Nâng Cao Số Lượng, Chất Lượng Đội Ngũ Thanh Tra Viên Và Cán Bộ Thanh Tra


Luân chuyển cán bộ trong hệ thống thanh tra nhằm mục đích để các thanh tra viên được thay đổi môi trường làm việc, tránh tình trạng ì trong công việc, làm việc theo lối mòn, cản trở tính sáng tạo của họ, từ đó mỗi cán bộ thanh tra phải luôn nghiên cứu, tìm tòi, nhằm góp phần nâng cao kinh nghiệm nghề nghiệp, kiến thức cho thanh tra viên, đồng thời hạn chế phần nào sự “nhàm chán” và những tiêu cực có thể phát sinh do việc một thanh tra viên khi làm việc lâu năm một công việc. Theo kinh nghiệm của các nước đã thực hiện, cứ sau khoảng 3 đến 5 năm sẽ thực hiện việc luân chuyển một thanh tra viên ở bộ phận này sang bộ phận khác và kinh nghiệm này nên được áp dụng ở nước ta.

* Cơ chế kiểm tra, giám sát.

Thực hiện thanh tra là việc giao cho thanh tra viên quyền hạn trong việc thực thi nhiệm vụ theo quyết định thanh tra. Chính vì vậy, khi thực hiện quyền hạn này, có thể phát sinh những tiêu cực như châm chước cho đối tượng thanh tra về các lỗi của họ, thậm chí có trường hợp thoả thuận để có lợi cho cả 2 bên; xử lý không đúng các lỗi vi phạm (xử phạt nặng quá hoặc nhẹ quá)… Vì vậy, cần có cơ chế kiểm tra, giám sát hoạt động của thanh tra viên để hạn chế những tiêu cực có thể xảy ra bằng cách thành lập các bộ phận thanh tra nội bộ, thanh tra công vụ hoặc ban hành cơ chế “kiểm tra chéo”.

* Chế độ khen thưởng, kỷ luật

Cần có chế độ khen thưởng để động viên các thanh tra viên tích cực thực hiện nhiệm vụ. Khi trong khu vực thanh tra viên phụ trách các vi phạm pháp luật lao động giảm xuống, việc giải quyết các vụ khiếu nại, tố cáo kịp thời, có hiệu quả, hạn chế được tình trạng đình công thì trong đó có công rất lớn của thanh tra viên phụ trách. Vì vậy, cần xây dựng cơ chế đánh giá chất lượng hoạt động của thanh tra viên và đưa ra chế độ khen thưởng đối với


những người thực hiện tốt, kỷ luật đối với những người thực hiện chưa đúng chức năng, nhiệm vụ.


3.2.3. Nâng cao số lượng, chất lượng đội ngũ thanh tra viên và cán bộ thanh tra

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 132 trang tài liệu này.

3.2.3.1. Tăng số lượng


Thanh tra ngành Lao động – Thương binh và Xã hội Lý luận, thực trạng và giải pháp - 14

Ngành Lao động – Thương binh và Xã hội là một ngành quản lý nhiều lĩnh vực nhưng với số lượng cán bộ thanh tra còn quá mỏng (309 người) thì không theo kịp với nhu cầu cần quản lý. Số cán bộ thanh tra này không chỉ thanh tra riêng về lĩnh vực lao động mà còn thực hiện thanh tra về các lĩnh vực cũng như các công tác khác của ngành. Chính vì thế các thanh tra viên không thể chủ động tiến hành các cuộc thanh tra nhằm ngăn ngừa các hành vi vi phạm pháp luật về lao động, các sai phạm trong thực hiện chính sách đối với người có công và chính sách xã hội, giải quyết khiếu nại, tố cáo trong phạm vi quản lý của ngành.

Để thực hiện thanh tra theo đoàn kết hợp thanh tra viên phụ trách vùng như hiện nay, việc bổ sung số lượng thanh tra viên là một yêu cầu cấp bách. Trên cơ sở phân chia các vùng, nếu không có đủ số lượng thanh tra viên nhất định thì không thể thực hiện được việc phân vùng phụ trách. Theo khuyến cáo của Tổ chức lao động Quốc tế, nếu lấy tiêu thức về số lượng lao động tại các cơ sở sản xuất, hiện có 3 mức về số lao động để bố trí 1 thanh tra viên: Tại các nước công nghiệp phát triển nên bố trí mức 80.000 lao động có một thanh tra viên, tại các nước công nghiệp mới nên bố trí mức 60.000 lao động có 1 thanh tra viên và tại các nước đang phát triển nên bố trí mức 40.000 lao động có 1 thanh tra viên [24]. Vận dụng vào hoàn cảnh của Việt Nam, hiện nay


chúng ta cần khoảng 1.000 thanh tra viên lao động (cứ 40.000 lao động cần có một thanh tra viên), đó là mới tính riêng trong lĩnh vực lao động. Theo một số nghiên cứu thì 1 thanh tra viên nên phụ trách khoảng 300 doanh nghiệp trong điều kiện bình thường. Thực tế, ở nước ta lực lượng thanh tra viên dành cho công tác thanh tra lao động chỉ vào khoảng 50%, tương ứng 150 người. Để đáp ứng với đòi hỏi của công tác thanh tra lao động nói chung và thanh tra toàn ngành nói riêng, một yêu cầu cấp thiết đặt ra là phải nâng cao năng lực toàn diện cho thanh tra viên và bổ sung thêm số lượng thanh tra viên cho phù hợp với nhiệm vụ được giao.

Đồng thời, ngoài lĩnh vực thanh tra lao động, Thanh tra ngành Lao động – Thương binh và Xã hội còn thanh tra việc thực hiện chính sách đối với người có công với cách mạng, chính sách bảo hiểm xã hội, bảo trợ xã hội, thanh tra xây dựng cơ bản, thanh tra công vụ và thực hiện các công tác khác của đơn vị như tổng hợp, hành chính… Vì vậy, khi bổ sung số lượng thanh tra viên cần phải tính đến số lượng thanh tra viên để làm các công việc khác nhau đó. Số cán bộ thanh tra các Sở Lao động –Thương và xã hội hiện có là 275 người, cần tăng thêm 211 người để tổng số là 486 người.

Tại Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội, với biên chế 32 thanh tra viên (trong đó đã có 4 người làm công tác quản lý), tính trung bình thì cứ mỗi tỉnh, thành phố chỉ có 0,4375 thanh tra viên phụ trách. Vì vậy, cần phân bổ số thanh tra viên cho hợp lý và nên phân bổ theo vùng chứ không theo địa giới tỉnh, thành phố, cứ mỗi vùng có một nhóm 2-3 thanh tra viên phụ trách khoảng 6 – 8 tỉnh, thành phố trong một vùng nào đó. Tại Bộ, số lượng cán bộ thanh tra cần tăng thêm 16 người để tổng số là 48 người. Đối với thanh tra Tổng cục Dạy nghề, hiện cả nước có khoảng 1.500 cơ sở dạy nghề nhưng mới có 5 cán bộ thanh tra, cần tăng thêm 5 để tổng số là 10 người mới có thể đảm đương được nhiệm vụ.


Đối với công tác thanh tra vệ sinh lao động, trong khi số thanh tra viên hiện có chưa được đào tạo về nghiệp vụ này, tại Thanh tra Bộ nên tuyển khoảng 3-5 người đã có trình độ nghiệp vụ cả về lý thuyết lẫn thực tế về công tác vệ sinh lao động để thực hiện nhiệm vụ trước mắt và làm “đầu tàu” hướng dẫn cho số thanh tra viên lao động đang làm việc tại Bộ và các địa phương trong cả nước. Đồng thời, hạn chế tối đa việc điều chuyển thanh tra viên lao động đi làm nhiệm vụ khác.

Có thể nói đội ngũ cán bộ Thanh tra ngành Lao động – Thương binh và Xã hội còn thiếu hụt cả về số lượng và những kiến thức cơ bản về các lĩnh vực cần thanh tra. Do vậy việc đào tạo, bồi dưỡng nâng cao kiến thức chuyên môn là một trong những nhiệm vụ chiến lược và cấp bách của ngành trong những năm tới.

3.2.3.2. Nâng cao chất lượng


Kể từ khi hợp nhất các tổ chức thanh tra theo quy định của Bộ luật Lao động đến nay, tại Thanh tra Bộ và Thanh tra Sở chủ yếu vẫn thực hiện các chức năng thanh tra riêng như trước khi sáp nhập, đồng thời do chức năng thanh tra vệ sinh lao động được chuyển từ Bộ Y tế sang Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội nhưng số cán bộ, thanh tra viên thanh tra vệ sinh lao động không chuyển sang nên các thanh tra viên thuộc ngành Lao động – Thương binh và Xã hội phải thực hiện công tác thanh tra này. Vì vậy, đòi hỏi của riêng thanh tra viên lao động là phải thông thạo nghiệp vụ thanh tra cả về chính sách lao động, an toàn lao động và vệ sinh lao động.

Nâng cao chất lượng thanh tra viên lao động là việc đào tạo, bổ sung những kiến thức nghiệp vụ thanh tra còn thiếu để các thanh tra viên có thể tự tin trong việc thực hiện nhiệm vụ ở cả 3 lĩnh vực trên, ví dụ các thanh tra viên thanh tra chính sách lao động phải được đào tạo nghiệp vụ thanh tra an toàn


lao động và thanh tra vệ sinh lao động; thanh tra viên thanh tra an toàn lao động được đào tạo nghiệp vụ về thanh tra chính sách lao động và thanh tra vệ sinh lao động, trong đó ưu tiên trước mắt là đào tạo kiến thức thanh tra về vệ sinh lao động nhằm lấp dần “lỗ hổng” của mảng công việc vô cùng quan trọng này.

Để đáp ứng được phương thức thanh tra theo vùng đòi hỏi các cán bộ thanh tra không chỉ giỏi về nghiệp vụ thanh tra lao động mà còn phải được đào tạo chuyên môn, nghiệp vụ về lĩnh vực người có công và xã hội, đó là công tác thanh tra việc thực hiện chính sách đối với người có công, thanh tra thực hiện chính sách bảo hiểm xã hội, phòng chống tệ nạn xã hội và bảo trợ xã hội. Khi được giao phụ trách một vùng thì thanh tra viên đó không chỉ biết thanh tra về lao động, về an toàn lao động hay chỉ biết về lĩnh vực người có công và xã hội mà cán bộ đó phải biết nghiệp vụ thanh tra và kiến thức về tất cả các lĩnh vực của ngành. Ngoài ra, thanh tra viên còn phải nắm được các nghiệp vụ về công tác tài chính, xây dựng cơ bản, giải quyết khiếu nại, tố cáo… Đây là một thử thách lớn cho cán bộ Thanh tra ngành Lao động – Thương binh và Xã hội, mặc dù rất khó nhưng tiến tới thanh tra ngành vẫn phải làm.

Nâng cao chất lượng thanh tra viên không chỉ là việc đào tạo, bổ sung những nghiệp vụ còn thiếu mà phải thực hiện việc đào tạo lại cho các thanh tra viên bằng việc cập nhất thông tin mới về lĩnh vực lao động – thương binh và xã hội thông qua chương trình tập huấn công tác thanh tra hàng năm, cử người tham gia vào quá trình xây dựng chính sách, cử các thanh tra viên đi đào tạo, bồi dưỡng, tham gia các cuộc hội thảo, tập huấn ở nước ngoài.

Hiện nay, chúng ta đã có bộ giáo trình “Chương trình an toàn lao động và hệ thống thanh tra lao động hợp nhất”, nội dung của bộ giáo trình này là đào tạo, đào tạo lại cho thanh tra viên lao động hợp nhất ở cả ba lĩnh vực


chính sách lao động, an toàn lao động, vệ sinh lao động và đào tạo đội ngũ giáo viên thanh tra lao động. Vì vậy, nên tổ chức thường xuyên các lớp tập huấn cho cán bộ thanh tra, thanh tra viên của các địa phương và của Bộ.

Bên cạnh việc bố trí cán bộ thanh tra được tham dự các lớp đào tạo về nghiệp vụ thanh tra do Trường Cán bộ thanh tra (thuộc Thanh tra Chính phủ) tổ chức, cần mở các lớp tập huấn về quy trình và phương pháp thanh tra liên quan đến lĩnh vực của ngành Lao động – Thương binh và Xã hội quản lý vì quy trình, phương pháp thanh tra về Lao động – Thương binh và Xã hội vừa có những đặc điểm chung của quy trình thanh tra, vừa mang tính đặc thù của ngành.

Cần có hệ thống cung cấp thông tin về pháp luật cho các thanh tra viên. Khi các cơ quan, đơn vị ban hành văn bản mới có liên quan đến lĩnh vực của ngành đều phải sao gửi cho Thanh tra một bản.

Về lâu dài, để đáp ứng được nhu cầu về số lượng và chất lượng thanh tra viên, việc mở Khoa Thanh tra lao động thuộc Trường Đại học Lao động - Xã hội để đào tạo thanh tra viên lao động là một yêu cầu tất yếu.

3.2.4. Tăng cường cơ sở vật chất, kỹ thuật, kinh phí phục vụ cho công tác thanh tra

3.2.4.1. Tăng cường cơ sở vật chất, trang thiết bị


Một thanh tra viên muốn thực hiện tốt nhiệm vụ thì ngoài kiến thức chuyên môn giỏi phải có đầy đủ trang thiết bị phục vụ cho công tác, đặc biệt trong thanh tra an toàn và vệ sinh lao động luôn đòi hỏi sự chính xác và có căn cứ khoa học. Vì vậy, việc trang bị các máy, thiết bị phục vụ công tác thanh tra là một nhu cầu không thể thiếu. Đây là một công việc rất khó khăn do ngân sách nhà nước có hạn nhưng trước mắt phải trang bị những yêu cầu


tối thiểu để phục vụ cho công tác thanh tra, đặc biệt tại các Sở như máy ảnh, máy tính xách tay, các thiết bị đo lường, kiểm tra thiết bị, chất, môi trường…

Phương tiện đi lại là một phần của việc chuẩn bị cuộc thanh tra, cần phải đảm bảo rằng phương tiện đi lại đã sẵn sàng vào lúc cần thiết. Tốt hơn là thanh tra viên nên có phương tiện đi lại của riêng mình hoặc được tạo điều kiện bố trí phương tiện hợp lý. Bởi vì, khi không chủ động được phương tiện đi lại thì thanh tra viên phải dựa dẫm vào doanh nghiệp, xuống cơ sở thanh tra lại phải nhờ vào sự trợ giúp của họ và tâm lý của thanh tra viên là sẽ bỏ qua nếu vi phạm không lớn. Đồng thời nó cũng tước mất khả năng thực hiện cuộc thanh tra không báo trước. Việc chuẩn bị chu đáo sẽ nâng cao sự tự tin cho thanh tra viên khi tiến hành thanh tra.

3.2.4.2. Xây dựng, hoàn thiện các phần mềm tin học ứng dụng


Một trong những nhiệm vụ quan trọng của Thanh tra Bộ là chỉ đạo và hướng dẫn nghiệp vụ hệ thống thanh tra toàn ngành Lao động - Thương binh và Xã hội thống kê, phân tích tình hình vi phạm pháp luật về lao động, tai nạn lao động trên toàn quốc, tình hình tiếp công dân, xử lý thư đơn và giải quyết khiếu nại, tố cáo. Từ năm 1996, Thanh tra kỹ thuật an toàn đã xây dựng phần mềm thống kê, phân tích tai nạn lao động; Thanh tra chính sách lao động xã hội đã xây dựng phần mềm giải quyết khiếu nại, tố cáo. Các phần mềm trên đã giúp công tác thống kê, giải quyết công việc khá thuận tiện. Tuy nhiên, do được lập trình từ lâu và chưa được nâng cấp nên các phần mềm đều đã lạc hậu, cả về ngôn ngữ lập trình và hệ thống tiêu chí đầu vào, đầu ra cần quản lý nên không đáp ứng được yêu cầu công việc hiện nay.

Cũng như các cơ quan quản lý nhà nước khác, để làm tốt chức năng này, việc thống kê phân tích, xử lý số liệu, dự báo…. rất quan trọng và đòi hỏi phải kịp thời chính xác. Hiện nay công tác thống kê, dự báo được Chính phủ


quan tâm chỉ đạo. Tổng cục Thống kê đã ban hành hệ thống danh mục ngành nghề mã hoá thống nhất toàn quốc. Bộ cũng đã chỉ đạo Cục An toàn lao động thuộc Bộ dự thảo Thông tư liên tịch mới thay thế các hướng dẫn về điều tra khai báo và thống kê tai nạn lao động theo hướng chuẩn hoá các loại danh mục, các thuật ngữ chuyên ngành theo chuẩn Quốc gia. Vì vậy, cần xây dựng lại các phần mềm trên với ngôn ngữ lập trình tiên tiến và hệ thống danh mục, bảng mã, tiêu chí chuẩn quốc gia theo Tổng cục Thống kê và các Thông tư hướng dẫn mới của Bộ.

Hiện nay, Thanh tra ngành Lao động – Thương binh và Xã hội đang áp dụng phương thức hoạt động thanh tra theo Đoàn chuyển sang thanh tra viên phụ trách vùng với việc xây dựng, ban hành, phân tích, đánh giá và xử lý phiếu tự kiểm tra việc thực hiện pháp luật lao động tại các doanh nghiệp. Tuy nhiên để triển khai và thực hiện có hiệu quả phương thức hoạt động mới này, Thanh tra ngành Lao động – Thương binh và Xã hội phải xây dựng được phần mềm xử lý phiếu. Phần mềm này sẽ được áp dụng thống nhất từ Thanh tra Bộ xuống Thanh tra các Sở trong cả nước. Có như vậy việc phân tích phiếu mới chính xác, nhanh chóng và kiến nghị kịp thời đến các doanh nghiệp. Mặt khác, việc áp dụng công nghệ thông tin sẽ góp phần giảm bớt áp lực về việc tăng số lượng thanh tra viên như hiện nay.

3.2.4.3. Đảm bảo trang phục, thẻ thanh tra viên và các chế độ khác


Việc trang bị đồng phục nhằm nâng cao vị thế của thanh tra viên khi tiếp xúc với đối tượng hiện nay chưa được thực hiện. Vì vậy, trong thời gian tới cần có quy định bắt buộc về trang phục cho Thanh tra ngành Lao động – Thương binh và Xã hội khi thực hiện nhiệm vụ. Đồng thời cần tổ chức cấp thẻ thanh tra viên lao động kịp thời để đảm bảo cơ sở pháp lý cho thanh tra viên hoạt động. Các chế độ ưu đãi đối với thanh tra viên cũng là vấn đề cần được

Xem tất cả 132 trang.

Ngày đăng: 09/11/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí