuyển giao phần vốn góp trong công ty đó cho bên nhận thế chấp. Phần vốn góp trong công ty làm đối tượng của hoạt động thế chấp do bên thế chấp đứng tên với tư cách là chủ sở hữu bị giới hạn quyền sở hữu (Quyền định đoạt), các bên cũng có thể thỏa thuận giao cho người thứ ba giữ tài sản thế chấp.
Thế chấp tài sản nói chung là một biện pháp bảo đảm thực hiện nghĩa vụ dân sự đã xuất hiện từ thời La Mã cổ đại. Theo các học giả La Mã, Luật về Cầm cố và Thế chấp là luật thứ hai xuất hiện sau Luật về quyền dụng ích. Hình thức đầu tiên của cách thức bảo đảm có tên gọi là Fiducia Cum Creditore (còn được gọi là bán đợ). Người có nghĩa vụ chuyển giao một phần quyền sở hữu đối với một số tài sản của mình (quyền định đoạt - Abusus) cho bên có quyền, khi người có nghĩa vụ thực hiện xong nghĩa vụ thì bên có quyền hoàn trả lại tài sản. Đây là biện pháp bảo đảm chuyển giao tài sản cùng với chuyển giao quyền sở hữu vật. Mặc dù vậy, hiện nay khái niệm chưa thể hiện rõ được mục đích cũng như bản chất của thế chấp tài sản nói chung và thế chấp phần vốn góp nói riêng trong các hoạt động kinh tế. Đồng thời, những khái niệm trên chưa được đề cập đến dưới phương diện là một khái niệm pháp lý trong bất kỳ văn bản pháp luật nào.
Dưới góc độ pháp lý, phần vốn góp trong công ty theo quy định của BLDS 2015 là tài sản vô hình. Vậy nên thế chấp tài sản vô hình không phải là một biện pháp bảo đảm mới ở Việt Nam, song trong thực tế không ít ngân hàng thương mại còn lúng túng khi xác lập các hợp đồng bảo đảm đối với loại tài sản này. Không chỉ các ngân hàng thương mại mà với nhiều nhà đầu tư nước ngoài trong đó có các ngân hàng không phải là người cư trú (offshore banks), cũng không
phải đơn giản khi xác định được nhận thế chấp loại tài sản vô hình nào từ doanh nghiệp hay tổ chức tín dụng Việt Nam là bên vay vốn và đưa ra các điều khoản phù hợp nhất để bảo vệ quyền lợi của mình cho phù hợp với pháp luật Việt Nam hiện hành.
Để có cái nhìn tổng quan về thế chấp phần vốn góp thì cần tìm hiểu một số khái niệm có liên quan. Theo đó, tại khoản 13 Điều 4 Luật doanh nghiệp năm 2014 đã đưa ra khái niệm về góp vốn, cụ thể: “Góp vốn là việc góp tài sản để tạo thành vốn điều lệ của công ty. Góp vốn bao gồm góp vốn để thành lập doanh nghiệp hoặc góp thêm vốn điều lệ của doanh nghiệp đã được thành lập.” Như vậy, tài sản để tham gia vào việc góp vốn là rất đa dạng. Tuy nhiên, để tài sản góp vốn trở thành phần vốn góp, thì những tài sản trên phải được tiến hành các thủ tục định giá để xác định giá trị của tài sản góp vốn. Cụ thể, tại khoản 1 Điều 35 LDN quy định “Tài sản góp vốn có thể là Đồng Việt Nam, ngoại tệ tự do chuyển đổi, vàng, giá trị quyền sử dụng đất, giá trị quyền sở hữu trí tuệ, công nghệ, bí quyết kỹ thuật, các tài sản khác có thể định giá được bằng Đồng Việt Nam…”. Từ những quy định trên cho thấy có sự phân biệt rõ ràng giữa phần vốn góp và tài sản góp vốn.
Tại khoản 21 Điều 4 LDN giải thích về phần vốn góp như sau: “Phần vốn góp là tổng giá trị tài sản của một thành viên đã góp hoặc cam kết góp vào công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty hợp danh. Tỷ lệ phần vốn góp là tỷ lệ giữa phần vốn góp của một thành viên và vốn điều lệ của công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty hợp danh...”. Theo các quy định của pháp luật, chủ sở hữu phần vốn góp (người góp vốn) có các quyền sau: Quyền tài chính: được phân chia lợi nhuận của doanh nghiệp tương ứng với tỷ lệ giá trị phần vốn góp; gánh chịu phần lỗ tương ứng với tỷ lệ giá trị phần vốn góp nếu doanh nghiệp làm ăn thua lỗ, khi đang hoạt động cũng như khi doanh nghiệp kết thúc hoạt động; nhận phần tài
sản còn lại tương ứng với tỷ lệ phần vốn góp sau khi đã thanh toán hết các nghĩa vụ của doanh nghiệp khi doanh nghiệp bị giải thể, phá sản… Quyền phi tài chính như quyền biểu quyết, quyền thông tin…Ngoài ra, phần vốn góp với tư cách là một tài sản vô hình có thể giá trị được bằng tiền nên chủ sở hữu được tự do chuyển giao trong giao dịch dân sự. Tuy nhiên, việc chuyển giao này bị hạn chế bởi một số quy định theo LDN nhằm bảo đảm sự hoạt động lành mạnh của các doanh nghiệp trong nền kinh tế.
Như vậy, phần vốn góp là một tài sản đặc biệt, được hình thành thông qua việc góp vốn vào doanh nghiệp và tồn tại song song với sự tồn tại của doanh nghiệp. Phần vốn góp không phải là tài sản cụ thể như những tài sản khi đem góp vốn mà là các quyền và mang tư cách pháp nhân khi tham gia hoạt động dân sự nói chung.Tài sản khi được người góp vốn đem góp vào doanh nghiệp theo một trình tự, thủ tục nhất định thì nó đã trở thành tài sản thuộc sở hữu của doanh nghiệp (pháp nhân). Do đó, cá nhân người góp vốn không còn quyền sở hữu đối với tài sản đã góp vốn. Đổi lại, họ được công nhận là chủ thể sở hữu phần vốn góp của công ty được ghi trong điều lệ, bút toán sổ ghi và có các quyền lợi như đã nêu trên.
Đối với hoạt động thế chấp quyền tài sản đối với phần vốn góp trong doanh nghiệp: Bộ luật dân sự 2005 thì tại Bộ luật dân sự 2015 đã hướng đến giao dịch bảo đảm có đối tượng theo hướng mở, tức là không quy định rõ ràng nhằm tránh việc bỏ sót một số đối tượng tài sản có thế trở thành đối tượng trong giao dịch. Điều đó được quy định cụ thể như sau: Điều 317 quy định Thế chấp tài sản “ 1. Thế chấp tài sản là việc một bên (sau đây gọi là bên thế chấp) dùng tài sản thuộc sở hữu của mình để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ và không giao tài sản cho bên kia (sau đây gọi là bên nhận thế chấp).