chưa nói đến việc nắm vững những sai phạm của các loại hình doanh nghiệp phân theo hình thức sở hữu. Bởi vì trong môi trường cạnh tranh gay gắt như hiện nay, để đảm bảo mục tiêu đa dạng hoá lợi nhuận không thể tránh khỏi những trường hợp quyền lợi của người lao động cũng như các quy định của pháp luật về lao động chưa được tôn trọng triệt để. Sự mất cân đối này dẫn đến tình trạng thanh tra có thể nắm rõ tình hình tại các doanh nghiệp nhà nước nhưng sẽ không có thông tin đầy đủ về sự chấp hành các quy định của pháp luật lao động của các doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế khác.
Hiện nay, đối tượng thanh tra khoảng 24 vạn doanh nghiệp, hàng ngàn cơ sở xã hội, hàng vạn vụ khiếu nại, tố cáo cần xem xét giải quyết. Theo kết quả khảo sát tại gần 500 doanh nghiệp cho thấy số lượng và tần suất các cuộc thanh tra về lao động tại các doanh nghiệp còn rất thấp và số các cuộc thanh tra trong năm không nhiều (mỗi cuộc thanh tra từ 10 đến 15 doanh nghiệp và kéo dài khoảng 20 ngày), số các kiến nghị ít, tình hình tai nạn lao động và đình công có xu hướng ngày càng tăng. Do vậy, sự tác động, hiệu quả của công tác thanh tra nhà nước về lao động chưa mang tính rộng khắp và bao quát nên việc đảm bảo để pháp luật lao động được thực hiện còn hạn chế và cơ sở để đánh giá về mức độ thực hiện pháp luật lao động chưa thực sự đầy đủ, chính xác.
Nguyên nhân dẫn đến tần suất thanh tra thấp là vì số lượng thanh tra viên lao động vốn đã ít lại phải kiêm nhiệm các công tác khác như giải quyết khiếu nại, tố cáo, thanh tra chính sách xã hội. Mặt khác, chỉ có thanh tra viên lao động mới được tiến hành các cuộc thanh tra độc lập và ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính. Trong thực tế có một số lượng không nhỏ những người làm việc trong cơ quan thanh tra nhưng không có thẻ thanh tra viên lao động, do vậy gặp rất nhiều khó khăn trong việc tiến hành các cuộc thanh tra.
Tổ chức thanh tra theo đoàn trong khi số lượng thanh tra viên ít đã làm giảm đi số lượng các cuộc thanh tra, do đó hoạt động thanh tra chưa theo kịp nhu cầu quản lý.
2.2.4.4. Đội ngũ cán bộ thanh tra còn thiếu và yếu
Số lượng và chất lượng cán bộ thanh tra, thanh tra viên ngành Lao động-Thương binh và Xã hội trong những năm qua đã được tăng cường nhưng nhìn chung chưa theo kịp với sự đòi hỏi của nhu cầu quản lý, cụ thể:
Có thể bạn quan tâm!
- Kết Quả Thanh Tra Việc Thực Hiện Pháp Luật Lao Động Tại Các Sở
- Kết Quả Thanh Tra Thực Hiện Chính Sách Người Có Công Và Xã Hội Tại Các Sở
- Kết Quả Tiếp Công Dân, Xử Lý Thư Đơn Và Giải Quyết Khiếu Nại, Tố Cáo Tại Các Sở Năm 2006
- Sự Phối Hợp Giữa Các Cấp, Các Ngành Có Liên Quan Chưa Chặt
- Tăng Mức Phạt Trong Nghị Định 113/2004/nđ-Cp, Xây Dựng Thông Tư Hướng Dẫn Nghị Định Số 04/2005/nđ-Cp
- Nâng Cao Số Lượng, Chất Lượng Đội Ngũ Thanh Tra Viên Và Cán Bộ Thanh Tra
Xem toàn bộ 132 trang tài liệu này.
* Về số lượng:
Theo số lượng thống kê của Thanh tra Bộ năm 2006 thì hiện tại thanh tra toàn ngành Lao động-Thương binh và Xã hội có 309 cán bộ thanh tra, tại Thanh tra Bộ có 31 người, tại Thanh tra Sở là 278 người [29].
Thực tế, các Sở Lao động – Thương binh và Xã hội chỉ đủ cán bộ để tham gia các đoàn công tác liên ngành về lao động hoặc giải quyết khiếu nại, tố cáo, rất ít có điều kiện thành lập các đoàn thanh tra công tác xã hội theo kế hoạch hàng năm. Thời điểm này, bình quân mỗi Sở có số cán bộ làm thanh tra (cả an toàn lao động, vệ sinh lao động, chính sách lao động, chính sách xã hội và giải quyết khiếu nại, tố cáo) là 4,20 người; có Sở chỉ có 2 hoặc 3 người nên mỗi cán bộ thanh tra phải đảm đương mọi công việc từ chính sách xã hội đến chính sách lao động, an toàn lao động và vệ sinh lao động, trong khi đó chuyên ngành được đào tạo chỉ về một lĩnh vực là luật, kinh tế hoặc kỹ thuật.
Trong khi nhu cầu kiểm soát và quản lý ngày càng tăng và tính chất cũng ngày càng phức tạp như vậy thì số lượng cán bộ thanh tra của Thanh tra
ngành Lao động – Thương binh và Xã hội qua 3 năm từ 2004 đến 2006 vẫn không có sự biến động lớn.
* Về chất lượng:
- Về chuyên môn, nghiệp vụ
Cơ cấu cán bộ thanh tra tại các Sở Lao động –Thương binh và Xã hội hiện nay có 146 người là thanh tra viên chính sách lao động, 97 người là thanh tra kỹ thuật an toàn lao động, 01 người thanh tra vệ sinh lao động, 31 người là thanh tra các lĩnh vực khác của ngành. Do số lượng cán bộ thanh tra ít, không có cán bộ thanh tra vệ sinh lao động nên thanh tra viên phải thực hiện thanh tra mọi lĩnh vực của ngành, mặc dù chỉ được đào tạo chuyên môn về một lĩnh vực (thanh tra chính sách lao động, thanh tra an toàn lao động, thanh tra lĩnh vực xã hội). Tính đến 30/12/2006, Thanh tra toàn ngành Lao động – Thương binh và Xã hội chỉ có 01 cán bộ có trình độ tiến sỹ (0,3%), 07 cán bộ có trình độ Thạc sỹ (2,3%), 270 người có trình độ đại học (89%), 26 người có trình độ cao đẳng, trung cấp, sơ cấp, chiếm 8,4% [31]. So với tiêu chuẩn nghiệp vụ của ngạch thanh tra, còn không ít cán bộ thanh tra chưa đạt yêu cầu, nhất là yêu cầu về trình độ chuyên môn. Thanh tra ngành Lao động – Thương binh và Xã hội còn thiếu nhiều cán bộ thanh tra giỏi, có thể nắm vững nhiều lĩnh vực khác nhau của ngành.
- Về trình độ ngoại ngữ và tin học:
Số lượng cán bộ thanh tra viên của ngành Lao động – Thương binh và Xã hội có chứng chỉ ngoại ngữ tương đối nhiều, tỷ lệ người có trình độ tiếng Anh từ bằng A trở lên chiếm 23,7%, trình độ B là 34,5%, và trình độ C là 21,7%, không biết ngoại ngữ là 20,1%. Tuy nhiên, số người thông thạo ngoại ngữ để có thể sử dụng một cách độc lập trong công việc không cao, chỉ
khoảng từ 17% đến 20% mà chủ yếu tập trung ở Thanh tra Bộ và một số thành phố lớn như Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh, Đà Nẵng, Hải Phòng, Khánh Hoà [31]. Trong điều kiện hội nhập, Việt Nam đã gia nhập WTO, cán bộ thanh tra viên của ngành Lao động – Thương binh và Xã hội cần có đủ trình độ ngoại ngữ để tiếp cận thông tin và chủ động tác nghiệp. Hiện nay, việc đầu tư từ nước ngoài vào Việt Nam đang phát triển mạnh, các thiết bị máy móc được nhập từ nước ngoài ngày nhiều, vì vậy ngoại ngữ trở thành một công cụ thiết yếu, không thể thiếu đối với cán bộ thanh tra viên ngành Lao động – Thương binh và Xã hội ngày nay.
Qua số liệu thống kê của Thanh tra Bộ, Thanh tra ngành Lao động – Thương binh và Xã hội hiện có 76% cán bộ thanh tra viên có trình độ tin học văn phòng, 3,6 % có trình độ nâng cao và 1% có trình độ lập trình lập trình, còn lại 19,4% chưa biết về tin học [31]. Tuy nhiên việc sử dụng máy vi tính mới đang chỉ dừng lại soạn thảo văn bản hoặc đọc báo chí trên mạng một cách thông thường mà chưa khai thác các thông tin một cách có hiệu quả hoặc ứng dụng các thành tựu của công nghệ thông tin vào xử lý công việc. Đặc biệt hệ thống thông tin giữa Thanh tra Bộ và Thanh tra các Sở chưa được kết nối, xử lý được một văn bản hoặc phối hợp giải quyết công việc rất chậm, nhất là trong quá trình giải quyết đơn thư khiếu nại, tố cáo; báo cáo tổng hợp số liệu thanh tra toàn ngành; báo cáo tai nạn lao động; tình hình đình công…
Thực tế hiện nay, có một số cán bộ thanh tra còn giữ nguyên nếp nghĩ, cách làm, tư tưởng bảo thủ không chịu thay đổi nên khả năng xử lý công việc không linh hoạt, sáng tạo, còn các cán bộ trẻ năng động, sáng tạo, được đào tạo bài bản về kiến thức chuyên môn lại chưa có kinh nghiệm, chưa đủ bản lĩnh mà công tác thanh tra lại đòi hỏi rất cao về kỹ năng, nghiệp vụ.
Bên cạnh năng lực và nghiệp vụ của cán bộ thanh tra hạn chế, một số cán bộ thanh tra còn có thái độ nhũng nhiễu, gây khó khăn hoặc đòi hỏi từ phía đối tượng thanh tra nên niềm tin và uy quyền của thanh tra có phần bị suy giảm. Đối với cán bộ tiếp công dân, xử lý thư đơn, giải quyết khiếu nại, tố cáo nhiều khi còn thiếu tinh thần trách nhiệm. Vì vậy khi dân gửi đơn khiếu kiện không xem xét, giải quyết kịp thời dẫn đến đơn vòng vo, không dứt điểm hoặc giải quyết theo hướng bao che cho những việc làm sai trái, tiêu cực dẫn đến vi phạm pháp luật. Đây cũng là một trong những lý do giải thích tại sao đơn khiếu nại, tố cáo tăng nhiều và tính chất ngày càng kéo dài, phức tạp.
Nhìn chung, số lượng thanh tra viên của ngành hiện nay còn quá ít, trong khi đó trình độ đội ngũ cán bộ thanh tra ngành Lao động – Thương binh và Xã hội chưa đồng đều, số cán bộ thanh tra chủ yếu trưởng thành từ thực tiễn có chất lượng cao chỉ chiếm 1/3. Mặt khác, trình độ ngoại ngữ, tin học của cán bộ thanh tra còn hạn chế đã làm cản trở những bước tiến của công tác thanh tra.
2.2.4.5. Hệ thống cung cấp thông tin về pháp luật cho cán bộ thanh tra còn hạn chế
Các cơ quan thanh tra nhà nước về lao động hiện nay chưa có đầy đủ thông tin về mức độ chấp hành pháp luật lao động, cũng như về vấn đề an toàn, vệ sinh lao động tại các doanh nghiệp để xác định mức độ hợp lý về tần suất các cuộc thanh tra được thực hiện tại mỗi doanh nghiệp. Do đó, những doanh nghiệp có nhiều vi phạm các quy định của pháp luật về lao động lại ít được thanh tra, thậm chí chưa bao giờ được thanh tra. Điều đó dẫn đến việc thanh tra chưa đồng bộ, toàn diện, tác dụng của công tác thanh tra chưa được nhân rộng.
Việc cung cấp văn bản pháp luật nói chung và pháp luật lao động, thương binh và xã hội nói riêng của các cơ quan hữu quan cho tổ chức thanh tra chưa kịp thời và đầy đủ. Nhiều văn bản quy phạm pháp luật do Bộ Lao động –Thương binh và Xã hội ban hành, đặc biệt là các công văn hướng dẫn của các Vụ, Cục chuyên môn đối với Sở nhưng không gửi cho thanh tra nên các thanh tra viên không hề biết, khi làm việc thực tế tại các đơn vị, doanh nghiệp mới biết và mượn để photo.
2.2.4.6. Nhận thức về công tác thanh tra, về pháp luật lao động, thương binh và xã hội của đối tượng thanh tra còn chưa cao
Nhận thức cũng như hiểu biết của người sử dụng lao động và người lao động về trình tự, thủ tục thanh tra nhìn chung còn nhiều hạn chế. Điều này có ảnh hưởng không nhỏ đến hiệu quả của cuộc thanh tra, bởi lẽ quá trình thanh tra không chỉ là công việc một bên của đoàn thanh tra, càng không phải là một quan hệ thụ động của doanh nghiệp và hơn nữa, hướng tới một mục đích cuối cùng hoàn toàn không phải vì lợi ích của thanh tra viên mà chính vì quyền lợi của người sử dụng lao động và người lao động. Tuy nhiên, do nhận thức và hiểu biết về pháp luật thanh tra còn hạn chế nên đôi khi doanh nghiệp không có khả năng tự bảo vệ các quyền và lợi ích của mình một khi trình tự thủ tục thanh tra lao động bị vi phạm hoặc vi phạm pháp luật về thanh tra (có thái độ thiếu cộng tác, trốn tránh, che giấu…).
Mặt khác, công tác tuyên truyền và phổ biến pháp luật lao động cho doanh nghiệp chưa được chú trọng. Điều đó dẫn đến mức độ tuân thủ pháp luật lao động của các doanh nghiệp chưa cao; các doanh nghiệp thường xuyên vi phạm pháp luật lao động. Sự hiểu biết của các tổ chức, cá nhân đối với các quy định về chế độ đối với người có công với cách mạng, về chính sách bảo hiểm xã hội, về giải quyết khiếu nại, tố cáo trong lĩnh vực lao động chưa
nhiều nên dẫn đến làm sai hoặc thực hiện quyền khiếu nại, tố cáo không đúng quy định pháp luật.
2.2.4.7. Cơ sở vật chất, trang thiết bị còn thiếu
* Trang thiết bị
Một thanh tra viên lao động muốn đảm nhận nhiệm vụ phụ trách vùng thì ngoài kiến thức chuyên môn giỏi phải có đầy đủ trang thiết bị phục vụ cho công tác. Tại thanh tra các địa phương, theo số liệu điều tra tính đến thời điểm tháng 10/2004 tại 64 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương trong cả nước có 256 thiết bị phục vụ công tác thanh tra gồm: 85 máy tính; 54 máy ảnh; 34 máy ghi âm; 04 máy camera; 05 máy chiếu; 71 máy điện thoại. Số lượng thiết bị trên mới chỉ đáp ứng được 13% nhu cầu của Thanh tra các Sở [29].
Công tác thanh tra an toàn và vệ sinh lao động luôn đòi hỏi sự chính xác và có căn cứ khoa học. Để làm được điều này thì không thể không có các trang thiết bị phù hợp. Một thanh tra viên khi đến thanh tra tại một doanh nghiệp không thể dựa vào cảm tính để đưa ra kết luận thanh tra rằng độ ồn bao nhiêu, độ rung bao nhiêu… Hiện nay, trang thiết bị cho thanh tra viên lao động còn thiếu rất nhiều, một số ít máy móc đo kiểm đã lạc hậu, các máy phục vụ cho thanh tra vệ sinh lao động hầu như chưa có nên rất khó khăn cho việc thực hiện công tác thanh tra vệ sinh lao động hiện nay và càng khó khăn hơn khi thực hiện việc chuyển thanh tra theo đoàn sang hình thức thanh tra viên phụb trách vùng.
Công tác thanh tra ngành Lao động – Thương binh và Xã hội đã được hỗ trợ bởi hệ thống tin học, tại Thanh tra Bộ đã có phần mềm giải quyết đơn thư về khiếu nại, tố cáo của công dân, thanh tra viên phụ trách vùng được trang bị máy tính xách tay đã góp phần làm tăng năng suất lao động, giảm thời gian xử lý giải quyết các vụ việc. Tuy nhiên việc ứng dụng các công cụ
này mới chỉ thực hiện ở Thanh tra Bộ, chưa trở thành quy định pháp lý để áp dụng tại thanh tra của 64 tỉnh, thành trong cả nước. Hiện nay, Thanh tra ngành Lao động – Thương binh và Xã hội đang thực hiện phát phiếu, thu phiếu và xử lý phiếu tự kiểm tra thực hiện pháp luật lao động nhưng cho đến nay việc tổng hợp vẫn chỉ bằng tay mà chưa có phần mềm hỗ trợ nên mất rất nhiều thời gian, công sức và độ chính xác không cao.
* Điều kiện về phương tiện đi lại, đồng phục
Các phương tiện đi lại hiện nay mà thanh tra viên được sử dụng thường không chủ động, một số phải dựa vào doanh nghiệp làm cho tính khách quan khi kết luận ít nhiều bị hạn chế. Mặt khác, phương tiện đi lại phục vụ cho công tác thanh tra cũng không đủ, có những quy định không hợp lý như phải có lãnh đạo từ cấp vụ đi công tác mới được cấp xe, nhiều khi có cuộc thanh tra đột xuất, gấp cũng không có xe đi. Do thiếu phương tiện trong quá trình thanh tra, lại phải nhờ phương tiện của đối tượng thanh tra nên Đoàn Thanh tra nhiều khi không độc lập nhất là khi đi thanh tra trong lĩnh vực người có công phải xuống tận huyện, xã, tận gia đình đối tượng để xác minh.
Việc trang bị đồng phục nhằm nâng cao vị thế của người thanh tra viên khi tiếp xúc với đối tượng hiện nay chưa thống nhất. Theo quy định của thanh tra nhà nước, thanh tra viên được cung cấp đồng phục, tuy nhiên, các thanh tra viên thuộc ngành Lao động – Thương binh và Xã hội vừa có chức năng thanh tra hành chính, vừa có chức năng thanh tra chuyên ngành nên thực hiện trang phục như thế nào cũng chưa có quy định. Bộ luật Lao động quy định Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội quy định trang phục cho thanh tra lao động nhưng đ21ến nay chưa được thực hiện.
Nguồn kinh phí cấp cho hoạt động thanh tra từ Trung ương đến địa phương của ngành còn hạn hẹp, thực hiện chế độ khoán kinh phí theo quy